Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tiền gửi khách hàng của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 46)

Uy tín của ngân hàng:

Gửi tiền vào Ngân hàng mục đích của khách hàng bên cạnh việc sinh lời còn nhằm mục đích an toàn chính vì vậy họ thường phải có sự cân nhắc trước khi lựa chọn một Ngân hàng nào đó đem lại cho họ sự tin tưởng khi đem tài sản của mình gửi vào. Thông thường người gửi tiền đánh giá uy tín của Ngân hàng thông qua các tiêu thức cơ bản như: hoạt động lâu năm, quy mô, trình độ quản lý, công nghệ, cơ sở vật chất,…Như vậy, bản thân Ngân hàng cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao uy tín của mình sẽ tạo được “niềm tin” nơi công chúng khi họ giao dịch với ngân hàng, từ đó mới có thể tăng cường công tác huy động vốn.

Chính sách lãi suất:

Bao gồm cả lãi suất huy động và cho vay. Đây là một chính sách quan trọng của các Ngân hàng thương mại đòi hỏi phải có sự linh hoạt vừa hấp dẫn được người gửi vừa phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng. Thông thường khi lãi suất tăng thì quy mô vốn huy động tăng tuy nhiên có những giai đoạn khi lãi suất giảm nhưng người gửi vẫn thu được một khoản chênh lệch sau khi đã trừ tỷ lệ trượt giá thì vốn huy động vẫn có thể tăng lên. Vì người dân thường quan tâm đến lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ lạm phát sự mất giá của đồng tiền và khả năng sinh lời của các hình thức đầu tư khác như cổ phiếu, trái phiếu,… từ đó họ sẽ đưa ra quyết định có nên gửi tiền vào ngân hàng hay không, gửi bao nhiêu với thời gian bao lâu, dưới hình thức nào,…

Đối với các tổ chức kinh tế ít nhạy cảm hơn với lãi suất nhưng họ quan tâm nhiều tới công nghệ Ngân hàng, thái độ phục vụ cũng như tính thanh khoản của món tiền gửi vào.

Đa dạng hóa sản phẩm trong lĩnh vực Ngân hàng đã khó, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn lại càng khó hơn. Tuy nhiên, các NHTM đã cho ra đời nhiều sản phẩm vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại như: tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu,…với sự phong phú về kỳ hạn, mệnh giá và chủng loại. Qua đó từng bước đã thu hút được nhiều khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, với những nhu cầu, mục đích khác nhau. Một sản phẩm phù hợp sẽ làm khách hàng quan tâm hơn là tìm kiếm các hình thức đầu tư khác nhiều rủi ro hơn. Vì vậy đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là trong huy động vốn trung và dài hạn có thể coi là “ cuộc chạy đua” giữa các Ngân hàng Thương mại để giành được thị phần.

Bên cạnh đó việc cân đối vốn cũng là một vấn đề cần quan tâm, thông qua đó Ngân hàng sẽ biết được thực trạng và có những dự đoán nhu cầu biến động vốn trong tương lai từ đó có thể đưa ra chính sách huy động vốn thích hợp về số lượng cũng như là loại tiền và kỳ hạn huy động. Qua đó sẽ nâng cao tính chủ động của Ngân hàng Thương mại trong công tác huy động vốn

Chính sách quảng cáo, khuyến mại, mở rộng mạng lưới:

Ngày nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào có hoạt động liên quan đến thị trường đều phải chú trọng đến chính sách quảng cáo để tạo được một hình ảnh đẹp, đáng tin cậy trong con mắt của khách hàng. Để có được kết quả đó Ngân hàng không chỉ cần quảng cáo trên tạp chí, pano, áp phích, inernet,… mà còn cần phải kết hợp với các chính sách khách hàng, sản phẩm, nghiệp vụ tư vấn, tuyên truyền… một cách đồng bộ. Với phương châm: “Sự thành công của khách hàng chính là sự thành công của chúng tôi”, Ngân hàng phải làm sao cho người dân biết đến hoạt động của mình, thấy được lợi ích khi giao dịch với Ngân hàng.

Đi liền với hoạt động quảng cáo là những hoạt động khuyến mại, giúp đẩy mạnh hơn hoạt động quảng cáo thu hút vốn vào ngân hàng. Các hình thức khuyến mại đa dạng sẽ tạo được tâm lý thoải mái cho khách hàng, nghệ thuật tặng quà nhiều khi không thể hiện ở giá trị món quà mà là ý nghĩa của món quà đối với người được tặng vừa thể hiện được hình ảnh của Ngân hàng mà còn thực hiện những dụng ý và mục đích của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng có một sự ưu đãi cho những khách hàng gửi tiền món lớn, thường xuyên cũng làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng, bên cạnh đó Ngân hàng cũng cần chú trọng đến những sản phẩm dịch vụ và phục vụ sau giao dịch để khách hàng luôn cảm thấy họ được quan tâm chăm sóc chu đáo.

Việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa điểm của Ngân hàng cũng ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Một Ngân hàng có mạng lưới chi nhánh rộng khắp, địa điểm thuận lợi nơi dân cư có thu nhập cao thường có nhiều

cơ hội thu hút được nhiều nguồn vốn hơn so với những Ngân hàng có mạng lưới nhỏ hẹp, địa điểm không thuận lợi.

Trình độ của đội ngũ nhân viên, trình độ công nghệ:

Đội ngũ nhân viên đặc biệt là những nhân viên giao dịch là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vì vậy nếu trình độ của nhân viên cao, thái độ niềm nở, ân cần sẽ gây được thiện cảm của khách hàng về “ văn hóa giao dịch” từ đó tăng lượng khách hàng đến với Ngân hàng.

Sự phát triển về công nghệ của Ngân hàng cũng ảnh hưởng lớn hoạt động huy động vốn của Ngân hàng. Trình độ công nghệ cao sẽ làm cho nghiệp vụ được thực hiện một cách tốt hơn, nhanh hơn, chính xác hơn thuận tiện hơn cho khách hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT NAM CHI NHÁNH LẠNG SƠN

2.1 Giới thiệu Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn

Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Lạng Sơn có trụ sở tại số 1- Phường Chi Lăng – TP Lạng Sơn

-Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Tỉnh Lạng sơn - Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Tỉnh Lạng Sơn - Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Lạng Sơn Trải qua gần 55 năm kể từ khi thành lập, từ ngày 01/07/1960 với tên ban đầu là Phòng cấp phát vốn Kiến thiết cơ bản Lạng Sơn. Tuy đã trải qua nhiều khó khăn cả về tổ chức, tên gọi và tốc độ tăng trưởng song Chi nhánh vẫn không ngừng hoàn thiện và phát triển. Cán bộ lúc đầu chỉ có 7 đến 10 người, là cán bộ trưởng thành trong kháng chiến, cán bộ từ các ngành khác chuyển đến nên hầu hết chưa được đào tạo có hệ thống, kiến thức nghiệp vụ còn non trẻ. Nhưng với ý thức trách nhiệm đầy đủ, vừa làm vừa học, Chi nhánh vẫn làm tốt nhiệm vụ cấp phát vốn cho các công trình xây dựng, góp phần không nhỏ vào việc khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh. Từ năm 1965 đến năm 1975, Chi hàng Kiến thiết Lạng Sơn đã cấp vốn kịp thời cho

xậy dựng cơ bản 42,3 tỷ đồng. Lúc này, hàng loạt các công trình, kho tàng, trường học, bệnh viện và nhiều công trình khác đã được xây dựng.

Bước sang giai đoạn mới, chấm dứt cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế: “Đi vay để cho vay”, hoạt động của Chi nhánh đã có bước ngoặt chuyển đổi quan trọng, nhất là từ khi có pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và công ty Tài chính (23/04/1990), chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh ngân hàng được phân định rõ. Chi nhánh đã chuyển sang hoạt động kinh doanh đa năng, tổng hợp, hoạt động với đủ loại hình sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, phục vụ tốt mọi đối tượng khách hàng sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, duy trì ở mức tăng trưởng cao.

Kể từ ngày thành lập, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lạng Sơn đã quản lý cấp vốn tính ra khoảng vài nghìn tỷ đồng và bao quát gần như toàn bộ vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, hàng nghìn các công trình được xây dựng ở tất cả các ngành trong tỉnh. Là Chi nhánh đầu tiên trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam xây dựng và thực hiện đề án Thanh toán biên mậu Việt – Trung. Và cũng là Chi nhánh đầu tiên mở quan hệ đại lý thánh toán biên mậu với 03 Ngân hàng thương mại Trung Quốc:

+ Ngày 11/11/1999 : Ký thỏa thuận thanh toán biên mậu với Ngân hàng Nông nghiệp Bằng Tường – Quảng Tây – Trung Quốc .

+ Ngày 10/10/2004 : Ký thỏa thuận thanh toán biên mậu với Ngân hàng Công thương Bằng Tường – Quảng Tây – Trung Quốc.

+ Ngày 10/01/2005 : Ký thỏa thuận thanh toán biên mậu với Ngân hàng Kiến thiết Bằng Tường – Quảng Tây – Trung Quốc.

Những kết quả trên chứng tỏ sự hình thành và phát triển của Chi nhánh đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Lạng Sơn và sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tiền gửi khách hàng của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w