Các hình thức huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tiền gửi khách hàng của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 33)

1.2.5.1. Tiền gửi

Tiền gửi thanh toán: Hay còn gọi là tiền gửi có thể phát hành séc (tiền gửi giao dịch, tiền gửi theo yêu cầu). Mục đích gửi khoản tiền vào Ngân hàng không phải để hưởng lãi mà là nhằm sử dụng các tiện ích do Ngân hàng cung cấp như thanh toán hộ, chi trả hộ, thu hộ. Ngân hàng thương mại buộc các khách hàng nếu muốn được Ngân hàng cung cấp các dịch vụ thì cần phải ký quỹ một lượng tiền tối thiểu, đồng thời với những khoản tiền gửi vào tài khoản thanh toán phải có thời gian nhất định mới được rút ra để thanh toán điều này giúp ngân hàng có thể sử dụng lượng vốn này. Thời kỳ đầu Ngân hàng còn thu phí trên số dư tiền gửi này nhưng về sau để khuyến khích khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng không thu phí, hiện nay để cạnh tranh với nhau các Ngân hàng còn trả tiền lãi cho các số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại Ngân hàng, mặc dù vậy mức lãi suất này là rất thấp nên chi phí huy động vốn của loại tiền gửi này là rất thấp đây chính là ưu điểm của kênh huy động vốn này. Tuy nhiên, tính ổn định của kênh huy động vốn này là thấp nhất vì mục đích của món tiền gửi này là dùng để thanh toán nên khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà Ngân hàng không được phép từ chối. Biến động của tiền gửi thanh toán phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời vụ, hoặc địa bàn hoạt động của ngân hàng. Để đo độ biến động phức tạp của kênh huy động vốn này, ta có thể đo tần suất biến động hoặc số vòng quay, hoặc dựa vào các con số thống kê trong thời gian qua mà Ngân hàng đưa ra kết luận. Khi sử dụng kênh huy động vốn tiền gửi thanh toán Ngân hàng phải thận trọng nếu không rủi ro chi trả sẽ xảy ra, điều này có thể làm giảm uy tín của Ngân hàng, hoặc phải tốn chi phí để đi vay.

Để huy động được nguồn tiền gửi thanh toán Ngân hàng cần phải khuyến khích các cá nhân và tổ chức kinh tế mở tài khoản thanh toán đồng thời cũng cần phải nâng cấp các tiện ích và dịch vụ do Ngân hàng cung cấp kèm theo như: dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán,…

Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi có sự thỏa thuận giữa Ngân hàng và khách hàng về thời hạn gửi tiền trong khoảng thời gian đó Ngân hàng có quyền chủ động sử dụng số tiền đó khi khách hàng muốn rút tiền trước thời hạn cần phải báo trước và phải được sự chấp thuận của ngân hàng. Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh do các doanh

nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội tạo ra từ các quỹ như quỹ khấu hao, quỹ đầu tư, từ các nguồn thu nhập của doanh nghiệp,… khi họ biết trước được thời điểm sử dụng tiền, họ gửi những khoản tiền này vào Ngân hàng nhằm mục đích thu lợi và an toàn. Ngân hàng thường phải trả lãi cao cho số dư tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, nên chi phí huy động thường cao nhưng bù lại tính ổn định của nguồn vốn này lại cao Ngân hàng có thể yên tâm sử dụng mà không sợ bị rủi ro về khả năng chi trả.

Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền do dân cư gửi vào Ngân hàng với mục đích an toàn và sinh lợi đây thường là khoản tiền gửi có tỷ trọng cao nhất trong tổng số tiền gửi của Ngân hàng và có tính ổn định cao nhất. Mục đích của người gửi tiền là nhằm hưởng lãi suất chính vì vậy lãi suât là yếu tố được người gửi quan tâm nhất, lãi suất huy động tỷ lệ thuận với thời gian gửi tiền sẽ khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn gửi dài hơn.

Lãi suất chi trả cho người gửi tiết kiệm bao giờ cũng là cao nhất chính vì vậy huy động nguồn vốn này sẽ có chi phí huy động lớn nhất. Để huy động được nguồn vốn này, Ngân hàng cần chú ý tới nhu cầu tiết kiệm từ dân cư, lượng tiền gửi phụ thuộc vào thu nhập của dân cư, vào xu hướng tiết kiệm, các đặc tính về dân số-xã hội, tình hình kinh tế xã hội. Muốn huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm Ngân hàng cần phải chú ý đến các yếu tố thuộc về khách hàng này và điều chỉnh lãi suất huy động cho phù hợp.

Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầu ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn, sự thay đổi đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn làm thay đổi cầu thanh khoản của ngân hàng. Qui mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác, thông thường chiếm trên 50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các Ngân hàng.

Tiền gửi là đối tượng phải dự trữ bắt buộc do vậy chi phí tiền gửi thường cao hơn lãi trả cho tiền gửi. Tiền gửi đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn thường nhạy cảm với các biến động về lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chi tiêu và nhiều nhân tố khác. Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các doanh nghiệp, dân cư gửi và cho vay. Trong điều kiện có lạm phát, người có tiền tiết kiệm thường quan tâm tới lãi suất thực, điều đó có nghĩa là lãi suất thực dương mới thực sự hấp dẫn các nguồn tiền tiết kiệm. Các yếu tố khác như địa điểm Ngân hàng, mạng lưới chi nhánh và quầy tiết kiệm, các loại hình huy động đa dạng, các dịch vụ đa dạng,…đều ảnh hưởng tới quy mô và cấu trúc của nguồn tiền. Thời vụ chi tiêu ảnh hưởng đến quy mô và tính ổn định của nguồn tiền. Vào dịp tết, nguồn tiết kiệm cũng như tiền gửi của doanh nghiệp có xu hướng giảm sút đặc biệt là trong điều kiện tình trạng thanh toán bằng tiền mặt vẫn là hình thức phổ biến nhất trong các giao dịch kinh tế ở nước ta hiện nay. Tại những thành phố lớn, nơi tập trung các tầng lớp dân cư có thu nhập cao,

hình thành người gửi tiền lớn, thu nhập gia tăng là điều kiện để các gia đình tăng quy mô và kỳ hạn của các khoản tiền gửi. Như vậy Ngân hàng cần phải nghiên cứu đặc điểm thị trường nguồn tiền để có biện pháp quản lý và sử dụng thích ứng. Tuy nhiên Ngân hàng thường rất khó dự tính được chính xác việc thay đổi quy mô và kết cấu của tiền gửi

Phát hành giấy tờ có giá: Các NHTM có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi với đặc điểm có kỳ hạn và khoản lãi được hưởng thường là hấp dẫn được in trên GTCG đó để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Hình thức huy động này được thực hiện với mục đích sử dụng vốn cụ thể với số lượng và thời gian phát hành nhất định khi cần thiết. Đặc điểm của khoản nợ này có tính ổn định cao, quyền đòi tiền xếp sau các loại tiền gửi khác. Hiện nay, ở Việt Nam có một số giấy tờ có giá có thể được mua bán trên thị trường, trong khi đó ở các nước có thị trường tài chính phát triển thì việc mua bán các công cụ nợ diễn ra khá phổ biến và sôi động. Hiện nay, nhu cầu vốn trung và dài hạn còn rất lớn chính vì vậy việc phát hành giấy tờ có giá kỳ hạn dài đóng vai trò quan trọng trong việc tạo và gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn cho ngân hàng. Huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá thường có lãi suất hấp dẫn hơn các loại tiền gửi có cùng kỳ hạn vì vậy chi phí vốn cho việc huy động nguồn vốn bằng cách này rất cao tuy nhiên “tính lỏng” của loại vốn này lại cao vì có thể đưa ra mua bán trên thị trường vốn và tính ổn định của nó cũng rất cao.

Theo kinh nghiệm cho thấy việc huy động vốn từ trái phiếu khá phổ biến ở các nước. Ở Nhật Bản, vốn huy động từ phát hành trái phiếu có kỳ hạn 1 năm, 2 năm và 5 năm là rất phổ biến trong đó trái phiếu kỳ hạn 5 năm chiếm quá nửa trong tổng số trái phiếu phát hành và chúng được nắm giữ bởi các Công ty bảo hiểm, các Hợp tác xã nông nghiệp và rất nhiều tổ chức đầu tư khác. Loại kỳ phiếu có kỳ hạn 1 năm cũng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các cá nhân và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng lượng trái phiếu phát hành. Ở Mỹ, các NHTM có khoản mục tiền gửi có kỳ hạn chiếm gần 50% và chủ yếu thể hiện dưới dạng chứng chỉ tiền gửi, với các CDs thường có kèm theo quy định về kỳ hạn cố định với một mức lãi suất được xác định trước hoặc theo thỏa thuận và không có giới hạn về số tiền gửi tối thiểu. Khoản mục này bao gồm các CDs có thể chuyển nhượng giá trị lớn khoảng 100.000USD hoặc hơn – những chứng chỉ tiền gửi hưởng lãi mà ngân hàng sử dụng để huy động vốn từ các khách hàng quen thuộc. Để hạn chế việc rút trước hạn đối với tiền gửi có kỳ hạn, thì các ngân hàng Mỹ có một quy định hết sức chặt chẽ là việc rút trước hạn đó sẽ bị xử phạt và mức phạt có thể vượt cả mức tiền lãi được hưởng tính đến ngày rút tiền.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tiền gửi khách hàng của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w