Phân tích chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tiền gửi khách hàng của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 39)

* Đối với kênh tiền gửi

Giả định rằng các yếu tố khác không đổi, ngân hàng sẽ huy động vốn bằng cách cung cấp các loại hình gửi tiền có chi phí thấp nhất, hay thu nhập ròng tạo ra từ việc sử dụng các nguồn vốn tiền gửi này là lớn nhất sau khi đã trừ đi mọi chi phí. Nếu ngân hàng có thể huy động được nguồn tiền gửi có chi phí thấp nhất và đầu tư vào các tài sản có mức lãi suất cao nhất, ngân hàng sẽ tối đa được mức chênh lệch lãi suất và tối đa hóa thu nhập. Tuy nhiên, mỗi một nguồn tiền gửi đều có những ưu, nhược điểm riêng cần phải phân tích.

Đối với tiền gửi giao dịch (Bao gồm cả tiền gửi giao dịch không hưởng lãi và tiền gửi giao dịch có hưởng lãi) là loại tiền gửi có chi phí thấp nhất mà ngân hàng cung cấp. Đối với tiền gửi giao dịch ngân hàng thường phải chịu hai loại chi phí chính đó là chi phí xử lý séc và quản lý tài khoản. Tuy nhiên, việc ngân hàng không phải trả lãi hay chỉ phải trả một mức lãi suất không đáng kể trên những tài khoản này đã giúp cho tài khoản giao dịch có mức chi phí thấp hơn đáng kể so với tài khoản tiết kiệm, tài khoản kỳ hạn và những nguồn vốn khác. Hơn nữa, sau này khi công nghệ ngân hàng phát triển chi phí xử lý séc đã giảm đi rất nhiều bởi séc điện tử được đưa vào sử dụng cho phép lưu trữ được nhiều hơn, xử lý séc nhanh hơn với chi phí thấp hơn. Mức chi phí cho một đồng vốn huy động tiền gửi giao dịch có thể tương đương với chi phí huy động cho một đồng tiền gửi phi giao dịch nhưng mức thu phí dịch vụ cao hơn đã giúp tiền gửi giao dịch có mức chi phí ròng thấp hơn tiền gửi kỳ hạn. Khi chúng ta sử dụng tiền gửi để cho vay hay đầu tư độ chênh lệch giữa lợi nhuận tiền gửi giao dịch và tiền gửi phi giao dịch là khoảng 40% đối với một ngân hàng trung bình. Phí về dịch vụ tài khoản giao dịch nói chung là bù đắp khoảng 1/3 chi phí mà ngân hàng phải chịu. Ngược lại, phí về dịch vụ đối với tiền gửi kỳ hạn chỉ góp một phần không đáng kể vào việc bù đắp chi phí. Hơn nữa, chi phí trả lãi bình quân cho một đồng tiền gửi tiết kiệm cao hơn ba lần so với chi phí trả lãi liên quan đến một đồng tiền gửi giao dịch.

Xét về mặt chi phí huy động đối với ngân hàng thì tiền gửi phi giao giao dịch gồm tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, các loại chứng chỉ tiền gửi xếp sau tiền gửi giao dịch, nhìn chung tiền gửi tiết kiệm có chi phí tương đối cao vì nó rất nhạy cảm với lãi suất song trong nhiều trường hợp ngân hàng lại không phải in ấn các bản báo cáo hàng tháng cho khách hàng nên lại tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, đối với tài khoản tiết kiệm theo sổ, khách hàng cũng cố gắng sử dụng nó như tài khoản giao dịch bằng cách tiến hành nhiều hoạt động rút, gửi tiền và các ngân hàng cố gắng hạn chế tốc độ quay vòng đó bằng cách quy định giới hạn số lần rút tiền và thông qua việc thu phí. Chắc chắn rằng chi phí hoạt động cho tiền gửi giao dịch sẽ cao hơn do yêu cầu về nhân công và thiết bị cao phục vụ cho việc xử lý giao dịch

trong khi đó chi phí này là rất nhỏ đối với tiền gửi tiết kiệm. Sự khác biệt quan trọng trên phương diện lợi nhuận cho ngân hàng chính là lệ phí đối với dịch vụ mà tài khoản giao dịch mang lại. Điều này giải thích tại sao trong những năm gần đây khi phải đối mặt với vấn đề chi phí hoạt động ngày càng tăng, ngân hàng đã tăng giá đối với tài khoản giao dịch, buộc người gửi tiền phải trả một tỷ lệ cao hơn cho các chi phí mà họ gây ra khi ký phát séc.

Về quy mô, tiền gửi phi giao dịch ít biến động hơn so với tài khoản tiền gửi giao dịch tuy vậy chi phí trả lãi cao hơn nhiều so với tiền gửi giao dịch trong khi chi phí duy trì và quản lý đối với tài khoản này nói chung là thấp. Trong những năm gần đây, cùng với yêu cầu của công chúng về các loại tài khoản tiền gửi mang lãi suất cao, sự gia tăng của mức độ phi quản lý hóa đã làm cho tỷ trọng khoản tiền gửi phi giao dịch trên tổng nguồn huy động của các ngân hàng ngày càng tăng.

- Đối với kênh tiền vay

Đối với ngân hàng nguồn tiền vay thường chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng ngân hàng có thể chủ động quyết định quy mô, thời hạn tuỳ theo nhu cầu của mình. Nguồn tiền vay không cần phải dự trữ bắt buộc, không cần bảo hiểm tiền gửi, không cần chi phí để duy trì, quản lý nhưng lãi suất lại cao nên chi phí huy động nguồn này rất cao, cao hơn huy động từ nguồn tiền gửi bù lại thì tính ổn định của nguồn tiền này cũng rất cao.

Trong trường hợp NHTM đi vay từ Ngân hàng Trung ương thì có thể lãi suất ưu đãi hơn nhưng thời hạn, quy mô của món vay đó lại tuỳ thuộc vào chính sách tiền tệ mà Ngân hàng trung ương đang theo đuổi. Nếu đi vay từ TCTD khác thì ngân hàng hoàn toàn có thể chủ động với món vay này song lãi suất lại cao và thường là thời hạn ngắn.

Khi thị trường tiền tệ liên ngân hàng phát triển ngân hàng có thể đi vay bằng cách phát hành các giấy nợ trung và dài hạn để tạo lập nguồn vốn trung và dài hạn cho mình. Tuy nhiên, muốn mở rộng quy mô vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng ngân hàng cần phải nâng cao khả năng phân tích rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái.

* Đối với các kênh huy động khác

Để huy động được các nguồn này ngân hàng không phải trả lãi như với các khoản vay hay khoản tiền gửi nhưng để thu hút và duy trì được thì ngân hàng cần phải đầu tư về nhân sự, cơ sở vật chất,…nâng cao tiện ích phục vụ của mình cũng như chi phí tìm kiếm, phân tích, quản lý,…

1.2.6.2. Đảm bảo đủ vốn để NH thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo từng giai đoạn

- Vốn huy động phải có sự tăng trưởng ổn định: Vốn huy động tăng trưởng ổn định theo thời gian sẽ đáp ứng nhu cầu tín dụng, cũng như hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng. Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn nhưng không ổn định thường xuyên, có khả năng khi một lượng tiền lớn bị rút ra thì sẽ ảnh hưởng đến lượng vốn dành cho vay và đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn sẽ không cao, ngân hàng thường xuyên phải gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn về kỳ hạn, loại tiền: Xuất phát từ kế hoạch sử dụng vốn để có chiến lược huy động vốn phù hợp. Huy động vốn đảm bảo phù hợp với sử dụng vốn cả về loại tiền, kỳ hạn, lãi suất sẽ góp phần đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

- Chi phí huy động vốn bình quân hợp lý: Việc tính toán chi phí huy động vốn rất quan trọng đối với ngân hàng bởi:

Thứ nhất, ngân hàng bao giờ cũng cố gắng tìm kiếm cho mình một tổ hợp các kênh huy động vốn khác nhau trên thị trường với mức chi phí thấp nhất. Việc giả thiết coi tất cả các yếu tố khác là như nhau thì ngân hàng nào có mức chi phí huy động vốn thấp nhất mà không phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn thì ngân hàng đó sẽ có mức lợi nhuận cao hơn.

Thứ hai, việc tính toán chính xác một cách tương đối chi phí huy động vốn là yếu tố cơ bản để xác định mức lợi nhuận mà ngân hàng cần thu được từ các tài sản sinh lời của mình, căn cứ vào chi phí, ngân hàng định giá cho mỗi sản phẩm dịch vụ mà mình cung ứng cho khách hàng.

Thứ ba, việc xác định chi phí huy động vốn sẽ giúp cho ngân hàng chủ động trong kinh doanh, giảm được các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro vốn,…

Có hai cách tính lãi suất đầu vào bình quân:

Lãi suất đầu vào bình quân Tổng số dư nguồn thứ i * Lãi suất huy động của nguồn thứ i Tổng số dư các nguồn vốn

Hoặc:

Lãi suất đầu vào bình quân = Σ (Tỷ trọng loại tiền gửi thứ i *Lãi suất loại tiền gửi i) Với i = 1-n

Như vậy, có thể với biểu lãi suất như nhau nhưng do khác nhau về tỷ trọng từng loại tiền gửi dẫn đến lãi suất huy động bình quân giữa các NHTM rất khác nhau. Chi phí huy động thấp là một trong những điều kiện cơ bản giúp NHTM tăng khả năng sinh lời nhưng ít gặp rủi ro. Ưu thế này thường gặp ở các NHTM hoạt động mạnh, trường vốn, có uy tín cao, năng lực quản trị của Ban Giám đốc tốt, nhân viên có chuyên môn giỏi, khả năng giải quyết vấn đề nhanh, thái độ phục vụ khách hàng lịch sự.

Vì vậy, các ngân hàng luôn phấn đấu đạt được chi phí huy động bình quân hợp lý nhất, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cho vay, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay lớn nhất có thể và đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Hệ số đo lường an toàn vốn của ngân hàng CAR (Capital Adequacy Ratio hay còn gọi là hệ số COOKE tên của người thiết lập ra hệ số này):

Tháng 12/1987, một quy chế an toàn về vốn cho các ngân hàng đã được ủy ban Basle soạn thảo. Dự thảo bàn về nhiều vấn đề, trong đó có nêu ra chỉ số đo lường độ an toàn về vốn của các NHTM, còn gọi là hệ số COOKE. Đến 1/1/1993 những yêu cầu mới về vốn này thực sự trở thành bắt buộc đối với các Ngân hàng.

Hệ số này được xác định theo công thức sau: Σ vốn tự có*100

Giá trị quy đổi của tài sản có rủi ro

H =

Trong đó Σ giá trị quy đổi của tài sản có rủi ro = Σ (tài sản rủi ro nội bảng* Hệ số rủi ro) + Σ (Tài sản rủi ro ngoại bảng * Hệ số rủi ro).

Tài sản có rủi ro là những khoản mục tài sản có được phản ánh trong và ngoài bảng tổng kết tài sản có thể bị tổn thất trong quá trình kinh doanh như: cho vay không thu hồi được vốn, ngân hàng phải trả tiền cho khách hàng được bảo lãnh, giá trị hạch toán giảm, công ty được ngân hàng hùn vốn kinh doanh bị thua lỗ,…

Theo thông lệ quốc tế, ngân hàng đạt mức an toàn khi duy trì hệ số COOKE này trên 8%. Tuy nhiên, cho tới nay hầu hết các NHTM Việt Nam đều có hệ số COOKE ( hệ số an toàn vốn tối thiểu) vẫn ở mức thấp hơn quy định.

Khi vốn huy động tăng dẫn tới tổng tài sản của ngân hàng tăng, tuy nhiên nếu các ngân hàng không tăng vốn chủ sở hữu thì hệ số an toàn vốn giảm. Điều này cho thấy đồng thời với việc tăng cường vốn huy động các NHTM phải có kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu.

1.3. Các nhân tố ảnh hương đến chất lượng huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tiền gửi khách hàng của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 39)

w