5. Kết cấu của khóa luận:
2.1.2.6. Bộ phận quan hệ khách hàng:
• Bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm đối với những khách hàng cá nhân và các tổ chức doanh nghiệp.
• Bộ phận hỗ trợ tín dụng có chức năng :
+ Tổ chức kiểm soát các hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ đầy đủ của hồ sơ tín dụng và tình hình dư nợ, thu hồi theo dõi các danh mục cho vay, đề xuất các biện pháp hạn chế rủi ro.
+ Trực tiếp thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sán đảm bảo theo quy định và kiểm soát các báo cáo tín dụng, báo cáo giám sát liên quan.
2.1.3. Khái quát tình hình kinh doanh của MB Thanh Xuân giai đoạn 2009 -2011
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn:
MB Thanh Xuân huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua nhiều kênh khác nhau. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thông qua mạng lưới bán hàng quản lý và hỗ trợ theo trục dọc tư các khối CIB (doanh nghiệp lớn và các định chế tài chính), SME và khách hàng cá nhân đã đem lại hiệu quả. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng rất đa dạng, linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu gửi tiền của khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
- Huy động tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức gồm có: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Cũng như ngân hàng các cá nhân cũng được phép mở tài khoản này ở các nơi để giao dịch. Đây là nguồn quan trọng vì nó chứng tỏ được uy tín của ngân hàng và khó thay đổi khi tỷ giá thay đổi. NHTMCP Quân đội chi nhánh Thanh Xuân luôn bảo đảm thăng bằng về nguồn vốn này.
- Phát hành giấy tờ có giá: Đây là nguồn vốn quan trọng song chiếm tỷ trọng không lớn là do đây là nguồn tiền nhạy cảm với mọi biến động kinh tế, xã hội và kinh doanh tiết kiệm mang lại lợi nhuận không đáng kể.
- Vay NHNN và các TCTD khác: Đây là nguồn vốn giúp NHTMCP Quân đội chi nhánh Thanh Xuân có khả năng thanh khoản khi cần thiết. Các TCTD ở đây không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.
- Ngoài ra còn có nguồn vốn tài trợ, uỷ thác từ Nhà Nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia phục vụ các chương trình phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội
Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thanh Xuân luôn tự hào là một trong những chi nhánh huy động vốn giỏi nhất, phát huy tốt thế mạnh nội bộ, gặt hái nhiều thành công. Có được kết quả này là nhờ Chi nhánh có một đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, kỷ luật, chuyên nghiệp, kiến thức nghiệp vụ giỏi, ham học hỏi, chăm sóc khách hàng tốt và đặc biệt đó là những cán bộ nhân viên có tinh thần đoàn kết cao. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện kết quả huy động vốn của MB Thanh Xuân năm 2009, 2010, 2011.
Bảng 1: Kết quả hoạt động huy động vốn qua các năm 2009, 2010, 2011
Đơn vị: Tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1. Tiền gửi của TCKT, dân
cư 904,67 1049,28 1225,33
- Tiền gửi không kỳ hạn 224,3 270,3 285,89
- Tiền gửi có kỳ hạn 90,06 94,9 107,03
- Tiền gửi ký quỹ 15,42 17,3 20,14
- Tiền gửi tiết kiệm 574,89 666,78 812,27
2. Phát hành giấy tờ có giá 1,00 1,02 1,02
3. Huy động khác 17,9 19,1 20,38
4. Tổng vốn huy động 923,57 1.069,4 1.246,73
Qua bảng 1 ta nhận thấy rằng tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng đều và ổn định qua các năm. Năm 2010 tổng vốn huy động là 1069,4 tỷ đồng (tăng 15,7% so với năm 2009), năm 2011 là 1246,73 tỷ (tăng 16,19% so với năm 2010). Việc tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng là việc đóng góp toàn bộ từ huy động vốn nợ, nguồn vốn chủ sở hữu hầu như không tăng.
Hoạt động huy động tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư trong nền kinh tế là một hoạt động chủ yếu tạo ra nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng. Theo bảng 1 thì huy động từ tiền gửi năm 2010 tăng 144,61 tỷ (tức tăng 15,9%) so với năm 2009, còn năm 2011 so với năm 2010 tăng 176,05 tỷ (tức 16,77%). Trong đó tiền gửi tiết kiệm là tăng trưởng nhanh nhất và chiếm tỉ trọng lớn nhất, năm 2011 tăng 145,49 tỷ đồng (tăng 21,8%) so với năm 2010, chiếm 66,3% trong tổng vốn huy động từ tiền gửi. Còn các loại tiền gửi khác không kỳ hạn tăng 15,59 tỷ đồng (tức tăng 5.7%), tiền gửi có kỳ hạn tăng 12,4 tỷ (tăng 13%), tiền gửi ký quỹ tăng 2,84 tỷ (tăng 16,4%). Qua đó ta nhận thấy rằng việc tăng trưởng tiền gửi có tính chất ổn định (tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm) tăng nhiều hơn so với tiền gửi có tính chất không ổn định (tiền gửi không kỳ hạn), điều này đã giúp ngân hàng tăng nguồn vốn kinh doanh ổn định hơn và giúp ngân hàng phân bổ nguồn vào kế hoạch đầu tư kinh doanh một cách hợp lý, giảm được chi phí cho ngân hàng.
Về phát hành giấy tờ có giá của MB Thanh Xuân thì hầu như không tăng qua các năm, nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong bảng cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh nên đẩy mạnh việc huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá để làm đa dạng hơn hình thức huy động vốn, cũng như tăng được quy mô vốn của mình.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng:
Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng mang lại nguồn thu nhập chính cho MB Thanh Xuân nói riêng và các NHTM nói chung. Trong những năm qua nhìn chung ngân hàng đã làm tốt công tác tín dụng và đạt được những kết quả khả quan: tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn ở mức cao, doanh số cho vay lớn, phạm vi khách hàng không ngừng được mở
rộng…Để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của MB Thanh Xuân ta cùng xem xét bảng tổng dư nợ tín dụng của MB Thanh Xuân qua các năm dưới đây:
Bảng 2: Tổng dư nợ của chi nhánh Thanh Xuân từ 2009 - 2011
Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng dư nợ tín dụng 1.319 1.743 2.085 Ngắn hạn 745 960 1.168 Trung, dài hạn 574 783 917
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009, 2010, 2011)
Và dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng tín dụng của ngân hàng từ 2009 – 2011:
Theo số liệu trên ta có thể thấy dư nợ tín dụng của ngân hàng liên tục tăng lên qua các năm với tốc độ tăng đều nhau và khá ổn định. Điều này đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân hàng và giúp ngân hàng dự đoán được tốc độ tăng trưởng của tín dụng trong thời gian tới. Năm 2009, tổng dư nợ của ngân hàng là 1.319 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 56,5%. Sang năm 2010, tổng dư nợ là 1.743 tỷ đồng, tăng 424 tỷ so với năm 2009. Và đến năm 2011, dư nợ tín dụng tăng thêm 342 tỷ đạt 2.085 tỷ đồng.
Trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thanh Xuân thì hoạt động tín dụng và đầu tư mang lại nguồn thu chính cho ngân hàng. Trong tổng dư nợ tín dụng thì tín dụng ngắn hạn luôn chiêm tỷ trọng lớn. Với đăc điểm của tín dụng ngắn hạn đó là vòng quay của tiền nhanh, do đó trong điều kiện nước ta đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển nên có nhiều mâu thuẫn và chưa bắt kịp với thế giới dẫn đến nền kinh tế phát triển chưa ổn định. Mặt khác, MB Thanh Xuân nằm trong khu vực đông dân cư, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất, thương mại đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sản xuất mang tính thời vụ. Với những đặc điểm vĩ mô và vi mô như vậy thì tín dụng ngắn hạn không những đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng mà còn đảm bảo an toàn, khả năng cạnh tranh cho ngân hàng.
2.1.3.3. Hoạt động thanh toán:
Trong những năm qua hoạt động thanh toán luôn luôn được ngân hàng chú trọng, đặc biệt là thanh toán trong nước, vì đây là hoạt động then chốt quyết định sự thành công của ngân hàng. Với mạng lưới được nối mạng trực tuyến trên toàn quốc, là thành viên của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng CITAD, ngân hàng sẵn sàng tư vấn và thực hiện các giao dịch thanh toán đi và đến như: chuyển tiền mặt, uỷ nhiệm chi, séc cho khách hàng với thời gian nhanh chóng và chi phí tiết kiệm nhất. Đặc biệt ngân hàng còn có phần mềm giao dịch trực tuyến Telebank tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện lệnh thanh toán ngay tại công ty.
Ngoài ra, với mạng lưới hơn 800 ngân hàng đại lý tại 82 quốc gia trên thế giới, MB đảm bảo hồ sơ thanh toán của khách hàng sẽ được chuyển trực tiếp đến đối tác ở bất kỳ đâu trên thế giới. Ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán như:
Thanh toán chuyển tiền bằng điện: Chuyển tiền bằng điện đi nước ngoài để thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu theo hình thức ứng trước hoặc trả sau.
Thanh toán nhờ thu chứng từ: Thanh toán theo bộ chứng từ nhờ thu của người bán hàng theo phương phức nhờ thu trả ngay (D/P) hoặc nhờ thu trả chậm (D/A).
Thanh toán thư tín dụng chứng từ: Thanh toán theo hình thức tín dụng không huỷ ngang xác nhận/ không xác nhận, theo phương thức trả ngay hay trả chậm. Ngoài ra, MB cũng cung cấp các loại hình L/C đặc biệt theo yêu cầu như L/C dự phòng, L/C tuần hoàn, L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng.
Với những hoạt động đó ngân hàng đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3: Doanh thu từ hoạt động thanh toán
Đơn vị: Triệu đồng STT Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 1 Thanh toán trong 3.923,67 5.398,4 6.892,18 1.474,73 1.493,78
nước
2 Thanh toán nước
ngoài 1.542,03 2.309,1 3.073,54 767,07 764,44
3 Tổng thu từ
thanh toán 5.465,7 7.707,5 9.965,72 2.241,8 2.258,22
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)
Qua bảng trên ta thấy doanh thu từ hoạt động thanh toán năm 2010 là 7.707,5 triệu đồng (tăng 2.241,8 triệu đồng hay 41,01% so với năm 2009). Năm 2011 tăng 2.258,22 triệu so với năm 2010 đạt 9.965,72 triệu đồng. Để có được những kết quả đáng mừng như vậy cán bộ nhân viên ngân hàng đã nỗ lực hết mình, phấn đấu, học hỏi để đưa ngân hàng từng bước phát triển, hội nhập nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ.