5. Kết cấu của khóa luận:
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Trung ương:
- Kiến nghị 1: Cần khẩn trương mở rộng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt như séc, hối phiếu mà trước mắt là trong các giao dịch ngân hàng song song với việc hiện đại háo hệ thống thanh toán. Trên cơ sở đó và cùng với các trái phiếu chính phủ làm phương tiện thế chấp, như vậy thì thị trường liên hàng mới có thể phát triển các giao dịch ngắn hạn, nâng cao hiệu quả quản lý vốn và chu chuyển vốn.
- Kiến nghị 2: Khẩn trương để Luật NHNN và Luật các TCTD nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực. Muốn như vậy đòi hỏi ngân hàng phải tuyên truyền phổ biến
sâu rộng để hệ thống các ngân hàng, các tổ chức kinh tế xã hội và người dân nắm được những nội dung cơ bản và cụ thể các điều luật để tự giác và thực hiện nghiêm chỉnh.
- Kiến nghị 3 : Cần có sự đồng bộ trong các chính sách với hoạt động của các ngân hàng thương mại. Cụ thể là, phải khuyến khích các ngân hàng thương mại tìm các nguồn vốn rẻ bằng cách bỏ quy định chung về chệnh lệch lãi suất đầu vào đầu ra là 0.35% nếu lớn hơn là phần dư phải nộp Ngân hàng Nhà nước. Hoặc quy định lãi suất huy động vốn trung và dài hạn không cao hơn ngắn hạn là bao nhiêu mà lại chứa đựng nhiều rủi ro nên chưa thực sự thu hút được nguồn vốn này.
- Kiến nghị 4 : Cần tạo sự công bằng trong cạnh tranh với các tổ chức, các ngân hàng trong nước và nước ngoài khi mà đặt tỷ lệ thuế thu nhập chưa đồng đều( Hiện nay, con số này là 45% với các ngân hàng thương mại trong nước và 25 % với ngân hàng nước ngoài, do vậy, các tổ chức, ngân hàng thương mại nước ngoài đã giành được > 50% thị phần vốn trung và dài hạn ở nước ta, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chủ chốt của nền kinh tế quốc dân như: bưu điện, hàng không, dầu mỏ...)