Thực trạng hoạt động tín dụng tại MB Thanh Xuân:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Thanh Xuân (Trang 60)

5. Kết cấu của khóa luận:

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại MB Thanh Xuân:

2.2.1.1. Hoạt động cho vay:

Nhìn chung trong năm 2011 tình hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ của cả nước không ngừng tăng lên.Tuy nhiên, nhiều biến động trên thị trường trong và ngoài khu vực đã không thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước sản xuất kinh doanh do năng lực tài chính, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, vốn tự có thấp và nhỏ, nợ lớn ở nhiều đơn vị... Việc tăng giá điện, xăng dầu, ngoại tệ... kéo theo giá thành sản phẩm của nhiều loại hàng hoá tăng lên. Thêm vào đó là việc nhập lậu, trốn thuế, ngày càng gia tăng làm cho hàng hoá trong nước không thể nào cạnh tranh nổi, gây khó khăn cho sản xuất trong nước. Mặt khác là sức mua của dân có phần chững lại, có chiều hướng giảm sút làm cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, một số doanh nghiệp thiếu việc làm, công nhân phải nghỉ làm vì sản phẩm làm ra bị ứ đọng.

Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh dịch vụ của ngân hàng, tình trạng gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn đang có chiều hướng gia tăng, đẫn đến hoạt động tín dụng ngân hàng bị hạn chế.

Để đối phó với thực trạng nêu trên, trong công tác chỉ đạo kinh doanh dịch vụ tiền tệ Ngân hàng của NHTMCP Quân đội đã kết hợp công tác chấn chỉnh hoạt động Ngân hàng với việc thực hiện phương án kinh doanh lấy mục tiêu: “Hiệu quả kinh doanh gắn liền với an toàn vốn, làm tư tưởng chỉ đạo để động viên cán bộ công nhân viên hoàn thành các chỉ tiêu

kinh doanh do Ngân hàng đã đề ra. Bên cạnh đó, hoạt đông tín dụng được định hướng từng bước theo tỉ lệ đầu tư, cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, ưu tiên đáp ứng yêu cầu của các công ty cổ phần, công ty TNHH có uy tín trong hoạt động và thanh toán, các dự án có tính khả thi cao.

Dưới đây là kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng trong những năm gần đây:

Bảng 6: Kết quả cho vay theo thời hạn của MB Thanh Xuân

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1 Cho vay ngắn hạn 828,06 1.023,9 1.142,8

2 Cho vay trung hạn 513,43 865,2 904,73

3 Cho vay dài hạn 206,51 234,9 259.47

4 Tổng doanh số cho vay 1.548 2.124 2.307

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Thanh Xuân)

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh Thanh Xuân ta nhận thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 2010 doanh số cho vay của chi nhánh là 2.124 tỷ đồng (tăng 576 tỷ so với năm 2009). Đến năm 2011, doanh số cho vay đạt 2.307 tỷ đồng (tăng 7,93% so với năm 2010)

Do cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 – 2009 vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng đến năm 2010, trước tình hình nền kinh tế như vậy ngân hàng đã có những chính sách khuyến khích tăng trưởng tín dụng ngắn hạn vì tính chất của tín dụng ngắn hạn là thời gian quay vòng vốn nhanh, dễ kiểm soát, và linh hoạt trên thị trường tài chính, thay đổi nhanh khi có sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá...Vì vậy mà cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng doanh số cho vay. Năm 2009, cho vay ngắn hạn là 828,06 tỷ đồng chiếm 53,5%, năm 2010 tăng lên 1023,9 tỷ, và năm 2011 là 1.142,8 tỷ đồng chiếm 49,5%. Ngân hàng hiểu rõ được rằng trong giai đoạn kinh tế của nước ta việc đầu tư vào tín dụng dài hạn sẽ gặp nhiều rủi ro như: rủi ro về lãi suất, rủi ro về tỷ giá…nên hầu như cho vay dài hạn không tăng. Đó là một chiến lược giúp cho chi nhánh Thanh Xuân hoạt động hiệu quả và đảm bảo khả năng thanh toán, phòng tránh các rủi ro cho ngân hàng.

Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 7: Kết quả cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Doanh số cho vay 1.548 2.124 2.307

- Kinh tế quốc doanh 1.058 1.275 1.428

- Kinh tế ngoài quốc doanh 490 849 879

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)

Như vậy, qua bảng 2 ta có thể thấy được doanh số cho vay của MB Thanh Xuân đối với thành phần kinh tế quốc doanh lớn hơn là với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Cụ thể, năm 2009 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh là 1.058 tỷ đồng (chiếm 68,3% tổng doanh số cho vay), đến năm 2010 là 1.275 tỷ đồng (chiếm 60,02%), và năm 2011 là 1.482 tỷ (chiếm 64,2%). Doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhỏ hơn doanh số cho vay với thành phần quốc doanh nhưng đã giảm đi trong thời gian vừa qua bởi: trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường sẽ có rất nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân, hợp tác xã sản xuất...mọc lên song các đơn vị kinh tế này chưa thể thích ứng ngay với thị trường, sản xuất chỉ mang tính thăm dò, hiệu quả kinh tế chưa nhận thấy được mà biến động thị trường thì diễn ra hằng ngày. Tuy

nhiên đã có sự ổn định tỷ trọng và có xu hướng tỷ trọng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh sẽ tăng trong thời gian tới.

2.2.1.2. Hoạt động bảo lãnh:

Bảo lãnh là hoạt động dịch vụ của ngân hàng mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích. Chi nhánh Thanh Xuân cung cấp các dịch vụ bảo lãnh như:

- Bảo lãnh dự thầu - Bảo lãnh bảo hành

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh nhận hàng

- Bảo lãnh thanh toán

Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng trong những năm qua được thể hiện ở bảng kết quả sau:

Bảng 8: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

Đơn vị: triệu đồng Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Doanh thu từ dịch vụ bảo

lãnh 802 1.508 2.112

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)

Qua bảng 3 ta thấy được, doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh năm 2009 là 802 tỷ đồng, sang năm 2010 tăng lên 1508 tỷ (tăng 706 tỷ tương ứng 88,02% so với năm 2009). Và năm 2011, con số này là 2112 tỷ (tăng 604 tỷ đồng so với năm 2010). Điề đó cho thấy ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả tốt, hoạt động bảo lãnh khả quan góp phần nâng cao thu nhập cho ngân hàng.

Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá là việc ngân hàng mua lại hoặc tạm thời bảo quản với một mức phí nhất định (lãi suất chiết khấu) các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân.

Các loại giấy tờ có giá được ngân hàng chiết khấu gồm có:

- Trái phiếu Chính phủ gồm các loại: Trái phiếu Kho bạc, Tín phiếu Kho bạc và Trái phiếu đầu tư của Chính phủ, Công trái.

- Các loại giấy tờ có giá do MB và các ngân hàng thương mại khác phát hành như: Trái phiếu NHTM, Kỳ phiếu, Chứng chỉ tiền gửi (Sổ Tiết kiệm, Sổ Tiền gửi nhưng không bao gồm Sổ Tiết kiệm mang tính gửi góp).

- Các loại giấy tờ có giá khác do MB quy định trong từng thời kỳ hoặc do Tổng Giám đốc quyết định từng trường hợp cụ thể (VD: Bộ chứng từ thanh toán L/C không huỷ ngang, có bảo hiểm và thanh toán qua MB, Hối phiếu, Lệnh phiếu, Trái phiếu của UBND tỉnh, thành phố...)

Trong những năm qua, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng thu được kết quả sau:

Bảng 9: Doanh thu từ hoạt động chiết khấu

Đơn vị: Triệu đồng Năm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Doanh thu từ hoạt động chiết khấu 6.427,2 8.064,4 8.921,48

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)

Nhận xét:

Năm 2009, doanh thu từ hoạt động chiết khấu đạt 6.427 triệu đồng, sang năm 2010 con số này tăng mạnh, tăng 1.637,2 triệu đồng so với năm 2009 đạt 8.064,4 triệu đồng. Đến năm 2011, doanh thu tăng chậm hơn so với năm 2010 đạt 8.921 triệu đồng (tăng 857

triệu đồng so với năm 2010). Nhìn chung, trong những năm qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đạt được kết quả tốt.

2.2.1.4. Hoạt động cho thuê tài chính

Đối với chi nhánh Thanh Xuân, hoạt động cho thuê tài chính ít khởi sắc hơn so với các hoạt động khác. Tuy nhiên, điều đó cũng không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của toàn ngân hàng. Trong những năm tới ngân hàng nên chú trọng hơn nữa tới hoạt động kinh doanh này.

Nhìn chung công tác tín dụng năm 2011 của NHTMCP Quân đội chi nhánh Thanh Xuân là một bước tiến quan trọng về mặt chất với đầy đủ các yếu tố tạo nên sự thành công về hiệu quả gắn liền với sử dụng vốn an toàn.Trong năm ngân hàng đã thực hiện công tác rà soát, kiểm tra lại 100% hồ sơ vay vốn để bổ sung những thiếu sót. Các món vay được thực hiện theo đúng thể lệ, chế độ, quy trình nghiệp vụ, bảo đảm cho các món vay đều được kiểm tra trước,trong và sau khi phát tiền vay, thực hiện tốt thể chế về tài sản thế chấp, không tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng để có thể chiếm đoạt tài sản hay sử dụng sai mục đích vốn vay. Luôn đánh giá phân loại khách hàng, lựa chọn các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cho vay vốn, luôn xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Thanh Xuân (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w