Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Thanh Xuân (Trang 29)

5. Kết cấu của khóa luận:

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng

Xu hướng cho vay cho thấy rằng cơ hội cho vay của các ngân hàng đối với các khách hàng có rủi ro thấp đã giảm. Các giấy tờ thương mại, chứng khoán và cạnh tranh phi ngân hàng đã đẩy ngân hàng sang các loại khách hàng có độ rủi ro cao hơn thay thế những khách hàng truyền thống. Ví dụ: những người vay là doanh nghiệp lớn và ổn định đã từng có quan hệ trong danh mục cho vay của ngân hàng đã chuyển sang các nguồn thị trường mở như: giấy tờ thương mại, trái phiếu nhằm giảm chi phí giao dịch của họ. Các ngân hàng đã tìm cách thay thế đối tượng khách hàng này bằng những khách hàng vay nhỏ và kém ổn định hơn. Như vậy, do các khoản mục cho vay ngày càng có độ rủi ro cao hơn và không ổn định do tính chất cạnh tranh cao và không ổn định của nền kinh tế. Do vậy, việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với một ngân hàng là hết sức quan trọng. Bởi chất lượng tín dụng biểu hiện khả năng hoạt động của ngân hàng là tốt hay xấu, làm cơ sở để đánh giá ngân hàng. Mặt khác, việc đánh giá chất lượng tín dụng cũng giúp cho ngân hàng có những thay đổi hợp lý, điều chỉnh hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Việc nâng cao chất lượng tín dụng không những làm cho ngân hàng tăng thu nhập mà còn giúp ngân hàng được an toàn. Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng mang tính khoa học, nó vừa cụ thể vừa trừu

tượng nên để đánh giá chất lượng tín dụng người ta dựa vào 2 hệ thống chỉ tiêu: chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng.

1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM:

Trong quá trình đánh giá chất lượng tín dụng, ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hóa được thì rất nhiều yếu tố không thể lượng hóa được. Các chỉ tiêu định tính được thể hiện qua quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng, độ thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm của ngân hàng, độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.

- Cảm giác an tâm của khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng: nếu ngân hàng có bảo vệ, bãi gửi xe, có nhân viên trông xe không thu lệ phí thì ngân hàng sẽ tạo được ấn tượng đầu tiên tốt đẹp trong lòng khách hàng.

- Nếu ngân hàng có sơ đồ làm việc của các phòng ban sẽ giúp khách hàng không bị bỡ ngỡ và đỡ tốn thời gian. Từ đó khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về ngân hàng.

- Cách bố trí, sắp xếp trong phòng làm việc của ngân hàng, trang phục của nhân viên, đặc biệt là thái độ của cán bộ tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu chất lượng tín dụng cao thì chắc chắn ngân hàng sẽ có thêm nhiều khách hàng mới. Uy tín của ngân hàng cũng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Như vậy, dựa vào các chỉ tiêu định tính có thể đánh giá được phần nào chất lượng tín dụng của ngân hàng.

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM:

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = % Tổng dư nợ

Nợ xấu (hay nợ khó đòi) là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi khách hàng đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc quá ba tháng. Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng ngân hàng sẽ hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu càng cao thì ngân hàng càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận. Tức là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu càng cao, chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.

Chỉ tiêu này rất quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng, giúp ngân hàng quản lý rủi ro các khoản cho vay và chịu sự ảnh hưởng của chính sách xóa nợ của ngân hàng. Một ngân hàng có chính sách tốt là phải thiết lập quỹ dự phòng rủi ro đủ mạnh và thông báo định kỳ về những món vay không đủ khả năng thu hồi, để tránh tình trạng trong một lúc ngân hàng phải thông báo con số nợ không có khả năng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu ngân hàng thực hiện xóa nợ quá nhanh thì tỷ lệ nợ quá hạn này sẽ ở mức thấp nhất nhưng không có ý nghĩa thực tiễn. Thông thường khi lập bảng theo dõi nợ quá hạn ngân hàng thường phân nợ quá hạn theo thời gian: 30, 60, 90, 120 ngày. Sự phân loại này có ý nghĩa đối với việc quản lý chất lượng tín dụng và đánh giá để thiết lập dự phòng mất vốn.

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:

Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Doanh số thu nợ

Dư nợ bình quân

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hóa. Với một số vốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng còn có vốn để đầu tư vào các lĩnh vực khác. Như vậy, hệ số này càng cao phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao.

Chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời:

Lợi nhuận tín dụng

Tỷ lệ sinh lời = % Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay. Tỷ lệ sinh lời càng cao chứng tỏ khoản cho vay đó có hiệu quả, có chất lượng cao. Để đạt tỷ lệ sinh lời cao thì việc thu nợ và giải quyết nợ quá hạn phải tốt. Tỷ lệ này cao một phần nói lên kết quả kinh doanh tốt của ngân hàng, điều này rất quan trọng vì doanh thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng.

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng nguồn vốn:

Tổng dư nợ

Hiệu suất sử dụng nguồn vốn = (lần) Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, liệu ngân hàng đã sử dụng hết khả năng của mình trong cho vay hay chưa?

Chỉ tiêu tổng dư nợ tín dụng:

Dư nợ tín dụng là chỉ tiêu phản ánh quy mô cấp tín dụng của ngân hàng đối với nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động tín dụng trong một thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động tín dụng qua các năm.

Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại một khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được nợ gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốn cho vay.

Ta thấy rằng nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa. Chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời cho ngân hàng.

Ngoài các chỉ tiêu trên còn có thể kể đến một vài các thông số như: hệ số an toàn vốn tối thiểu (không quá 8%), giới hạn cho vay một khách hàng (không quá 15%), hay dư nợ của một khách hàng (không quá 10% vốn điều lệ và các quỹ).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội chi nhánh Thanh Xuân (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w