KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANHLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Giáo viê
Trang 1KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
MSSV: 4066170 Lớp: Kinh tế học 01 – K32
Cần Thơ - 2010
Trang 2LỜI CẢM TẠ - -
Qua thời gian học tập tại trường cùng với sự chỉ dạy tận tình của quýThầy, Cô trường Đại học Cần Thơ và khoa Kinh Tế - Quản trị Kinh Doanh tôi đãtận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt 4 năm Đại học
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Quốc Nghi đã tận tình hướng
dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị công nhân làm việc tạicác khu công nghiệp Trà Nóc I, II, khu công nghiệp Hưng Phú I, II đã nhiệt tìnhgiúp đỡ tôi hoàn thành câu hỏi phỏng vấn thu thập số liệu nghiên cứu hoàn thànhluận văn tốt nghiệp
Sau cùng tôi xin chúc quý Thầy, Cô cùng các anh, chị luôn dồi dào sứckhỏe và thành công trong cuộc sống
Cần Thơ, ngày 05 tháng 05 năm 2010
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN QUỐC TRUNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN - -
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài khoa học nào
Ngày 05 Tháng 05 Năm 2010Sinh viên thực hiện
NGUYỄN QUỐC TRUNG
Trang 4NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN QUỐC TRUNG MSSV: 4066170
Đã thực tập tốt nghiệp tại khoa Kinh tế - QTKD, trường Đại học Cần Thơ với đề
tài: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc của lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ Số liệu của đề tài được thu
thập trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong tháng 3/2010
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN QUỐC NGHI
Cần Thơ, ngày 19 tháng 05 năm 2010
Giáo viên hướng dẫn
Nguyễn Quốc Nghi
Trang 5NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN QUỐC NGHI
Học vị: Cử nhân kinh tế
Chuyên ngành: QTKD Marketing
Cơ quan công tác chuyên môn: Bộ môn Marketing – Du lịch và dịch vụ
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN QUỐC TRUNG
1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
Nội dung của đề tài phù hợp với chuyên ngành đào tạo của tác giả
2 Về hình thức
Hình thức trình bài của luận văn phù hợp với qui định của khoa
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích cho Ban lãnh đạocông ty và Ban quản lý các khu công nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
Số liệu của đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp lao độngtại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ Độ tin cậy của sốliệu khá cao, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu
5 Nội dung và kết quả đạt được:
Nội dung của đề tài được trình bày cụ thểm rõ ràng Kết quả nghiên cứugiải quyết được các mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu đặt ra
6 Các nhận xét khác:
Tác giả tích cực học hỏi, tiếp thu y kiến của giáo viên hướng dẫn
7 Kết luận: Luận văn đạt yêu cầu.
Cần Thơ, ngày 19 tháng 05 năm 2010
Người nhận xét
Nguyễn Quốc Nghi
Trang 6MỤC LỤC
- -Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 3
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 3
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Không gian nghiên cứu 4
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 4
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan 4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1 Phương pháp luận 8
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về khu công nghiệp 8
2.1.1.1 Định nghĩa khu công nghiệp 8
2.1.1.2 Đặc điểm khu công nghiệp 8
2.1.1.3 Vai trò của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước 10
2.1.2 Những vấn đề cơ bản về người lao động 13
2.1.2.1 Nhận thức về người lao động 13
2.1.2.2 Khái niệm và phân loại lao động di cư 14
2.1.2.3 Các nguyên nhân dẫn đến lao động di cư 15
2.2 Phương pháp nghiên cứu 16
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 16
Trang 72.2.1.1 Số liệu sơ cấp 16
2.2.1.2 Số liệu thứ cấp 16
2.2.2 Phương pháp phân tích 16
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 17
2.2.2.2 Phân tích bảng chéo 18
2.2.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố 18
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 20
3.1 Giới thiệu địa bàn thành phố Cần Thơ 20
3.1.1 Vị trí địa lý 20
3.1.2 Đặc điểm tự nhiên 20
3.1.3 Dân số và lao động 20
3.1.4 Thành tựu kinh tế - xã hội 21
3.2 Tổng quan về tình hình phát triển của khu công nghiệp trên cả nước 23
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam 23
3.2.2 Kinh nghiệm xây dựng và thu hút đầu tư của các khu công nghiệp ở Việt Nam 24
3.2.3 Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp ở Việt Nam 25
3.2.3.1 Tình hình thu hút vốn đâu tư vào các Khu công nghiệp 25
3.2.3.2 Tình hình cho thuê đất trong các Khu công nghiệp 26
3.2.3.3 Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp 27
3.2.3.4 Tình hình lao động trong khu công nghiệp 27
3.2.3.5 quản lý của nhà nước trong khu công nghiệp 28
3.3 Tổng quan về tình hình phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ 29
3.3.1 Giới thiệu các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ 29
3.3.2 Tình hình phát triển các khu công nghiệp 32
3.3.3 Những thuận lợi và khó khăn của các khu công nghiệp 32
3.3.3.1 Thuận lợi 32
3.3.3.2 Khó khăn 33
Trang 8CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾU QUYẾT ĐỊNH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 35
4.1 Thực trạng đời sống và việc làm của người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ 35
4.1.1 Một số đặc điểm của người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ 35
4.1.2 Thực trạng về đời sống và việc làm của người lao động 37
4.1.2.1 Đời sống của người lao động 37
4.1.2.2 Việc làm của người lao động tại các khu công nghiệp 38
4.1.2.3 Mối quan hệ giữa thu nhập và đời sống người lao động tại các khu công nghiệp 40
4.1.2.4 Mối quan hệ giữa người lao động và công ty 41
4.1.2.5 Mối quan hệ giữa người lao động và người dân địa phương 43
4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp 43
4.2.1 Kiểm định Cronbach Alpha 43
4.2.2 Mô hình phân tích nhân tố 44
4.2.2.1 Mô hình tổng quát 44
4.2.2.2 Kiểm định mô hình 44
4.2.2.3 Ma trận tương quan 45
4.2.2.4 Xác định số nhân tố 45
4.2.2.5 Xác định hệ số nhân tố 47
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ GIỮ CHÂN LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP CẦN THƠ 49 5.1 Những tồn tại trong việc chọn làm việc tại các khu công nghiệp của người lao động 49
5.2 Một số giải thu hút và giữ chân lao động 49
5.2.1 Nhóm giải pháp thu hút lao động làm việc tại các khu công nghiệp 49
5.2.2 Nhóm giải pháp giữ chân lao động làm việc tại khu công nghiệp 52
Trang 9CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
6.1 Kết luận 54
6.2 Kiến nghị 54
6.2.1 Đối với Nhà nước 54
6.2.2 Đối với địa phương 55
6.2.3 Đối với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp 55
6.2.4 Đối với lao động tại khu công nghiệp 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI 58
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS 63
Trang 10DANH MỤC BIỂU BẢNG
- -Trang Bảng 1: TÌNH HÌNH THUÊ ĐẤT Ở KHU CÔNG NGHIỆP 26
Bảng 2: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CẢ NƯỚC 27
Bảng 3: THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 35
Bảng 4: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA LAO ĐỘNG 36
Bảng 5: HÌNH THỨC CƯ TRÚ VÀ DẠNG NHÀ CỦA LAO ĐỘNG 37
Bảng 6: CÁC YẾU TỐ “ĐẨY” VÀ “KÉO” DẪN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LÀM VIỆC TẠI KHU CÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 39
Bảng 7: MỐI QUAN HỆ GIỮA THU NHẬP VÀ ĐỜI SỐNG CỦA LAO ĐỘNG 40
Bảng 8: MA TRẬN TƯƠNG QUAN 45
Bảng 9: MA TRẬN NHÂN TỐ SAU KHI XOAY 46
Bảng 10: MA TRẬN HỆ SỐ NHÂN TỐ 47
Trang 11DANH MỤC HÌNH
- -Trang Hình 1: Quy trình đầu tư của nhà đầu tư vào khu công nghiệp 9
Hình 2: Khu công nghiệp Trà Nóc I và II 29
Hình 3: Khu công nghiệp Hưng Phú I và II 31
Hình 4: Quê quán của đối tượng lao động 36
Hình 5: Việc làm của lao động trước khi làm việc tại khu công nghiệp 38
Hình 6: Hành động của người lao động khi không hài lòng với khu công nghiệp 42
Trang 12TÓM TẮT - -
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc của lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ” Các số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ Ban quản
lý khu công nghiệp, Sở Công Thương thành phố Cần Thơ, Sở Kế hoạch - Đầu tưthành phố Cần Thơ và phỏng vấn trực tiếp 90 lao động đang làm việc tại các khucông nghiệp Trà Nóc I và II, Hưng Phú I và II thuộc quận Ô Môn, quận Bình Thủy
và quận Cái Răng thuộc thành phố Cần Thơ Các phương pháp phân tích được sửdụng trong đề tài là: Phương pháp thống kê mô tả, phân tích bảng chéo vàphương pháp phân tích nhân tố
Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba nhóm nhân tố chính tác động đến lựachọn làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp là: “Nhân tố an toàn”,
“nhân tố điều kiện hỗ trợ” và “nhân tố phúc lợi” Trong đó, các yếu tố: chính sáchbảo hiểm đối với lao động, nhà trọ tại khu công nghiệp, chính sách thưởng đối vớilao động là các yếu tố quan trọng nhất Nghiên cứu cũng đã đề xuất các giải phápnhằm thu hút và giữ chân người lao động tại các khu công nghiệp trên địa bànthành phố Cần Thơ Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoahọc cho Ban quản lý các khu công nghiệp, các công ty và các tổ chức có liên quan
để có giải pháp cho bài toán “lao động” tại các khu công nghiệp hiện nay
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu
Việt Nam đang tiến hành “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” trong bối cảnh nềnkinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn hội nhập toàn cầu hóa Thế giới có nhiều
sự thay đổi như: thị trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự phát triểncủa công nghệ thông tin, lao động trí thức và văn hóa công ty Vì vậy, phát triểnnguồn nhân lực trở thành một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay Đại hội Xcủa Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định “ nguồn lực con người – yếu tố
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ”, “ Conngười và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ” Nguồn lực con người là điểm cốt yếunhất, do đó phải bằng mọi cách phát huy yếu tố con người và nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực Mặt khác, nhằm thu hút các nguồn lực đẩy mạnh côngnghiệp hóa thông qua việc hình thành các khu công nghiệp là một vấn đề có tínhqui luật chung của nhiều quốc gia đang đi lên hiện nay
Từ nhiều năm qua Đồng Bằng Sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọngtrong việc cung cấp nguồn lao động cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnhĐông Nam Bộ Tuy nhiên, hiện nay chính Đồng Bằng Sông Cửu Long lại chưathể tự giải quyết tốt bài toán nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp đóng tại cáckhu công nghiệp Theo thống kê của Tổng cục thống kê vào năm 2008, vùngĐồng Bằng Sông Cửu Long hiện có tỷ lệ thất nghiệp tính chung cho cả khu vựcthành thị và nông thôn là 2,71% - cao thứ 2 cả nước (chỉ sau Đông Nam Bộ -3,74%), và tỉ lệ thiếu việc làm là 6,39%, đứng thứ 2 cả nước (chỉ sau Đồng BằngSông Hồng – 6,85%) Trong khi đó các doanh nghiệp tại 151 khu công nghiệpcủa vùng lại thường xuyên thiếu lao động, đặc biệt là vào dịp cuối năm khi cácdoanh nghiệp cần hoàn tất các đơn đặt hàng từ đối tác nước ngoài, và chuẩn bịnguồn hàng để đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của người dân Trên thực tế, có rấtnhiều lý do khiến người lao động không mấy quan tâm đến thông báo tuyển dụngcủa doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, bao gồm cả lý do từ phía người lao
Trang 14động và phía doanh nghiệp Vấn đề được đặt ra là các khu công nghiệp cần có
”nhân tố kéo” nào để thu hút lao động phổ thông cũng như lao động cấp cao.Việc khám phá các ”nhân tố kéo” này sẽ góp phần giải quyết bài toán nan giải vềnguồn nhân lực tại khu công nghiệp, bởi lẽ chúng sẽ đáp ứng một cách tốt nhấtcác nhu cầu của con người (dựa trên thuyết nhu cầu của Maslow, bậc 1: nhu cầusinh học; bậc 2: nhu cầu an toàn; bậc 3: nhu cầu xã hội; bậc 4: nhu cầu cá nhân).Tình hình đáp ứng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp ở địa bàn thànhphố Cần Thơ có nhu cầu tăng trưởng rất nhanh trong những năm gần đây Việcthu hút và giữ chân nguồn nhân lực nhằm đáp ứng sự phát triển của khu côngnghiệp gặp rất nhiều khó khăn; từ đó đã đặt ra cho các khu công nghiệp trên địabàn thành phố Cần Thơ cần phải xem xét tìm hiểu nguyên nhân để có những giải
pháp chiến lược phù hợp Đó cũng chính là lý do chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc của lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Việc nghiên cứu để xây dựng đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc của lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, giúp cho các cấp chính
quyền, các công ty, doanh nghiệp trên thành phố Cần Thơ có những thông tin cầnthiết để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, ýnghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài thể hiện qua các nội dung sau đây:
Một là, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lượcđào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực cho các khucông nghiệp của thành phố Cần Thơ nói riêng
Hai là, bằng các số liệu chứng minh, luận văn phân tích và làm sáng tỏ hiệntrạng việc thu hút và giữ chân nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp của thànhphố; từ đó, rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho việc thu hút và giữchân nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của thành phố Cần Thơ
Ba là, với các số liệu chứng minh về nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp
sẽ giúp cho các cấp chính quyền, các cơ quan, ban ngành, các công ty, doanhnghiệp của thành phố xây dựng những chính sách phù hợp để thu hút nguồn nhân
Trang 15lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ nóichung và các khu công nghiệp của tỉnh nói riêng.
Ngoài ra, đề tài còn chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nhữngnguyên nhân đào tạo, quản lý, sử dụng nguồn nhân lực và thông qua đó đề xuấtnhững giải pháp để thu hút và giữ chân nguồn nhân lực cho các khu công nghiệpcủa thành phố Cần Thơ ngày càng tốt hơn
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng đời sống và việc làm của người lao động tại các khucông nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ như thế nào?
Câu hỏi 2: Các tiêu chí nào ảnh hưởng đến quyết định tham gia làm việctại các khu công nghiệp của người lao động trên địa bàn thành phố Cần Thơ? Vàmức độ ảnh hưởng của các tiêu chí này như thế nào?
Trang 161.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc của lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ”, nghiên
cứu trong phạm vi địa bàn thành phố Cần Thơ mà tập trung chủ yếu là khu côngnghiệp Trà Nóc I và II, Phú I và II thuộc quận Ô Môn, quận Bình Thủy và quậnCái Răng; vì đây là là những khu công nghiệp có rất nhiều công nhân đa dạngcác ngành nghề, điều này giúp cho quá trình thu thập số liệu thuận lợi hơn nhưngvẫn đảm bảo tính đại diện
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ 01/02 đến 01/05/2010,trong đó số liệu sơ cấp được thu thập từ 25/02 – 25/03/2010, số liệu thứ cấp đượcthu thập trong giai đoạn 2004 – 2010
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các công nhân đang làm việctại khu công nghiệp Trà Nóc I và II, Hưng Phú I và II thuộc quận Ô Môn, quậnBình Thủy và quận Cái Răng
1.5 LƯỢC KHẢO CÁC TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Guy Lubeigt (2006) tiến hành nghiên cứu đề tài “Các khu công nghiệp ởMyanmar và người lao động Myanmar ở Thái Lan” đã đưa ra dẫn chứng về yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn làm việc tại khu công nghiệp của ngườiMyanmar như sau:
+ Khác với các thành phố nổi tiếng như Bangkok và Phuket, khu vực MaeSot có sức thu hút đặc biệt đối với người lao động vì nó nằm rất gần với biên giớiThái Lan – Myanmar Những người Myanmar có thể dễ dàng vượt qua biên giới
để tìm việc làm ở Thái Lan, họ chỉ phải băng qua 1 cây cầu bắc qua sông MaeNam Moi
+ Một lý do khác để giải thích tại sao những người Myanmar thất nghiệplại chọn làm việc ở khu công nghiệp biên giới này, đó là việc tiếp cận khu côngnghiệp bằng đường bộ khá dễ dàng và an toàn đối với họ
Như vậy có thể khẳng định, trong trường hợp này yếu tố “gần nơi ở” đãtác động đến quyết định về nơi làm việc của người lao động Bên cạnh đó tác giả
Trang 17cũng đã cho thấy, yếu tố “an ninh” ở khu vực làm việc cũng ảnh hưởng khá lớnđến quyết định của họ Bởi lẽ trên thực tế khu vực Mae Sot vẫn còn là nơi xảy racác cuộc xung đột vũ trang giữa các phe đối lập, điều này đã phần nào gây tâm lý
e ngại của người lao động Myanmar, cản trở việc gia nhập các khu công nghiệp
Gyorgyi Barta (2005) nghiên cứu chủ đề: “Tái cấu trúc các khu côngnghiệp tập trung ở Budapest” Kết quả nghiên cứu cho thấy không phải trong bất
cứ trường hợp nào người lao động cũng sẵn sàng thay đổi nơi ở để có được việclàm, bởi vì một mức lương cao hơn đôi khi không đủ bù đắp cho những lợi ích
mà người lao động có được khi họ làm việc tại địa phương Ở Budapest ngườilao động tại khu công nghiệp được xếp vào nhóm có thu nhập thấp nhất trong cácngành nghề Người lao động dễ dàng bị thu hút vào các nhóm nghề có sự “độclập về lương” (chế độ tiền lương của họ không phụ thuộc vào các qui định của hệthống lương), khi làm việc trong nhóm nghề này họ thường xuyên có nhữngkhoản thu nhập tăng thêm từ tiền “tip” của khách hàng Chính vì vậy, hiện nayđang có 1 tỉ lệ giảm khá cao lượng lao động ở các khu công nghiệp
Ông Thế Vinh (2009) nghiên cứu chủ đề: “Phân tích thực trang việc làmcủa lao động tại khu công nghiệp Hòa Phú – Vĩnh Long” Kết quả nghiên cứu chothấy hầu hết lao động đến khu công nghiệp làm việc vì nhiều lý do, nhưng có 2 lý
do chính đó là việc làm và thu nhập Ngoài ra các yếu tố khác như môi trườngsống, môi trường làm việc, trình độ tay nghề, cũng ít nhiều ảnh hưởng đếnquyết định làm việc tại khu công nghiệp của lao động nhập cư Lao động đến đâylàm việc có nhiều đặc điểm chung đó là rất trẻ với độ tuổi từ 18 đến 37; trình độhọc vấn thấp, không có trình độ chuyên môn, Kết quả là thu nhập của họ kháthấp, trung bình là 1.484.000 đồng Tuy vậy, thu nhập này vẫn cao hơn thu nhập
từ việc làm trước đây của họ vốn chỉ khoảng 1.060.000 đồng Các yếu tố giảithích như kinh nghiệm làm việc, trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, loạihình sở hữu nơi làm việc, hợp đồng lao động … có mối tương quan chặt chẽ đốivới thu nhập của lao động nhập cư về mặt thống kê Từ kết quả nghiên cứu, cácgiải pháp được đề xuất nhằm thu hút lao động đến khu công nghiệp làm việcđồng thời các giải pháp nhằm giúp lao động tại khu công nghiệp tăng được thunhập trong thời gian tới
Trang 18 Hà Thị Dụng (2008) nghiên cứu đề tài: “Đời sống tinh thần công nhân nữnhập cư tại TPHCM – Nghiên cứu trường hợp công nhân ngành dệt may” Do sửdụng tài liệu thứ cấp là chính nên phương pháp xử lý thông tin chủ yếu là kháiquát, tổng hợp, định tính kết hợp với quá trình quan sát thực tế của tác giả trongsuốt thời gian học tập sinh sống tại địa bàn Đề tài đã khắc hoạ khá rõ nét đờisống vật chất, tinh thần của bộ phận công nhân nữ nhập cư – kết quả của quátrình di cư ồ ạt trong phạm vi cả nước Cụ thể, những nữ công nhân ngành maymặc luôn phải làm việc trong tình trạng không gian chật hẹp, thiếu ánh sáng,không khí, nhưng lai thừa bụi công nghiệp, sự nóng bức ngột ngạt do lượng nhiệttỏa ra từ máy móc trong khi hoạt động, và tiếng kêu inh ỏi suốt cả một ngàykhiến cho công nhân bị áp lực hết sức nặng nề Đa số họ bị suy giảm sức laođộng, luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, strees nặng và hầu hết đều mắc các bệnhnhư đau khắp người, giảm thị lực và nguy cơ điếc là rất lớn, tuổi thọ hầu như bịsuy giảm nặng nề Từ đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị hết sức thiết thựcdành cho giới lãnh đạo công ty, những cơ quan chức năng và các nhà hoạt động
xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi cho nữ công nhân
Phạm Tất Thắng (2008) với đề tài: “Một số vấn đề về “tam nông” ở cáctỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long trong quá trình phát triển khu công nghiệp” Đềtài tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc phát triển các khu công nghiệptheo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những vấn đề liên quan đến pháttriển nông nghiệp và nông thôn, cũng như đến việc ổn định và nâng cao đời sốngcủa người nông dân trong vùng Quá trình phát triển các khu công nghiệp vùngĐồng Bằng Sông Cửu Long những năm qua đã tạo ra tạo việc làm cho hơn32.000 lao động trực tiếp, phần lớn những lao động này là lao động trẻ (có đến90% lao động có độ tuổi từ 18 đến 35), có khả năng nhanh chóng tiếp thu kỹthuật mới Họ được tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, phương thức quản
lý làm việc theo công nghiệp Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng đội ngũlao động mới, có kỷ luật, có kỹ thuật và có năng suất cao phục vụ công cuộccông nghiệp hoá, hiện đại hoá của vùng Tuy nhiên, có một thực tế là việc pháttriển các khu công nghiệp tất yếu phải đi liền với việc thu hồi đất, mà chủ yếu làđất nông nghiệp của một bộ phận nông dân làm cho không ít nông dân đang bịmất đất, mất việc làm, không tìm được việc làm mới Thêm vào đó cũng có
Trang 19không ít gia đình sau khi nhận được tiền đền bù đã sử dụng không hiệu quả, tiêuxài hoang phí, để sau một thời gian ngắn hết tiền, mất điều kiện sinh sống lâu dài,trở thành những bần cố nông thực thụ Từ thực tế kết quả nghiên cứu, tác giả đãkiến nghị những giải pháp tích cực để chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn,giúp nông dân “ly nông” nhưng không “ly hương” trong quá trình phát triển cáckhu công nghiệp ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Nhìn chung, các tác giả trên đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh chọn làm việc tại các khu công nghiệp của người lao động thông qua cáctiêu chí như: chế độ lương, an ninh, nơi ở, trình độ chuyên môn nghiệp vụ,…Trong đề tài này, tác giả sử dụng mô hình phân tích nhân tố làm công cụ chính
để xác định những yếu tố nào quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định làmviệc của người lao động tại khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Trang 20CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về Khu công nghiệp
2.1.1.1 Định nghĩa khu công nghiệp
Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyênsản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống dochính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập Trong khu côngnghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất
Như vậy, khu công nghiệp là một khu vực có những thuận lợi về xây dựngkết cấu hạ tầng, cơ sở kỹ thuật vật chất, vốn… để thu hút đầu tư và hoạt độngtheo một cơ cấu hợp lý, các doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp dịch vụ
có liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả trong kinh doanhcủa từng doanh nghiệp trong khu công nghiệp
2.1.1.2 Đặc điểm khu công nghiệp
Khu công nghiệp có vị trí xác định, có thể có hoặc không có rào ngăncách, không có dân cư sinh sống
Khu công nghiệp được thành lập để thu hút các doanh nghiệp sản xuất vàdịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp
Khu công nghiệp được thành lập có khả năng thu hút vốn đầu tư trongnước và nhà đầu tư nước ngoài
Khu công nghiệp khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.Đơn vị chủ đầu tư khu công nghiệp thuê đất nhà nước để đầu tư hạ tầng vàthu tiền cho thuê đất, phí điều hành khu công nghiệp
Được quản lý bởi một cơ quan chuyên trách là Ban quản lý khu côngnghiệp cấp tỉnh, Thành phố theo cơ chế ủy quyền của các bộ ngành, với cơ chếmột cửa, một đầu mối, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
Trang 21Hình 1 : Quy trình đầu tư của nhà đầu tư vào khu công nghiệp
Trang 222.1.1.3 Vai trò của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Thu hút nhiều nguốn vốn đầu tư để phát triển nền kinh tế
Đặc điểm của mô hình phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và cụmcông nghiệp (gọi chung khu công nghiệp) là các nhà đầu tư trong và ngoài nướccùng đầu tư trên vùng không gian lãnh thổ, là nơi kết hợp sức mạnh của nguồnvốn trong và ngoài nước
Việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp sẽ giúp cho đất nước thu hútđược một nguồn vốn khá quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia Trong việcquy hoạch lại các mạng lưới doanh nghiệp công nghiệp, Chính phủ rất khuyếnkhích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các khu công nghiệp
Thực tế ở Việt Nam cho thấy nhân tố hàng đầu đối với sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa là vốn Trong những năm qua phát triển khu công nghiệp đãhuy động được nguồn vốn khá lớn cho nền kinh tế, đi liền với nó là hệ thống cácchính sách đầu tư Tác dụng huy động vốn của khu công nghiệp được thể hiện ởhai mặt:
- Trước hết là khu công nghiệp huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế đất nước,
đây là nguồn vốn có tính chất quyết định, là nhân tố nội lực Trong những nămgần đây nguồn vốn này phát triển nhanh chóng, tính đến cuối năm 2007 tổng sốvốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước là 200 ngàn tỷ đồng
- Thứ hai, khu công nghiệp huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài:
Trong điều kiện nền kinh tế tích lũy nội bộ còn thấp thì việc thu hút nhiều vốnđầu tư nước ngoài là rất quan trọng khu công nghiệp là biện pháp hữu hiệu nhằmhuy động các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Thực tế từ khi xây dựngcho đến nay tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu chế xuấttăng đáng kể khoảng 31 tỷ USD
Góp phần giải quyết công việc làm, tạo ra một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao cho xã hội
Khu công nghiệp thu hút rất nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp Theo số liệu
từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối 2007 các khu công nghiệp đã thu hút trên
1 triệu lao động trực tiếp và 2 triệu lao động gián tiếp, góp phần làm gia tăng chấtlượng nguồn nhân lực kể cả lao động quản lý và kỹ năng lao động trực tiếp
Trang 23Với lực lượng lao động lớn, máy móc thiết bị hiện đại, trình độ quản lý caocủa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, nó sẽ tạo áp lực cho các cơ quanNhà nước tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trong nước đáp ứng được yêu cầucủa các khu công nghiệp và bản thân doanh nghiệp lúc đó cũng có nhiều cơ hộilựa chọn lao động có tay nghề cao cho mình.
Ngoài ra, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp mà đặc biệt là các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đào tạo được đội ngũ lao động tiên tiến, cótác động lan tỏa và nâng cao nền tảng trình độ lao động của đội ngũ lao độngViệt Nam
Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế của đất nước
Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn có tác dụng kích thích cạnh tranh,đổi mới và hoàn thiện môi trường kinh doanh Các doanh nghiệp trong các khucông nghiệp, cụm công nghiệp đóng vai trò kích thích việc cải cách và hoàn thiệnthể chế kinh tế, hệ thống pháp luật, nhất là thể chế tiền tệ và tín dụng, ngoại hốicủa các địa phương nói riêng và của cả nước nói chung Các DN này cũng đã gópphần làm thay đổi bộ mặt và cấu trúc mạng lưới thương mại hàng hoá và dịch vụ
Ngoài ra hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đãđóng góp nhất định vào nguồn thu ngân sách nhà nước Năm 2005 các doanhnghiệp trong khu công nghiệp nộp ngân sách Nhà nước trên 650 triệu USD, tănggấp 3,6 lần so với năm 2001
Trang 24 Góp phần hình thành mối liên kết giữa các địa phương và nâng cao năng lực sản xuất ở từng vùng, miền
Các khu công nghiệp đã và đang tạo điều kiện cho các địa phương phát huythế mạnh đặc thù của địa phương mình Đồng thời hình thành mối liên kết, hỗ trợphát triển sản xuất trong từng vùng, miền và cả nước
Khu công nghiệp là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Theo đánh giá của các chuyên gia, những công nghệ đang sử dụng ở các dự
án FDI trong các khu công nghiệp đều thuộc công nghệ hiện đại hơn công nghệvốn có của nước ta, đa số đều là những dây chuyền tự động hoá, tương đối hiệnđại, một số sản phẩm điện tử vi mạch, ô tô, xe máy, thép… được sản xuất bằngnhững công nghệ tiên tiến
Khu công nghiệp là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụcông nghiệp nên nó góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụcông nghiệp Trong những năm qua tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp do cáckhu công nghiệp tạo ra luôn tăng qua các năm, từ 13% năm 2000 lên 26,4% năm
2004 và năm 2005 là 28% Ngoài ra các khu công nghiệp còn đóng góp nâng cao
tỷ trọng các ngành dịch vụ công nghiệp như dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng,bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tài chính Đây là những dịch vụ có giá trị cao,đạt tiêu chuẩn quốc tế và có giá trị gia tăng khá, đáp ứng yêu cầu của hội nhậpkinh tế quốc tế
Góp phần phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước
Để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, tạo điều kiện cho nhà đầu tư triểnkhai nhanh dự án, các khu công nghiệp phải có các chính sách ưu đãi về tàichính, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại (bao gồm cả hệ thống điệnnước, bưu chính viễn thông) Điều này không chỉ có tác dụng tạo điều kiện thuậnlợi cho các doanh nghiệp hoạt động mà còn có tác dụng kích thích sự phát triểnkinh tế của địa phương nơi có khu công nghiệp
Trang 25 Góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Khu công nghiệp là một mô hình mới được xây dựng và phát triển ở ViệtNam nên thực tế triển khai mô hình này còn nhiều bất cập trong quản lý nhànước về khu công nghiệp như phân cấp, ủy quyền trong khu công nghiệp, thủ tụchành chính trong đầu tư vào các khu công nghiệp, các vấn đề về thuế, hảiquan,… Thực trạng phát triển khu công nghiệp đã cho chúng ta nhiều bài họctrong quản lý nhà nước về khu công nghiệp nói riêng và quản lý nhà nước nóichung Đến nay bộ máy quản lý khu công nghiệp đã hình thành một cách thốngnhất từ trung ương đến địa phương bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quanquản lý khu công nghiệp cấp trung ương và các Ban quản lý các khu công nghiệpcấp tỉnh Việc phân cấp mạnh mẽ cho Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnhtrong việc quản lý hoạt động đầu tư trong khu công nghiệp, là nơi thực hiện tốt
cơ chế “một cửa tại chổ”, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư vào khucông nghiệp và cũng là nơi các cơ quan nhà nước “thử nghiệm” các chính sách
và ngày càng hoàn thiện các chính sách đó sao cho phù hợp với thực tế
2.1.2 Những vấn đề cơ bản về người lao động
2.1.2.1 Nhận thức về người lao động
Người lao động là những người trong độ tuổi lao động theo pháp luật quyđịnh Họ có cam kết lao động với chủ sử dụng lao động, thường là nhận yêu cầucông việc, nhận lương và chịu sự quản lý của chủ lao động trong thời gian làmviệc cam kết Kết quả lao động của họ là sản phẩm dành cho người khác sử dụng
và được trao đổi trên thị trường hàng hóa, sản phẩm chân tay thì giá trị trao đổithấp, sản phẩm trí óc thì giá trị trao đổi cao
- Theo Bộ Luật Lao động nước ta, người lao động là người đến tuổi laođộng, có khả năng lao động, đang có giao kết và thực hiện hợp đồng lao động vớichủ sử dụng lao động Luật Lao động cũng quy định rõ ràng, cụ thể về các quyền
và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia lao động, quy định về hợp đồng laođộng, xử lý tranh chấp hợp đồng lao động, các chế độ chính sách đãi ngộ, phúclợi xã hội bắt buộc
- Từ góc độ kinh tế học, người lao động là những người trực tiếp cung cấpsức lao động – một yếu tố sản xuất mang tính người và cũng là một dạng dịch vụ,
Trang 26hàng hóa cơ bản của nền kinh tế Những người đang lao động là những người cócam kết lao động, sản phẩm lao động đối với tổ chức, người khác.
2.1.2.2 Khái niệm và phân loại lao động di cư
Khái niệm
Theo nghĩa rộng, di cư là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong mộtkhông gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hayvĩnh viễn Với khái niệm này di cư đồng nhất với sự di động dân cư
Theo nghĩa hẹp, di cư là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ nàyđến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khônggian thời gian nhất định (Liên hiệp quốc) Khái niệm này khẳng định mối liên hệgiữa sự di chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới
Xuất cư là việc di chuyển nơi cư trú đi từ nơi này sang nơi khác, quốc gia nàysang quốc gia khác để sinh sống tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hoặc dài, làhành động di chuyển chỗ ở đến một vùng hay một quốc gia mới
Thuật ngữ “di cư lao động” được sử dụng trong đề tài này cùng một ý nghĩa
đó là nhằm phản ánh hiện tượng lao động dịch chuyển từ địa phương này (Originalarea) đến địa phương khác (Destination area) để làm việc và tạo thu nhập
Phân loại di cư
Theo địa bàn nơi đến: Di cư quốc tế và di cư nội địa
+ Di cư quốc tế: Di cư hợp pháp, di cư bất hợp pháp, chảy máu chất xám,
cư trú tị nạn, buôn bán người qua biên giới
+ Di cư nội địa: Di cư nông thôn-đô thị, di cư nông thôn-nông thôn ,di cư
đô thị-nông thôn, di cư đô thị-đô thị
- Theo độ dài thời gian cư trú:
+ Di chuyển lâu dài: thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc, vớimục đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi mới Phần lớn người di cư là do điềuđộng công tác, người tìm cơ hội việc làm mới và thoát ly gia đình,… Những đốitượng này thường không quay trở về sống tại quê hương cũ
+ Di chuyển tạm thời: khả năng quay trở về là chắc chắn Loại hình nàybao gồm các hình thức di chuyển làm việc theo thời vụ, đi công tác dài ngày,hoặc như trường hợp ra nước ngoài học tập rồi về nước
Trang 27+ Di cư mùa vụ, di chuyển con lắc: di chuyển của cư dân nông thôn vàothành phố trong thời kỳ những dịp nông nhàn, hoặc trong điều kiện thiếu việclàm thường xuyên, việc làm có thu nhập.
- Theo đặc trưng di cư
+ Di cư có tổ chức: hình thái di chuyển dân cư được thực hiện theo kếhoạch và các chương trình mục tiêu nhất định do nhà nước, chính quyền các cấpvạch ra và tổ chức, chỉ đạo thực hiện, với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể
xã hội
+ Di cư tự phát: Góp phần làm giảm sức ép về việc làm và đời sống khókhăn nơi xuất cư, góp phần vào việc bổ sung nhanh chóng nguồn lao động, đápứng nhu cầu, khai thác tài nguyên ở nơi mới định cư, người di dân tự do thườngkhá vững vàng về tâm lý, sẵn sàng chịu đựng, góp phần nâng cao thu nhập, xoáđói giảm nghèo tại nơi đi Tuy nhiên, di dân tự phát cũng đem lại một số tác độngtiêu cực cho nơi định cư như khai thác tài nguyên bừa bãi, gây ô nhiễm môitrường, tạo ra áp lực về xã hội cho địa phương mới đến
2.1.2.3 Các nguyên nhân dẫn đến di cư
Theo lý thuyết “Lực hút và lực đẩy” thì các nguyên nhân dẫn đến di cư gồm:
- Các lực hút tại các vùng có dân chuyển đến:
+ Đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hoà, môi trườngsống thuận lợi hơn
+ Cơ hội sống thuận tiện, dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, điều kiện sinhhoạt ổn định, có triển vọng cải thiện đời sống hơn,…
+ Môi trường văn hoá - xã hội tốt hơn nơi ở cũ
- Các lực đẩy tại những vùng dân chuyển đi có thể là do:
+ Điều kiện sống quá khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm
+ Đất canh tác ít, bạc màu, không có vốn và kỹ thuật để chuyển đổi ngànhnghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống
+ Mong muốn tìm đến những vùng đất có khả năng kiếm việc làm, tăngthu nhập, học hành của con cái, muốn cải thiện đời sống
+ Do nơi ở cũ bị giải tỏa, di dời, xây dựng đường xá hay các công trìnhcông cộng
Trang 28- Ngoài ra còn có những nguyên nhân mang bản chất xã hội nhưng tồn tại
ở cấp cá nhân như:
+ Muốn gần gũi, liên hệ với thân nhân, đoàn tụ gia đình
+ Bị mặc cảm, định kiến của xã hội không muốn ở lại cộng đồng nơi cưtrú, mong muốn đến nơi ở mới nhằm thay đổi môi trường xã hội và xây dựng cácmối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn
Theo cách tiếp cận kinh tế, người ta đã xem xét quá trình di dân từ haiphía là cung (supply) và cầu (demand)
Sự tồn tại nhu cầu lao động dịch vụ ở khu vực nơi đến là nguyên nhân dẫnđến sự gia tăng khả năng cung cấp lao động và dịch vụ thông qua di cư
2.2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu sơ cấp
- Để đảm bảo tính khoa học, tính chính xác của số liệu sơ cấp, tác giảchọn phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên để tiến hành thuthập số liệu Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi, tiến hành chọn
90 mẫu ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn trực tiếp các công nhân ở các khucông nghiệp Trà Nóc I và II, khu công nghiệp Hưng Phú I và II thuộc Quận BìnhThủy, Quận Cái Răng và Ô Môn, thành phố Cần Thơ
2.2.1.2 Số liệu thứ cấp:
- Sở Lao động – Thương binh & Xã hội thành phố Cần Thơ, Ban Quản
Lý các khu công nghiệp: Báo cáo tổng kết năm, báo cáo tình tình lao động tại cáckhu công nghiệp, các văn bản có liên quan đến đối tượng nghiên cứu;
- Các trường Đại học/Viện nghiên cứu, các tổ chức khác: các đề tài, dự
án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến nguồn nhân lực nguồn nhân lựctại các khu công nghiệp
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉtiêu như: tỷ lệ, tần suất, trung bình,… để phân tích thực trạng đời sống và việclàm của người lao động tại các khu công nghiệp
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng mô hình phân tích nhân tố để xác định cácnhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn khu công nghiệp của người lao động
Trang 29- Đối với mục tiêu 3: Dựa vào các kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và 2làm cơ sở đề xuất các giải pháp khả thi nhằm thu hút, giữ chân nguồn nhân lựctại các khu công nghiệp.
2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là việc mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ sốthống kê thông thường như số trung bình (Mean); số trung vị (Median); phươngsai (Variance); độ lệch chuẩn (Standar deviation)… cho các biến số liên tục, vàcác tỷ số ( Proportion) cho các biến số không liên tục Trong phương pháp thống
kê mô tả, các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định lượng
Bước đầu tiên để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu sốliệu thô là lập bảng phân phối tần số
Bảng phân phối tần số
Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng
tổ khác nhau Để lập một bảng phân phối tần số trước hết ta phải sắp xếp dữ liệutheo một thứ tự nào đó tăng dần hoặc giảm dần Sau đó thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định số tổ của dãy phân phối
Số tổ= [(2)* Số quan sát (n)]0.3333Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (k)
k= Xmax – Xmin/ số tổXmax: Lượng biến lớn nhất của dãy phân phốiXmin: Lượng biến nhỏ nhất của dãy phân phốiBước 3: Xác định giới hạn trên và dưới của mỗi tổ
Một cách tổng quát, giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏnhất của dãy số phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới cộng với khoảng cách tổ (k)
sẽ được giá trị cuả giới hạn trên, lần lượt cho đến tổ cuối cùng Giới hạn trên của
tổ cuối cùng thường là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối
Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vàogiới hạn của tổ đó Cuối cùng trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ
Phân phối tần số tích lũy
Phân phối tần số tích lũy (hay tần số cộng dồn) đáp ứng mục đích kháccủa phân tích thống kê là khi thông tin được đòi hỏi muốn biết tổng số quan sát
mà giá trị của nó thì ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó
Trang 30số làm 2 phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau.
- Mode (kí hiệu: Mo): là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng
số hay trong một dãy số phân phối
- Phương sai: là trung bình giữ bình phương các độ lệch giữa các biến
và trung bình của các biến đó
- Độ lệch chuẩn: là căn bậc hai của phương sai
2.2.2.2 Phân tích bảng chéo
Định nghĩa
Phân tích bảng chéo (Cross – tabulation): là một kỹ thuật thống kê mô tảhai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến
có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt
Mô tả dữ liệu bằng Cross-Tabulation được sử dụng rộng rãi trong nghiêncứu bởi vì: (1) Kết quả của nó có thể được giải thích và hiểu được một cách dễdàng đối với các nhà quản lý không có chuyên môn thống kê; (2) Sự rõ ràngtrong việc giải thích cung cấp sự kết hợp chặt chẽ giữa kết quả nghiên cứu vàquyết định trong quản lý; (3) Chuỗi phân tích Cross-Tab cung cấp những kết luậnsâu hơn trong hững trường hợp phức tạp; (4) Làm giảm bớt các vấn đề của các ô(cells); (5) Tiến hành đơn giản
Phân tích Cross-Tab hai biến
- Bảng phân tích Cross-Tabulation hai biến còn goi là bảng tiếp liên(Contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến
- Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng là tùy thuộc vào việcbiến đó là biến phụ thuộc hay biến độc lập Thông thường khi xử lý biến xếp cột
là biến độc lập, biến hàng là biến phụ thuộc
2.2.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụngchủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu
Trang 31thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau
và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta
có thể sử dụng được Trong phân tích nhân tố không có sự phân biệt biến phụthuộc và biến độc lập Mối quan hệ giữa nhiều biến được xác định và đại diện bởimột vài nhân tố (hay nói cách khác một nhân tố đại diện cho một số biến) Phântích nhân tố được sử dụng trong trường hợp người nghiên cứu cần nhận diện mộttập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít, không có tương quan với nhau
để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau để thực hiện một phân tích
đa biến tiếp theo sau như hồi qui hay phân tích biệt số
Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằngphương trình:
Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + … + AimFm + ViUiTrong đó:
Xi : biến thứ i được chuẩn hóa
Aij: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i
F: các nhân tố chung
Vi: hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i
Ui: nhân tố đặc trưng của biến i
m: số nhân tố chung
Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung.Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyếntính của các biến quan sát:
Fi = wi1x1 + wi2x2 + … + wikxkTrong đó:
Fi: ước lượng nhân tố thứ i
wi: trọng số hay hệ số điểm nhân tố
k: số biến
Trang 32CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông Bên cạnh đó,Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặc
- Khí hậu: Có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa Mùa khô
từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ trung bình cáctháng từ 26 đến 28 dộ Có số giờ nắng cao nhất trong năm vào các tháng 1,2,3.Giờ nắng trung bình trong các tháng này từ 190 giờ đến 240 giờ Mùa mưa từtháng 05 đến tháng 11; gió mùa Tây Nam Nhiệt độ trung bình các tháng mùamưa từ 26 đến 27 độ Mưa tập trung trong các tháng 9,10 trung bình lượng mưaphổ biến trong tháng từ 220 mm đến 420 mm Các tháng cuối mùa gây ngập úngtrên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ thượng nguồn đổ về
3.1.3 Dân số và lao động
Theo kết quả sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân
số cả nước tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85,789 triệu người.Tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 1999-2009 là 1,2% Trong tổng dân số, dân
Trang 33số thành thị 25,4 triệu người, chiếm 29,6% tổng dân số; dân số nông thôn 60,4triệu người, chiếm 70,4%; dân số nam 42,5 triệu người, chiếm 49,5% tổng dânsố; dân số nữ 43,3 triệu người, chiếm 50,5% Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2009
ở mức 98,1 nam trên 100 nữ
Cũng theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số trong độtuổi lao động cả nước là 55 triệu người, trong đó 45,2 triệu người thuộc lực lượnglao động trong độ tuổi, chiếm 82,2% tổng dân số trong độ tuổi lao động Số lao độngtrong độ tuổi đang làm việc là 43,9 triệu người, chiếm 51,1% tổng dân số, bao gồm:lao động khu vực thành thị gần 12 triệu người, chiếm 27% tổng lao động trong độtuổi đang làm việc; lao động khu vực nông thôn 31,9 triệu người, chiếm 73% Tỷ lệlao động có trình độ học vấn trung học cơ sở trở lên là 56,7% so với tổng số laođộng trong độ tưổi, trong đó tỷ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông trở lên là27,8% Lực lượng lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên chiếm 5,3%tổng lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó thành thị 14,4%; nông thôn 1,8%;nam 5,6%; nữ 5% Tại thời điểm điều tra, cả nước có 1,3 triệu lao động trong độ tuổithất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 2,9% (cao hơn mức 2,38% của năm 2008), trong đó
tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,64%, xấp xỉ năm 2008; khu vực nông thôn là2,25%, cao hơn mức 1,53% của năm 2008
3.1.4 Thành tựu kinh tế xã hội
- Năm 2005: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngtheo giá thực tế: 10414,5 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người (theo giá hiệnhành) ước đạt 11,6 triệu đồng Khách du lịch: 1,3 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt
228 tỷ đồng Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh 1994: 728,3 tỷ đồng Giátrị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994: 6738,9 tỷ đồng Diện tích mặtnước nuôi trồng thuỷ sản: 12,5 nghìn ha Sản lượng thủy sản: 90237 tấn Số thuêbao điện thoại có đến 31/12: 224630;
- Năm 2006: Giá trị sản xuất toàn ngành xuất nông nghiệp (giá cố định năm1994) 3.821,260 tỷ đồng Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994):9.983,3 tỷ Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ đạt 12.400 tỷ đồng Kimngạch xuất khẩu hàng hóa ước thực hiện 444,6 triệu USD Kim ngạch nhập khẩuước thực hiện 281,98 triệu USD Đào tạo nghề cho 1.400 lao động, giải quyết việclàm 39.539 lao động Doanh thu toàn ngành du lịch năm 2006 ước đạt 292 tỷ đồng
Trang 34Tổng số máy điện thoại trên địa bàn: 408.048 máy (bao gồm số thuê bao điện thoại
cố định và điện thoại di động) Toàn thành phố có 13.730 thuê bao Internet
- Năm 2007: Tăng trưởng kinh tế (GDP): 16,27%; (khu vực kinh tế nhànước tăng 15,7%, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 15,4%, khu vực có vốnđầu tư nước ngoài tăng 20,36%) Thu nhập bình quân đầu người (quy USD) đạt1.122 USD Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) ước thực hiện12.219,32 tỷ đồng Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ 15.868,49 tỷđồng Kim ngạch xuất khẩu: 525,8 triệu USD Khách du lịch: hơn 1,7 triệu Khốilượng vận chuyển hàng hóa: 8,342 triệu tấn, vận chuyển hành khách: 98,87 triệulượt Số máy điện thoại/100 dân: 44 máy Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâmnghiệp - thủy sản (giá cố định 1994) ước thực hiện 4.025,29 tỷ đồng Diện tíchlúa cả năm 207.596 ha, sản lượng 1,13 triệu tấn Diện tích cây ăn trái 18.000 ha,sản lượng 132.850 tấn Diện tích nuôi thủy sản 15.000 ha, sản lượng nuôi:143.144 tấn Tổng số doanh nghiệp: 6.292 doanh nghiệp thuộc các loại hình đanghoạt động Số trường học đạt chuẩn quốc gia: 27/341 Tổng số học sinh đầu nămhọc 2007-2008: 209.271 học sinh (kể cả nhà trẻ, mẫu giáo) Tỷ lệ xã phường, thịtrấn có trạm y tế: 93,42% Tỷ lệ giường bệnh/100 dân: 20,62 giường; 59,15 %trạm y tế có bác sĩ Đưa vào hoạt động các bệnh viện: Tây Đô, Hoàn Mỹ CửuLong và Đa khoa Trung ương Cần Thơ Đào tạo nghề cho 31.700 lao động Giảiquyết việc làm cho 40.849 lao động trong đo, giải quyết việc làm trong nước:40.549 lao động, xuất khẩu: 300 lao động
- Năm 2008: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh
1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vựcdịch vụ tăng 7,2% Trong 6,23% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vựcnông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm; công nghiệp, xâydựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần trăm.Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48%của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7,0%, Vốn đầu tư toàn xãhội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 637,3 nghìn tỷ đồng, bằng43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007, bao gồm vốn khu vực Nhà nước184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% tổng vốn và giảm 11,4%; khu vực ngoài Nhà
Trang 35nước 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng 42,7%; khu vực có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 29,8% và tăng 46,9%, nhưng trongbối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nềnkinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn.
- Năm 2009: Theo đà suy giảm kinh tế những tháng cuối năm 2008, tốc độtăng tổng sản phẩm trong nước quý I/2009 chỉ đạt 3,14%, là quý có tốc độ tăngthấp nhất trong nhiều năm gần đây; nhưng quý II, quý III và quý IV của năm
2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đã nâng dần lên lần lượt là 4,46%;6,04% và 6,9% Tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%,bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%; khu vực côngnghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63% Với mục tiêu ưutiên là ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong năm qua Chínhphủ đã tập trung thực hiện các gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng; đồng thời chỉđạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm nhằm nâng caohiệu quả vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhờ vậy, vốn đầu tư toàn xãhội thực hiện năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng15,3% so với năm 2008 và bằng 42,8% GDP, bao gồm vốn khu vực Nhà nước
245 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,8% tổng vốn và tăng 40,5%; khu vực ngoài Nhànước 278 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,5% và tăng 13,9%; khu vực có vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài 181,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,7% và giảm 5,8%
3.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN CẢ NƯỚC
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam
Tiền thân hình thành khu công nghiệp ở Việt Nam là Khu kỹ nghệ BiênHòa, được thành lập năm 1963 (nay là khu công nghiệp Biên Hòa) Nơi này có vịtrí địa lý thuận lợi cho phát triển công nghiệp, đây cũng là khu công nghiệp lớnnhất sau ngày Miền nam giải phóng
Tháng 11/1991 khu công nghiệp Tân Thuận được thành lập, đánh dấu sự
ra đời và hoạt động của khu công nghiệp đầu tiên ở nước ta Khu công nghiệpTân Thuận có diện tích 300ha, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 88,92triệu USD, chủ đầu tư là Công ty liên doanh xây dựng và kinh doanh khu côngnghiệp xuất khẩu Tân Thuận, liên doanh giữa Công ty Phát triển công nghiệp
Trang 36Tân Thuận và hai đối tác Pan Viet và Central Trading (Đài Loan) Khu côngnghiệp Tân Thuận gần sân bay, gần cảng lớn, cách trung tâm TP Hồ Chí Minhkhoảng 4km, là khu công nghiệp được chọn làm thí điểm cho mô hình phát triểnkhu công nghiệp sau này Khu công nghiệp Tân Thuận được các cấp lãnh đạoTrung ương và địa phương quan tâm chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiệnthuận lợi để hoạt động ổn định và phát triển.
Tính đến cuối năm 2007, cả nước đã có 154 khu công nghiệp được thànhlập với tổng diện tích tự nhiên gần 33.000 ha Hiện các khu công nghiệp có 5.770
dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn đầu tư là 31 tỷ USD và 200ngàn tỷ đồng
Cho đến nay các khu công nghiệp đã và đang làm thay đổi đời sống kinh
tế, xã hội của những khu vực trước đây còn là những vùng hoang hóa, nay trởthành những vùng công nghiệp, vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, nhữngtrung tâm văn hóa phát triển, đóng vai trò tích cực trong sự nghiệp Công nghiệphóa – Hiện đại hóa đất nước, tạo môi trường thuận lợi để hội nhập kinh tế khuvực và thế giới
3.2.2 Kinh nghiệm xây dựng và thu hút đầu tư của các Khu công nghiệp ở Việt Nam
Sự thành công của khu công nghiệp là chọn đúng vị trí, chọn đúng đối tác,
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội, trình độ văn hoá, tay nghề sẵnsàng đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư (điện nước, đường, bưu chính viễn thông,…).Bên cạnh đó cơ chế một cửa tại chỗ có ý nghĩa trực tiếp thúc đẩy quá trình pháttriển khu công nghiệp là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình quản lýkhu công nghiệp Các khu công nghiệp thành công gồm:
Khu công nghiệp Tân Thuận (TP.HCM)
Khu công nghiệp Tân Thuận ra đời đúng thời điểm khi mà Nhà nước mởcửa thu hút đầu tư, với cơ chế quản lý năng động và hạ tầng đầy đủ đã nhanhchóng thành công Được Trung ương và thành phố ưu ái riêng với nhiều cơ chế,
uỷ quyền rộng hơn các tỉnh khác
Việc tự đảm bảo kinh phí, thu trên tỷ lệ doanh thu xuất khẩu đã tạo điềukiện cho HEPZA tự chủ về tài chính trong hoạt động Đó là những yếu tố tạo nênthành công của khu công nghiệp Tân Thuận, lấp đầy diện tích cho thuê
Trang 37 Khu công nghiệp Biên Hoà II (Đồng Nai)
khu công nghiệp hình thành vào đúng thời cơ đất nước mở cửa, chọn vị tríhợp lý, giao giữa hai Quốc lộ, kết hợp với việc đơn vị hạ tầng khu công nghiệp
có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng đã cung cấp các công trình hạ tầng tốt nênchỉ trong 4 năm 1995-1998 đã có gần 100 dự án đầu tư dù giá thuê đất và chi phí
hạ tầng rất cao so với thời điểm bấy giờ
Qua những lần giảm giá, nhưng đơn vị hạ tầng vẫn thu được giá cao vớidiện tích đất cho thuê kín, đáp ứng đầy đủ hạ tầng cho các nhà đầu tư, dù giá caonhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư vào khu công nghiệp này Đến nay, diện tích khucông nghiệp Biên Hoà II đã lấp đầy, tiếp tục mở rộng khu công nghiệp
3.2.3 Tình hình hoạt động của các Khu công nghiệp ở Việt Nam
Với tình hình chính trị trong nước ổn định những chính sách ưu đãi, cơ sở
hạ tầng được cải thiện nâng cấp, các khu công nghiệp ở Việt Nam đã thật sự hấpdẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước Cụ thể như sau:
3.2.3.1 Tình hình thu hút vốn đâu tư vào các Khu công nghiệp
Về tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp:Theo Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến cuối năm 2007
cả nước hiện có 154 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tựnhiên gần 33.000 ha, phân bổ trên 54 địa phương, 10 Khu kinh tế được thành lậpvới tổng diện tích đất tự nhiên xấp xỉ 550.000 ha và 2 khu công nghiệp (Hoà Lạc
và TP Hồ Chí Minh) Trong hơn 16 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp
và hơn 3 năm thành lập KKT cho thấy khu vực này có đóng góp ngày càng quantrọng trong việc thu hút vốn ĐTNN, đến cuối năm 2007 đã thu hút gần 2.700 dự
án ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 31 tỷ USD, chiếm 34% về
số dự án và 37% tổng vốn đăng ký của cả nước Các dự án đầu tư công nghiệpđang có xu hướng tăng nhanh tại các khu công nghiệp
Về tình hình thu hút vốn đầu tư trong nước vào khu công nghiệp: Tính đếncuối năm 2007 các khu công nghiệp đã thu hút được 3.070 dự án đầu tư trongnước với tổng số vốn đạt gần 200 ngàn tỷ đồng
Như vậy, tính đến cuối năm 2007 các dự án đầu tư trong nước và nướcngoài vào khu công nghiệp gần 5.770 dự án với số vốn đầu tư là 31 tỷ USD và
200 ngàn tỷ đồng, các khu công nghiệp rất đa dạng về hình thức đầu tư
Trang 383.2.3.2 Tình hình cho thuê đất trong các Khu công nghiệp
Tính đến cuối tháng 08 năm 2007, cả nước có 150 khu công nghiệp trong
đó đã cho thuê được 11.413,8 ha, bằng 59,9% tổng diện tích đất công nghiệp cóthể cho thuê Riêng các khu công nghiệp đã vận hành cho thuê được 9.554 ha, đạt
tỷ lệ lấp đầy trên 70,4% Tình hình thuê đất tại các khu công nghiệp được thểhiện ở bảng 1
Bảng 1: TÌNH HÌNH THUÊ ĐẤT Ở KHU CÔNG NGHIỆP
Diện tích (ha)
STT Địa phương
Số lượng
khu công nghiệp
Đất tự nhiên
Đất CN có thể cho thuê
Đất cho thuê
Tỉ lệ (%)
4 TP Hồ Chí Minh 15 2.900,2 1.750,0 1.095,9 93,1
5 Miền Đông Nam Bộ 49 13.447,8 8.932,2 5.420,2 55,5
6 Miền Tây Nam Bộ 22 4.120,5 2.729,6 1.046,0 48.4
TỔNG CỘNG 150 32.324,7 21.376,4 11.413,8 59,9
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2007
Từ bảng 1 trên cho thấy:
Địa phương có nhiều khu công nghiệp đã cho thuê trên 50% diệntích đất công nghiệp là các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc, miền Trung, TP Hồ ChíMinh và miền Đông Nam Bộ Trong đó, TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ lắp đầy diệntích khu công nghiệp lớn nhất đạt 93,1%; các tỉnh miền Đông Nam Bộ có sốlượng khu công nghiệp lớn nhất cả nước với 49 khu công nghiệp Đa phần cáckhu công nghiệp này đã đi vào hoạt động và đã phát huy tốt hiệu quả của nó
Địa phương có ít khu công nghiệp là khu vực Tây Nguyên và miền TâyNam Bộ Trong đó, khu vực Tây Nguyên có số khu công nghiệp ít nhất với 4 khu
và tỉ lệ lấp đầy thấp nhất cả nước đạt 25,6% Đa phần các khu này mới có quyếtđịnh thành lập, đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Hiện nay xu hướng thành lập thêm các khu công nghiệp được chuyển địađiểm đầu tư từ khu vực đã phát triển khu công nghiệp từ lâu như TP Hồ Chí
Trang 39Minh, Đồng Nai, Bình Dương sang khu vực có nhiều tiềm năng, nhưng mới pháttriển như Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía Nam; từ Hà Nội sang các tỉnh lâncận như: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương ở phía Bắc.
3.2.3.3 Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư trong số các DN trong khu côngnghiệp đã được cấp giấy phép, có gần 3.500 DN đã đi vào hoạt động sản xuất kinhdoanh, các DN còn lại đang trong quá trình xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng nhàxưởng để đi vào sản xuất Trong thời gian qua, giá trị sản lượng hàng hóa cũngnhư giá trị xuất khẩu hàng hóa ở các khu công nghiệp tăng trưởng ở mức độ cao.Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệptrong 6 tháng đầu năm 2007 đạt khoảng 144,9 nghìn tỷ, tăng khoảng 28%; giá trịxuất khẩu đạt gần 64,4 nghìn tỷ, tăng khoảng 30% so với cùng ký năm 2006, nộpngân sách đạt trên 11,2 nghìn tỷ đồng Giá trị sản xuất hàng hóa và kim ngạch xuấtkhẩu của tất cả các khu công nghiệp trong những năm gần đây
Bảng 2: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP VÀ CẢ NƯỚC
Nguồn: Vụ Quản lýkhu công nghiệp- Bộ KH và ĐT & Tổng cục Thống kê năm 2007
3.2.3.4 Tình hình lao động trong khu công nghiệp
Tính đến cuối năm 2007, các khu công nghiệp đã tạo việc làm cho hơn 1triệu lao động trực tiếp sản xuất và khoảng hơn 2 triệu lao động gián tiếp
Trang 40(3.127.417 bao gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp) Số lao động trực tiếp nàychủ yếu tập trung tại một số tỉnh, thành phố lớn, có tiềm năng như TP HCM với214.438 lao động, Đồng Nai là 197.927 lao động, TP Hà Nội thu hút 26.150 laođộng, TP Đà Nẵng là 44.883 lao động và TP Cần Thơ là 14.331 lao động và TiềnGiang 7.588 lao động Là một thế hệ lao động mới đang được hình thành từ cáccác khu công nghiệp sẽ là tài sản vô giá bảo đảm thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐHtrong điều kiện hội nhập.
3.2.3.5 Quản lý của Nhà nước trong khu công nghiệp
Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 50 Ban Quản lý các khu côngnghiệp cấp tỉnh, thành được thành lập Theo quy định hiện hành, các bộ, ngành
ủy quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm
vụ quản lý nhà nước như: Bộ kế hoạch và Đầu tư đã ủy quyền việc cấp, điềuchỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài đến 40 triệuUSD với những điều kiện nhất định: Bộ Thương mại đã ủy quyền phê duyệt kếhoạch xuất nhập khẩu và quản lý hoạt động thương mại: Bộ Lao động và Thươngbinh xã hội ủy quyền việc cấp phép cho người lao động nước ngoài,… Bên cạnh
đó, cùng với việc cải thiện các thủ tục hành chính chung của cả nước, các bộ,ngành và UBND cấp tỉnh cũng đã ban hành những chính sách đơn giản hóa, giảmthiểu các thủ tục hành chính, chế độ công khai thủ tục để tạo điều kiện thuận lợicho các nhà đầu tư Đồng thời, các cơ quan quản lý chuyên ngành như: hải quan,ngân hàng, công an,… cũng đã được thành lập tại các khu công nghiệp
Công tác cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận, quản lý đầu tư theo phân cấptại các địa phương đã dần đi vào nề nếp Các địa phương có nhiều thuận lợi đểthực hiện cơ chế “một cửa” trong quản lý nhà nước về đầu tư, thông qua vai tròquản lý đầu tư của Ban quản lý Song song với cơ chế cấp, điều chỉnh Giấychứng nhận đầu tư nhanh gọn, cơ chế thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đã được tăngcường từ cấp Trung ương tới cấp địa phương (Nghị định số 29/2008/NĐ-CP).Nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra đã được tổ chức, phát hiện kịp thời những sai sót,sai phạm, những điểm còn yếu kém trong công tác quản lý nhà nước đối với cáckhu công nghiệp để kịp thời chấn chỉnh
Trên cơ sở cơ chế ủy quyền này đã hình thành và phát huy được cơ chếquản lý “một cửa, tại chỗ” Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh đã được trao