Mối quan hệ giữa phán đoán đơn đoán trên hình vuông lôgich Trong cuộc sống luôn tồn tại những phán đoán. Không phải ngẫu nhiên mà sinh ra các phán đoán, chúng luôn có mối quan hệ với nhau, mối quan hệ đó là gì? Môn học này có nhiều nội dung liên quan, một trong những nội dung được nghiên cứu trong chương trình là : “ Hình vuông logich” và đây cũng la đề tài thảo luận của nhóm… Thông qua bài thảo luận này chung ta sẽ tim hiểu về mối quan hệ giữa các phán đoán đơn dựa trên hình vuông logich và sẽ lấy ví dụ cu thể để trình bày rõ hơn mối quan hệ của chúng.
Trang 1MỤC LỤC
A Lời mở đầu……… 1
B cơ sở lý thuyết I Khái niệm_cấu trúc_phân loại phán đoán đơn……… 2
1.1 Khái niệm……….2
1.2 Cấu trúc……… 2
1.3 Phân loại ……… 2
1.3.1 Phân loại phán đoán theo chất……… 2
1.3.2 Phân loại phán đoán theo lượng……… 3
1.3.3 Phân loại phán đoán theo chất và lượng……… 4
II.Mốiquan hệ giữa phán đoán đơn đoán trên hình vuông lôgic……… 5
2.1 quan hệ đối chọi……… 6
2.2quan hệ mâu thuẫn……….7
2.3 quan hệ thứ bậc……….8
C Kết luận 9
Trang 3A: Mở đầu
Tư duy của con người phụ thuộc vào quy luật logic và diễn ra dưới các hình thức logic không phụ thuộc vào khoa học logic Con người suy nghĩ một cách logic ngay cả khi không biết rằng tư duy của mình thuộc quy luật logic Tri thức logic học nâng cao trình độ tư duy, tạo ra thói quen cho suy nghĩ thông minh hơn, góp phần vào việc nâng cao tính chính xác, tính liên tục và triệt để, tính chứng minh của lập luận, tăng cường hiệu quả và niềm tin của lời nói
Trong cuộc sống luôn tồn tại những phán đoán Không phải ngẫu nhiên mà sinh
ra các phán đoán, chúng luôn có mối quan hệ với nhau, mối quan hệ đó là gì? Môn học này có nhiều nội dung liên quan, một trong những nội dung được
nghiên cứu trong chương trình là : “ Hình vuông logich” và đây cũng la đề tài
thảo luận của nhóm… Thông qua bài thảo luận này chung ta sẽ tim hiểu về mối quan hệ giữa các phán đoán đơn dựa trên hình vuông logich và sẽ lấy ví dụ cu thể để trình bày rõ hơn mối quan hệ của chúng
1
Trang 4B: lý thuyết
I Khái niệm_cấu trúc_phân loại phán đoán đơn
1.1 khái niệm phán đoán đơn :
Phán đoán đơn là phán đoán được tạo thành từ mối liên hệ giữa hai khái niệm hoặc giữa khía niệm với một thuộc tính
1 2 cấu trúc logic của phán đoán đơn :
Mỗi phán đoán đơn bao gồm 2 thành phần cơ bản:
- Chủ từ: chỉ đối tượng ký hiệu : S
- Vị từ : chỉ mọi thuộc tính mà phán đoán phản ánh ký hiệu : P
=> Chủ từ và vị từ trong phán đoán đơn gọi chung là thuật ngữ
Ngoài ra còn có những thành phần sau:
- Lượng từ : chỉ số lượng các đối tượng thuộc ngoại diên của chủ từ có tham gia vào phán đoán có thể là toàn bộ (mọi, tất cả ký hiệu:∀ ), có thể là bộ phận (một
số, đa số ký hiệu: ∃
)
- Hệ từ: là bộ phận dùng để kết nối quan hệ chủ từ với vị từ
Ví dụ:
- Mọi người đi học
Trong một số trường hợp , lượng từ được ẩn khuyết
1.3 Phân loại phán đoán đơn
1.3.1 Phân loại phán đoán theo chất.
Chất của phán đoán biểu hiện ở liên từ lôgic liên từ lôgic phản ánh mối liên hệ giữa chủ từ (S) và vị từ (P), hoặc quy S vào cùng lớp với P ( liên từ khẳng định), hoặc tách S ra khỏi lớp P(liên từ phủ định)
- Phán đoán khẳng định: là phán đoán xác nhận S cùng lớp với P
Trang 52
Công thức :S là P
Ví dụ: - Sắt là kim loại
- Mặt trăng là vệ tinh của trái đất
Thông thường phán đoán khẳng định có liên từ lôgic Là
Trong nhiều trường hợp không có liên từ Là mà vẫn lầ phán đoán khẳng định
Ví dụ: - Rùa đẻ ra trứng
- Trái đất quay xung quanh mặt trời
- Phán đoán phủ định: là phán đoán xác nhận S không cùng lớp với P
Công thức: S không là P
Ví dụ: - Thủy ngân không phải là chất rắn
- Nhà văn không là người lao động chân tay
- Liên từ lô gic của PĐ phủ định: KHÔNG LÀ, KHÔNG PHẢ LÀ
1.3.2 Phân loại phán đoán theo lượng
- Lượng của phán đoán biểu hiện ở chủ từ (S), nó cho biết có bao nhiêu đối tượng của S thuộc hay không thuộc về P
- Phán đoán chung (phán đoán toàn thể): là phán đoán cho biết mọi đối tượng của S đều thuộc hoặc không thuộc về
Công thức: - Mọi S là P
- Mọi S không là P
Ví dụ: - Mọi kim loại đều là chất dẫn điện
- Mọi con sáo đều không đẻ dưới nước
Phán đoán chung thường được bắt đầu bằng các lượng từ phổ biến, Mọi, Tất cả, Tập thể v.v
3
Trang 6- Phán đoán riêng (phán đoán bộ phận): Là phán đoán cho biết chỉ có một số đối tượng của S không thuộc hoặc thuộc về P
Công thức: - Một số S là P
- Một số S không là P
Ví dụ: - Một số thanh niên là những nhà quản lý giỏi
- Một số sinh viên không phải là đoàn viên
Phán đoán bình thường được bắt đầu bằng các lượng từ bộ phận: Một số, Hầu hết, Nhiều, Đa số, Một vài, v.v
- Phán đoán đơn nhất: Là phán đoán cho biết đối tượng cụ thể, duy nhất trong hiện thực thuộc hoặc không thuộc về P
Công thức: - S là P
- S không là P
Chú ý: Có thể coi phán đoán đơn nhất là một loại đặc biệt của phán đoán chung
1.3.3 Phân loại phán đoán theo chất và lượng
- Phán đoán khẳng định chung (phán đoán A)
Công thức: Mọi S là P
Ký hiệu: Asp hoặc SaP
Ví dụ: Mọi người Việt Nam đều yêu nước
- Phán đoán khẳng định riêng (phán đoán I)
Công thức: Một số S là P
Ký hiệu: Isp hoặc SiP
Ví dụ: Một số chân là chân giả
- Phán đoán phủ định chung (phán đoán E)
Công thức: Mọi S không là P
Trang 74
Ký hiệu: Esp hoặc SeP
Ví dụ: tất cả các bạn đều không ăn cắp
- Phán đoán phủ định riêng (phán đoán O)
Công thức: Một số S không là P
Ký hiệu: Osp hoặc SoP
Ví dụ: Một số chân không là chân thật
II.Mốiquan hệ giữa phán đoán đơn đoán trên hình vuông lôgic
Từ cặp khái niệm S và P, ta luôn xây dựng được 4 phán đoán với chủ từ S, vị
từ P: SaP, SiP, SeP và SoP Các phán đoán naayfcos quan hệ với nhau
Hình vuông logic: Hình vuông thể hiện quan hệ giữa các phán đoán
A đối chọi E
Thứ bậc Thứ bậc
I đối chọi O
2.1 Quan hệ đối chọi:
là quan hệ của các phán đoán có cùng lượng nhưng khác nhau về chất (A và E, I
và O)
5
Quan hệ A và E:
Trang 8được gọi là quan hệ đối chọi chung hoặc quan hệ đối chọi trên
Hai phán đoán A và E không thể đồng thời đúng, nhưng có thể đồng thời đúng, nhưng có thể đồng thời sai
Ví dụ: - tất cả các dòng song đều chảy (A) : đúng
- Tất cả các dòng sông đều không chảy (E) : sai
Hai phán đoán trên không đồng thời đúng
- Mọi sinh viên đều giỏi tiếng Nga (A) : sai
- Mọi sinh viên đều không giỏi tiếng Nga (E) : sai
Hai phán đoán trên đồng thời sai
Kết luận:
-Nếu A đúng thì E sai và ngược lại nếu E đùng thì A sai
- Nếu A sai thì E không xác định (có thể dung đúng hoặc sai) và ngược lại nếu E sai thì A không xác định (có thể đúng hoặc sai)
Quan hệ I và O:
Được gọị là quan hệ đối chọi trên hoặc quan hệ đối chọi dưới
Hai phán đoán I và O không thể đồng thời sai nhưng có thể đồng thời đúng
Ví dụ:
- Một số nhà bác học được nhận giải thưởng Nobel (I) : đúng
- Một số nhà bác học không được nhận giải thưởng Nobel (O) : đúng Hai phán đoán trên đồng thời đúng Nhưng:
- Một số kim loại không dẫn điện (O) :sai
- Một số kim loại dẫn điện (I) : đúng
6
Hai phán đoán trên không đồng thời sai
Kết luận:
Trang 9- Nếu I sai thì O đúng và ngược lại nếu O sai thì I đúng
- Nếu I đúng thì O không xác định (có thể đúng hoặc sai ) và ngược lại nếu
O đúng thì I không xác định ( có thể đúng hoặc sai)
2.2 quan hệ mâu thuẫn:
là quan hệ giữa các phán đoán khác cả về chất và lượng (A và O, E và I )
Hai phán đoán có quan hệ mâu thuẫn (A và O, E và I ) nếu phán đoán này đúng thì phán đoán kia sai và ngược lại
Ví dụ:
- Mọi người đều có óc (A) : đúng
- Một số người không có óc (O) : sai
- Một số người thích cải lương (I) : đúng
- Mọi người đều không thích cải lương (E) : sai
3 2 Quan hệ thứ bậc :
Là quan hệ giữa các phán đoán có cùng chất nhưng khác nhau về lượng (A và
E, O và I)
Hai phán đoán có quan hệ thứ bậc nếu phán đoán toàn thể đúng thì phán đoán
bộ phận cũng đúng:
A đúng # I đúng E đúng # O đúng
Ví dụ:
- Mọi người đều lên án bọn tham nhũng (A) : đúng
- Nhiều người lên án bọn tham nhũng (I) : đúng
- Không một ai tanh được cái chết (e) :đúng
- Một số người không tránh được cái chết (O) : đúng
7
Nếu phán đoán bộ phận (khẳng định hoặc phủ định ) sai thì phán đoán toàn thể (khẳng định hoặc phủ định tương ứng ) cũng sai
I sai# A sai, O sai # E sai
Trang 10Ví dụ :
- Nhiều con mèo đẻ ra trứng (I) : sai
- Mọi con mèo đều đẻ ra trứng (A) : sai
- Một số người không cần thở (O) : sai
- Mọi người sống đều không cần thở (E) : sai
Kết luận chung:
Từ quan hệ của các phán đoán trong hình vuông logic Khi biết giá trị logic của một phán đoánngười ta có thể biết được giá trị logic của các phán đoán còn lại: Nếu A đúng # O sai, O sai # E sai, E sai # I đúng.Do đó : A (đ) # O (s), E (s) # I (đ)
Nếu A sai # O đúng, O đúng # E không xác định, E không xác định # I không xác định Do đó : A(s) # O (đ) E và I không xác định
8
C kết luận
Trang 11Trong hoạt động thực tiễn, tư duy và nhận thức lí luận con người luôn luôn sử dụng tất cả các hình thức và quy luật của tư duy Đặc biệt, trong nhận thức khoa học có thể không có tri thức về hình thức và quy luật tư duy logic nghiên cứu Khoa học logic có lợi và cần thiết cho mọi người Nhưng tùy theo nghề nghiệp của mỗi người logic có giá trị đặc biệt nhất định Tri thức cơ bản của logic học đặc biệt quan trọng trong quá trính nắm vững tri thức mới, trong nghiên cứu khoa học, trong giảng dạy và học tập, viết luận văn và bài phát biểu Nó giúp cho việc phát hiện sai lầm logic của bản than và của người khác Nó tìm ra con đường ngắn nhất và đúng đắn để nâng cao trình độ tư duy của mình cũng như tránh khỏi sai lầm logic do vô tình hay hữu ý phạm phải nhưng không được tuyệt đối hóa vai trò của logic ngay cả trong lĩnh vực tư duy Tuy nó có tác dụng
to lớn trong tư duy, song nó vẫn phụ thuộc vào thực tiễn Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí Bất kì tri thức nào cũng được thực tiễn kiểm nghiệm Hai mặt lí luân và thưc tiễn phải gắn liền, liên kết chặt chẽ, hữu cơ với nhau Muốn đạt được kết quả cao trong nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn phải nắm vững, trước hết là logic Từ đó, con người vận dụng linh hoạt vào cuộc song để đưa ra các phán đoán chuẩn xác dựa trên mối quan hệ của các phán đoán
9