1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

5 đề tài thảo luận môn kinh tế vĩ mô nâng cao

26 5,8K 99

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 264,83 KB

Nội dung

PHẦN 1: Chủ đề 1: Trong mô hình MundellFleming (hoặc mô hình ISLMBP nếu có) với tỷ giá hối đoái thả nổi, tư bản vận động tự do, hãy giải thích điều gì xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại khi a)chính phủ tăng thuế. b)khi hạn ngạch nhập khẩu được dỡ bỏ. c)khi cung tiền giảm xuống. d)chính phủ giảm thuế nhập khẩu. e)Điều gì sẽ xảy ra ở các ý của câu a) và câu b), c) và d) nếu tỷ giá hối đoái được cố định chứ không phải thả nổi?Bạn có ngụ ý gì cho chính sách kinh tế của Việt Nam?

Trang 1

PHẦN 1: Chủ đề 1: Trong mô hình Mundell-Fleming (hoặc mô hình IS-LM-BP nếu

có) với tỷ giá hối đoái thả nổi, tư bản vận động tự do, hãy giải thích điều gì xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại khi

a) chính phủ tăng thuế

b) khi hạn ngạch nhập khẩu được dỡ bỏ

c) khi cung tiền giảm xuống

d) chính phủ giảm thuế nhập khẩu

e) Điều gì sẽ xảy ra ở các ý của câu a) và câu b), c) và d) nếu tỷ giá hối đoái được cố định chứ không phải thả nổi?

Bạn có ngụ ý gì cho chính sách kinh tế của Việt Nam?

I Lý thuyết

Trong mô hình Mundel-Fleming (hoặc mô hình IS-LM-BP nếu có) với tỷ giá hối đoáithả nổi, tư bản vận động tự do, hãy giải thích điều gì xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái

và cán cân thương mại khi

Mô hình Mundel-Fleming, có một số giả định chính như sau:

- Nền kinh tế nhỏ mở cửa với luồng chu chuyển vốn hoàn hảo : r = r*

- Thị trường hàng hóa cân bằng – Đường IS*

Y = C(Y-T) + I(r*) + G + NX(e)

Trong đó: e= tỷ giá hối đoái danh nghĩa

= Mỗi đơn vị ngoại tệ/mỗi đơn vị nội tệ

Đường IS* là đường thị trường hàng hó cân bằng, có:

Y = C(Y-T) + I(r*) + G + NX(e)

Đường IS* cho ta biết, ứng với mỗi mức lãi suất nhất định r*, khi e giảm làm cho NXtăng (đồng nội tệ mất giá dẫn đến khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập khẩu) dẫn đến Y tăng

Trang 2

Đường LM* là đường tiền tệ cân bằng

M/P = L (r*, Y)

Với mức lãi suất r* nhất định, đường LM* là đường thẳng đứng

Cân bằng trong mô hình Mundel-Fleming là cân bằng trong cả thị trường hàng hóa vàthị trường tiền tệ

II Bài tập

a Khi chính phủ tăng thuế

Tỷ giá hối đoái thả nổi.

Ban đầu, thị trường cân bằng ở mức r* với e1 và Y1 Khi chính phủ tăng thuế, trongngắn hạn, thuế tăng làm giảm chi tiêu hàng hóa trong nước Đường IS dịch chuyển sang trái

từ IS1 đến IS2, trong khi đường LM đứng yên), dẫn đến đồng ngoại tệ lên giá so với nội tệ

Trang 3

Đồng ngoại tệ lên giá làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, khả năng cạnh tranh của khuvực xuất khẩu sẽ tăng lên, xuất khẩu ròng sẽ tăng đúng bằng mức giảm mua sắm của chínhphủ để cho sản lượng không đổi

Như vậy, trong ngắn hạn dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển hoànhảo thì chính phủ tăng thuế không có hiệu lực trong việc điều tiết tổng cầu của nền kinh tế

Tỷ giá hối đoái cố định

Khi Chính phủ tăng thuế làm đường IS dịch chuyển sang trái từ IS1 sang IS2, để duytrì được tỷ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương phải giảm cung tiền, làm đường LMdịch chuyển sang trái một khoản tương ứng Như vậy, trong ngắn hạn với tỷ giá hối đoái cốđịnh, nếu chính phủ tăng thuế sẽ làm giảm Y

Bài học: Đối với nền kinh tế nhỏ, tỷ giá hối đoái cố định không nên áp dụng chính sáchtăng thuế để tăng sản lượng

Trang 4

b Khi hạn ngạch nhập khẩu được dỡ bỏ

Tỷ giá hối đoái thả nổi.

Khi tỷ giá hối đoái thả nối, hạn ngạch nhập khẩu được dỡ bỏ dẫn tới nhu cầu về hàng

hóa tăng lên, khuyến khích tăng nhập khẩu Xuất khẩu ròng bằng xuất khẩu trừ đi nhập

khẩu, tăng nhập khẩu sẽ làm cho giảm tỷ giá hối đoái và giảm xuất khẩu ròng, đường xuấtkhẩu ròng dịch chuyển sang trái Đường xuất khẩu ròng (NX) dịch chuyển sang trái làm chođường IS dịch chuyển sang trái

Như vậy, khi hạn ngạch nhập khẩu được dỡ bỏ làm giảm tỷ giá hối đoái và làm chotổng cầu không đổi, Việt Nam nên áp dụng chính sách này để khuyến khích xuất nhập khẩu

Tỷ giá hối đoái cố định

Chính phủ dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu làm tăng nhập khẩu (làm giảm xuất khẩu ròng), làm

Trang 5

dịch chuyển đường IS sang trái Để giữ cho tỷ giá hối đoái cố định thì chính phủ phải giảmcung tiền lên làm đường LM dịch chuyển sang trái, sản lượng Y giảm.

Bài học với nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn với tỷ giá hối đoái cố định thì khôngnên áp dụng chính sách dỡ bỏ hạn ngạch thương mại

c Khi cung tiền giảm xuống

Tỷ giá hối đoái thả nổi.

Ban đầu, thị trường cân bằng ở mức r* với e1 và Y1 Khi cung tiền giảm, đường LMdịch chuyển sang trái từ LM1 đến LM2 Với nền kinh tế nhỏ, mở r* không bị giảm, nhưngcung tiền giảm làm cho lãi suất trong nước có chiều hướng tăng, làm cho tỷ giá hối đoáigiảm, khuyến khích nhập khẩu, giảm xuất khẩu dẫn đến NX giảm và do đó Y giảm từ Y1đến Y2

Hai thị trường cân bằng tại (e2, Y2)

Với chính sách kinh tế của Việt Nam, là một nền kinh tế nhỏ, mở; chính sách tiền tệthắt chặt bằng giảm lượng cung tiền trong nước, làm cho e giảm

Tỷ giá hối đoái cố định

Việc giảm cung tiền làm tăng tỷ giá hối đoái Để kéo tỷ giá hối đoái trở lại, ngân hàngtrung ương bán tăng dự trữ ngoại hối bằng việc mua ngoại tệ, đưa thêm tiền nội tệ, giảmngoại tệ ra ngoài lưu thông Việc này loại bỏ ngoại tệ ra ngoài lưu thông, tăng nội tệ tronglưu thông, gây ra cung tiền tăng làm đường LM dịch chuyển sang phải từ LM2 sang LM1

Tỷ giá hối đoái giảm, làm khuyến khích nhập khẩu trở lại và hạn chế xuất khẩu NX giảm

Trang 6

Bài học cho Việt Nam: Khi cung tiền giảm, với một nền kinh tế nhỏ, mở như nước ta,vệc áp dụng tỷ giá hối đoái cố định chỉ làm cân bằng trên 2 thị trường trở về mức cân bằngvốn có của nó, không có hiệu quả nào khác.

d, Chính phủ giảm thuế nhập khẩu

Tỷ giá hối đoái thả nổi

Tại mức tỷ giá hối đoái nhất định, mức thuế nhập khẩu giảm làm nhu cầu hàng hóanhập khẩu tăng lên, nhu cầu hàng nội địa giảm xuống, làm NX giảm Việc tăng nhu cầu củangười tiêu dùng đối với hàng hóa nước ngoài sẽ làm tăng tương ứng cầu ngoại tệ trong thịtrường ngoại hối Điều này làm cho tỷ giá giảm Khi tỷ giá giảm, kích thích xuất khẩu và hạnchế nhập khẩu làm NX tăng

Vì vậy, nhìn chung, việc chính phủ giảm thuế nhập khẩu không làm ảnh hưởng đến NX

mà chỉ khuyến khích thương mại

Vì NX không thay đổi nên không làm thay đổi gì đến tổng thu nhập Y (giả định cácyếu tố khác không đổi)

Tác động của việc chính phủ giảm thếu nhập khẩu được thể hiện trên biểu đồ như sau:ban đầu thị trường tài chính và tiền tệ cân bằng ở mức r*, e1, Y1 Khi chính phủ giảm thuếnhập khẩu, như đã nói ở trên, làm cho cầu về hàng hóa nhập khẩu tăng, cầu hàng nội địagiảm, cầu ngoại tệ tắng, làm e giảm từ e1 đến e2, đường IS dịch chuyển sang phải từ IS1đến IS2 Tổng thu nhập Y không đổi, đường IS2 cắt đường LM1 tại (e2,Y) – điểm cân bằngmới trên cả 2 thị trường

Trang 7

Bài học cho Việt Nam: có thể sử dụng chính sách giảm thuế nhập khẩu với tỷ giá hốiđoái thả nổi để khuyến khích hoạt động thương mại xuất nhập khẩu mà không làm ảnhhưởng đến tổng thu nhập của nền kinh tế.

Tỷ giá hối đoái cố định

Khi chính phủ giảm thuế nhập khẩu để khuyến khích nhập khẩu, làm cho e giảmxuống từ e1 đến e2, như đã phân tích ở trên Trong trường hợp tỷ giá hối đoái cố đinh, chínhphủ muốn giữ mức e1, Ngân hàng TW mua ngoại tệ, bán nội tệ làm cho e tăng trở lại từ e2lên e1 Mua bán này làm M giảm, đường LM dịch chuyển sang bên trái, từ LM1 đến LM2,cân bằng mới tại (e1, Y2)

Việc Chính phủ giữ mức tỷ giá cố định khi tăng thuế nhập khẩu làm thổng thu nhậpcủa nền kinh tế giảm Đối với nền kinh tế nhỏ, mở như ở Việt Nam, chính sách này làm kìmhãm sự phát triển của nền kinh tế, chỉ dùng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng

Trang 8

e

IM*

PHẦN 2: Chủ đề 2: Hãy dùng mô hình Mundell-Fleming (hoặc mô hình IS-LM-BP

nếu có) để dự đoán điều gì xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định, tư bản vận động tự do khi

a) có sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng về tương lai làm cho họ chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn.

b) khi Thái Lan đưa ra thị trường một loại sản phẩm mỳ ăn liền rất hợp thị hiếu của người Việt Nam (thích mỳ ăn liền Thái Lan hơn mỳ ăn liền sản xuất trong nước) c) khi việc sử dụng rộng rãi máy rút tiền tự động làm giảm nhu cầu về tiền.

Bạn có ngụ ý gì cho chính sách kinh tế của Việt Nam?

I Lý thuyết

1.1 Đường LM*

Cách dựng LM*:

Phương trình LM* : M / P = L ( r* , Y )

Đường LM* là đường LM trong đồ thị Y-e

Đường LM* là một đường thẳng đứng, vì tỷ giá hối đoái không được đưa vào trongphương trình của LM*

Phương trình đường IS* : Y = C ( Y - T ) + I ( r* ) + G + NX ( e )

Đường IS* là đường IS thể hiện trong đồ thị Y-e

Trang 9

1.3 Nền kinh tế nhỏ, tỷ giá hối đoái thả nổi

1.3.1 Chính sách tài chính(Chính sách tài khóa)

Ảnh hưởng của chính sách tài chính mở rộng trong ngắn hạn,tỷ giá hối đoái thả nổi:

Để tăng sản lượng Y, chính phủ có thể sử dụng chính sách tài chính mở rộng (tăng chitiêu chính phủ hoặc giảm thuế) Trong ngắn hạn, chi tiêu chính phủ tăng làm tăng chi tiêuhàng hóa trong nước (đường IS dịch chuyển sang phải trong khi đường LM đứng yên), dẫnđến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ (do nhu cầu về đồng nội tệ lớn) Đồng nội tệ lên giálàm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu Trong dài hạn, sự gia tăng của tỷ giá hối đoái làmgiảm xuất khẩu ròng, là nguyên nhân làm mất ảnh hưởng của sự mở rộng tổng cầu trongnước về hàng hóa và dịch vụ Điều này làm triệt tiêu ảnh hưởng mở rộng ban đầu của chínhsách tài chính và đưa lãi suất trong nước về mức lãi suất thế giới

Do vậy: trong ngắn hạn, dưới chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển hoànhảo thì chính sách tài chính hoàn toàn không có hiệu lực trong việc điều tiết tổng cầu củanền kinh tế

1.3.2 Chính sách tiền tệ

Trang 10

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng trong ngắn hạn với tỷ giá hối đoái thả nổi:

Để tăng sản lượng Y thì chính phủ tăng cung tiền làm lãi suất trong nước tạm thời giảmxuống so với lãi suất nước ngoài, tạo ra một dòng vốn lớn chảy ra nước ngoài Chính sáchtiền tệ mở rộng làm đường LM dịch chuyển sang phải, còn đường IS thì đứng yên Nhà đầu

tư trong nước tìm cách chuyển từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ, làm giá của đồng nội tệgiảm Trong dài hạn, tỷ giá hối đoái giảm làm tăng xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu Việcchuyển đổi đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ diễn ra cho đến khi tỷ giá hối đoái tăng đủ để lãisuất trong nước tăng ngang bằng với lãi suất nước ngoài

Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thả nổi và vốn chu chuyển hoàn hảo thìchính sách tiền tệ là có hiệu quả

1.3.3 Chính sách thương mại

Ảnh hưởng của chính sách hạn chế thương mại với tỷ giá hối đoái thả nổi ,trong ngắn hạn:

Trang 11

Chính phủ dùng biện pháp hạn chế thương mại: Chính phủ cắt giảm nhu cầu về hàngnhập khẩu bằng cách đặt ra hạn ngạch nhập khẩu hoặc thuế quan Xuất khẩu ròng bằng xuấtkhẩu trừ đi nhập khẩu, giảm nhập khẩu sẽ làm cho tăng tỷ giá hối đoái và tăng xuất khẩuròng, đường xuất khẩu ròng dịch chuyển sang phải Đường xuất khẩu ròng (NX) dịchchuyển sang phải làm cho đường IS dịch chuyển sang phải.

Do vậy : Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái thả nổi thì biện pháp hạn chế thương mạichỉ làm tăng tỷ giá hối đoái mà không tác động đến sản lượng Y

1.4 Nền kinh tế nhỏ, tỷ giá hối đoái cố định

1.4.1 Chính sách tài chính

Ảnh hưởng của chính sách tài khóa mở rộng trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định:

Trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách mở rộng tài chính của chính phủ

sẽ làm dịch chuyển đường IS sang phải Để duy trì tỷ giá hối đoái cố định thì ngân hàngtrung ương phải tăng cung tiền, làm dịch chuyển đường LM sang phải với quy mô tươngứng

Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách tài chính mở rộng sẽlàm tăng sản lượng Y

1.4.2 Chính sách tiền tệ

Trang 12

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mở rộng trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định:

Khi chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc tăng cung tiền sẽ tạo áplực làm tăng tỷ giá hối đoái, đường LM dịch chuyển sang phải Để giữ cho tỷ giá hối đoái cốđịnh thì cung tiền phải giảm dẫn đến đường LM phải dịch chuyển sang trái về vị trí ban đầu

Do vậy: Trong ngắn hạn, với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách tiền tệ không cóhiệu quả

1.4.3 Chính sách thương mại

Ảnh hưởng của chính sách hạn chế thương mại trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định:

Chính phủ sử dụng thuế quan hoặc hạn ngạch làm giảm nhập khẩu (làm tăng xuất khẩuròng), làm dịch chuyển đường IS sang phải Để giữ cho tỷ giá hối đoái cố định thì chính phủphải tăng cung tiền lên làm đường LM dịch chuyển sang phải, sản lượng Y tăng lên

=> Do vậy: Trong ngắn hạn với tỷ giá hối đoái cố định thì chính sách thương mại là cóhiệu quả

Trang 13

II Bài tập

Đề Tài: Hãy dùng mô hình Mundell-Fleming (hoặc mô hình IS-LM-BP nếu có) để dựđoán điều gì xảy ra với tổng thu nhập, tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại trong điều kiện

tỷ giá hối đoái thả nổi và cố định, tư bản vận động tự do khi:

a) Có sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng về tương lai làm cho họ chi tiêu ít hơn

và tiết kiệm nhiều hơn

b) Khi Thái Lan đưa ra thị trường một loại sản phẩm mỳ ăn liền rất hợp thị hiếu củangười Việt Nam (thích mỳ ăn liền Thái Lan hơn mỳ ăn liền sản xuất trong nước)

c) Khi việc sử dụng rộng rãi máy rút tiền tự động làm giảm nhu cầu về tiền.Bạn có ngụ

ý gì cho chính sách kinh tế của Việt Nam?

Ba mô hình sau đây mô tả mô hình Mundell – Fleming:

(IS): Y = C(Y-T) + I(r) + G + NX(e)

Trang 14

Kết luận: Đồng nội tệ giảm giá, cán cân thương mại được cải thiện, sản lượng khôngthay đổi Khi tỷ giá cố định, đường IS dịch chuyển sang trái, nhưng tỷ giá không thể giảm Y.

Vì tỷ giá không thay đổi nên cán cân thương mại cũng không thay đổi

b Khi Thái lan đưa ra thị trường một loại sản phẩm mỳ ăn liền hợp thị hiếu người Việt Nam, làm cho một số người tiêu dùng Việt Nam thích mỳ ăn liền Thái Lan hơn mỳ ăn liền sản xuất trong nước.

Khi xảy ra trường hợp như trên®NX dịch chuyển sang trái Tức là, tại mỗi tỷ giá chotrước, NX thấp hơn trước đây® đường IS dịch chuyển sang trái trong trường hợp tỷ giá thảnổi Vì LM* cố định, Y không đổi trong khi P¯ Cán cân thương mại không đổi dù tỷ giágiảm, vì NX = S– I, cả S và I không thay đổi Trong trường hợp tỷ giá cố định: khi IS* dịchchuyển sang trái®tỷ giá ¯ Ngân hàng trung ương mua tiền đồng và bán ngoại tệ để giữ ekhông đổi: điều này làm M¯® LM* dịch chuyển sang trái Kết quả là Y¯

Cán cân thương mại giảm vì sự dịch chuyển của đường NX, nghĩa là NX thấp hơn tạimỗi mức tỷ giá

c Việc sử dụng máy rút tiền tự động làm giảm cầu tiền Trên thị trường tiền tệ đòi hỏi cung tiền bằng cầu tiền: M/P = L(r * , Y)

Cầu tiền giảm nghĩa là thu nhập và lãi suất không đổi, vế phải phương trình giảm Vì

M và P cố định; vế phải phương trình không thể điều chỉnh khôi phục trạng thái cân bằng.Lãi suất cố định tại mức của thế giới Điều này có nghĩa: thu nhập – biến số duy nhất có thểđiều chỉnh – cần phải tăng để tăng cầu tiền Tức là, đường LM* dịch chuyển sang phải

Trang 15

Khi tỷ giá thả nổi, thu nhập tăng, tỷ giá giảm và cán cân thương mại tăng Trường hợp

tỷ giá cố định, đường LM* dịch chuyển sang phải ® r trong nước ¯ và đồng nội tệ giảm giá.Ngân hàng trung ương mua tiền đồng và bán ngoại tệ để ngăn cản tỷ giá giảm làm cung tiền

và đường LM* dịch chuyển sang trái Đường LM* tiếp tục dịch chuyển trở lại khi trạng tháicân bằng được khôi phục thu nhập ® tỷ giá và cán cân thương mại không thay đổi

III Ngụ ý cho chính sách kinh tế của Việt Nam

Chính sách kinh tế vĩ mô là các chính sách kinh tế nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ

mô và đạt trạng thái toàn dụng lao động Hai chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng là chínhsách tài chính và chính sách tiền tệ Có thể có một số chính sách kinh tế khác cũng có tácđộng tới kinh tế vĩ mô, như chính sách thương mại (quota, thuế quan) song mục đích chínhcủa chúng không phải là ổn định kinh tế vĩ mô, nên không được coi là chính sách kinh tế vĩmô

Chính sách tài chính là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tácđộng tới nền kinh tế Khi nền kinh tế đang ở pha suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăngchi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tàichính nới lỏng Ngược lại, khi nền kinh tế ở pha bùng nổvà có hiện tượng nóng, thì nhà nước

có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạngquá nóng dẫn tới đổ vỡ Chính sách tài chính như thế này gọi là chính sách tài chính thắt chặt.Chính sách tiền tệ là quá trình kiểm soát lượng cung tiền của nền kinh tế để đạt đượcnhững mục đích như kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái Khi cần kích thích kinh tếtăng trưởng, ngân hàng trung ương sẽ làm tăng lượng cung tiền Chính sách tiền tệ thế nàygọi là nới lỏng tiền tệ Ngược lại, khi cần hạ nhiệt cho nền kinh tế, chống lạm phát, ngânhàng trung ương sẽ làm giảm lượng cung tiền Chính sách tiền tệ khi đó gọi là thắt chặt tiền tệ

Y

Ngày đăng: 09/04/2015, 21:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w