1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Nghiên cứu, so sánh một số giống đậu Cove trong vụ Xuân 2006 tại Thừa Thiên Huế

11 813 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

+ Nhiệt độ: Đậu Cove yêu cầu nhiệt độ không cao nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là từ 12 -20 0C, do đó có thể gieo trồng trong vụ Đông - Xuân là thích hợp, Ở nhiệt độ cao hơn, cây sin

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Khoa Nông Học

BÁO CÁO KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu, so sánh một số giống đậu Cove trong vụ Xuân 2006 tại Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện : LẠI THANH LÂM

Lớp :Làm vườn - sinh vật cảnh K 36 Giáo viên hướng dẫn : Th.S Mạc Thị Đua Bộ môn :Khoa học nghề vườn

NĂM 2006

PH ẦN MỘT MỞ ĐẦU, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐỀ TÀI

1.Mở đầu

Cây đậu Cove (Phaseoluc vulgaris L ) là một trong những loại cây trồng phổ biến ở nước ta, đồng thời lại có năng suất cao và giá trị kinh tế lớn, điều đó đã làm cho cây đậu Cove được đặt biệt quan tâm

Cây đậu Cove có nguồn gốc ở châu Mỹ, vùng Mêhicô, Pêru, Colombia, cách đây chừng 8000 năm về trước Nó là loại cây rất cổ xưa của thế giới nhưng về sau lại là cây trồng chính ở châu Âu và châu Phi Ngày nay nó được trồng rộng rải ở các vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới Cây đậu Cove cũng đã trở thành cây đậu đỗ chủ yếu ở châu Mỹ và châu Phi Dựa vào đặc tính thực vật CIAT đã thu thập và phân ra 4 dạng hình khác nhau về đặc tính sinh trưởng, số đốt sau khi nở hoa, chiều cao và khả năng leo hay không leo của đậu Cove

- Dạng lùn không xác định : Phần cuối của sinh trưởng dinh dưỡng có các nốt trên thân chính sau khi ra hoa, với cành mọc thẳng và các nốt thấp hơn

Trang 2

- Dạng lùn hữu hạn với phần cuối trên thân cây chính không có các nốt, đốt ngắn, cành gọn, thời gian sinh trưởng ngắn

- Dạng bò không xác định: Có các nốt trên thân chính sau khi ra hoa Cành mọc thấp và bò thành dạng bụi

- Dạng leo không xác định: Mọc nhiều nốt trên thân chính và có khả năng bò khỏe

Đậu Cove với thành phần dinh dưỡng cao và tương đối đầy đủ protein, gluxit, hàm lượng vitamin và khoáng chất tương đối cao Chính vì vậy mà đậu Cove đã sử dụng nhiều trong các bữa thức ăn thường ngày cho con người Mặt dù sản xuất đậu Cove đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng ở nước ta vấn đề này mới được quan tâm trong những năm gần đây, vì vậy sản xuất đậu Cove còn chưa phát triển và chỉ mới tập trung nhỏ lẻ Trong thời gian qua ở nước ta đã tiến hành nhập nội, lai tạo và chọn được những giống đậu Cove theo hướng sản xuất có triển vọng, Trường Đại Học Nông Lâm Huế “ Thu thập, bảo tồn, nghiên cứu, sử dụng một số cây quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở miền trung” Trong đó, đậu Cove đã thu thập được 9 giống tốt (3 dòng địa phương, 4 dòng trong nước và 2 dòng nước ngoài) và đã khoả nghiệm các dòng theo hướng thích nghi với địa phương năng suất cao Tuy nhiên việc nghiên cứu về năng suất, các biện pháp kỹ thuật tác động đến từng loại giống khác nhau ở vùng sinh thái khác nhau chưa được chú ý nhiều Đặc biệt là các tỉnh miền trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng việc nghiên cứu sản xuất đâụ Cove chỉ mới bắt đầu

Vì vậy việc nghiên cứu, so sánh về năng suất trong sản xuất cây đậu Cove là 1 trong những việc làm cần thiết Xuất phát từ tình hình đó tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:”Nghiên cứu, so sánh một số giống đậu Cove trong vụ Xuân 2006 tại Thừa Thiên Huế “ Với mong muốn tìm ra giống cho năng suất cao và có hiệu quả về mặt kinh tế

2 Mục đích của đề tài

- Nghiên cứu quá trình sinh trưởng và phát triển của các giống đậu Cove đem

đi thí nghiệm

-Nghiên cứu khả năng thích ứng của từng giống đậu Cove với điều kiện địa phương

3 Yêu cầu

Lựa chọn một số giống tốt có khả năng cho năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, chống chịu được sâu bệnh hại và phù hợp với điều kiện địa phương, đưa vào sản xuất

PHẦN HAI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh là các giống đậu Cove có nguồn gốc trong và ngoài nước được trình bày ở bảng 12

Bảng 12:Các giống đậu Cove thí nghiệm:

STT TÊN GIỐNG NGUỒN GỐC

I Đậu Cove Huế (Đ/C)(dạng leo) Huế

II Đậu Cove hạt đen(dạng leo) Công ty TNHHSX Thương mại xanh III Đậu Cove A-Snow(dạng bụi) Công ty TNHHSX Tân nông phát

IV Đậu Cove hạt trắng(dạng bụi) Công ty TNHHSX Thương mại xanh

2 Điều kiện thí nghiệm

2.1 Đất đai và điều kiện thí nghiệm

Thí nghiệm của tôi được bố trí tại Hợp Tác Xã Hương Long, Thừa Thiên Huế, với diện tích:

Diện tích thí nghiệm: 200 m2

Đất bố trí thí nghiệm là đất phù sa được bồi hàng năm, thành phần cơ giới nhẹ, thích hợp cho việc gieo trồng đậu đôî đặc biệt là đậu Cove

Trang 3

2.2 Điều kiện thời tiết khí hậu

Đậu Cove là cây ngắn ngày, nhưng cũng có dạng phản ứng với điều kiện khí hậu thời tiết

+ Nhiệt độ: Đậu Cove yêu cầu nhiệt độ không cao nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là từ 12 -20 0C, do đó có thể gieo trồng trong vụ Đông - Xuân là thích hợp, Ở nhiệt độ cao hơn, cây sinh trưởng tốt hơn nhưng tỉ lệ đậu quả lại kém và cho hạt ít

+ Aïnh sáng: Đậu Cove là cây ngắn ngày nếu dùng phương pháp nhân tạo rút ngắn thời gian chiếu sáng thì ra hoa quả sớm, tăng sản lượng, Các giống đậu Cove chịu bóng râm khá tốt, nhân dân ở các vùng trồng đậu thường có kinh nghiệm trồng mau khóm cho năng suất cao

+ Nước: Cây đậu cần lượng mưa từ 300 - 4000 mm cho vùng đơöi sinh trưởng của cây

Thiếu nước thường làm cho cây còi cọc , rụng nụ, rụng hoa nhiều, quả nhỏ nhiều xơ, năng suất và phẩm chất đều giảm Nước nhiều quá thường phát sinh tật bệnh độ ẩm không khí và độ ẩm đất cao đều dẫn đến hiện tượng rụng nụ, rụng hoa cao Độ ẩm không khí thích hợp khoảng 65 - 75%

Điều kiện thời tiết, khí trong suốt thời gian nghiên cứu được thể hiện qua bảng 16

Bảng 13: Diễn biến thời tiết khí hậu từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2006:

3 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Tôi tiến hành đề tài “ Ngiên cứu, sản xuất một số đậu Cove ở Thừa Thiên Huế năm 2006 “ bố trí theo kiểu RCBD, gồm 4 công thức và 3 lần nhắc lại

- Số ô TN : 4 x 3 = 12 ô

- Diện tích ô TN : 10 x 1 = 10m2

- Diện tích thí nghiệm : 120 m2

- Diện tích bảo vệ :80 m2

- Tổng diện tích : 200 m2

Các giống đậu Cove đưa vào thí ngiệm:

Công thức I : Đậu Cove Huế (Đ/C)(dạng leo)

Công thức II : Đậu Cove hạt đen(dạng leo)

Công thức III : Đậu Cove A-Snow(dạng bụi)

Công thức IV: Đậu Cove hạt trắng(dạng bụi)

Nhiệt độ (0C) Mưa (mm) Độ ẩm (%) Huế

TTB TMax TMin SN R UTB UMin

Bốc hơi (mm)

Nắng (giờ)

Gió (cấp) Tháng 1 19,9 33,5 14,8 14 179,1 92 60 37,2 89 5 Tháng 2 21,6 30,8 17,1 17 88,0 91 64 40,3 81 4 Tháng 3 22,7 35,3 14,4 9 19,0 90 65 53,4 108 6 Tháng 4 26,7 34,9 22,5 3 18,0 87 61 26,2 59 5

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế )

Trang 4

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM:

4.Các biện pháp kĩ thuật canh tác

4.1 Thời vụ

Thí nghiệm được bố trí trong vụ Xuân 2006

Ngày gieo: 13 / 01/ 2006

4.2 Phân bón

Lượng phân bón tính cả chu kỳ cho 1 ha:

15 tấn phân chuồng + 150 kg Super Lân + 100 kg Ure + 100 kg Kali

Bón lót: 100% phân chuồng + 100% Lân + 50% Kali

Bón thúc đợt 1: 50% Ure + 25% Kali

Bón thúc đợt 2: 50% Ure + 25% Kali

4.3 Mật độ gieo

- 10 cây / 1 m2

- Gieo 2 hàng trên luống, cây cách cây 15 cm, hàng cách hàng 60 cm 4.4 Làm đất và chăm sóc

4.4.1 Làm đất

Ruộng thí nghiệm được cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ, tơi xốp, tiến hành lên luống, lên luống là để giữ nước, giữ phân tạo điều kiện cho rễ phát triển, chăm sóc dễ dàng Khi lên luống cần làm cho luống ngay thẳng, bằng phẳng

Diện tích ô thí nghiệm: 10m2

Bón lót: 100% phân chuồng + 100% Super Lân + 50% Kali

4.4.2 Chăm sóc

- Sau 7 -8 ngày dặm hạt

- Sau khi mọc 7 - 10 ngày tiến hành làm cỏ, giữ đất luôn ẩm 70%

- Bón thúc 2 đợt:

+ Đợt 1: Bón trước khi cây bò lên choái, 50% Ure + 25 % Kali, kết hợp xới xáo, làm cỏ

+ Đợt 2: Bón khi có hoa nở rộ, 50% Ure + 25% Kali, kết hợp làm cỏ, vun gốc, tỉa lá Sâu bệnh tạo sự thông thoáng cho cây đậu Cove để tăng khả năng tạo quả

4.5 Phòng trừ sâu bệnh

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra phát hiện sâu bệnh kịp thời để phòng trừ hậu quả

4.6 Thu hoạch và để giống

Thu quả phát triển đẩy, để giống chọn quả to, mẩy, thu quả phơi khô và lấy hạt

5.Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:

51 Các chỉ tiêu theo dõi:

5.1.1.Tỷ lệ mọc mầm:

5.1.2 Thời gian sinh trưởng:

- Từ gieo - mọc -3 lá thật

- 3 lá thật - nụ đầu tiên

- Nụ đầu tiên - hoa đầu tiên

- Hoa đầu tiên - thu quả đầu tiên

- Thu quả đầu tiên - thu quả cuối cùng

- Thu quả cuối - thu quả đã chín

Theo dõi thường xuyên trên ruộng thí nghiệm, quan sát trực tiếp trên từng cây / ô

5.1.3.Tăng trưởng chiều cao cây (cm)

- 3 lá thật

BẢO VỆ IIIA IA IVA IIA

IVB IIB IIIB IB

IVC IC IIC IIIC

Trang 5

- Hoa đầu tiên.

- Thu quả đầu tiên

- Cao cuối cùng

Chiều cao thân chính: đo từ chỗ mọc 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính bằng thước dây có chia cm

5.1.4 Tình hình ra hoa đậu quả

Đếm số hoa ra (1 lần/ 1 ngày)

Đếm sôï quả / cây

5.1.5 Tình hình Sâu bệnh hại 5 điểm chéo góc

- Sâu (con/ cm2, tỷ lệ hại)

- Bệnh (tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh)

5.1.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:

- Cây/ m2

- Quả hữu hiệu/ cây

- P100 quả (gam)

- Năng suất lý thuyết và năng suất thực thụ (tấn/ ha)

5.1.7 Một số chỉ tiêu về phẩm chất:

- Kích thước quả (cm): chiều dài, đường kính quả

- Dạng quả, vỏ quả

- Các chỉ tiêu làm Rau có giá trị: Vỏ quả, thịt quả, hương vị quả

- Khả năng tiêu thụ

5.2 Phương pháp theo dõi:

Một ô theo dõi 10 cây cố định, 1 công thức theo dõi 30 cây Tùy theo từng chỉ tiêu theo dõi 7, 3 hoặc 1 ngày 1 lần

PHẦN BA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Bảng 1: Tỷ lệ nảy mầm của các giống đậu Cove thí nghiệm: ( Đơn vị: % )

Chỉ tiêu Giống Số hạt gieo( hạt ) Số hạt mọc mầm

( hạt )

Tỷ lệ mọc mầm ( %) Đậu Cove Huế(Đ/C) 324 312 96,29

Đậu Cove hạt đen 324 320 98,76

Đậu Cove A-Snow 324 295 91,04

Đậu Cove hạt trắng 324 314 96,91

Một hạt giống tốt được coi là có khả năng cho năng suất thì phải có tỷ lệ mọc mầm lớn hơn hoặc bằng 80% Tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là công tác lựa chọn hạt giống để gieo trồng có ý nghĩa rất lớn Những hạt gieo trồng phải căng, mẩy, tràn đầy sức sống, có độ chín sinh lý thành thục và phải được bảo quản tốt Ngoài ra còn phải phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ, độ sâu vun hạt, độ tơi xốp của đất thích hợp thì khả năng mới cao được Tỷ lệ nảy mầm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, phẩm chất sau này Qua thí nghiệm tôi nhận thấy cả bốn giống đều có tỷ l ệ nảy mầm khá cao trên 90% Giống có tỷ lệ nảy mầm cao nhất là đậu Cove hạt đen 98,76%, tiếp theo là hai giống đậu Cove Huế và đậu Cove hạt trắng có tỷ lệ nảy mầm la ì96,29% và 96,91% Giống có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất trong 4 giống là đậu Cove A-Snow (dạng bụi)

Bảng 2: Thời gian sinh trưởng của các giống Đậu Cove qua các thời kỳ: (đơn vị: ngày)

Chỉ tiêu

Giống

Từ gieo đến

Mọ

c 3 láthật đầuNụ Hoađầu Thuquả Thuquả chínQuả

Trang 6

tiên tiên đầu cuối Đậu Cove Huế

(Đ/C) 6 18 38 41 58 76 85 Đậu Cove hạt đen 6 19 38 40 59 76 84 Đậu Cove A-Snow 6 17 34 36 58 65 77 Đậu cove hạt

trắng 6 16 34 36 57 66 78

Trang 7

Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây đậu Cove cho phép chúng ta xác định được thời gian hoàn thành các giai đoạn của chúng Thời gian hoàn thành các giai đoạn này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm giống, điều kiện ngoại cảnh tác động, đất đai, mùa vụ, mật độ gieo trồng, các biện pháp kỹ thuật tác động Để từ đó chúng ta xác định được thời vụ trồng, chế độ chăm sóc thích hợp để giải quyết tốt mối quan hệ quần thể với cá thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng ánh sáng, nước, dinh dưỡng hợp lý từ đó dẫn đến năng suất cao trên một đơn vị diện tích Qua bảng 2 có thể thấy được thời gian sinh trưởng của các giống Đậu Cove qua các thời kỳ có sự khác biệt nhau rỏ nhất là từ thời kỳ thu quả đầu đến thu quả cuối, thì 2 giống đậu Cove A-Snow (dạng bụi ) và đậu Cove hạt trắng (dạng bụi) chỉ mất từ 7-9 để kết thúc thời kỳ này nguyên nhân là do 2 giống này có thời gian ra hoa ngắn, lượng hoa nỡ tập trung Còn 2 giống đậu Cove Huế và đậu Cove hạt đen lại mất 17-18 ngày nguyên có sự chênh lệch lớn là do 2 giống này có thời gian ra hoa tương đối dài dẫn đến thời gian thu quả dài đây chính là 1 trong nhưng chỉ tiêu đánh giá tiềm năng cho năng suất sau này

Trong 4 giống đem thí nghiệm thì giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống đậu Cove A-Snow (dạng bụi) mất 77 ngày sau gieo tiếp theo là giống đậu Cove hạt trắng là 78 ngày.Giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là giống Huế 85 ngày sau gieo, giống Cove hạt đen cũng có thời gian sinh trưởng khá dài mất 84 ngày

Bảng 3:Chiêìu cao cây của các giống đậu Cove qua các thời kỳ Thời

kỳ

Giống

3 lá thật Hoa đầu tiên Thu quả

đầu tiên Cuối cùng Chiề

u cao (cm)

CV (%) Chiềucao

(cm)

CV (%) u caoChiề

(cm)

CV (%) Chiềucao

(cm)

CV (%) Đậu Cove

Huế (Đ/C) 13,53 10,42 153,40 2,49 251,8 3,45 276,86 4,95 Đậu Cove

hạt đen 12,86 11,43 145,26 3,87 206,93 4,74 252,33 8,96 Đậu Cove

A-Snow 9,93 4,53 23,06 0,56 31,93 0,36 37,53 0,81 Đậu Cove

hạt trắng 8,86 7,67 26,33 1,51 31,8 1,88 34,5 2,17

Đánh giá mức độ tăng trưởng chiều cao của các giống đậu Cove có ý nghĩa rất quan trọng vì riêng với các cây đậu Cove cũng như các cây trồng khác, thân làm nhiệm vụ chống đỡ các bộ phận trên cây, thân là nơi phát triển các chùm hoa và chiều cao cây có liên quan chặt chẽ đến số chùm hoa, số lượng hoa và năng suất

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống thay đổi qua các thời kỳ sinh trưởng và phát triển Thời kỳ từ 3lá thật đến hoa đầu tiên có tốc độ tăng trưởng chiều cao là nhanh nhất, đối với các giống dạng leo như đậu Cove Huế đạt đến 153,4 cm và đậu Cove hạt đen là 145,26 cm Giống đậu Cove A-Snow (dạng bụi) có chiều cao là 23,06 cm và đậu Cove hạt trắng (dạng bụi) có chiều cao là 26,33 cm Chiều cao cây cuối cùng đo được của các giống là đậu Cove Huế 276,86 cm, đậu Cove hạt đen 252,33 cm, tiếp theo là đậu Cove A-Snow (dạng bụi) 37,53 cm và đậu Cove hạt trắng là 34,5 cm

Bảng 4:Tổng số hoa trên cây và tỉ lệ đậu quả của các giống đậu Cove

Chỉ

tiêu

Giống

Tổng số hoa trên cây

(hoa) Tỉ lệ đậu quả(%) Đậu Cove Huế (đ/c)

Đậu Cove hạt đen

Đậu Cove A-Snow

Đậu Cove hạt trắng

75,06 74,4 60,4 45,93

33,91 30,45 36,63 42,56

Trang 8

Điều kiện đầu tiên để một giống đậu Cove cho năng suất cao là số hoa trên cây phải nhiều và tỉ lệ đậu quả cao Tổng số hoa trên cây và tỉ lệ đậu quả của các giống đậu Cove là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng tổng số hoa trên cây và tỉ lệ đậu quả kết hợp với các yếu tố cấu thành năng suất khác sẽ quyết định cho đậu Cove có đựơc năng suất cao hay thấp Qua thí nghiệm tôi thấy rằng giống cho số hoa trên câycaonhất Cove hạt Huế 75,06 hoa tiếp theo là giống Cove hạt đen 74,4 hoa.Giống đậu Cove A-Snow (dạng bụi) có số hoa trên cây là 60,4 hoa Giống có số hoa thấp nhất là giống Cove hạt đen chỉ có 45,93 hoa Và tỷ lệ đậu quả có sự chênh lệch và dao động từ 30,45% -42,56% Giống có tỷ lệ đậu quả cao nhất đậu Cove hạt trắng 42,56% tiếp theo là giống Cove A-Snow giống có tỷ lệ đậu quả thấp nhất là giống đậu Cove hạt đen chỉ có 30,4 % Giống đậu Cove Huế có tỷ lệ đậu qủa là33,91% Nhìn chung tỷ lệ đậu quả là chưa cao lắm, điều này là do đặc tính của giống Cove quy định

Bảng 5:Tình hình sâu hại trên các giống đậu Cove:

Chỉ tiêu

Giống

Sâu xanh ăn lá Sâu đục quả Mật độ

(con/m2

)

Tỉ lệû hại(%

)

Mật độ (con/m2

)

Tỉ lệ hại(%

) Đậu Cove Huế (đ/c)

Đậu Cove hạt đen

Đậu Cove A-Snow

Đậu Cove hạt trắng

10 9 18 14

10 13,3 13,3 9,95

4 3 6 7

3,3 3,3 6,6 6,6

Trên cây đậu Cove sâu hại chủ yếu là sâu xanh ăn lá (Heliothis Armigera Hiibner) và sâu đục quả (Maruca testulas)

Đối với sâu xanh ăn (Heliothis Armigera Hiibner) lá thì sâu có thể phá hại các bộ phận của cây như búp non, nụ, hoa, và lá của cây, dẫn đến giảm khả năng quang hợp của cây Giống có tỷ lệ hại nặng nhất là 13,3% gồm có 2 giống đó là đậu Cove hạt đen và đậu Cove A-Snow, đậu Cove huế có mật độ là 10 con/m2 và tỷ lệ hại là10% Giống có tỷ lệ hại thấp nhất trong các giống là giống đậu Cove hạt trắng 9,95% Còn đối với sâu đục quả (Maruca testulas) thì gây hại trên quả, giống bị nặng nhất có tỷ lệ hại là 6,6% là 2 giống đậu Cove A-Snow và đậu Cove hạt trắng, 2 giống Cove Huế và Cove hạt đen có tỷ lệ hại là 3,3%

Bảng 6:Tình hình bệnh hại trên các giống đậu Cove:

Chỉ tiêu

Giống

Lỡ cỗ rễ Gĩ sắt

Tỉ lệ bệnh (%) Tỉ lệ bệnh(%) Chỉ số bệnh(%) Đậu Cove Huế

(đ/c)

Đậu Cove hạt đen

Đậu Cove A-Snow

Đậu Cove hạt

trắng

1,23 2,46 1,84 2,20

6,79 7,09 9,25 8,02

3,45 3,82 5,43 4,93

Tình hình bệnh hại trên cây đậu Cove thường có 2 loại phổ biến là bệnh lỡ cỗ rễ

(Rhizoctonia solani) và bệnh rĩ sắt(Uromces Sp) Đối với bệnh lỡ cỗ rễ thì có thể làm chết cây hàng loạt, làm giảm mật độ, có khi phải gieo lại, hoặc tỉa dặm Biểu hiện đặc trưng của bệnh hại phần gốc thân sát mặt đất bị thâm đen, thối mục, cây héo chết Bệnh lỡ cỗ rễ phát sinh gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết ấm, mưa phùn, nhiệt độ thích hợp từ 17-180 C, độ ẩm 85% Giống bị nặng nhất có tỷ lệ 2,46% là giống Cove hạt đen, giống thấp nhất là giống Cove Huế có tỷ lệ bệnh là 1,23% Còn bệnh rĩ sắt

(Uromces Sp) thì phá hại lúc cây bắt đầu lớn, nhất là về cuối vụ thì càng trầm trọng Bệnh hại chủ yếu ở lá, vết bệnh là những đốm nâu nằm rải rác trên mặt lá, khi bệnh phát triển mạnh thì đốm bệnh lan khắp mặt lá, ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và

Trang 9

năng suất của cây Giống có tỷ lệ bệnh thấp nhất là giống Cove Huế (đ/c) 6,79%, giống bị hại nặng nhất có tỷ lệ hại 9,25% là giống Cove A-Snow

Bảng 7: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Chỉ tiêu

Giốn

g

Cây /m2

Quả hữu hiệu trên cây (quả)

Trọng lượng trung bình 100 quả (gam)

Năng suất lí thuyết (tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Đậu Cove Huế

(đ/c)

Đậu Cove hạt

đen

Đậu Cove

A-Snow

Đậu Cove hạt

trắng

10 10 10 10

25,46 22,66 22,13 19,55

898,3 898,3 703,3 686,6

23,75 21,02 17,70 16,05

17,25 15,70 10,63 11,25

Năng suất là yếu tố quan trọng nhất, là mục đích của người trồng trọt luôn hướng đến Năng suất và sản lượng là kết quả cuối cùng của quá trìng sản suất Đây là chỉ tiêu tổng hợp,đánh giá một cách toàn diện quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.Năng suất là chỉ tiêu tổng hợp do nhiều yếu tố quyết định như: cây trên m2, quả biểu hiện trên cây, trọng lượng trung bình 100 quả Các yếu tố này cũng biến động lớn, tuy không đơn điệu mà kết hợp chặt chẽ với nhau, vừa thúc đẩy, vừa khống chế lẫn nhau Muốn có năng suất cao chúng ta phải chọn lựa giống tốt và dự vào các thời kì quyết định đến yếu tố để tác động các biện pháp kĩ thuật, đầu tư phân bón hợp lí nhằm thay đổi các yếu tố theo hướng có lợi nhất để tạo năng suất cuối cùng

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) cao nhất đạt 23,75 tấn/ha là giống Cove Huế tiếp theo 21,02 tấn/ha là của giống Cove hạt đen Giống đậu Cove A-Snow có năng suất lý thuyết là17,7tấn/ha Giống cho năng suất lý thuyết thấp nhất là giống Cove hạt trắng 16,05 tấn/ha Đối với năng suất thực thu thì giống cho năng suất cao nhất đạt17,25 tấn/ha là giống Huế (đ/c) Giống có năng suất thấp nhất là giống Cove A-Snow (dạng bụi) chỉ có10,63 tấn/ha, giống Cove hạt đen đạt được 15,7 tấn/ha và giống Cove hạt trắng (dạng bụi) có năng suất thực thu là11,25 tấn/ha

Bảng 8: Một số chỉ tiêu về phẩm chất làm rau đánh giá bằng cảm quan:

Trang 10

Chỉ tiêu Giống

Kíchthước quả

(cm)

Dạn g quả

Các chỉ tiêu làm rau có

giá trị năngKhả

tiêu thụ

Chiều dài Đường

kính

Võ quả Thịt

quả

Hương vị quả Đậu Cove Huế

(đ/c)

Đậu Cove hạt

đen

Đậu Cove

A-Snow

Đậu Cove hạt

trắng

17,31 16,24 12,88 12,43

1,13 1,11 0,86 0,85

Tròn Tròn Tròn Tròn

Dày Dày Mỏn g Mỏn g

Dà y Dà y Dà y Dà y

Thơm, ngọt Thơm, ngọt Thơm, ngọt Thơm, ngọt

Dễ Dễ Khó Khó

Khi điều kiện sống ngay cang cao thì yêu cầu chất lượng quả đậu Cove ngày càng cao Cũng như những cây rau ăn quả khác, để có giá trị thương phẩm cao thì kết quả cây đậu Cove phải là chiều dài và đường kính quả, dạng quả như thế nào, võ quả, thịt quả, và hương vị quả, các yếu tố đó sẽ góp phần làm cho đậu Cove tiêu thụ khó hay dễ trên thị trường Hai giống đậu Cove Huế và đậu Cove hạt đen có chiều dài quả lớn và quả to, hương vị lại thơm, ngọt nên dễ tiêu thụ trên thị trường Còn 2 giống đậu Cove A-Snow (dạng bụi) và đậu Cove hạt trắng (dạng bụi) có chiều dài quả ngắn, đường kính lại nhỏ nên dẫn đến khó tiêu thụ trên thị trường

Bảng 9: Hiệu quả kinh tế của các giống đậu Cove:

Chỉ

tiêu Giống

Năng suất thực thu (tấn/ha )

Tổng chi phí (đ/ha)

Tổng thu (đ/ha) Lãi ròngHiệu quả kinh tế

(đ/ha) giảm soTăng,

với đ/c (đ/ha) Đậu Cove Huế

(đ/c)

Đậu Cove hạt

đen

Đậu Cove

A-Snow

Đậu Cove hạt

trắng

17,25 15,70 6,28 7,68

13,645,00 013,645,0 0013,645, 00013,64 5,000

51,750,000 47,100,000 31,890,000 33,750,000

38,105,00 0 33,453,00 0 18,245,00 0 20,105,00 0

0 -4,652,00 0 -19,860,0 00 -18,000,0 00 Mục đích cuối cùng của người sản xuất là thu được hiệu quả kinh tế trên một diện tích trong một đơn vị thời gian Vì vậy, hiệu quả kinh tế là yếu tố cuối cùng đánh giá các giống đậu Cove đem đi thí nghiệm, từ đó chọn ra được giống tốt, thích ứng với địa phương để đưa ra sản xuất, nhằm từng bươúc thay thế các giống đậu Cove đã bị thoái hoá, năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao Ở đây tổng chi phí cho 1 ha tôi tính ra được là 13,645,000đ Tổng thu của các giống là không giống nhau do năng suất giữa các giống có sự khác nhau Giống cho tổng thu cao nhất là giống Huế (đối chứng) 51,750,000đ, tiếp theo là giống đậu Cove hạt đen đạt 47,100,000đ, giống đậu Cove hạt trắng có tổng thu 33,750,000đ giống có tổng thu thấp nhất là CoveA-Snow 31,890,000đ Sau khi trừ đi tổng chi phí thì tôi thu được lãi ròng gồm có: giống có lãi ròng lớn nhất là đậu Cove Huế 38,105,000đ, tiếp theo là giống Cove hạt đen 33,453,000đ, hai giống dạng bụi có lãi ròng khá thấp là tương ứng đậu CoveA_snow 18,245,000đ và đậu Cove hạt trắng 20,105,000đ

Ngày đăng: 09/04/2015, 17:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w