Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 48 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
48
Dung lượng
463,5 KB
Nội dung
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Bất kì một quốc gia nào trên thế giới cũng đều được tạo hoá ban tặng đầy đủ cho các vùng đất như: như vùng đồng bằng, vùng ven biển, vùng ven đô, vùng gò đồi. Tuy nhiên về diện tích và sự phân bố của các vùng ở các nước cũng như trong một nước là khác hẳn nhau. Việt Nam với 3/4 diện tích gò đồi là một thí dụ điển hình. Các vùng này có sự khác biệt đáng kể về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. Do đó mà đã hình thành nên các hệ thống sản xuất đặc trưng cho các vùng ( đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản là hệ thống sản xuất chính ở vùng ven biển…). Điều này lí giải sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay ở các vùng còn đang xảy ra tình trạng đó là việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là chưa hoàn toàn hợp lí, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế của vùng. Do đó mà hiệu quả mang lại từ sản xuất nông nghiệp là chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là do người dân của các vùng chưa xác định được hệ thống sản xuất nào phù hợp với điều kiện của vùng. Với mục đích là được biết rõ hơn về hệ thống sản xuất ở vùng ven đô nên em sẽ tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm các hệ thống sản xuất ở vùng ven đô thành phố Huế (xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Phú Mậu là một xã của huyện Phú Vang, cách thành phố Huế 5Km về phía đông bắc. 1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu - Mục tiêu chung: Nghiên cứu đặc điểm hệ thống sản xuất ở vùng ven đô thành phố Huế ( xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế - Mục tiêu cụ thể + Tìm hiểu đặc điểm nguồn lực của nông hộ: + Nghiên cứu các hệ thống sản xuất ở cấp nông hộ: TT, CN, NTTS, chế biến. + Nghiên cứu hệ thống cung ứng về đầu vào và đầu ra của các sản phẩm của hệ thống + Nghiên cứu hệ thống sản xuất ở cấp độ cộng đồng 1 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Khái niệm sản xuất, đầu vào, đầu ra Sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm đầu ra. * Đầu vào là các nguồn lực. nhờ có nó mà các hoạt động sản xuất mới diễn ra đựơc. * Đầu ra là kết quả mong đợi của một quá trình sản xuất. 2.1.2. Khái niệm hệ thống. Theo Đào Thế Tuấn thì hệ thống là các tập hợp trật tự bên trong ( hay bên ngoài ) của các yếu tố có liên quan với nhau ( hay tác động lẫn nhau ). Thành phần của hệ thống là yếu tố. Các mối liên hệ và tác động giữa các yếu tố bên trong mạnh hơn so với yếu tố bên ngoài hệ thống và tạo nên một trật tự bên trong của hệ thống. một hệ thống là một nhóm các yếu tố tác động lẫn nhau hoạt động chung cho một mục đích chung [1]. 2.1.3. Khái niệm hệ thống nông nghiệp. Hệ thống nông nghiệp ( HTNN) là sự hiểu biết không gian của sự phối hợp các nghành sản xuất và các kĩ thuật do một xã hội thực hiện để thỏa mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện đặc biệt sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học và sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội văn hóa qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kĩ thuật khoa học [2]. 2.1.4. khái niệm hệ thống canh tác (HTCT) , Một số nhà khoa học mĩ cho rằng: HTCT là sự bố trí một cách thống nhất và các nghành nghề trong nông trại, được quản lí bởi hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của nông hộ. 2.1.5. Khái niệm hệ thống trồng trọt (HTTT). Hệ thống trồng trọt là một hệ thống con và trung tâm của hệ thống nông nghiệp, cấu trúc của nó quyết định sự hoạt động của các hệ thống phụ khác như chăn nuôi, chế biến [3]. Với khái niệm về HTCT như trên thì HTTT là bộ phận chủ yếu của HTCT. Hệ thống cây trồng là việc thực hiện mô hình canh tác cây trồng có sự liên quan giữa những cây trồng này với môi trường bên ngoài bao gồm thích nghi điều kiện tự nhiên, lao động và cách quản lí để cho hiệu quả kinh tế cao [2]. 2 - Khái niệm về cơ cấu cây trồng Cơ cấu cây trồng là thành phần và các loại giống cây trồng bố trí theo không gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng sản xuất nông nghiệp [3] Nghiên cứu về hệ thống sản xuất là một vấn đề rất phức tạp vì nó liên quan đến nhiều yếu tố như: Đất đai, khí hậu, vốn, trình độ khoa học kĩ thuật, vấn đề sâu bệnh, dịch bệnh, thị trưòng…Mục đích của việc nghiên cứu các hệ thống sản xuất là nhằm sử dụng có hiệu quả đất đai, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi Đồng thời xem xét sự tác động qua lại giữa các cây trồng, giữa trồng trọt với chăn nuôi, với nuôi trồng thủy sản và tới hệ thống chế biến. 2.1.6. Thành phần của hệ thống nông nghiệp Theo Đào Thế Tuấn thành phần của hệ thống nông nghiệp bao gồm: môi trường tự nhiên như đất, khí hậu, nước ; môi trường kinh tế, xã hội như thể chế quan hệ tổ chức, nhà nước, thị trường, xã hội dân sự và hộ nông dân. Trong môi trường kinh tế xã hội thì thể chế đóng một vai trò cực kì quan trọng. Thành phần của hệ thống nông nghiệp được biểu diễn ở sơ đồ sau: 3 Thể chế là các cản trở do con người đặt ra để hình thành các mối quan hệ giữa người, giữa các tổ chức. Thể chế bao gồm các luật chơi của xã hội bao gồm có các luật hình thức (hiến pháp, điều lệ, luật lệ và quy định) và các ràng buộc phi hình thức (tiêu chuẩn, công ước và các quy tắc đối xử) và các đặc điểm ép buộc của chúng. Bản thân thị trường cũng là một thể chế. Thể chế tạo ra thị trường có hiệu quả. Thị trường hiệu quả là các thể chế có chi phí trao đổi thấp và tạo ra lợi ích kinh tế để các tác nhân cạnh tranh với nhau qua giá và chất lựơng. 2.1.7. Các đặc tính của hệ thống Đất Nướ c Quyết định Môi trường tự nhiên Hộ nông dân Môi trường kinh tế xã hội Trồng trọt Phi nông nghiệp Chăn nuôi Thể chế quan hệ tổ chức Khí hậu 4 Thị trường Nhà nước Xã hội dân sự Vốn Lao động Theo Kepas(1983), Cao Liêm và các cộng sự (1998) hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm 6 đặc tính cơ bản sau: - Sức sản xuất - Sức sản xuất là khả năng sản xuất ra giá trị sản phẩm trên một đơn vị tài nguyên ( đất, lao động, năng lượng, tiền vốn ) đơn vị đo lường có thể là tấn/ha, tạ/ha sức sản xuất của hệ thống nông nghiệp tăng, giảm hay cân bằng theo thời gian. - Khả năng sinh lợi: khả năng sinh lợi là hiệu quả kinh tế ( cho người sản xuất và xã hội) của một hệ thống nông nghiệp. - Tính ổn định: tính ổn định của một hệ thống nông nghiệp là khả năng duy trì sức sản xuất khi có rủi ro hay thay đổi điều kiện thời tiết, điều kiện kinh tế thị trường. Tính ổn định này đựoc đo lường từ hệ số biến động của sức sản xuất. - Tính bền vững: là khả năng duy trì sức sản xuất của hệ thống trong thời gian dài khi chịu tác động của stress hoặc sự đảo lộn. Một hệ thống nông nghiệp bền vững được coi là bền vững khi bị stress xảy ra sức sản xuất có thể bị giảm nghiêm trọng sau đó sức sản xuất đựợc phục hồi và duy trì ổn định. - Tính công bằng: đựơc đo lường bằng sự phân bố tài nguyên đến những người tham gia sản xuất trong cùng hệ thống. - Tính tự chủ: tính tự chủ của hệ thống đựoc biểu thị bằng khả năng tự vận hành sao cho có hiệu quả mà ít lệ thuộc vào môi trường. Trong sáu đặc tính trên gồm cả đặc tính về sinh học và đặc tính về xã hội của hệ thống. 2.1.8. Các loại hệ thống nông nghiệp - Nông nghiệp du canh: Nông nghiệp du canh là sự thay đổi nơi sản xuất từ vùng này sang vùng khác, từ khu vực đất này sang khu vực đất khác sau khi độ phì của đất đã nghèo kiệt. - Hệ thống du mục: Du mục là một phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu gắn liền với các hệ thống chăn nuôi được di chuyển liên tục từ vùng này sang vùng khác. Các kiểu du mục: Du mục hoàn toàn là sự di chuyển đàn gia súc của họ từ vùng này đến vùng khác quanh năm. Họ đều không có nhà cửa cố định và không có hoạt động trồng trọt. Bán du mục là những người dân chỉ nuôi và chăn thả đàn gia súc theo mùa của đồng cỏ tự nhiên. 5 - Hệ thống nông nghiệp cố định: Là các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân được tiến hành trên những vùng, khu vực hay trên các mảnh đất cố định qua các năm. Bao gồm các kiểu hệ thống nông nghiệp sau: + Hệ thống nông nghiệp chuyên môn hóa: Là những hệ thống nông nghiệp chuyên sản xuất một hoặc hai loại sản phẩm nhất định. Từ đặc điểm của điều kiện tự nhiên, vị trí đại lí của vùng, hay tập quán xã hội của một vùng nào đó. Được phân công của xã hội mà được sản xuất một hoặc 2 loại sản phẩm chính. + Hệ thống nông nghiệp cố định hỗn hợp: Là hệ thống sản xuất bao gồm nhiều loại sản phẩm cả sản phẩm trồng trọt lẫn sản phẩm chăn nuôi + Một số hệ thống nông nghiệp cố định phát triển có tính điển hình như: Hệ thống VACR, SALT 2.1.9. Vai trò của các hệ thống sản xuất Các hệ thống sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có vai trò vô cùng quan trọng tới đời sống của mỗi hộ gia đình nói riêng và cả xã hội nói chung. Vì nó cung cấp lương thực, thực phẩm là những sản phẩm vô cùng thiết yếu cho sự sống của mỗi con người. Đồng thời các hệ thống sản xuất này hàng năm đem về cho nước ta một nguồn thu ngoại tệ tương đối lớn thông qua việc xuất khẩu các sản phẩm của hệ thống. Thật vậy việt nam là quốc gia đứng hàng đầu trện thế giới về xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp như: Gạo, tiêu, hải sản Chế biến là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, đây là khâu vô cùng quan trọng vì nó là yếu tố để nâng cao giá trị sản phẩm của các hệ thống trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi. Nhưng nhìn chung so với các hệ thống trên thì hệ thống này là còn kém phát triển hơn. Do đó mà các sản phẩm nông nghiệp của nước ta bán ở dạng thô chiếm tỉ lệ cao. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Các nghiên cứu có liên quan * Các nghiên cứu về hệ thống trồng trọt Trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu (kể cả trong nước và ngoài nước) về lĩnh vực nông nghiệp của nước ta. Các nghiên cứu này tìm ra những điểm hạn chế cản trở sự phát triển nền nông nghiệp, từ đó có cơ sở để đề xuất với nhà 6 nước đưa ra những chính sách và giải pháp đồng bộ làm cho nền nông nghiệp ngày càng phát triển. Các nhà nghiên cứu đã điều tra được sự ảnh hưởng của việc tăng thời gian và sự phức hợp luân canh trên sản lượng cây trồng trong các hệ thống nông nghiệp hữu cơ trong giai đoạn mười năm. Họ đã phát hiện ra rằng sự luân phiên phức tạp hơn và lâu hơn bằng cách sử dụng ngô, đậu nành, lúa mì và cỏ khô sẽ mang lại sản lượng ngô nhiều hơn 30% so với một vụ luân canh ngô và đậu nành đơn giản. Nhiều loại cây trồng phụ và thời gian luân phiên giúp cung cấp đầy đủ khí nitơ và làm giảm đi sự cạnh tranh của cỏ ,do đó làm tăng sản lượng cây trồng. [9] Vào mùa đông ở vùng đồng bằng và các tỉnh phía bắc trồng các cây có nguồn gốc xứ lạnh ( khoai tây, cải bắp, xu hào ) hoặc các nhóm cây xứ nóng ngắn ngày như ( ngô, đậu rau các loại ) không nhũng nâng cao sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế mà còn có tác dụng bảo vệ và bồi dưỡng đất [4]. Theo tác giả Bùi Huy Đáp [5] với “cơ sở khoa học của cây vụ đông” đã di sâu nghiên cứu bố trí cây vụ đông cho nhiều vùng sinh thái có hệ thống luân canh 2 vụ lúa – 1 vụ đông hoặc 1 vụ lúa – 1 vụ màu – 1 vụ đông Lê Quốc Hưng (1994) [6] khi nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho vùng gò đồi tỉnh Hà Tây đã đề xuất mô hình canh tác mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình cũ - Trên chân đất cao thiếu nước: Cây ăn quả - lúa – cá - Trên đất gò đồi đang canh tác: Chè – cây ăn quả - dứa - Trên đất gò đồi hoang hóa: cây keo tai tượng cải tạo đất, đến năm thứ 6 thu hoạch và trồng cây công nghiệp dài ngày * Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống chăn nuôi Các tác giả Vũ Đình Tôn, Phan Đăng Thắng ( trung tâm nghiên cứu liên nghành và phát triển nông thôn, đại học nông nghiệp hà nội), S. Desvaux (CIRAD, PRISE Consortium in Vietnam, Viện thú y quốc gia, Hà Nội), M. Peyre, J-F. Renard, F. Roger (Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, F34398, Montpellier, Pháp) thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa các hệ thống chăn nuôi gia cầm và HPAI. Nghiên cứu tiến hành từ tháng 3-8/2007 tại tỉnh Hà Tây (Đồng bằng sông Hồng) và Long An (Đồng bằng sông Cửu Long). Kết quả nghiên cứu là có 3 hệ 7 thống chăn nuôi gia cầm chính bao gồm các hệ thống chăn nuôi gia cầm quy mô hàng hóa với sự đầu tư tốt chuồng trại (hệ thống 1); các hệ thống chăn nuôi gia cầm quy mô hàng hóa không có đầu tư chuồng trại (hệ thống 2); hệ thống chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ (hệ thống 3). Số lượng gia cầm được nuôi trong các hệ thống chăn nuôi gia cầm quy mô hàng hóa nhiều hơn rất nhiều hệ thống chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ. Số lượng các loài gia cầm được nuôi trong các hệ thống 2 và 3 nhiều hơn trong hệ thống 1. Tỷ lệ các nông hộ có đàn gia cầm bị mắc H5N1 trong giai đoạn 2003-2005 ở hệ thống 2 và 3 nhiều hơn hệ thống 1 (21%-59% so với 33%-36%). Hệ thống 2 và 3 có mức độ an toàn sinh học thấp, nhiều loại gia cầm được nuôi trong cùng một hộ gia đình với một diện tích dành cho chăn nuôi hạn chế hoặc chăn thả tự do… Hiểu biết về vệ sinh dịch tễ, phòng bệnh bằng vắc-xin cho đàn gia cầm còn hạn chế. Đây là những nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh trong đó có bệnh cúm H5N1. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, toàn bộ đàn gia cầm trong hệ thống 1 đều được tiêm phòng vắc-xin, trong khi chỉ có từ 875- 90% trong hệ thống 2, 58% trong hệ thống 3 được tiêm vắc-xin phòng bệnh. Việc bán chạy gia cầm, gồm cả gia cầm bị bệnh khi có dịch là phổ biến trong chăn nuôi, đây là một trong những nguyên nhân làm tăng thêm dịch bệnh trong chăn nuôi. Nguồn con giống gia cầm được cung cấp phần lớn từ các lò ấp trứng gia cầm tư nhân, xong khâu kiểm soát vệ sinh ấp nở, chất lượng con giống còn bị hạn chế. Biện pháp tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm gia cầm đã góp phần ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trên đàn gia cầm được tiêm. [7] Một dự án toàn diện mới được thực hiện liên quan đến chăn nuôi lợn thịt hữu cơ. Liên quan đến việc xây dựng chuồng trại với sân chơi ngoài trời, Mứller (2000), Olsen (2001) và Olsen và ctv. (2001) nghiên cứu chi tiết ảnh hưởng của loại nền bên trong chuồng (hố đằm và một phần sàn gỗ), kích thước sân ngoài trời và một phần bao phủ sân ngoài trời đến chăn nuôi và tập tính. Trong mọi trường hợp, những chuồng nuôi này phải được để thông thoáng tự nhiên và nền của sân chơi phải chắc chắn (làm bằng bêtông). Tổng thể, các kết quả chăn nuôi rất tốt đã thu được từ hệ thống này, >900 g tăng trọng/ngày, khả năng tiêu thụ thức ăn thấp và lượng thịt nạc xấp xỉ 60%. Mức độ đánh nhau trong đàn là thấp và không khí trong chuồng tốt với nồng độ amoniac, CO2 và bụi bẩn thấp. Kết quả này có được một phần là hầu hết lượng phân 8 (>80%) được thải ra ở sân chơi bên ngoài. Việc này làm việc sử dụng rơm thấp hơn so với những phương thức khác dựa vào ổ rơm dày. Về công tác chữa trị, có rất ít sự khác nhau. Những kiểu chuồng này được mô tả chi tiết bởi Olsen (2001) không có nghi vấn gì rằng chúng có thể hoạt động rất tốt nhưng xây dựng chúng sẽ đắt. Một mô hình khác mà lợn được nuôi từ khi cai sữa đến khi giết mổ trong hệ thống chuồng có sân chơi, đường chạy đã được nghiên cứu chi tiết. Đường chạy được đặt trên cao của vùng đất được tạo bởi một lớp vỏ trên một màng chống thấm. Do vậy, nước mưa và nước tiểu được lưu lại, điều đó có nghiã là không bị ngấm xuống đất. Nhìn chung, một hệ thống như vậy mang lại kết quả chăn nuôi rất tốt (Jensen và Andersen, 2000). Tuy nhiên, việc kiểm soát ký sinh trùng là rất khó. Một điểm thú vị khác của phương thức này là lượng Nitơ mất đi từ khu vực bên ngoài nhỏ hơn nhiều so với những gì dự đoán (Mứller et al., 2000) và lượng Nitơ lỏng thu được trong vùng đất này là cực kỳ thấp, thể hiện rằng lượng Nitơ này được tạo gắn sâu vào ổ rơm dày qua con đường vi sinh vật. Đối với lợn nái nuôi ngoài trời. Vaarst và cs (2000) theo dõi một vài bệnh lâm sàng. Những tổn thương cơ học gây gãy chân, tổn thương da và cháy nắng là những biểu hiện lâm sàng nổi bật nhất. Feenstra (2000) đã nghiên cứu sự lan truyền mầm bệnh qua các mẫu máu và kiểm tra phổi lúc giết mổ từ 4 đàn lợn nuôi hữu cơ. Kết luận rằng phổi của chúng tốt hơn so với những đàn nuôi theo phương thức truyền thống, điều này tương tự như kết quả cuộc điều tra của Thụy điển tiến hành tại lò mổ (Hansen và Cs 1999). Kháng thể đối với vi khuẩn Mycoplasma hyopneumonia và Salmonella có xuất hiện ở lợn nái từ tất cả các đàn. Những kháng thể này không có ở lợn con nhưng kháng thể với vi khuẩn Salmonella được tìm thấy ở lợn nuôi đến giai đoạn kết thúc tại độ chuẩn thấp. Bệnh tiêu chảy của lợn sau cai sữa do vi khuẩn Escherichia coli là vấn đề sức khỏe nổi bật nhất. Trong một nghiên cứu so sánh độ tuổi cai sữa lúc 5 và 7 tuần tuổi, Andersen và ctv (2000) thấy rằng không có sự khác nhau nào về sự giảm khối lượng (giảm 4 - 3 kg), hay sự xâm phạm đối với lợn con về tuổi cai sữa.[8] * Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống chế biến 9 Trường đại học Nông Lâm TP.HCM đã kết hợp với Sở Công Thương Tiền Giang thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị chế biến hủ tiếu quy mô vừa và nhỏ năng suất 1 tấn/ngày” nhằm tìm ra giải pháp về công nghệ và thiết bị để giải quyết những khó khăn trên trong việc sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản xuất hủ tiếu của địa phương; Đề tài do PGS.TS Nguyễn Hay và KS. Nguyễn Văn Công đồng chủ nhiệm. Với mục tiêu giảm bớt các công đoạn thủ công và hạn chế việc phụ thuộc vào thời tiết trong quá trình sản xuất hủ tiếu, chủ động trong sản xuất, và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị chính đưa vào sử dụng trong các công đoạn sản xuất truyền thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy. Một là:Việc nghiên cứu chế tạo hệ thống chế biến hủ tiếu đáp ứng nhu cầu chế biến hủ tiểu của các hộ, các cơ sở hủ tiếu. Hai là: Hệ thống chế biến hủ tiếu được chế tạo dựa trên quy trình chế biến thủ công, truyền thống của các hộ sản xuất hủ tiếu. Ba là: Công suất hệ thống chế biến hủ tiếu là 1tấn/ngày (chỉ tính 1 ca 5 giờ), nếu tính 3 ca thì công suất là 3 tấn/ngày. Bốn là: Về giá thành hủ tiếu, so với giá thủ công thì có thể ngang hoặc cao hơn, tuy nhiên vấn đề an toàn vệ sinh thực thẩm được đảm bảo, đồng thời chủ động được thời tiết và sản phẩm có thể đưa vào bán được ở các siêu thị…Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, chế tạo thành công hệ thống chế biến hủ tiếu sẽ giới thiệu phổ biến đến các hộ sản xuất trong làng nghề chế biến hủ tiếu để nâng cao chất lượng của sản phẩm hủ tiếu Mỹ Tho,mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới.[11] * Các nghiên cứu về hệ thống sản xuất ở vùng gò đồi Vùng gò đồi là vùng mà địa bàn có tiềm năng về đất đai và nguồn lao động thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là phát triển lâm nghiệp, kinh tế trang trại (trồng trọt và chăn nuôi). Các ngành nghề chưa phát triển, kết cấu hạ tầng còn thấp kém, trình độ canh tác của người lao động còn hạn chế, mô hình lúa – cá, sen – cá đang được nhân dân triển khai nhân rộng, lượng và chất lượng, đặc biệt chương trình Zebu hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn [12] Về cải tạo vườn tạp: Đã đưa một số cây trồng có giá trị kinh tế vào trồng tại vườn nhà và vườn đồi như xoài ghép Trung Quốc, bưởi Bimilo Trung Quốc , cam, chanh.[12] Về chăn nuôi cùng với việc khai thác thế mạnh vùng gò đồi các xã đã tích cực phát triển đàn gia súc, gia cầm cả về số 10 [...]... Pháp [14] là : Các hệ thống sản xuất chính là, hệ thống sản xuất đa canh – chăn nuôi và nuôi cá quy mô hàng hoá, hệ thống sản xuất đa canh – chăn nuôi và chăn nuôi động vật dạ dày đơn quy mô hàng hoá, hệ thống sản xuất đa canh - chăn nuôi và canh tác cây ăn quả hoặc làm vườn quy mô hàng hoá, hệ thống sản xuất đa canh – chăn nuôi và thu nhập từ các công việc ngoài nông nghiệp và hệ thống sản xuất đa canh... canh – chăn nuôi và bán một phần các sản phẩm ở quy mô sản xuất nhỏ * Các nghiên cứu về hệ thống sản xuất ở vùng ven đô Hiện nay do tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp và đô thị hóa nông thôn ngày càng mở rộng, nên diện tích đất nông nghiệp nói chung, diện tích đất trồng lúa nói riêng ngày càng bị thu hẹp Tuy nhiên, diện tích đất vùng ven các đô thị ngày càng 11 được mở rộng, giá đất được nâng cao;... độ cộng đồng: - Quy mô các hệ thống của thôn, xã - Tỉ lệ hộ trong thôn, xã có các hệ thống - Hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hệ thống ở thôn, xã - Chi phí trung bình của các hệ thống ( nếu trồng trọt thì nghìn đồng/ sào/vụ, nếu chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản thì nghìn đồng/năm, nếu chế biến thì nghìn đồng/ năm) - Thu nhập trung bình từ các hệ thống sản xuất của thôn, xã ( nghìn... các loại hoa, các loại cây cảnh (trong đó quan trọng là Bonsai), cá cảnh, chim cảnh, chó cảnh và làm hòn non bộ, hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và đồ lưu niệm nói riêng [15] 12 PHẦN 3 : Đối Tượng, Phạm vi, nội dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu 3.1 Điểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu là cả 8 thôn của xã Phú Mậu 3.2 Đối Tượng Nghiên Cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống sản xuất tại xã Phú Mậu 3.3 Phạm vi nghiên. .. nhân, các tổ chức… - Khả năng cung ứng đầu vào: số lượng, chất lượng, thời điểm, giá cả, thời gian… - Hình thức cung ứng đầu vào của các nguồn - Khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, thú y… 14 - Các nguồn tiêu thụ sản phẩm của các hệ thống, - Khả năng tiêu thụ: số lưọng, chất lượng, giá mua, thời gian, thời điểm của các nguồn - Hình thức tiêu thụ của các nguồn Nghiên cứu hệ thống sản xuất ở cấp... nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về hệ thống sản xuất của xã Phú Mậu - Phạm vi về mặt không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tai xã Phú Mậu - Phạm vi về mặt thời gian: Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ ngày 5/1/2009 đến ngày 9/5/2009 3.4 Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu đặc điểm điểm nguồn lực của nông hộ: + Số nhân khẩu, cơ cấu nhân khẩu, trình độ văn hóa... cận các thông tin, tiếp cận như thế nào và các hình thức tiếp cận + Hệ thống chế biến - Chi phí chế biến: tiền điện, công lao động, máy móc - Lợi nhuận thu được từ chế biến - Các yếu tố ảnh hưởng tới việc chế biến thông tin thị truờng: khả năng tiếp cận các thông tin, tiếp cận như thế nào và các hình thức tiếp cận Nghiên cứu hệ thống cung ứng về đầu vào và đầu ra của các sản phẩm của hệ thống - Các. .. kinh nghiệm cho các hộ khác không được tham gia rất nhiệt tình Do đó các hộ sản xuất nông nghiệp ở đây hầu như đã nắm bắt được các tiến bộ khoa học kĩ thuật mới Ngoài ra thì người dân họ còn nắm bắt được các tiến bộ khoa học kĩ thuật từ phương tiện thông tin đại chúng thông qua loa phát thanh của xã 4.3 Hệ thống sản xuất ở cấp độ cộng đồng Qua điều tra thì tôi thấy ở xã có cả hệ thống sản xuất nông nghiệp... nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan vùng ven đô Mục đích của phát triển kinh tế vùng ven đô là tạo vành đai xanh cho đô thị, gắn với dịch vụ, du lịch sinh thái, cung cấp những nông sản có chất lượng cao trực tiếp cho vùng nội ô, sau đó là cung cấp cho thị trường địa phương, khu vực hay xuất khẩu; nhưng không làm ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan vùng ven đô Trong lĩnh vực nông... các hệ thống sản xuất ở xã 3.6 Xử lí số liệu - Dùng các hàm trên phần mềm Excel như hàm average, max, min, sum… 15 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Tình hình cơ bản của xã Phú Mậu 4.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Phú Mậu 4.1.1.1 Vị trí địa lý Trong nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa hiện nay vị trí địa lý của địa bàn sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng Nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản . của vùng. Với mục đích là được biết rõ hơn về hệ thống sản xuất ở vùng ven đô nên em sẽ tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu đặc điểm các hệ thống sản xuất ở vùng ven đô thành phố Huế. Thiên Huế) . Phú Mậu là một xã của huyện Phú Vang, cách thành phố Huế 5Km về phía đông bắc. 1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu - Mục tiêu chung: Nghiên cứu đặc điểm hệ thống sản xuất ở vùng ven đô thành phố. biến. + Nghiên cứu hệ thống cung ứng về đầu vào và đầu ra của các sản phẩm của hệ thống + Nghiên cứu hệ thống sản xuất ở cấp độ cộng đồng 1 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1.