0
Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Đặc điểm nguồn lực của nông hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG SẢN XUẤT Ở VÙNG VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 25 -27 )

4.2.1. Đất đai

Phú Mậu là xã ven đô thành phố, đây là xã đã áp dụng chính sách dồn điền đổi thừa từ năm 2005. Hiện nay đất canh tác giảm so với trước đây do trích 5% diện tích đất tự nhiên của xã làm quỹ đất công ích ( đất dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp đất nhà ở và đất nghĩa trang...). Do đó mà hiện nay bình quân mỗi nhân khẩu có 530m2 đất, bao gồm các loại đất: đất thổ cư, đất vườn và đất ruộng. Sau nghị định 64 thì đất vườn được quy vào đất màu. Hộ gia đình nào có đất màu lớn thì đất ruộng ít, thậm chí là không có. Ngược lại hộ gia đình nào có đất ruộng lớn thì đất màu ít, thậm chí là không có, miễn sao là có đủ 530m2 đất cho một khẩu. Riêng thôn Triêm Ân thì mỗi hộ có 1 sào đất màu khoán ở ngoài đồng do đất vườn và đất ruộng của họ ít. Về đất ruộng khoán thì mỗi hộ gia đình chỉ có hai mảnh ruộng ở hai vùng cách xa nhau và có điều kiện tương đối khác nhau. Gia đình nào mà có đấu thầu thêm thì có nhiều mảnh hơn. Ngoài phần đất mà nhà nước khoán cho các hộ thì hộ nào có điều kiện như có lao động, có vốn...Thì họ có thể đấu thầu thêm đất công ích chưa sử dụng mà UBND xã quản lí để giải quyết việc làm và tăng nguồn thu cho gia đình. Hình thức đấu thầu thì đấu thầu hàng năm có nghĩa là một năm tổ chức đấu thầu một lần. hộ gia đình nào có nhu cầu cũng đều được tham gia đấu thầu, không giới hạn diện tích đất đấu thầu. Ai ưa vùng đất nào thì đấu thầu vùng đất đó. Mức đấu thầu thì rất khác nhau giữa các vùng đất. Nhưng nhìn chung thì bình quân là 400000/sào/năm. Sau khi đấu thầu xong thì

UBND xã gửi danh sách hộ tham gia đấu thầu kèm theo sản lượng phải đống góp của những hộ này cho các HTX nông nghiệp. Đất đấu thầu có cả đất ruộng và đất màu. Đất đai của xã hàng năm được bù đắp một lượng phù sa lớn, thích hợp cho việc trồng các loại cây như: lúa, hoa, rau, màu. Tuy nhiên diện tích đất đai bị bỏ hoang hàng năm cũng không nhỏ do thời tiết không thuận lợi.

4.2.2. Nhân lực

Qua thời gian điều tra thì tôi thấy trung bình mỗi hộ có 4,5người trong đó có 2,35 lao động, lao động nông nghiệp lớn hơn lao động phi sản xuất nông nghiệp. Lao động nữ chiếm 51% còn lao động nam chiếm 49% . Họ là những người có trình độ học vấn cao hơn nhiều so với các vùng nông thôn khác. Bình quân thì trình độ văn hóa của các lao động là đã tốt nghiệp lớp 9, họ là những người rất hiểu biết. Đây là một lợi thế lớn trong sản xuất như: Họ tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kĩ thuật được chuyển giao về, họ lựa chọn cho gia đình họ những phương án sản xuất ít tốn kém mà cho hiệu quả cao. Đồng thời họ là những con người sống hết sức nhiệt tình, cần cù, chịu thương, chịu khó....

Thật vậy qua thời gian tôi sống và làm việc tại địa phương thì tôi thấy người dân ở đây suốt ngày làm lũng. Khác với các vùng nông thôn khác là trong năm còn có thời gian nhàn rỗi, còn ở đây người dân làm việc quanh năm, họ không có thời gian nhàn rỗi. Khi họ làm lúa ngoài đồng xong thì họ về làm hoa, rau, màu...Ngoài đồng đến trong vườn. Có lẽ chúng ta ai cũng đều biết cây hoa, cây rau, cây đậu phộng là những loại cây trồng đòi hỏi nhiều công lao động. Đây lại là những loại cây trồng chính của địa phương. Lịch làm việc của họ trong ngày như sau: Buổi sáng thì họ bắt đầu làm việc từ lúc 6 giờ và nghỉ vào lúc 11 giờ 45 phút. Buổi chiều họ bắt đầu làm từ 1 gờ và nghỉ lúc 6 giờ 30 phút. Người phụ nữ họ không có thời gian ngủ trưa. Để tăng nguồn thu nhập thì nhiều hộ gia đình buổi tối còn tranh thủ làm thêm các nghề phụ như: chằm nón, hạt nổ, bông giấy,.... Nhiều hộ gia đình mà có diện tích đất màu ít thì thời gian rảnh họ đi làm thợ nề, thợ mộc, vợ thì đi buôn bán, thỉnh thoảng chồng lên thành phố kiếm việc làm. Tóm lại người dân ở đây không có thời điểm nào trong năm là ăn không nghồi rồi cả.

4.2.3. Tài chính

Nhìn chung các hộ gia đình ở đây có nhiều nguồn thu tiền mặt như: Nguồn thu từ việc bán các sản phẩm nông nghiệp hàng ngày ( rau, hoa....), nguồn thu từ con cái đi làm ăn xa, nguồn thu đi làm thợ nề, thợ mộc, nguồn thu từ việc buôn bán...Ngoài ra thì thỉnh thoảng các hộ còn có thể tiếp cận tới các nguồn vốn vay của ngân hàng chính sách do hội phụ nữ quản lí với lãi suất ưu đãi. Nói chung ngày nào họ cũng làm ra tiền mặt để cải thiện đời sống, do đó mà cuộc sống của họ gặp ít khó khăn hơn các vùng nông thôn khác. Tỉ lệ hộ trong xã đã xây nhà ở kiên cố lên tới 80%, đặc biệt con số này còn tăng nhanh, thời điểm này về xã toàn thấy các hộ đang xây nhà. Vào các hộ gia đình thì thấy cơ sở vật chất cũng khá đầy đủ, cụ thể là 98% hộ đã có ti vi, 80% hộ có xe máy…

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG SẢN XUẤT Ở VÙNG VEN ĐÔ THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 25 -27 )

×