Hệ thống sản xuất ở cấp độ cộng đồng

Một phần của tài liệu Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm các hệ thống sản xuất ở vùng ven đô thành phố Huế (Trang 27 - 38)

Qua điều tra thì tôi thấy ở xã có cả hệ thống sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, NTTS ) và hệ thống sản xuất phi nông nghiệp (buôn bán, tiểu thủ công nghiệp...). Các loại hệ thống này có nhiều sự khác nhau về quy mô, năng suất, số hộ tham gia...Cụ thể là:

Bảng 4: Hệ thống chăn nuôi của xã

Địa chỉ hộ CN

Trâu(con) Bò(con) Lợn(con) Gà(con) Vịt(con) Ts Nghé Ts Bò đẻ Ts Lợn nái Ts Gà đẻ Ts Đẻ Vọng trì tây 35 6 1 0 0 184 14 71 0 63 0 Vọng trì đông 92 40 18 9 3 269 17 463 102 541 0 Thế vinh 41 21 11 12 7 82 14 192 64 182 10 Thanh tiên 57 12 4 0 0 198 28 590 0 397 0 Triêm ân 44 14 5 0 0 188 16 241 71 250 14 Lại ân 60 10 0 5 0 354 31 489 115 241 23 Cụm 1 mậu tài 100 45 20 13 6 247 14 349 124 566 14 Cụm 2 mậu tài 83 24 9 17 16 234 5 672 128 1015 1000 Cụm 3 mậu tài 65 39 18 39 24 349 32 600 Tiên nộn 68 25 14 8 3 231 15 268 72 137 3 Tổng số 610 236 100 103 59 2336 186 3935 676 3392 1064 ( Nguồn: báo cáo kinh tế - xã hội năm 2008)

Qua bảng 4 ta thấy: Tình hình chăn nuôi của xã, thôn là tương đối phát triển. Có 610 hộ trong xã có chăn nuôi ,tổng đàn gia súc, gia cầm của xã là 10002 con. Trong đó gia cầm chiếm một tỉ lệ khá lớn ( 73,25%). Tổng đàn lợn của xã là 2336 con chiếm 23,35%, trong đó lợn nái chiếm 7,96%. Tổng đàn trâu của xã là 236 con ( 100 con nghé), đàn bò là 103 con ( bò đẻ: 59 con). Trâu nuôi chủ yếu dùng để cày kéo, bò nuôi để bán thịt, gia cầm nuôi để gia đình tự tiêu thụ. Cụm 1 Mậu Tài là thôn có số hộ chăn nuôi lớn nhất chiếm 16,39 % tổng số hộ chăn nuôi. Vọng Trì Tây là thôn có số hộ chăn nuôi ít nhất chỉ chiếm 5,73%. Cụm 1 Mậu Tài là thôn có đàn trâu lớn nhất 45 con chiếm 19%, thôn Vọng Trì Tây là thôn có đàn trâu ít nhất chỉ có 6 con chiếm 2,54%.

Thôn Vọng Trì Tây, Triêm Ân và Thanh Tiên là ba thôn không có nuôi bò. Cụm ba Mậu Tài là nơi có đàn bò lớn nhất 39 con chiếm 37,86%. Thôn Lại Ân là thôn có đàn lợn lớn nhất 354 con chiếm 15,15%, thôn Thế Vinh là thôn có đàn lợn bé nhất chỉ có 82 con chiếm 3,5%. Thôn Thanh Tiên là thôn có đàn gia cầm lớn nhất có 987 con chiếm 13,5%, thôn Vọng Trì Tây là thôn có đàn gia cầm ít nhất có 134 con, chiếm 1,85%. Ngoài ra ở trên địa bàn xã còn có nhiều gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, đồng thời có nhiều hộ gia đình nuôi vịt đàn.

 Hệ thống trồng trọt

Các loại cây được trồng ở địa bàn xã chủ yếu là cây lúa, rau các loại ( rau cải, dền, xà lách, rau thơm, rau muống, rau khoai...), bông, bắp, đậu các loại, sắn, ớt, bầu bí, dưa các loại.... Tổng diện tích trồng các loại cây này là 426,83ha. Các loại cây trồng này có sự khác nhau đáng kể về diện tích gieo trồng, mùa vụ gieo trồng, số hộ tham gia trồng, năng suất, sản lượng...

Qua bảng 5 ta thấy rằng: Tổng diện tích đất trồng trọt của hai năm 2007, 2008 là có sự khác nhau. Diện tích gieo trồng trong cả hai vụ của năm 2007 đều lớn hơn diện tích gieo trồng trong hai vụ của năm 2008. Có nhiều nguyên nhân đẫn đến điều này như: Ở vụ Đông Xuân năm 2008 do chịu ảnh hưởng của cơn bão số 6 nên một phần diện tích đất trồng lúa bị vùi lấp. Còn ở vụ Hè Thu năm 2008 do điều kiện khá khô hạn, không có đủ nước tưới cho cây trồng nên người ta đã phải bỏ hoang 2 ha đất trồng bông. Diện tích trồng dưa, màu, rau ở hai vụ của hai năm là không có sự thay đổi. Cụ thể: Diện tích trồng dưa vụ Đông Xuân năm 2007 và 2008 đều là 13,69 ha, còn vụ Hè Thu là 13 ha.

Rau các loại ở vụ đông xuân năm 2007 được trồng với diện tích là 29,31 ha và đến vụ Đông Xuân năm 2008 cũng vậy… Riêng lúa và bông thì có sự thay đổi về diện tích. Vụ Đông Xuân năm 2008 diện tích trồng lúa ít hơn vụ Đông Xuân 2007 là 7ha, vụ Hè Thu thì diện tích trồng lúa là không thay đổi. Diện tích trồng bông vụ Đông Xuân năm 2008 nhiều hơn năm 2007 là 2,5ha nhưng vụ Hè Thu diện tích trồng bông của năm 2007 nhiều hơn năm 2008 là 2ha.

Lúa là loại cây trồng chiếm diện tích lớn nhất (79,4% diện tích sản xuất nông nghiệp). Bông và Dưa là hai loại cây trồng có diện tích chiếm một tỉ lệ chưa cao so với diện tích sản xuất nông nghiệp (dưa chiếm 3,2%, bông chiếm 2,34%. Vụ Đông Xuân người ta trồng Dưa nhiều hơn vụ Hè Thu là 0,69ha. Màu, rau là loại cây trồng chiếm một tỉ lệ cũng tương đối cao (màu chiếm 8,2%, rau chiếm 6,87% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Màu được trồng ở vụ Đông Xuân nhiều hơn vụ Hè Thu, còn rau trồng ở vụ Hè Thu nhiều hơn vụ Đông Xuân. Trong 1079 hộ sản xuất nông nghiệp thì có 1079 hộ là có trồng lúa chiếm 100%. Năm 2007 chỉ có 30 hộ gia đình tham gia trồng dưa chiếm 2,78% hộ sản xuất nông nghiệp, những hộ này chủ yếu là ở thôn Mậu Tài. Số hộ gia đình tham gia trồng dưa đã có chiều hướng tăng lên năm 2008 đã có 35 hộ trồng. Số hộ tham gia trồng rau, màu, bông có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2007 có 23,16% hộ sản xuất nông nghiệp là trồng bông, năm 2008 lên tới 32,43%. Năm 2007 có 37,07% hộ sản xuất nông là trồng màu, còn năm 2008 là 46,3%. Năm 2007 có 41,7% hộ sản xuất nông nghiệp là trồng rau, năm 2008 lên tới 46,3%. Trong các loại cây trồng này thì bông là loại cây trồng cho năng suất lớn nhất, màu là loại cây trồng cho năng suất thấp nhất. Năng suất của cây bông gấp 5,435 lần năng suất của cây lúa, gấp 2,16 lần năng suất cây rau, gấp 7,95 lần năng suất cây màu và gấp 3,7 lần năng suất cây dưa. Năng suất của cây lúa và bông có chiều hướng tăng lên, còn của cây màu có chiều hướng giảm xuống. Vì vậy năm 2008 ở địa bàn HTX Phú Mậu 1 đã chuyển 2ha đất màu sang trồng lúa. Bông là loại cây trồng cho năng suất cao nhưng diện tích trồng bông của địa phương là không lớn vì không có thị trường tiêu thụ, do thời tiết không thuận lợi, không có lao động....

Bảng 6: Diện tích, năng suất và giá bán của một số giống lúa trồng tại địa phương trong 2 năm 2007 , 2008

Giống Năm 2007 Năm 2008

Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Dt (ha) Ns (tạ/ha) Giá (d/kg)

Dt Ns Giá Dt Ns Giá dt Ns Giá Kd 179,15 60 2800 150,6 5 58 240 0 179, 15 60 480 0 150, 65 58 4200 13/2 66 62 2800 0 0 0 66 62 550 0 0 0 0 4B 85 62 3500 0 0 0 85 62 650 0 0 0 0 X23 7 58 3500 0 0 0 0 0 0 0 0 0 BT1 1,65 50 5000 0 0 0 1,65 50 500 0 0 0 0 HT1 0 0 0 15 61 700 0 0 0 0 15 61 7000 IRI352 0 0 0 20 56 650 0 0 0 0 20 56 6800 Tổng 338,8 236,65 338,8 236,65

( Nguồn: báo cáo tình hình sản xuất của xã năm 2007 - 2008)

Qua bảng 6 ta thấy diện tích trồng lúa vụ Đông Xuân lớn hơn vụ Hè Thu 102,15ha. Ở vụ Hè Thu 102,15 ha này hầu như là bỏ hoang vì thiếu nước. Diện tích trồng lúa vụ Hè Thu không thay đổi trong hai năm 2007, 2008 còn vụ Đông Xuân năm 2008 trồng lúa ít hơn vụ Đông Xuân năm 2007 là 7ha vì bị bồi lấp sau trận lụt. Diện tích trồng các loại giống lúa ở hai vụ trong năm 2007, 2008 cũng không có sự thay đổi mấy, riêng giống X23 vụ Đông Xuân năm 2007 trồng 7ha nhưng vụ Đông Xuân 2008 không trồng vì bị bồi lấp. Trong các loại giống lúa trồng tại địa phương trong hai năm 2007, 2008 thì Khang Dân là loại giống được trồng với diện tích lớn nhất chiếm 52,88% diện tích trồng lúa vụ Đông Xuân và 63,66% diện tích trồng lúa vụ Hè Thu. 4B và 13/2 đây cũng là hai loại giống được trồng phổ biến ở vụ Đông Xuân chứ không

trồng ở vụ hè thu, vụ Đông Xuân giống 4B chiếm 25,1%, giống 13/2 chiếm 19,5% diện tích trồng lúa vụ Đông Xuân. Nếp lai, Iri 352 và HT1 là hai loại giống được trồng nhiều ở vụ Hè Thu. Vụ Hè Thu thì diện tích trồng Nếp Lai chiếm 21,55%, giống HT1 chiếm 6,34% , giống Iri352 chiếm 8,45% diện tích trồng lúa toàn vụ. Ngoài ra thì vụ đông người ta còn khảo nghiệm lúa lai 725-BT1-8387 với diện tích là 1,65ha chiếm 0,49% diện tích trồng lúa toàn vụ. Khang dân, HT1, nếp lai, BT1 là các giống ngắn ngày được trồng chủ yếu ở vụ hè thu, chỉ có Khang Dân là giống ngắn ngày trồng cả ở vụ Đông Xuân. 13/2, 4B, X23 là các giống dài ngày chủ yếu trồng ở vụ Đông Xuân, ít trồng ở vụ Hè Thu. Người dân trồng giống Khang Dân ở vụ Đông Xuân vì để chủ động khâu làm đất. Thật vậy ở mỗi vụ sản xuất thì ở địa phương chia thành hai trà sản xuất. Trà thứ nhất là gieo giống dài ngày, sau một tháng sau khi gieo trà thứ nhất thì sẽ tiến hành gieo trà thứ hai là giống ngắn ngày. Trà thứ nhất của vụ Đông Xuân là gieo vào thời điểm 15/11-20/11 âm lịch còn trà thứ hai là 15/12-20/12 âm lịch. Cả hai trà này sẽ thu hoạch đồng thời vào ngày 10/4-15/4 âm lịch. Sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân xong thì bắt đầu trà thứ nhất của vụ Hè Thu, đến ngày 20 tháng 5 âm lịch là gieo trà thứ hai. Lúa Hè Thu sẽ thu hoạch vào ngày 20 tháng 7 âm lịch. Phú Mậu là xã sản xuất độc canh cây lúa, không có các mô hình như lúa- cá...

Trong các loại giống lúa trồng tại địa phương thì giống 13/2 và 4B cho năng suất lớn nhất 62 tạ/ha. BT1 là giống cho năng suất thấp nhất 50 tạ/ha, đây là loại giống mới được đem vào trồng khảo nghiệm ở vụ Đông Xuân tại địa phương năm 2007, 2008. Nhìn chung năng suất của các giống lúa trong hai năm 2007, 2008 không có sự thay đổi lắm nhưng có sự thay đổi về giá cả, đó là giá bán của tất cả các giống lúa đều tăng lên. Cụ thể: Giá bán của giống 4B năm 2007 chỉ có 3500d/kg còn năm 2008 lên tới 6500d/kg, giống 13/2 năm 2008 bán với giá là 5500d/kg nhưng năm 2007 chỉ bán với giá 2800d/kg… Giá bán của các giống lúa tăng lên đây là một điều rất hạnh phúc cho các hộ sản xuất nông nghiệp nhưng lại là một khó khăn lớn đối với hộ gia đình phi sản xuất nông nghiệp. Trong tất cả các loại giống lúa thì HT1 là giống có giá bán cao nhất 7000d/kg, còn Khang Dân có giá bán thấp nhất 4800d/kg. Khang dân là loại giống vừa cho năng suất không cao vừa có giá bán thấp nhưng nó lại chiếm một diện tích lớn so với tổng diện tích trồng lúa của địa phương (179,15 ha) là bởi vì nhu cầu của thị trường về loại lúa này là cao hơn của các loại lúa khác và đây là loại giống ngắn ngày

phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương. 4B là loại giống lúa vừa cho năng suất cao lại có giá bán tương đối cao nhưng diện tích gieo trồng nó lại không cao ( 85 ha) bởi vì thị trường tiêu thụ nó là chưa lớn, đồng thời đây là giống dài ngày nên người dân rất không dám trồng nhiều sợ gặp phải rủi ro. Vào vụ Hè Thu thì việc trồng lúa gặp nhiều khó khăn hơn vụ Đông Xuân như: thủy lợi chưa đảm bảo, thường gặp nhiều sâu bệnh hơn…Do đó mà năng suất, chất lượng và giá bán của các loại giống ở vụ Hè Thu là thấp hơn ở vụ Đông Xuân. Cụ thể: Giống Khang Dân ở vụ Đông Xuân có năng suất bình quân là 60 tạ/ha, giá bán là 4800d/kg nhưng ở vụ hè thu năng suất chỉ có 58 tạ/ha, giá bán là 4200d/kg.

Bảng 7: Diện tích và tỉ lệ phần trăm diện tích của các loại giống rau trồng tại địa phương trong hai năm 2007 - 2008

Cây trồng Năm 2007 Năm 2008

Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Vụ Hè Thu Vụ Hè Thu Dt (ha) Tỉ lệ (%) Dt (ha) Tỉ lệ (%) Dt (ha) Tỉ lệ (%) Dt (ha) Tỉ lệ (%) Rau muống+ra u khoai 4,31 14,7 7 20,59 4,31 14,7 7 20,59 Cải các loại+dền 17 58,02 22 64,71 17 58,02 22 64,71 Bầu, bí 5 17,05 1 2,94 5 17,05 1 2,94 ớt 3 10,23 4 11,76 3 10,23 4 11,76 Tổng 29,31 100 34 100 29,31 100 34 100

( Nguồn: báo cáo cuối năm 2007-2008 của xã) Qua bảng 7 ta thấy rằng: Diện tích trồng rau ở vụ Đông Xuân ít hơn vụ Hè Thu 4,69ha. Tổng diện tích trồng rau và diện tích trồng các loại rau ở các vụ trong hai năm 2007, 2008 là không có sự thay đổi. cụ thể: Vụ Đông Xuân năm 2007 và năm 2008 đều trồng 29,31 ha rau, vụ Hè Thu của hai năm nay trồng rau với diện tích bằng nhau là 34 ha. Vụ Đông Xuân năm 2007 diện tích trồng rau cải là 17 ha, vụ Đông Xuân năm 2008 diện tích trồng rau cải cũng 17 ha. Diện tích trồng rau cải vụ Hè Thu năm 2008 là 22 ha, năm 2008 cũng trồng rau cải với diện tích là 22 ha… Trong các loại giống rau trồng

thì rau cải các loại là được trồng với diện tích lớn nhất trong cả hai vụ, chiếm 58,02% diện tích trồng rau vụ Đông Xuân, chiếm 64,71% diện tích trồng rau vụ Hè Thu. Rau Muống và rau Khoai trồng nhiều ở vụ Hè Thu, Bầu, Bí thì trồng nhiều ở vụ Đông Xuân. Cụ thể: diện tích trồng rau Muống và Khoai ở vụ Đông Xuân chỉ có 4,31 ha, vụ Hè Thu lên tới 7 ha, còn bầu, bí vụ Đông Xuân trồng với diện tích là 5 ha nhưng vụ Hè Thu chỉ trồng có1 ha

Bảng 8: Diện tích và tỉ lệ phần trăm diện tích của một số cây màu trồng tại địa phương trồng trong hai năm 2007-2008

Cây trồng Năm 2007 Năm 2008 Vụ đx Vụ ht Vụ đx Vụ ht Dt (ha) Tỉ lệ (%) Dt (ha) Tỉ lệ (%) Dt (ha) Tỉ lệ (%) Dt (ha) Tỉ lệ (%) Bắp 10 28,55 4 16,65 10 28,55 4 16,65 Sắn 12,03 34,34 12,03 50 12,03 34,34 12,03 50 Lạc 10 28,54 3 12,5 10 28,54 3 12,5 Đậu 3 8,56 5 20,8 3 8,56 5 20,8 Tổng 35,03 100 24,03 100 35,03 100 24,03 100

( Nguồn: báo cáo của xã ) Qua bảng 8 này ta thấy diện tích trồng màu của xã không có sự thay đổi trong hai năm 2007, 2008 (59,06 ha). Diện tích trồng màu ở vụ Đông Xuân lớn hơn vụ Hè Thu là 11ha bởi vì thiếu nước tưới. 11ha này ở vụ Hè Thu chủ yếu là bỏ hoang, ở một số thôn thì họ dùng đất này để gieo mạ. Sắn là loại cây trồng chiếm diện tích lớn nhất ( 34,34% diện tích đất màu vụ Đông Xuân, 50% diện tích đất màu vụ Hè Thu). Diện tích đất trồng Sắn ở hai vụ cũng như ở hai năm là giống nhau ( 12,03 ha). Người ta thường trồng gối vụ giữa cây Sắn với cây Bắp hoặc cây sắn với cây Đậu Phộng… Đậu các loại là loại cây trồng chiếm diện tích nhỏ nhất 8,56% diện tích đất màu vụ Đông Xuân và 20,8% diện tích đất màu ở vụ Hè Thu. Lạc và bắp là loại cây trồng chủ yếu được trồng

ở vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu cũng có trồng nhưng với diện tích là ít hơn. Cụ thể: vụ Đông Xuân diện tích trồng Bắp là 10 ha, còn vụ Hè Thu là 4 ha, diện tích trồng Đậu Phộng ở vụ Đông Xuân là 10 ha, ở vụ Hè Thu là 3 ha. Ở đây có các mô hình làm màu chủ yếu là: Gối vụ cây sắn với bắp, gối vụ sắn với đậu phộng...ở thôn Thanh Tiên. + Một số hình thức canh tác chủ yếu của địa phương:

Một phần của tài liệu Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm các hệ thống sản xuất ở vùng ven đô thành phố Huế (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w