Do đó mà vấn đề làm sao để cungcấp giống là rất cần thiết để phát để cung ứng cho sản xuất đại trà thì không thể áp dụng phương pháp thủ công mà phải xây dựng cho được một ngành công ngh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa cơ khí – Công nghệ
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN HẠT GIỐNG TẠI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN HẠT
GIỐNG THỪA THIÊN HUẾ
Giáo viên hướng dẫn: Ths.Trần Văn Hòa
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Huỳnh Anh Vũ
Lớp: Cơ khí - Bảo quản 40
Huế, 06/2010
Trang 2PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta có nền văn minh lúa nước hằng nghìn năm, trong đó cây lúa có một vị trí quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và đối với nông dân nói riêng
Cây lúa là một trong những cây ngũ cốc có lịch sử trồng trọt lâuđời trong lúa gạo có đầy đủ các các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác, có nhiều các vitamin nhóm B chính vì giá trị dinh dưỡng của lúa gạo mà từ lâu gạo được coi là nguồn thực phẩm, dượcphẩm có giá trị Lúa gạo cung cấp một nguồn năng lượng lớn cho con người
Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu của thế giới Sản xuất lúa gạo trong vài thập niên gần đây đã có mức tăng trưởng đáng
kể khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính , 25% dân số sử dụng trên một phần hai lương thực hằng ngày.Như vậy, lúa gạo ảnh hưởng đến dân số ít nhất 60% dân số thế giới Đối với nước ta thì lương thực cực kỳ quan trọng, không những về mặt giá trị sử dụng của lương thực trong đời sống mà còn tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp, đối với sự phát triển kimh tế và cũng cố quốc phòng Ngoài việc sử dụng làm lương thực, lúa gạo còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nhiều mặt hàng như: bánh kẹo, cồn, bia,… chế biến thức ăn gia súc, gia cầm Trong công nghệ dược phẩm lúa gạo còn được dùng để sử dụng thuốc, trong công nghiệp nhẹ dùng để sản xuất sơn, mỹ phẩm, xà phòng…sản phẩm phụ rơm rạ làm giấy…
Sản xuất lúa gạo là ngành đóng góp lớn vào thành tựu phát triểnkinh tế -xã hội Việt Nam trong nhiều năm qua Góp phần quan trọng
ổn định xã hội, ổn định phát triển kinh tế Sản xuất lúa gạo còn đóng
Trang 3góp nhiều vào kim ngạch cả nước Do đó mà vấn đề làm sao để cungcấp giống là rất cần thiết để phát để cung ứng cho sản xuất đại trà thì không thể áp dụng phương pháp thủ công mà phải xây dựng cho được một ngành công nghiệp hạt giống, tức là phải sản xuất hạt giống theo phương pháp công nghiệp từ ngoài đồng ruộng cho đến sau thu hoạch ở trong các nhà máy sấy, chế biến hạt giống.
Nhìn chung trong những năm qua, công tác giống cây trồng nước ta đã đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng nền nông nghiệp nói riêng, nền kinh tế nước nhà nói chung, và đây là một thành tựu to lớn của nghành nông nghiệp Việt Nam Tuy vậy,
để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông
nghiệp trong thế giới tới, nghành giống cây trồng phải thực sự
chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện hơn nửa trong công tác nghiên cứu,chọn tạo và sản xuất mới cung ứng đủ giống tốt, giống phù hợp cho sản xuất của từng vùng Muốn vậy, thì cần phải dựa trên cơ sở tiếp cận các thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến của thế giới và trong nước, triển khai mạnh công tác nghiên cứu một cách cụ thể trong từng vùng, từng miền trên toàn đất nước Hiện nay, đất nước ta có nhiều mặt hàng xuất khẩu, nhưng phần lớn bấp bênh, không ổn định cho nên cần chú ý vì cây lúa ngoài giải quyết vấn đề an ninh lương thực trong nước, còn để xuất khẩu gạo có chất lượng phù hợp với xuthế cạnh tranh và hội nhập
Với yêu cầu chất lượng hạt giống ngày càng cao, khối lượngcung ứng ngày càng lớn thì việc cơ giới hóa ngành sản xuất hạtgiống ngày càng bức thiết
Vì thế, đề cập đến các giải pháp sau thu hoạch cho sản xuất lúagạo, nông sản nhằm giảm thất thoát về chất lượng, sản lượng thìtrước hết cần phải đề cập đến giải pháp sau thu hoạch đối với sảnxuất hạt giống
Trang 4Được sự cho phép của trường Đại học Nông Lân, Khoa Cơ KhíCông Nghệ và sự chấp thuận của Công Ty Giống Cây Trồng Và Vật
Nuôi Thừa Thiên Huế, tôi tiến hành “Tìm hiểu quy trình công nghệ dây chuyền chế biến hạt giống tại nhà máy chế biến hạt giống Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp.
Qua thời gian thực tập tại nhà máy, được sự giúp đỡ nhiệt tìnhcủa giáo viên hướng dẫn và các kỹ sư, công nhân viên trong xínghiệp, tôi đã đã được tiếp xúc trực tiếp với những trang bị máy móccũng như dây chuyền chế biến hạt giống Đồng thời là cơ hội tốt chotôi học hỏi được những kinh nghiệm quý giá từ thực tế
Trang 5PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1.Tìm hiểu về Công Ty Giống Cây Trồng Và Vật Nuôi
Thừa Thiên Huế 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tiền thanh của công ty giống cây trồng và vật nuôi Thừa Thiên Huế là công ty giống cây trồng Bình Trị Thiên
Công ty cổ phần giống cây trồng – vật nuôi TT Huế được thành lập vào năm 1984
Năm 1989 công ty giống cây trồng Thừa Thiên Huế được thành lập từ việc tách riêng ra khỏi công ty giống cây trồng Bình Trị Thiêntheo chủ trương tách tỉnh Công ty ra đời cung cấp một lượng giống lớn, ngoài trại giống Nam Vinh còn bảy điểm sản xuất từ Thừa
Thiên Huế vào Khánh Hòa Công ty đã không ngừng đầu tư cơ sở hạtầng cho trại giống Nam Vinh để việc sản xuất giống tại trại ngày càng chủ động hơn, tăng cường công tác làm giống có nguyên liệu sản xuất giống ngày càng có chất lượng cao
Năm 1997 bộ phận giống cây ăn quả tách khỏi công ty giống cây trồng Thừa Thiên Huế Xí nghiệp giống và thức ăn chăn nuôi
được nhập thêm vào công ty, từ đó công ty có tên gọi “Công ty Giống Cây Trồng và Vật Nuôi Thừa Thiên Huế”
Năm 2003 được sự đầu tư của Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn, công ty đã xây dựng nhà máy chế biến hạt giống nhằm cung cấp cho nông dân các loại giống có chất lượng cao
+ Nhà máy chế biến hạt giống thuộc công ty cổ phần giống cây trồng – vật nuôi TT Huế, đây là một dây chuyền sản xuất được lắp đặt vào năm 2004 do Viện cơ điện Nông Nghiệp nghiên cứu
Trang 6+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm: cả nước.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty: 2.2.3 Sơ đồ bố trí mặt bằng công ty:
Trang 7Chú thích:
1 Cổng công ty
2 Nhà làm việc hai tầng
3 Nhà máy chế biến hạt giống
4,5,6,7 Kho bảo quản
8 Kho bao bì, vật liệu
9 Nhà xe
10 Gara
11 Vườn hoa
12 Trạm biến áp
2.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty:
- sản xuất kinh doanh giống cây trồng
-sản xuất kinh doanh giống vật nuôi
-kinh doanh vật tư nông nghiệp
-kinh doanh thuốc thú y
-chế biến thức ăn chăn nuôi
2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo:
2.1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Trên thế giới lúa là cây lương thực quan trọng, dễ trồng, có diện tíchlớn và cho năng suất cao Hiện nay trên thế giới có hơn 100 nước trồng lúa Vùng trồng lúa phân bố rộng từ 530 Bắc đến 350 Nam, nhưng phân bố không đồng đều, khoảng 90% diện tích tập trung ở châu Á và phân bố chủ yếu từ 300 Bắc đến 100 Nam [2]
Trang 8Châu Á vừa là vùng đông dân cư nhất vừa là vùng sản xuất lúa gạo chủ yếu của thế giới, chiếm khoảng 90% diện tích và 85% sản lượnggạo diện tích và sản lượng tập trung vào 8 nước là: Trung Quốc, Ấn
Độ, Indonexia, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam, Myanma và Nhật Bản
Theo dự báo của FAO, tổng sản lượng lương thực dạng hạt toàn cầu năm 2007/08 sẽ đạt 2.108,9 triệu tấn, điều chỉnh giảm đáng kể so với mức dự báo 2.124,9 triệu tấn đưa ra hồi tháng 6/2007, song sẽ tăng khoảng 50% so với sản lượng năm 2006/07 Trong đó, sản lượng lúa mì sẽ đạt 602,1 triệu tấn, tăng 1,1%; sản lượng ngũ cốc thô sẽ đạt 1.077,5 triệu tấn, tăng 9,4% và sản lượng gạo sẽ đạt 429,3 triệu tấn, tăng 0.1% [8]
Niên vụ sản xuất lúa gạo 2007/08 đã đến thời kỳ quan trọng khi một
số nước sản xuất chủ chốt đang thu hoạch vụ lúa chín của họ Căn
cứ theo dự tính tại, tổng sản lượng lúa trên thế giới năm 2007/08 sẽ dạt khoảng 643 triệu tấn thóc, chỉ tăng nhẹ so với năm 2006/07 Riêng sản lượng của Châu Á dự báo đạt 584 triệu tấn thóc, chỉ tăng khoảng 3 triệu tấn so với năm 2006/07 do điều kiện thời tiết không thuận lợi và sâu bệnh tàn phá [8]
Mặc dù trong vài thập kỷ qua sản xuất lúa gạo đã có những tiến bộ đáng kể, nhưng năng suất và chất lượng vẫn chưa cao Vì vậy, việc ứng dụng tiến bộ kỷ thuật để tăng năng suất và chất lượng ở những
Trang 9vùng trọng điểm lúa của thế giới, đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng cao là hết sức cần thiết.
2.1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Ở nước ta, lúa là cây lương thực đứng vị trí số một và là cây trồng chủ yếu ỏ nhiều vùng, trong tổng diện tích 8.104.241 ha đất nông nghiệp thì có trên 4.200.000 triệu ha trồng lúa và diện tích gieotrồng lúa hằng năm lên đến 7.003.800 Hằng năm cây lúa được trồng
ở nhiều vùng sinh thái khác nhau với nhiều thời vụ khác nhau Với truyền thống sản xuất lúa nước đã có từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của đất nươc [2]
Với vị trí địa lý trải dài trên 150 Bắc(8020’-23030’ độ vĩ Bắc, 1040
-1070 kinh Đông), kéo dài từ Bắc vào Nam hơn 2.000km, được bao bọc bởi nhiều con sông chảy ra biển Đông, hình thành nên những đồng bằng châu thổ phì nhiêu, khá thuận lợi cho việc trồng lúa và là những nơi cung cấp lương thực chủ yếu cho đất nước Trong đó miền Nam, đồng bằng sông Cửu Long là một trong hai vựa lúa lớn của cả nước, hằng năm sản xuất trên 50% tổng sản lượng lương thực [2]
Với điều kiện thuận lợi như vậy nên Việt Nam luôn là nước có sản lượng lúa gạo cao, đứng thứ 2 trên thế giớ về xuất khẩu gạo Nhờ
Trang 10ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mà năng suất lúa Việt Nam luôn tăng; năng suất, diện tích, sản lượng lúa từ năm:
2.1.3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở địa bàn Miền Trung
Sản xuất lúa ở địa bàn Miền Trung có thể chia thành 2 vùng lớn:Vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ(Thanh,Nghệ, Tĩnh), có diện tích khoảng 7750km2, do lưu vực sông Mã, sông Chu, sông Lam… tạo thành, tương đối bằng phẳng lượng phù sa bù đắp ít hơn sông Hồng,đất đai kém màu mỡ hơn Khí hậu vùng này có thể chia làm hai mùa
rõ rệt: mùa khô và mùa mưa Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết mưa nhiều vào mùa mưa gây ngập úng vào thời kỳ sau cấy của lúa mùa, và chịu ảnh hưởng của gió tây nóng và khô thường ảnh hưởng vào thời kỳ cuối của lúa chiêm xuân Có hai mùa vụ chính chiếm diện tích lớn là vụ Hè-Thu và vụ Đông-Xuân Vụ HèThu là vụ lúa ngắn nhất trong năm, thời gian sinh trưởng từ 90-105 ngày, có ý nghĩa trong việc luân canh, tăng vụ và tăng sản lượng lúa
Vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ, từ Quảng Bình vào tới Bình Thuận có diện tích toàn là 8250km2 Từ đèo ngang trở vào, chạy vào
từ vĩ tuyến 180 Bắc đến vĩ tuyến 110 Bắc, đồng bằng nhỏ hẹp do bị kẹp bởi dãy núi Trường Sơn ở phía Tây và ở biển ở phía Đông Vì vậy các sông thường ngắn, độ dốc lớn, chế độ thủy văn phức tạp Mùa khô dễ bị hạn, mùa mưa dễ bị lũ lớn Cũng như các vùng trồng
Trang 11lúa khác trong cả nước, vùng Đồng bằng ven biển Trung Bộ một năm thường làm 2 vụ lúa, đó là vụ Đông –Xuân, Hè- Thu [2]
2.2 Tình hình chế biến hạt giống:
Sử dụng hạt giống xác nhận (certified seed) là biện pháp cơ bản để tăng năng suất cây trồng Muốn cung cấp đủ hạt giống xác nhận cho sản xuất thì ngành giống phải được cơ giới hóa Hiện nay, lượng hạt giống được sản xuất theo phương pháp công công nghiệp chỉ mới đáp ứng được 1/3 nhu cầu thị trường Ước tính trong thời gian tới cần trang bị thêm 260 máy sấy (8T/mẻ), 240 máy sàng
quạt(1T/giờ) (air-screen separator) và các thiết bị khác Nhà nước cần có các hỗ trợ cần thiết cho nông dân/tổ chức nhân giống và các doanh nghiệp giống (seed company) để trang bị các loại thiết bị chế biến hạt giống (seed processing equipment) nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của nông dân và hình thành ngành công nghiệp hạt giống (seed industry) của Việt Nam
Muốn sản xuất đủ khối lượng hạt giống xác nhận cần thiết đểcung ứng cho sản xuất đại trà thì không thể áp dụng phương phápthủ công mà phải xây dựng cho được một ngành công nghiệp hạtgiống, tức là phải sản xuất hạt giống theo phương pháp công nghiệp
từ ngoài đồng ruộng cho đến sau thu hoạch ở trong các nhà máy sấy,chế biến hạt giống
Vì thế, đề cập đến các giải pháp sau thu hoạch cho sản xuất lúagạo, nông sản nhằm giảm thất thoát về chất lượng, sản lượng thì
Trang 12trước hết cần phải đề cập đến giải pháp sau thu hoạch đối với sảnxuất hạt giống.
Lợi ích của thiết bị chế biến hạt giống:
- kịp thời với tiến độ thu hoạch và thời vụ cung ứng giống
- giảm chi phí công lao động để phơi khô, giê quạt, sàng sẩy
- nâng cao chất lượng cơ giới, giá trị gieo trồng
- loại trừ nấm mốc gây bệnh trên hạt giống
- giữ tỷ lệ nẩy mầm, sức sống hạt giống (seed vigor) và khảnăng bảo quản cao
Muốn xây dựng nền công nghiệp hạt giống thì việc trang bị cácthiết bị chế biến hạt giống (máy sấy, máy sàng, thiết bị xử lýhạt giống, cân, đóng gói, kho bảo quản…) là điều bắt buộc.Với yêu cầu chất lượng hạt giống ngày càng cao, khối lượngcung ứng ngày càng lớn thì việc cơ giới hóa ngành sản xuất hạtgiống ngày càng bức thiết
Nhìn chung, tình hình trang bị các thiết bị chế biến hạt giống của các Công ty, Trung tâm sản xuất giống của nước ta ở còn thấp, chưa đáp ứng với yêu cầu chất lượng Nhiều doanh nghiệp đã có sự đầu tư máy móc để công nghiệp hoá chế biến hạt giống nhưng nhìn chung còn thiếu đồng bộ do đầu tư dàn trải, thiếu nguồn vốn Khi đầu tư thiết bị đầu cuối của dây chuyền chế biến giống thì thiết bị đầu đã lạc hậu hoặc hỏng hóc
Tình hình sản xuất hạt giống:
Trang 13Khối lượng hạt giống sản xuất trong năm 2006 ước lượng khoảng167.000 tấn (hơn 80% là hạt giống lúa), chỉ mới đáp ứng được 56%yêu cầu của thị trường Tuy nhiên, chỉ khoảng 60% khối lượng hạtgiống nói trên được sấy, chế biến bằng các phương tiện cơ giới Do
đó lượng hạt giống được sản xuất theo phương pháp công nghiệpđến nay chỉ mới đáp ứng được 1/3 nhu cầu của thị trường
THỊ TRƯỜNG HẠT GIỐNG VÀ KHỐI LƯỢNG HẠT GIỐNG SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM
Cây
trồng
Diện tíchcanh tác2007
(Ha)
Lượnghạtgiốnggieo
(kg/Ha )
Nhucầu hạtgiống
(Tấn)
Thịtrườnghạtgiống (Tấn)
Khối lượnghạt giống sản2006
(Tấn)
1
Lúa 7,210,000 120 865,200 216,300 136,940 *
Lúa
2
Bắp 1,067,900 20 21,360 19,200 17,0003
Đậu
phộng 254,600 200 50,920 20,370 1,530
Trang 14Từ 2005 - 2007, Quỹ đầu tư ngành giống của Hợp phần giốngcây trồng đã làm thủ tục cho 5 doanh nghiệp vay vốn đầu tư hoặcnâng cấp các dây chuyền thiết bị.
Trang 15PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
3.1.1 Giới thiệu về hạt lúa giống:
Lúa gạo là lương thực chính của người dân Việt Nam cũng như là thế giới hiện nay với trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao con người đã lai tạo được nhiều giống lúa có nhiều ưu điểm nổi bật về năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt Nguyên liệu thóc giống của công ty chủ yếu do cáctrại giống của công ty cung cấp, ngoài ra công ty còn thu mua trực tiếp ở các hợp tác xã trong tỉnh và các tỉnh bạn nhằm cung cấp đủ giống cho người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận
3.1.2 Cấu taọ hạt lúa giống:
Trang 16Hạt thóc gồm những thành phần chính sau: vỏ hạt, lớp alông, nội nhũ, phôi hạt.
+ Vỏ hạt:
Bao bọc xung quanh hạt có tác dụng bảo vệ chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường thành phần của vỏ hạt rất ít chất dinh dưỡng, cấu tạo chủ yếu là xenluloza và hemixenluloza Chiếm
2¸2,5% khối lượng hạt, gồm hai lớp tế bào, lớp ngoài là những tế bào xếp khít với nhau chứa các sắc tố, lớp trong gồm những tế bào không màu ít thấm nước Vỏ hạt có cấu tạo rất bền và dai Lớp vỏ hạt có tác dụng hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hạt giống
Trang 17+Lớp alơrông:
Lớp alơrông nằm phía trong các lớp vỏ, được cấu tạo từ một lớp tế bào lớn có thành dày, có chứa protein, chất béo, đường, xelluloza, tro, và các vitamin B1, B2, PP
+Nội nhũ:
Nội nhũ là phần dự trữ chất dinh dưỡng của hạt, nó chứa đầy tinh bột và protein, ngoài ra trong nội nhũ còn có một lượng nhỏ chất béo, muối khoáng và vitamin Là nơi cung cấp năng lượng dự trữ cho hạt hô hấp
3.2 Phương pháp điều tra thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp điều tra:
- phương pháp điều tra gián tiếp: thông qua các tư liệu liên quan đến cây lúa: diện tích, năng suất, sản lượng qua các năm ở Việt
Trang 18Nam và địa bàn Miền Trung Tình hình sản xuất lúa gạo ở trong nước và trên thế giớ.
- Phương pháp điều tra trực tiếp tại nhà máy chế biến hạt giống Thừa Thiên Huế
Phương pháp xử lý số liệu:
Thông qua các số liệu đã thu thập được tiến hành tính toán và thống kê
PHẦN IV NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
4.1 Tìm hiểu dây chuyền chế biến hạt giống:
Nhà máy hoạt động đã góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn trong toàn tỉnh Cung ứng đủ giống cho bà con nông dân Góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người nông dân, giúp công ty luôn đáp ứng đầy đủ và kịp thời hạtgiống sản phẩm hạt giống của nhà máy cung cấp cho thị trường
có chất lượng cao, ổn định
Lợi ích của thiết bị chế biến hạt giống:
Kịp thời với tiến độ thu hoạch và thời vụ cung ứng giống
Giảm chi phí công lao động để phơi khô, giê quạt, sàng sẩy
Nâng cao chất lượng cơ giới, giá trị gieo trồng
Loại trừ nấm mốc gây bệnh trên hạt giống
Giữ tỷ lệ nẩy mầm, sức sống hạt giống và khả năng
Trang 19Trong sản xuất nông nghiệp chế biến lựa chọn và nâng cấp hạtgiống là một nghành kỹ thuật đòi hỏi người kỹ thuật phải nắmvững chuyên môn và xử lý nhanh các sự cố trong dây chuyềnmáy móc.
4.2 Quy trình công nghệ dây chuyền chế biến hạt giống:
4.2.1 Các công đoạn chính:
Trang 20SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THIẾT BỊ DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN:
Trang 2115 Xiclon đơn hút bụi và tách hạt ở sàng phân loại
16 Xiclon đơn hút bụi và tách hạt ở miệng gàu tải
17 Xiclon đôi hút bụi ở xilo và tháp sấy
4.2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nguyên liệu hạt giống trước khi đưa vào chế biến được cân sơ
bộ để biết được trọng lượng hạt giống ban đầu
Nguyên liệu hạt giống nhờ gầu tải chuyển đến tháp sấy hoặc đi qua xilô chứa tấn
* Hệ thống sấy:
Trang 22Hình1: hệ thống sấy
Hệ thống sấy chính là mô hình của Đan Mạch Nguyên lý làm việc: hệ thống sấy làm việc theo nguyên lý tỏa nhiệt Có 2 lò đốtbằng than đá Có mạch điều khiển nhiệt độ: t = 42oC
Nếu t < 42 oC thì hiệu quả sấy sẽ không cao
Trang 23Nếu t > 42 oC thì ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống (mầm hạt chếtđi).Tháp: Nguyên liệu đi từ trên xuống, không khí nóng đi từ dưới lên.
o Thời gian sấy phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào của tháp
o Độ ẩm hạt giống ban đầu: Ao = 22 %
o Độ ẩm có thể bảo quản: Ao = 13÷14 %
o Thời gian sấy: t = 10÷12 h
o Có bộ phận kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ trong lò
Lấy mẫu để kiểm tra xem độ ẩm đã đạt chưa
o Thường ít nhất phải đảo 1 lần/mẻ Để đảo, ta tiến hành xả cửa xả Thông qua cửa xả, một nửa nguyên liệu được xả vào bể chứa nguyên liệu và thông qua hệ thống gàu tải đưa nguyên liệu vừađược xả lên lại tháp để sấy Khi đó, ở tháp sấy đã có hiện tượng đảo nguyên liệu sấy, tức là một nửa phía trên sẽ nằm ở dưới tháp sấy và một nửa phía dưới sẽ nằm ở phía trên tháp nhằm đảm bảo nhiệt độ sấy ở nguyên liệu sấy được đều hơn
o Năng suất: 5 tấn/mẻ
o Nhiên liệu: 20 kg than đá/h/2 tháp
Trang 24Nguyên liệu sấy được đưa vào hầm, thông qua gàu tải múc nguyên liệu lên phía trên và đổ vào thùng sấy Hơi sấy được đi từ dưới lên
và sấy đều nguyên liệu sấy