1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC QUY ĐỊNH GIÁ SÀN THU MUA TẠM TRỮ, DỰ TRỮ LÚA GẠO ĐẾN VIỆC CUNG ỨNG GẠO TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ XUẤT KHẨU

25 2,4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 303,43 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA KINH TẾ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Tiểu luận: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC QUY ĐỊNH GIÁ SÀN THU MUA TẠM TRỮ, DỰ TRỮ LÚA GẠO ĐẾN VIỆC CUNG ỨNG GẠO TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ XUẤT KHẨU GVHD: ThS. Mai Lê Thuý Vân Nhóm thực hiện: nhóm 11 Nguyễn Thị Hoàng Anh K104010001 Phạm Quỳnh Anh K104010002 Trần Lê Mộng Diễm K104010012 Phan Thị Thu Hằng K104010022 Đặng Thu Hồng K104010032 Trịnh Hoàng Ngọc Dung K104010105 Bùi Hồng Uyên K104010096 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết, nông nghiệp là ngành làm việc theo mùa vụ, quá trình thu mua lúa gạo chỉ diễn ra theo mùa vào thời gian thu hoạch. Tuy nhiên thực tế quá trình thu mua lúa gạo còn diễn ra khá chậm chạp và có hiện tượng thương lái ép giá nông dân, đẩy giá thu mua xuống thấp khiến người nông dân chịu nhiều thiệt hại. Cụ thể, giá bình quân lúa tươi ngoài đồng đạt 4.400 đồng/kg đối với lúa thường, 4.600 - 5.300 đồng/kg, nhưng với lúa chất lượng cao, lúa thơm thì giá thu mua lúa tạm trữ được đánh giá phù hợp với tình hình thực tế trong nước và giá thị trường quốc tế Với dự thảo Quy chế tạm trữ lúa gạo hỗ trợ trực tiếp cho hộ nông dân trồng lúa, một lần nữa bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thể hiện mong muốn giúp nông dân nhận được giá gạo tối ưu, đặt mục tiêu đảm bảo hạn mức lợi nhuận tối thiểu cho nông dân khi bán lúa là 30%.Theo tính toán của nhà nông, giá thành mỗi kg lúa khô hiện khoảng 5.000 đồng/kg nhưng nhà nông khó đảm bảo lợi nhuận 30% như mong mỏi của ngành Nông nghiệp. Vì vậy cần có một biện pháp ổn định giá thu mua lúa gạo nhằm bảo vệ lợi ích cho người nông dân. Trong đó việc quy định giá sàn thu mua tạm trữ rất quan trọng, đảm bảo cho người nông dân có lãi ít nhất 30%, đồng thời ưu tiên phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ ở những tỉnh có sản lượng lúa hàng hoá lớn. Theo Bộ Công thương, năm 2013, nước ta có khả năng xuất khẩu 7,5-8 triệu tấn gạo. Song vấn đề lo ngại là xuất khẩu gạo năm nay chịu sức ép cạnh tranh quyết liệt từ Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar, Pakistan trong khi những thị trường truyền thống như Indonesia và Philippines giảm nhập khẩu, hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp lương thực. Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) lo ngại, hiện giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đang thấp hơn giá gạo Ấn Độ và Pakistan nhưng cao hơn Myanmar và khó tăng giá do cạnh tranh gay gắt. Hiện Thái Lan đang tồn kho khoảng 13 triệu tấn gạo, cộng với 3 triệu tấn gạo sẽ thu hoạch trong vụ này, nâng sản lượng tồn kho lên 16 triệu tấn. Một số thông tin cho biết, Thái Lan đang tính toán bán một lượng lớn gạo để giảm áp lực dự trữ. Vì vậy, việc tiêu thụ lúa hè thu tới ở ĐBSCL là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, việc xác định giá sàn thu mua lúa gạo hợp lý không chỉ để đảm bảo quyền lợi của người nông dân mà còn nhằm đảm bảo giá gạo Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Giá sàn và vai trò của giá sàn: 1. Giá sàn: Giá sàn là mức giá tối thiểu bắt buộc, nhằm điều chỉnh giá cao hơn mức giá cân bằng của thị trường. Điều này gây nên hiện tượng dư thừa hàng hoá. Giá sàn được đặt ra để bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất. 2. Vai trò của giá sàn: Giá sàn được Chính phủ đặt ra để kiểm soát giá thị trường. Đôi khi sự thay đổi trong cung hay cầu hàng hóa và dịch vụ đem đến giá cao hay thấp bất thường có thể làm cho các thành phần nào đó trong xã hội được và mất một cách không công bằng, do đó Chính phủ có thể can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào thị trường, cố gắng đạt đến mục tiêu công bằng trong phân phối hàng hóa và dịch vụ. Trong trường hợp muốn bảo vệ người sản xuất, Chính phủ sẽ áp đặt mức giá sàn cao hơn mức giá cân bằng. Chẳng hạn trong những năm gần đây Chính phủ quy định mức giá sàn cho lúa gạo nhằm bảo vệ lợi ích cho người nông dân. 3. Giá sàn thu mua lúa gạo. Sự cần thiết phải thiết lập giá sàn thu mua lúa gạo: Để đảm bảo nông dân không bị thua lỗ, không có lãi thì vẫn đủ bù đắp các chi phí sản xuất hợp lý để tái đầu tư cho vụ sau, “Chiến lược an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030" năm 2008 có đề xuất đưa ra mức giá sàn thu mua lúa gạo thông qua tính toán giá thành sản xuất lúa. Khi giá lúa trên thị trường xuống dưới mức giá sàn, Chính phủ sẽ can thiệp bằng cách trực tiếp thu mua lúa hoặc cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vay tiền thu mua lúa của người dân để dự trữ. Chính. Việc làm này gắn liền với việc lập các kho dự trữ tạm thời. 4. Các yếu tố tác động đến giá sàn thu mua lúa gạo: Theo ông Đỗ Văn Hảo, Chuyên gia phân tích lúa gạo, Trung tâm thông tin Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn (AGROINFO):“Xác định giá sàn lúa ngoài việc dựa trên cơ sở giá thành sản xuất cũng nên tính đến các yếu tố rủi ro. Theo kết quả điều tra của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) thì trong chi phí sản xuất lúa công lao động chiếm tỷ lệ cao nhất, trên 50%, tiếp theo là chi phí về phân bón, trên 20%, còn các chi phí khác: giống lúa, thuốc bảo vệ thực vật đều chưa đến 10%. Tuy nhiên, các chi phí này thường xuyên thay đổi tùy từng thời điểm, địa phương và chịu ảnh hưởng gián tiếp từ các nhân tố khác, trong đó chi phí nhân công - bộ phận cấu thành lớn nhất của tổng chi phí lại có xu hướng tăng lên (năm 2009 tăng khoảng 20% so với năm 2008). Ngoài ra, chi phí sản xuất lúa cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tình hình thời tiết, sâu bệnh… Vì vậy, khi xác định giá sàn thu mua lúa gạo cần tính đến sự biến động của các yếu tố chi phí làm căn cứ để có mức giá sàn thu mua lúa cho hợp lý. Ngoài ra cũng nên tính đến các yếu tố rủi ro khác như: thời tiết, sâu bệnh… vì trong sản xuất nông nghiệp các yếu tố này cũng có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.” 5. Biến động giá qua các năm: Năm 2009, chính phủ công bố mức giá sàn thu mua lúa là 3.800đ/kg, nhưng trên thực tế có những địa phương, thương lái thu mua của nông dân với giá chỉ bằng 53% mứa giá sàn. Mức chênh lệch giá bán lúa giữa các địa phương trong cùng thời điểm cũng lớn, ví dụ tại Sóc Trăng nông dân chỉ bán được với giá trung bình khoảng 2.012 đ/kg nhưng tại Kiên Giang là 3.900 đồng. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng giải thíchvề tình trạng này rằng khi định ra mức giá sàn là có căn cứ vào tình hình thực tế từ các năm 2007 và 2008. Qua thông tin thu thập được thì chi phí sản xuất ở các địa phương dao động từ 2.012 đồng đến 3.019 đg/kg, vì vậy mới định mức giá sàn thu mua khoảng 3.800 đồng. Ở giá đó, nông dân có lãi khoảng 30%. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thu mua lúa vẫn chưa được các doanh nghiệp xuất khẩu thu mua trực tiếp mà phải qua thương lái nên vẫn xảy ra tình trạng ép giá. Do chúng ta định ra mức thu mua giá sàn cho lúa, nhưng hiện các DN xuất khẩu gạo nên vẫn có tình trạng thương lái, thương nghiệp thu mua lúa rồi xay ra gạo bán cho DN xuất khẩu. DN chưa tham gia nhiều vào việc trực tiếp thu mua lúa nên phải qua trung gian. Tuy nhiên vẫn có một số địa phương, nông dân bán được lúa cao hơn mức giá sàn, điển hình như tại Kiên Giang có thời điểm nông dân bán được 3.900 đg/kg. Để giải quyết tình trạng này, tới đây Bộ sẽ đẩy mạnh vai trò của các tổng công ty xuất khẩu lương thực nhà nước, thúc đẩy các đơn vị này tham gia trực tiếp vào việc thu mua lúa của dân. Việc tham gia của thương lái cũng có mặt tích cực của nó chứ không hoàn toàn tiêu cực tuy nhiên không thể để cơ chế giá cả phụ thuộc vào “lòng tốt” của thương lái. Để giải quyết tình trạng này, phải đẩy mạnh vai trò của các công ty nhà nước trong việc thu mua, việc này phải làm từng bước và có căn cơ mới được. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo bằng mọi giá phải giúp nông dân sản xuất lúa thu lãi ổn định mức 30%, vì vậy Bộ Công thương đang xây dựng quỹ bình ổn giá lúa gạo. Quỹ này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các DN xuất khẩu thu mua lúa gạo khi có biến động. Năm 2010, VFA mua lúa của nông dân với giá tối đa 4.000 đồng/kg. Khi nông dân bắt đầu thu hoạch vụ đông xuân, ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết trên Thời Báo Kinh tế Sài Gòn: "Từ tháng 3, giá lúa thu mua có thể tăng lên chứ không giảm giá liên tục như thời gian qua. Hiện tại, giá lúa (độ ẩm 16%) mà VFA mua tại kho là 4.300-4.400 đồng/kg”. Như vậy giá mua lúa đông xuân của VFA khoảng 4.400 đồng/kg. Đây là giá lúa đông xuân thấp nhất kể từ năm 2008. Đến lúc nông dân thu hoạch vụ hè thu. Trong cuộc hợp bàn mua lúa tạm trử vụ hè thu ngày 9/7, ông Trương Thanh Phong, Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam kiêm chủ tịch VFA, đưa ra giải pháp: “Chúng ta nên… phớt lờ mức lợi nhuận 30%, phớt lờ luôn giá sàn thu mua, nhưng yêu cầu DN không được mua dưới giá 3.500 đồng/kg, trên cơ sở đó VFA sẽ tính toán ra giá gạo để triển khai thu mua”. Như vậy VFA mua lúa hè thu với lúa 3.500 đồng/kg. Sau khi mua hết lúa đông xuân và hè thu của nông dân với giá tạm trữ nêu trên, VFA tăng giá bán gạo xuất khẩu và giá thu mua lúa, vào tháng 9 giá thu mua lúa khoảng 6.000 đồng/ kg, giá lúa này chỉ những nông dân làm vụ 3 mới bán được, số lượng khoảng 700.000- 800.000 tấn lúa. Lượng gạo tồn kho 1,5 triệu tấn của VFA chuyển từ năm 2009 sang, gạo này VFA mua ở vụ hè thu 2009, với giá mua lúa tạm trữ 3.800 đồng/ kg. Như vậy tính chung hết cả năm 2010, toàn bộ gạo xuất khẩu của VFA, mua từ mua lúa của nông dân, với giá tối đa khoảng 4.000 đồng/kg. Vào cuối tháng 2 vừa qua thì giá thu mua lúa ở các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất thấp, khoảng 4.200 - 4.300 đồng/kg, trong khi giá thành sảnxuất lúa vụ Đông Xuân theo công bố của Bộ Tài chính khoảng từ 3.134 - 4.474 đồng/kg, riêng Đồng Tháp giá thành là 4.201 đồng/kg nên chưa đảmbảo lãi 30% theo chủ trương của Chính phủ. Khảo sát biến động giá GẠO TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM. Tình hình giá gạo trên thị trường Việt Nam hiện nay. Thông tin giá gạo xuất khẩu tăng cao đã tác động không nhỏ đến giá gạo bán lẻ trong nước. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một số đại lý gạo đã ngay lập tức điều chỉnh báo giá mỗi bịch 5 kg gạo tẻ tăng 3000 – 10000 đồng. Thậm chí giá nếp nhập từ Thái Lan lên tới hơn 30.000 đồng/kg, tăng 8000 đồng; nếp thơm giá 60.000 đồng/kg, tăng 12.000 đồng so vơi thời gian trước đây. Ông Huỳnh Công Thành, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực TP.HCM (FOOCOSA), cho biết giá gạo trong nước tăng là do giá nguyên liệu tăng, ước chừng tăng 300 đồng/kg so với trước. Cụ thể, gạo nguyên liệu loại một (loại 5% tấm) giá 7.000- 7.100 đồng, nay tăng lên 7.450 đồng/kg; gạo thường tăng lên 7.350 đồng/kg. Ngoài ra, hiện nay nguồn cung gạo trong nước khan trong khi một số nước đẩy nhanh thu mua như Iraq (mua 60.000 tấn), Cuba (mua 200.000 tấn)… Đây cũng là thời điểm mà doanh nghiệp trong nước phải giao hàng. Tại buổi họp báo chiều 10/8, Thứ trưởng Bộ công thương Nguyễn Thành Biên khẳng định, tình hình gạo trong và ngoài nước trong thời gian qua có biến động. Cuối tháng 7, đầu tháng 8, gạo ở TP HCM tăng từ 500 đồng đến 1.000 đồng mỗi kg. Trong một tuần qua, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long từ 3.500 đồng mỗi kg vọt lên 5.500 đồng. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng 20-30 USD mỗi tấn. Từ tháng 4 đến tháng 7, Trung Quốc đã nhập khẩu 600.000 tấn gạo của Việt Nam. Các đại lý gạo trong thành phố Hà Nội, một số tỉnh phía Bắc và cả phía Nam đồng loạt nhích giá 500-3.000đồng/kg khiến người dân xuất hiện tâm lý mua gạo về tích trữ. Các doanh nghiệp kinh doanh gạo và một số tiểu thương cho biết: trong sự gia tăng giá chung đó, giá gạo tăng cao nhất là gạo thơm, có lúc tăng 3000đồng/kg, còn lại đều dao động ở mức 1.000 đến 3.000đồng/kg… Nguyên nhân khiến giá gạo biến động. Sự biến động giá gạo trên thị trường nước ta trong thời gian qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Thứ nhất, do quan hệ cung – cầu có sự mất cân đối. Diễn biến thất thường của thời tiết là một yếu tố tạo nên sự mất cân bằng này. Hoạt động sản xuất bị chi phối trực tiếp bởi thiên tai, nhất là hạn hán và lũ lụt. Ở nước ta hiện nay, diện tích đất bị khô hạn ước tính đã lên tới trên 100.000 ha, năng suất vụ hè thu năm nay dự đoán sẽ thấp hơn so với vụ trước. Hơn nữa, vì lo ngại trước những thiệt hại do thiên tai gây ra, dẫn đến xu hướng thu mua, tích trữ gạo dẫn đến biến động giá gạo, tăng bất thường trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp của nước ta những năm gần đây càng ngày càng bị thu hẹp. Tỉ lệ mất đất nông nghiệp lên đến 0.4%; dự báo trong năm 2010 nước ta mất khoảng 170.000 ha đất nông nghiệp. Diện tích đất đất trồng lúa chiếm 4 triệu ha trên tổng số hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp nhưng diện tích này đang ngày càng bị thu hẹp với tỉ lệ rất cao 1% / năm. Còn trên thế giới, những biến động về giá lương thực ở các nước xuất khẩu lương thực lớn (Trung Quốc, Thái Lan…) cũng như các nước khác đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho giá gạo ở Việt Nam. Theo ông Trịnh Văn Tiến – Trưởng phòng Phân tích ngành hàng, Viện nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng việc giá gạo biến động như thời gian qua có thể xuất phát từ việc đầu cơ tích trữ gạo của các thương lái Trung Quốc. Trong quý I/2010, tại Trung Quốc hạn hán đã xảy ra trên địa bàn ba tỉnh Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu. Sau hạn hán, lại tiếp tục gánh chịu đợt lũ lụt diễn ra trong tháng 7 tại 8 tỉnh thành phố, trong đó có vựa lúa tại tỉnh Hồ Nam và Giang Tây đã làm giảm sản lượng lúa. Theo báo cáo của Trung tâm thông tin dầu và ngũ cốc quốc gia (CNGOIC), sau 2 đợt thiên tai vừa qua sản lượng gạo của Trung Quốc giảm 1,2 triệu tấn. Chính vì vậy mà giá gạo ở Trung Quốc tăng đột biến. Giá gạo trên thị trường tự do của Trung Quốc tại một số nơi đã có sự chênh lệch khá cao với giá gạo tại đồng bằng sông Cửu Long. Các thương lái Trung Quốc chủ động thu mua gạo từ Việt Nam và một số nước khác để đáp ứng giải quyết nhu cầu lương thực đồng thời người nông dân nước ta, vì cuộc sống nghèo đói bấp bênh cũng bán gạo tràn lan sang Trung Quốc để được giá cao. Tương tự, tại Pakistan, tính từ tháng 7/2009 đến tháng 2/2010, đã xuất khẩu được 2,8 triệu tấn gạo, tương đương 1,4 tỷ USD so với 1,2 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong tháng 7 vừa qua, Pakistan đã phải đối mặt với trận lụt lớn nhất trong vòng 80 năm trở lại đây, ước tính 2,6 triệu acres (khoảng xấp xỉ 1,1 triệu ha) đất nông nghiệp bị ngập nước, 14 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận lụt và 6-7 triệu người trong số đó cần lương thực khẩn cấp. Hiện chưa có thông tin chính thức về sản lượng bị giảm, nhưng do không kịp đối phó với lũ lụt, đã có khoảng 500 ngàn tấn gạo bị ngập nước. Các dữ kiện này cho thấy, Pakistan bị giảm sản lượng không dưới 1 triệu tấn gạo trong vụ lúa này. Trong khi đó, các quốc gia xuất khẩu lương thực đứng hàng đầu thế giới (Ấn Độ, Thái Lan, …) vì những nguyên nhân khách quan như thiên tai, mất mùa, nội chiến… cũng tự động hạn chế xuất khẩu gạo ra nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu trong nước. Mà hiện nay nhu cầu lương thực từ các nước không sản xuất được lương thực cũng như thiếu lương thực đang ở mức rất cao. Điển hình là Singapore, Philippin, Afganistan, Congo, Angola… Lương thực sản xuất ra trước hết phải đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước rồi phần dư mới dành để xuất khẩu. Việc gạo Việt Nam bị bán tràn lan sang Trung Quốc gây nguy cơ cho trình trạng mất ổn định lương khố quốc gia, làm cho giá gạo trên thị trường Việt Nam biến động liên tục. Ngoài ra, còn một nguyên nhân khác nữa khiến quan hệ cung – cầu có sự mất cân đối lớn. Nguyên nhân đó xuất phát ngay từ đầu vào và đầu ra của gạo. Trước và trong khi gieo trồng, để đảm bảo sản phẩm có năng suất cao cũng có những tính năng ưu việt chống chịu thiên tai, sâu bệnh, người nông dân cần chọn giống, phân bón, lo dẫn nước tưới tiêu… Tiền vốn bỏ ra mua giống mới, phân bón tốt… đương nhiên không hề nhỏ, hơn nữa những mặt hàng này gần đây cũng thường xuyên tăng giá. Như vậy vô hình chung, giá gạo ngay từ khi gạo chưa thu hoạch đã được dự tính sẽ có sự biến động. Tiếp đó, đến khi thu hoạch, các doanh nghiệp thu mua gạo nhưng không trực tiếp thu mua từ người nông dân mà thông qua trung gian, các thương lái đẩy giá gạo một lần nữa tăng thêm. Đầu ra của giá gạo cũng vô cùng bấp bênh dựa theo nhu cầu của thị trường. Nếu năm đó được mùa thì gạo mất giá, nếu mất mùa thì y như rằng giá cả tăng vọt. Thứ hai, nguyên nhân của biến động giá gạo là do ảnh hưởng của quy luật cạnh tranh. Trong nội bộ ngành một số cá nhân, tổ chức vì lợi ích riêng trước mắt mà cố tình tung tin đồn gây tâm lý hoang mang cho người dân, làm xáo trộn thị trường. Các doanh nghiệp thu mua tranh nhau đầu cơ tích trữ gạo, đợi thời điểm giá gạo tăng cao bán ra nhằm thu lợi nhuận lớn. Việc làm này góp phần làm cho thị trường gạo càng trở nên “loạn” hơn. Thứ ba không thể không kể đến là ảnh hưởng từ sức mua của đồng tiền. Chỉ số giá tiêu dùng CPI gần đây tăng cao, đặc biệt trong tháng 11/2010 chỉ số CPI tăng 1,86% so với tháng 10, tăng 11,9% so với tháng 9/2009. Giá vàng có nhiều biến động mạnh làm các mặt hàng tăng giá kéo theo sự tăng của giá gạo. Hơn nữa, tình trạng lạm phát của nước ta hiện nay cũng đang ở mức cao, dự báo năm nay sẽ lên đến 2 con số .Tiền Việt Nam thời gian gần đây xuống giá nghiêm trọng so với các đồng tiền khác trên thế giới (tỉ giá USD tháng 11/2010 đã tăng 6,63% so vói tháng 10 ). Thứ 4, ảnh hưởng của giá các loại mặt hàng khác như xăng, dầu,… CHƯƠNG II: MỐI LIÊN HỆ GIỮA GIÁ SÀN THU MUA LÚA GẠO VÀ SẢN LƯỢNG CUNG ỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ XUẤT KHẨU I. Thị trường trong nước: Đặc điểm của thị trường trong nước là nhu cầu không có biến động lớn, nên cầu về lúa gạo trong nước có thể xác định và dự báo chính xác. Sản lượng cung ứng có xu hướng tăng qua từng năm nên nhu cầu của thị trường trong nước luôn được đảm bảo ổn định. Trong phạm vi đề tài, nhóm nghiên cứu muốn chú trọng đến thị trường xuất khẩu. II.Thị trường xuất khẩu: Trong bối cảnh nhu cầu thế giới gần đây có biến động mạnh theo chiều hướng giảm, an ninh lương thực được thắt chặt, một số quốc gia muốn chủ động trong cung cấp lương thực cho đất nước, các nước xuất khẩu tăng lên trong khi phạm vi thị trường bị thu hẹp lại dẫn đến cạnh tranh gay gắt trên thị trường nông sản thế giới. Lúa gạo cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh quyết liệt này. Trong phạm vi đề tài, nhóm nghiên cứu chỉ đề cập tới cạnh tranh về giá và phân tích tác động của giá sàn thu mua lúa gạo tới giá xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của Việt Nam. [...]... Phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo Giá sàn gạo xuất khẩu bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo được xác định theo công thức sau: Giá sàn gạo xuất khẩu Giá vốn gạo xuất khẩu Các loại thu Lợi bình quân của từng tiêu bình quân của từng phải nộp theo = + nhuận + chuẩn phẩm cấp gạo tiêu chuẩn phẩm cấp quy định của dự kiến (VNĐ, USD/tấn) gạo (VNĐ, USD/tấn)... tính giá 1 Căn cứ vào giá gạo trên thị trường thế giới 2 Căn cứ vào chi phí trung bình mà các Thương nhân thực hiện đưa gạo từ cảng xuất khẩu đến bán cho khách hàng mua gạo tại cảng nhập khẩu (CNF/CIF đến một cảng nhất định) và hoàn thành việc chuyển giao quy n sở hữu gạo của thương nhân xuất khẩu cho khách hàng nhập khẩu 3 Căn cứ chính sách xuất khẩu gạo và các chính sách liên quan đến xuất khẩu gạo của. .. pháp tính giá sàn gạo xuất khẩu - Theo thông tư Số: 89/2011/TT-BTC – Bộ Tài Chính PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ Điều 5 Căn cứ tính giá 1 Căn cứ vào giá vốn gạo xuất khẩu bình quân của tất cả các tiêu chuẩn, phẩm cấp gạo của các Thương nhân xuất khẩu gạo 2 Mức lợi nhuận bình quân dự kiến của ngành kinh doanh xuất khẩu gạo 3 Chính sách xuất khẩu gạo và các chính sách liên quan đến xuất khẩu gạo của Nhà nước trong. .. Nhà nước từng thời kỳ Điều 8 Phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu bình quân của từng tiêu chuẩn phẩm cấp gạo 1 Giá sàn gạo xuất khẩu bình quân theo từng tiêu chuẩn, phẩm cấp gạo được xác định theo công thức sau: Giá sàn gạo xuất khẩu Giá gạo trên thị trường Tổng chi phí thực hiện bình quân theo từng tiêu thế giới của từng tiêu đưa sản phẩm từ cảng = chuẩn phẩm cấp gạo chuẩn phẩm cấp gạo xuất khẩu. .. Nhu cầu từ các nước châu Á, thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam như Philippines, Indonesia, và Malaysia vẫn còn rất tiềm năng nhưng xu hướng trong thời gian tới có thể sẽ bão hòa 3 Mối liên hệ giữa giá sàn thu mua lúa gạo và sản lượng cung ứng trên thị trường xuất khẩu: Mối quan hệ này được thể hiện thông qua giá xuất khẩu tối thiểu (MEP) Nguồn : vinhthanhdatrice.vn Tính đến hết tháng... Indonesia, Malaysia và Bangladesh Hiệp hội Lương thực Việt Nam tiếp tục duy trì các quy định về đăng ký xuất khẩu gạo và giá xuất khẩu tổi thiểu (MEP) trên cơ sở các quy định mới của Chính phủ về xuất khẩu gạo – Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 11 năm 2010 của chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo Nếu như mùa vụ 2009/2010 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức kỷ lục 6,73 triệu tấn thì đến mùa vụ 2011/2012... nhu cầu gạo thường giảm và giá gạo trong nước tương đối cao so với tháng 12/2012 Gạo thường xuất khẩu vào tháng 1/2013 đạt 544.000 tấn, giảm 33% so với 809.000 tấn xuất vào 12/2012 Tuy nhiên, gạo thơm basmati xuất khẩu lên đến 320.000 tấn trong tháng 1/2013 tăng 11% so với con số 287.000 tấn của 1 tháng trước đó Giá gạo niên vụ 2012-13 cao hơn bởi vì giá sàn thu mua của chính phủ được nâng 16% trong. .. của chương trình thu mua lúa gạo tạm trữ là đảm bảo giá hợp lý để cho nhà nông có lợi nhuận Tuy nhiên, doanh nghiệp thu mua tạm trữ phần lớn không mua trực tiếp từ nông dân mà chủ yếu qua thương lái Thực tế này dẫn đến nhiều bất cập Để đảm bảo lợi nhuận, giá lúa thương lái mua của nhà nông luôn thấp hơn giá niêm yết tại doanh nghiệp Việc chính phủ đẩy mạnh thu mua lúa gạo của người nông dân khiến giá. .. vậy, thu nhập của người nông dân mới có thể nâng lên 2,5 lần vào năm 2020 theo mục tiêu Nghị quy t số 26-NQ/TW Việc tạm trữ lúa gạo sẽ giúp ngành lương thực chủ động hơn trong điều hành sản lượng tiêu thụ gạo trong năm, từng bước đưa công tác tạm trữ thực hiện theo đúng kế hoạch góp phần giúp công tác chỉ đạo, kết quả sản xuất, tiêu thụ lúa hàng năm đi vào ổn định KẾT LUẬN Trên thị trường lúa gạo Việt... chính phủ: Để VFA và các DN không “vin” vào việc “đảm bảo lợi nhuận tối thiểu 30% cho nông dân” để gây biến động thị trường, ép ngưỡng giá mua, đồng thời giúp nông dân trữ lúa hiệu quả, Nhà nước cần có những biện pháp can thiệp cụ thể Trong đó, chính phủ đang chủ trương tính toán lại các quy định cứng nhắc, thiếu tính khả thi trong Quy chế tạm trữ lúa gạo, vì hiện nay, nếu quy định mức tạm trữ đối với hộ . NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Tiểu luận: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC QUY ĐỊNH GIÁ SÀN THU MUA TẠM TRỮ, DỰ TRỮ LÚA GẠO ĐẾN VIỆC CUNG ỨNG GẠO TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ XUẤT KHẨU GVHD: ThS. Mai Lê Thu . HỆ GIỮA GIÁ SÀN THU MUA LÚA GẠO VÀ SẢN LƯỢNG CUNG ỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ XUẤT KHẨU I. Thị trường trong nước: Đặc điểm của thị trường trong nước là nhu cầu không có biến động lớn,. đồng/kg. Sau khi mua hết lúa đông xuân và hè thu của nông dân với giá tạm trữ nêu trên, VFA tăng giá bán gạo xuất khẩu và giá thu mua lúa, vào tháng 9 giá thu mua lúa khoảng 6.000 đồng/ kg, giá lúa này

Ngày đăng: 09/04/2015, 15:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w