1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thị trường trong nước và xuất khẩu gỗ nguyên liệu rừng trồng

37 536 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 774,21 KB

Nội dung

Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trờng rừng <><><> Báo cáo tổng kết chuyên đề ỏnh giỏ th trng trong nc v xut khu g nguyờn liu rng trng Thuộc đề tài cấp nhà nớc nghiên cứu các giải pháp khcn phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu Mã số: KC.06.05.NN Chủ trì chuyên đề: Võ Nguyên Huân 5837-3 Hà Nội, 12 /2003 Prepaired by Lam Anh - Forestry Economics Research Division 5/24/2006 -1- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. MỞ ĐẦU 2 PHẦN II - MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1. MỤC TIÊU 3 1.1. Mục tiêu chung 3 1.2. Mục tiêu cụ thể 3 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 PHẦN III - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4 1.1. Sơ lược về thị trường gỗ và nguyên liệu rừng trồng trên thế giới và khu vực 4 1.1.1. Thị trường nguyên liệu gỗ Malaysia 4 1.1.2. Thị trường gỗ nguyên liệu New Zealand 4 1.1.3. Thị trường gỗ nguyên liệu Nam Phi 4 1.1.4. Thị trường Nhật Bản 5 1.1.5. Thị trường Mỹ 7 1.1.6. Thị trường EU 7 1.2. Tổng quan về ngành công nghiệp gỗ Việt Nam 7 1.2.1. Quy mô, năng lực sản xuất 7 1.2.2. Thị trường 8 1.2.2.1. Vấn đề thị trường nói chung 8 1.2.2.2. Về thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng 8 1.2.3. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu 10 1.2.4. Gỗ mỹ nghệ của Việt Nam 10 1.2.5. Nguồn nguyên liệu gỗ 10 1.3. Khái quát thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong thời gian qua 12 1.4. Khái quát hệ thống chính sách liên quan đến thị trường nguyên liệu gỗ rừng trồng. 13 2. Đánh giá thực trạng thị trường trong nước và xuất khẩu gỗ nguyên liệu rừng trồng 17 2.1. Thị trường 17 2.1.1. Thị trường trong nước 17 2.1.2. Thị trường xuất, nhập khẩu 18 2.2. Phân tích các hoạt động của thị trường 20 2.3. Thực trạng ngành chế biến và xuất khẩu gỗ 23 2.4. Đánh giá chung 24 3. Tác động của chính sách tới thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng 24 3.1. Những chính sách tác động tới các hoạt động thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng. 24 3.2. Những khó khăn, lợi thế và thách thức chính của ngành chế biến 25 4. Quan hệ cung cầu gỗ nguyên liệu rừng trồng trong những năm tới: 27 5. Một số giải pháp về cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển thị trường gỗ nguyên liệu cho trồng rừng thâm canh 32 PHẦN IV - KẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 Prepaired by Lam Anh - Forestry Economics Research Division 5/24/2006 -2- PHẦN MỞ ĐẦU 1. MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 6%-8%. Dân số Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 80 triệu năm 2003 lên tới khoảng 100 triệu vào năm 2020. Những xu hướng đó sẽ thúc đẩy nhu cầu trong nước đối với các loại lâm sản khác nhau tăng trung bình hàng năm từ 6%-11%. Nhu cầu xuất khẩu đồ gỗ và các lâm sản sơ chế khác của Việt Nam cũng đã tăng lên trong những năm vừa qua. Những cơ hội kinh doanh mới như vậy đã cho phép các ngành chế biến giấy và bột giấy, kỹ thuật và lâm sản sơ chế được mở rộng tương ứng với mức tăng nhu cầu gỗ và tre nứa trong nước. Tuy nhiên, nhu cầu tăng đã không gắn liền với khả n ăng cung cấp bền vững các nguồn nguyên liệu thô. Theo chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, đến năm 2010 sẽ có 2 triệu ha rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, 3 triệu ha rừng sản xuất (có 1,8 triệu ha rừng kinh tế: gồm 1 triệu ha rừng lấy gỗ làm giấy, 400.000 ha làm ván nhân tạo, 200.000 ha đặc sản, 200.000 ha dùng làm đồ mộc). Mục tiêu rất khó khăn, vì phải trồng mới 200.000 ha/năm rừng kinh tế, trong khi hiện tạ i chỉ đạt 100.000 ha/năm, năng suất chỉ 50-80m 3 /năm (lẽ ra phải 150m 3 /năm mới đạt được mục tiêu). Vì diện tích rừng kinh tế còn ít, và mới chỉ có 10% đến tuổi khai thác nên từ 2005 ta phải nhập khẩu gỗ đến 85% mới đáp ứng được thực tế sản xuất và xuất khẩu gỗ sản phẩm tăng nhanh. Ngoài thực trạng khan hiếm gỗ, ngành chế biến gỗ và lâm sản còn đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các nguồn nhập kh ẩu đang tăng lên nhanh chóng do nền kinh tế đã được mở cửa. Trong khuôn khổ hiệp định thuế quan AFTA và sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc giảm thuế quan nhập khẩu lâm sản cũng sẽ gây thêm áp lực cạnh tranh trong thời gian tới. Trước các diễn biến phức tạp của thị trường nguyên liệu trong nước và thế giới, cũng như những yêu cầu cấp bách trong việc quy hoạch sản xuất gỗ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, rất cần thiết phải có những “Đánh giá thị trường trong nước và xuất khẩu gỗ nguyên liệu rừng trồng” để nhìn nhận một cách nghiêm túc và chính xác về thực trạ ng sản xuất chế biến gỗ nguyên liệu trong nước, từ đó đề ra các mục tiêu, chiến lược cụ thể để phát triển ngành sản xuất chế biến gỗ nguyên liệu cho tương xứng với tiềm năng của nó. Dựa trên các nguồn tài liệu thứ cấp có sẵn, báo cáo này mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển đó. Prepaired by Lam Anh - Forestry Economics Research Division 5/24/2006 -3- PHẦN II - MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. MỤC TIÊU 1.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của đề tài 1.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng và tiềm năng thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng ở Việt Nam. - Đánh giá thực trạng xuất khẩu gỗ và gỗ nguyên liệu gỗ ở Việt Nam. - Phân tích và đề xuất định hướng một số chính sách và giải pháp khuyến khích phát triển rừng trồng thâm canh. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Sơ lược giới thiệu thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng trên thế giới và khu vực. - Khái quát ngành công nghiệp gỗ ở Việt Nam  Quy mô, năng lực sản xuất  Thị trường  Các sản phẩm gỗ xuất khẩu  Gỗ mỹ nghệ của Việt Nam  Nguồn nguyên liệu gỗ - Khái quát thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong th ời gian qua - Khái quát hệ thống chính sách liên quan đến thị trường nguyên liệu gỗ rừng trồng ở nước ta, đề cập những nét chính về định hướng phát triển gỗ nguyên liệu rừng trồng cho công nghiệp ở nước ta. 2.2. Đánh giá thực trạng tình hình thị trường trong nước và xuất khẩu gỗ nguyên liệu rừng trồng. - Thị trường - Thực trạng ngành chế biến và xuất khẩu gỗ - Đánh giá chung - Những nhận định khái quát về thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng 2.3. Tác động của một số chính sách tới thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng - Phân tích tìm ra những chính sách tác động tới các hoạt động thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng. - Những bất cập của các chính sách này tới thị trường hiện nay. 2.4. Quan hệ cung cầu gỗ nguyên liệu rừng trồng trong những năm tới: - Xác định nhu cầu thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng trong thời gian tới 2.5. Một số giải pháp về cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển thị trường gỗ nguyên liệu cho trồng rừng thâm canh. Prepaired by Lam Anh - Forestry Economics Research Division 5/24/2006 -4- PHẦN III - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1. Sơ lược về thị trường gỗ và nguyên liệu rừng trồng trên thế giới và khu vực. 1.1.1. Thị trường nguyên liệu gỗ Malaysia 1 Malaysia là quốc gia trải rộng trên 3 khu vực gồm bán đảo Malaysia ở phía nam với 2 bang Sabah và Sarawak. Tổng diện tích rừng của Malaysia tính đến cuối năm 2002 vào khoảng 20,2 triệu ha, chiếm 61,5% tổng diện tích đất của Malaysia. Ngoài ra, nếu tính cả 5,27 triệu ha diện tích cây trồng như cao su, cọ, dừa , tổng diện tích rừng của Malaysia lên tới 25,47 triệu ha, hay 75,5% tổng diện tích đất đai. Trước đòi hỏi của các nước nhập khẩu gỗ lớn yêu cầu phải có chứng nhận gỗ với các sản phẩm gỗ nhiệt đới, Hội đồng chứng nhận gỗ của Malaysia (MTCC) đã được thành lập vào năm 1999. Tất cả những công ty, tổ chức được MTCC cấp chứng chỉ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của MTTC và được phép sử dụng biểu tượng của MTCC như một đảm bảo rằng nguyên liệ u gỗ được khai thác từ những cánh rừng được MTCC chứng nhận quản lý một cách bền vững. Có thể nói, ngành công nghiệp gỗ của Malaysia đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước này và là nguồn thu ngoại tệ rất quan trọng của đất nước, bên cạnh việc tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ năm 2002 của Malaysia đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2001 và chiếm 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaysia. Năm 2002, Malaysia có tổng cộng 5.450 nhà máy chế biến gỗ, sử dụng khoảng 337.000 lao động trong đó 1.087 nhà máy xẻ gỗ,177 nhà máy sản xuất gỗ dán và lớp gỗ dán mặt, 334 nhà máy sản xuất gỗ tạo khuôn… 1.1.2. Thị trường gỗ nguyên liệu New Zealand New Zealand là nhà cung cấp hàng đầu thế giới đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu bởi các lợi thế về điều kiện tự nhên cũng như các ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển cải tiến công nghệ lâm nghiệp. New Zealand là một trong những nước trồng gỗ thông lớn nhất thế giới, đồng thời là nhà cung cấp hàng đầu thế giới đối với các sản phẩm gỗ thông với nhiều lợ i thế cạnh tranh. Gỗ nguyên liệu bao gồm cả gỗ tròn, gỗ xẻ và các sản xuất gỗ nguyên liệu đã qua chế biến. Các thị trường xuất khẩu chính gồm: Mỹ, Ôxtrâylia, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái lan, Philippin, Việt Nam và các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khác. Ngành công nghiệp gỗ New Zealand có khả năng chào bán quốc tế với khối lượng ổn định các sản phẩm gỗ xẻ và gỗ tái chế đ áp ứng được các yêu cầu của khách hàng về đồ gỗ, đồ gỗ gia dụng các sản phẩm nghệ thuật nội thất. Liên đoàn công nghiệp gỗ New Zealand và Hiệp hội các nhà chế biến gỗ thông là các đại diện cho các nhà cưa gỗ và chế biến gỗ. Hội đồng công nghiệp rừng New Zealand cũng hỗ trợ cho các công ty hoạt động trong các lĩnh vực này. Khoảng 1/3 sản lượng gỗ khai thác hàng năm của New Zealand dành cho xu ất khẩu, phần còn lại được chế biến sau đó tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sản phẩm gỗ. 1.1.3. Thị trường gỗ nguyên liệu Nam Phi Diện tích rừng trồng của Nam Phi khoảng 1,33 triệu ha, chiếm 1,1% tổng diện tích đất của Nam Phi và dưới 0,1% diện tích rừng trồng của thế giới. Tuy nhiên Nam Phi sản xuất 0,5% sản lượng gỗ tròn (round wood). Năng suất cao hơn gấp 5 lần mức trung bình của thế giới. ¾ diện tích rừng trồng được phê chuẩn dưới sự quản lý rừng bền vững. Nam Phi cũng có một ngành công nghiệp sản xuất t ừ gỗ rừng phát triển rất cao. 1 Theo trang thông tin cục xúc tiến thương mại - http://www.vietrade.gov.vn/forum_detail.asp?farticle=127&lang=vn Prepaired by Lam Anh - Forestry Economics Research Division 5/24/2006 -5- Nam Phi là nước có lượng mưa hàng năm rất thấp. Do đó, diện tích rừng tự nhiên rất thấp. Rừng già tự nhiên chiếm 327.600 ha, mọc rải rác phân tán. Rừng tự nhiên có nhiều nhất ở Eastern Cape (140.000 ha) tiếp theo là KwaZulu-Natal (91.200ha), Western Cape (60.000ha) và Nothern Province và Mpumalanga (35.000 ha). Phần lớn rừng tự nhiên thuộc sở hữu nhà nước. Ngoài ra Nam Phi là một trong những nước đứng đầu thế giới về lĩnh vực quản lý, nghiên cứu trồng rừng. So với khối SADC và thế giới, khu vực kinh tế tư nhân tại Nam Phi đã đóng vai trò hàng đầu trong việc đầu tư trồng rừng và chế biến gỗ một cách hiệu quả và bền vững. 70% diện tích rừng trồng và 90% cơ sở chế biến gỗ do tư nhân sở hữu từ một vài tập đoàn lớn như SAPI, MONDI FORESTRY cho đến hợp tác xã và tư nhân cá thể. Cơ cầu rừng trồng: Tính đến nă m 2001, trong 1,33 triệu ha rừng trồng của Nam Phi có 53% diện tích trồng các loại gỗ mềm và 47% trồng các loại gỗ cứng. 38% diện tích trồng rừng dùng cho mục đích khai thác gỗ xẻ (saw – log); 57% để sản xuất bột gỗ (woodpulp); 7% để sản xuất gỗ hầm mỏ (mining – timber); 4% để sản xuất cọc (poles), gỗ diêm (matchwood) và các sản phẩm gỗ nhỏ khác. Sản lượng khai thác: Sản lượng rừng trồng trung bình là 16m 3 /ha/năm đối với gỗ mềm và 21m 3 /ha/năm đối với gỗ bạch đàn, khuynh diệp và 10m 3 /ha/năm đối với gỗ wattle (keo). Trung bình mỗi năm diện tích khai thác là 80.000 ha và diện tích rừng trồng mới là 82.000 ha. Tình hình sản xuất gỗ: Sản lượng gỗ tròn khai thác từ rừng năm 2000 là 16.680.000m 3 , tương đương với 2,6 tỷ Rand, trong đó gỗ chưa xẻ là 4.450.000m 3 ; bột gỗ 10.513.000m 3 ; gỗ hầm mỏ (mining timber) 710.000m 3 , cọc gỗ (poles) 712.000m 3 ; các sản phẩm gỗ khác 295.000m 3 . Trị giá sản lượng gỗ tròn khai thác nêu trên là 2,6 tỷ Rand. Tổng trị giá ngành công nghiệp gỗ gồm giá trị gỗ tròn và các sản phẩm chế biến là 12,8 tỷ Rand, trong đó có 9,1 tỷ Rand trị giá của các sản phẩm làm từ bột gỗ. Ngành sản xuất sản phẩm gỗ rừng do khu vực tư nhân hoá kiểm soát. Nhà nước chỉ sở hữu 6 trong số 143 nhà máy sơ chế gỗ. Sản xuất giấy và bột gỗ là ngành lớn nhất ở Nam Phi, chiếm 71,1% doanh số của ngành sản xuất gỗ rừng. Sapi và Mondi là hai trong số các công ty sản xuất giấy và bột gỗ lớn nhất ở Nam Phi, có mạng lưới kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới 1 . 1.1.4. Thị trường Nhật Bản 2 Theo đánh giá của các chuyên gia Việt Nam, Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn trên thế giới. Hàng năm, tiêu dùng riêng cho đồ gỗ tại nước này xấp xỉ 100USD/hộ/tháng. Đặc biệt, trong xã hội công nghiệp với trình độ cao như hiện nay, người Nhật Bản ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ để thay thế các vật liệu sắt, nhôm… Bên cạnh đó, tình hình suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản đã diễn ra trong thời gian dài làm ảnh hưởng lớn đến mức sống của người dân: phải hạn chế tiêu dùng hơn, hạn chế chi tiêu cho những mặt hàng đắt tiền. Song, đây lại là cơ hội tốt cho các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài có giá rẻ hơn hàng nội địa (cho dù chất lượng nhìn chung có kém hơn) thâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường Nhật B ản. Theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, năm 2003, thị phần xuất khẩu gỗ của Việt Nam chiếm 6,69% thị phần gỗ nhập khẩu của Nhật Bản (chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 38,8%; Đài Loan 10,6%; Thái Lan 9% ); năm 2004 chiếm 7,2%. Về kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2004 của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 23,9 tỷ Yên (khoảng 222,1 triệu USD) tăng 11,3% so vớ i cùng kỳ năm 2003. Các mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản khá đa dạng gồm: gỗ nhiên liệu dạng khúc; gỗ cây; gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc; tấm gỗ lạng làm lớp mặt; gỗ ván trang trí làm sàn; đồ nội thất… Trong số các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản thì mặt hàng đồ gỗ nội thất chiếm t ỷ trọng nhiều nhất, khoảng 56,1% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bản. Song, mặt hàng gỗ xuất khẩu của chúng ta đang đứng trước những cạnh tranh từ những hàng hoá cùng loại của Trung Quốc (có ưu thế về nguồn nguyên liệu phong phú, nhân công tương đối rẻ nên trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào thị trường Nhật Bản), Đài Loan, Thái Lan và Inđônêxia. Việt Nam có nguồn nguyên liệu gỗ bị hạn chế về chủng loại nên phải nhập khẩu 1 Theo trang thông tin cục xúc tiến thương mại-http://www.vietrade.gov.vn/forum_detail.asp?farticle=127&lang=vn 2 Báo Thương mại - Bà Rịa Vũng Tàu -http://www.brvttrade.gov.vn/detailNews.asp?matin=283 Prepaired by Lam Anh - Forestry Economics Research Division 5/24/2006 -6- một số lượng lớn, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao, giảm sức cạnh tranh. Trong khi đó, Nhật Bản lại là nước có khí hậu khô khiến cho đồ gỗ hay bị cong, biến dạng và nứt nếu không được xử lý tốt. Để giải quyết được vấn đề này cần phải có công nghệ, thiết bị riêng nhập khẩu (từ Nhật là tốt nhất). Do thiết bị xử lý gỗ đắt nên hiện nay rất ít doanh nghiệp Việt Nam trang bị các thiết bị này (chủ yếu là công ty liên doanh, liên kết với công ty Nhật Bản tự đầu tư mua trang thiết bị). Dự kiến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước phấn đấu đạt 1,6 tỷ USD (tăng 40% so với năm 2004), trong đó xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm 21%. Để đạt được mụ c tiêu đề ra, cần phải chú ý tới những yếu tố quan trọng mà thị trường Nhật Bản cần, đó là: làm sản phẩm kích thước nhỏ hơn so với sản phẩm cùng loại xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu, do diện tích nhà ở, văn phòng ở Nhật Bản nhỏ; chú ý tới gam màu vì người Nhật Bản nói chung không thích gam màu chói, họ thích màu trầm (đen, nâu…); kích thước đồ gỗ phải đa dạng để ng ười tiêu dùng dễ có sự lựa chọn phù hợp; nên kết phối nhiều loại nguyên liệu trong một sản phẩm tạo ra sự phong phú hơn về mẫu mã; tạo ra những sản phẩm có thể sử dụng nhiều mục đích do diện tích sinh hoạt, làm việc rất hẹp nên người Nhật rất chú trọng đến tính năng đa dạng của sản phẩm… Cũng cần phải chú ý tớ i những vấn đề trước mắt và lâu dài mà ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu phải đối mặt, đó là nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất. Trong bối cảnh các nước trên thế giới ngày càng hạn chế xuất khẩu gỗ tự nhiên và gỗ dưới dạng nguyên liệu, đồng thời các quy định về bảo vệ môi trường của các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt hơ n, các doanh nghiệp phải sản xuất đồ gỗ với gỗ nguyên liệu ở rừng trồng. Nếu không chủ động quy hoạch nguồn nguyên liệu thì lợi thế so sánh đối với sản phẩm của chúng ta sẽ giảm. Trước mắt cần tổ chức tốt việc cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất đồ gỗ thông qua việc tổ chức mạng lưới nhập khẩ u gỗ tiết kiệm, hiệu quả; thí điểm hình thành các trung tâm nhập khẩu gỗ với số lượng lớn để cung cấp nguyên liệu cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu, nhằm giảm sức ép về giá từ các nhà xuất khẩu gỗ với các đơn hàng xuất khẩu và tránh bị áp thuế chống bán phá giá ở các dự án trồng rừng. Bên cạnh các giải pháp này, các doanh nghiệp cần thực hiện phương châm đa d ạng hoá thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá khách hàng nhập khẩu nhằm tránh những thua thiệt do bị phụ thuộc lớn vào một vài khách hàng 1 . Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, năm 2003, đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6,69% thị phần trong tổng trị giá nhập khẩu đồ gỗ của Nhật Bản (chủ yếu nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc chiếm 38,8%; Đài Loan 10,6%; Thái Lan 9%). Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng đều trong những năm gần đây: tăng 4,62% năm 1999; 4,63% năm 2000; 5,79 % năm 2001; 5,77% năm 2002; 6,69% năm 2003. Theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, riêng 11 tháng năm 2004, thị phần xuất khẩu gỗ của ta đã chiếm 7,2% thị phần gỗ nhập khẩu của Nhật Bản. Bảng 1- Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản Đơn vị: 1000 Yên Năm KNXK của VN sang Nhật KNNK của Nhật Thị phần (%) 1999 7.596.699 164.425.965 4,62 2000 9.355.093 199.376.617 4,63 2001 13.111.825 226.500.086 5,79 2002 13.111.825 227.090.371 5,77 2003 15.139.691 226.062.289 6,69 11 tháng 2004 15.118.859 208.857.751 7,23 Nguồn: Bộ Tài chính Nhật Bản Như vậy, theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, 10 tháng năm 2004, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 23,9 tỷ yên (khoảng 222,1 triệu USD) tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2004. Các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản rất đa dạng gồm: gỗ nhiên liệu dạng khúc, gỗ cây, gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, tấm g ỗ lạng làm lớp mặt, gỗ ván 1 Báo Hải quan số 44/2004 Prepaired by Lam Anh - Forestry Economics Research Division 5/24/2006 -7- trang trí làm sàn, ván sợi bằng gỗ, gỗ dán, khung tranh, ảnh bằng gỗ, hòm, hộp thùng bằng gỗ, tượng gỗ và đồ trang trí bằng gỗ, ghế ngồi, đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng. Trong số các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản, mặt hàng đồ gỗ nội thất chiếm tỷ trọng nhiều nhất khoảng 56,1% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Nhật Bả n với kim ngạch xuất khẩu đạt 15,1 tỷ yên (khoảng 141 triệu USD – ước lượng tỷ giá 1USD107Yên), tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2003 (đạt 13,6 tỷ yên). 1.1.5. Thị trường Mỹ Thị trường đồ gỗ của Mỹ có tốc độ phát triển cao nhất thế giới. Năm 2002 Mỹ nhập khoảng 16 tỷ USD đồ gỗ các loại, năm 2004 dự kiến sẽ tăng lên 27 tỷ USD. Năm 2001 Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ 11,9 triệu USD, thì đến năm 2003 sản phẩm gỗ Việt Nam vào mỹ đạt con số 167 triệu USD (29,8%) và năm 2004 đạt con số 400 triệu USD (30%) và năm 2005 có thể lên t ới 450 triệu USD. Điểm nổi bật của thị trường Mỹ là nhu cầu tăng thường xuyên, sản phẩn tiêu dùng rất đa dạng với khối lượng rất lớn. Tuy nhiên thị trường Mỹ là thị trường mở nên sự cạch tranh rất khốc liệt. Việt Nam cũng là một nước được đánh giá cao trong việc xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ. Đây sẽ là cơ h ội cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ 1 . 1.1.6. Thị trường EU Hàng năm EU nhập một khối lượng lớn gỗ và sản phẩm gỗ và có xu hướng ngày càng tăng lên. Năm 2002 EU, nhập khoảng 28 tỷ EURO. Năm 2003, nhập trên 32 tỷ EURO và năm 2004 lên đến 40 tỷ Euro. Việt Nam bắt đầu vào EU từ đầu những năm 90, đến nay mới chiếm được thị phần trên 1%, đứng vào hàng thứ 17 trong số các nước xuất khẩu vào EU. Năm 2002, xuất khẩu được 291 triệu EURO. Năm 2003, 320 triệu EURO và nă m 2004 đạt trên 400 triệu EURO. Như vậy tốc độ tăng khá nhanh. Các nước nhập khẩu sản phẩm gỗ có khối lượng lớn của Việt Nam trong EU là: Pháp (29,1%); Anh (24,8%), Italia (12,6%), Hà Lan (9%), Bỉ (7,2%), Đức (6,8%), Đan Mạch (3,5%), Tây Ban Nha (2,8%), Thụy Điển (2,3%) - Cơ cấu một số mặt hàng gỗ nhập khẩu của EU 2 : + Bàn ghế ngoài trời : 26% + Đồ gỗ nội thất : 20% + Các loại gỗ khác : 20% + Đồ gỗ văn phòng : 15% + Các loại gỗ kết hợp vật liệu khác : 14% + Đồ gỗ xây dựng : 5% 1.2. Tổng quan về ngành công nghiệp gỗ Việt Nam 1.2.1. Quy mô, năng lực sản xuất Hiện nay nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể, với mức tăng tối thiểu 8%/năm. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Thống kê Liên hiệp quốc (Comtrade Data), nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ của thị trường thế giới đã lên đến gần 200 tỉ đô la Mỹ năm 2002. Trong đó, nước nhập khẩu nhiều nhấ t là Mỹ, kế đến là Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản. Trước tình hình đó, ngành công nghiệp chế biến hàng mộc của thế giới cũng đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là ở Trung Quốc và một số nước Châu Á khác như Inđônêxia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam đã phát triển vô cùng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. 1 “Đề án trồng rừng nguyên liệu gỗ phục vụ công nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm xuất khẩu” 2 “Đề án trồng rừng nguyên liệu gỗ phục vụ công nghiệp chế biến, sản xuất sản phẩm xuất khẩu” Prepaired by Lam Anh - Forestry Economics Research Division 5/24/2006 -8- Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cho đất nước, đưa Việt Nam trở thành một trong 4 quốc gia xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ v ới năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu mét khối gỗ tròn mỗi năm, trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất xuất khẩu (120 công ty chuyên sản xuất hàng ngoài trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất). Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước (374 doanh nghiệp), các công ty trách nhiệm hữu hạn và do chính sách đầu tư nước ngoài mở cửa của Chính phủ, đến nay đã có 49 doanh nghiệp có vốn đầu t ư nước ngoài từ Singapore, Đài Loan, Malayxia, Na Uy, Trung Quốc, Thụy Điển đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký lên đến 105 triệu USD. Đa số các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền miền Nam (T.P Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai ), các tỉ nh miền Trung và Tây nguyên (Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc ), một số công ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc Nhìn chung quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất các m ặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao. 1.2.2. Thị trường 1.2.2.1. Vấn đề thị trường nói chung Như chúng ta đó biết, “thị trường” là phạm trù kinh tế gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. “Thị trường là sự biểu hiện thu gom của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình, công ty về sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm để được dung hoà thông qua sự điều chỉnh giá cả” (David Begg). Hiều theo nghĩa hẹp “thị trường” là tậ p hợp các sự thoả thuận, thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Còn khá nhiều các khái niệm khác nhau về “thị trường” nhưng tổng hợp lại “thị trường” là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, giữa người mua và người bán với mục đích là trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Mặc dù có sự khác nhau về bề ngoài, các thị trường đều thự c hiện cùng một chức năng kinh tế. Chúng ấn định giá cả đảm bảo cho số lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu của người mua. Trong nền kinh tế thị trường tự do, giá được thiết lập trên mối quan hệ qua lại giữa cung và cầu ở các thị trường cạnh tranh. Giá có ảnh hưởng đến các quyết định sản xuất và tiêu thụ, đóng vai trò như một tín hiệu kinh tế chủ ch ốt cho các nhà sản xuất và hạn chế người tiêu dùng. Qua đó những thay đổi về giá cả trên thị trường sẽ được thông báo và người sản xuất, tiêu dùng tiếp cận. Đối với người sản xuất và tiêu dùng, việc điều chỉnh các quyết định về sản xuất và mua là rất khó, nếu không có các tín hiệu rõ ràng về thị trường 1.2.2.2. Về thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng Thị trường vốn là yếu tố quan trọng nhất trong nền kinh tế. Thị trường vốn có ý nghĩa đặc biệt to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của lâm nghiệp và giải quyết những vấn đề xã hội phức tạp trong nông thôn đặc biệt là nông thôn miền núi. Quá trình hình thành đóng góp các chủng loại sản phẩm từ rừng trồng là quá trình đóng góp vào việc hình thành một cách đầy đủ hệ thống các thị trường trong lâm nghiệp. Ưu điểm cơ bản của việc hình thành và phát triển thị trường vốn trong lâm nghiệp nước ta hiện nay là Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện cho vay tới các hộ nông dân làm nghề rừng. Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội, các chủ trang trại sản xuất nông, lâm sản Prepaired by Lam Anh - Forestry Economics Research Division 5/24/2006 -9- cho Nhà nước, làm nguyên liệu cho công nghiệp, đều được vay với chính sách ưu đãi và lãi suất thấp. Thị trường dịch vụ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu về các yếu tố vật tư kỹ thuật cho sản xuất lâm nghiệp như các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, hạt giống, cây con, máy móc, công cụ, và nhu cầu về các dịch vụ tư vấn hay phổ biến áp dụng các kỹ thuật m ới. Sự phát triển và hoạt động có hiệu quả của thị trường dịch vụ kỹ thuật trong lâm nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng trưởng lâm nghiệp, góp phần từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay trong công tác chỉ đạo và quản lý thị trường lâm sản nói chung và thị trường gỗ nguyên liệu giấy và ván nhân tạo nói riêng còn nhiều sơ hở và yếu kém gây nhiều thiệ t hại cho người trực tiếp tạo ra nguyên liệu gỗ cho các nhà máy. Ở những vùng sâu, vùng xa do có nhiều khó khăn trở ngại về điều kiện đi lại , nên các dịch vụ kỹ thuật mới không đến được tận các hộ nông dân, đặc biệt đối với những người dân trong các cộng đồng các dân tộc ít người , những nơi có mật độ dân cư thưa thớt, Thị trường tiêu thụ lâm sản ổn định là yếu tố quan trọng để phát triển lâm nghiệp một cách ổn định. Cho đến thời điểm hiện nay, trong việc thực hiện các hoạt động về thị trường lâm sản nói chung và thị trường gỗ nguyên liệu cho sản xuất giấy và ván nhân tạo nói riêng còn có nhiều nhược điểm, đồng thời với các hoạt động tiêu cực của nó, đặc biệt là những tác động xấ u của tư thương, những kẻ đầu cơ trục lợi, buôn bán trung gian các loại sản phẩm gỗ và lâm sản khác, đã gây ra các thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế của đất nước nói chung, cho lâm nghiệp nói riêng. Đây là một vấn đề cần được coi trọng, nghiên cứu và đề xuất ý kiến giải quyết để góp phần tháo gỡ những khó khăn, trở lực đã và đang kìm hám sự phát triển, t ăng trưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp nói chung cũng như việc đáp ứng những đòi hỏi của kinh tế thị trường đối với sản xuất kinh doanh, cung ứng các loại sản phẩm gỗ nguyên liệu giấy & ván nhân tạo nói riêng Như vậy thị trường nói chung hay thị trường lâm sản nói riêng đều được hiểu là tập hợp những thoả thuận, dựa vào đ ó người bán và người mua trao đổi được hàng hoá và các dịch vụ nói chung hoặc hàng hoá lâm sản và các dịch vụ cho lâm nghiệp. Nếu chúng ta coi những biến đổi về quyền sở hữu và các quá trình kinh tế làm cho sản phẩm từ những người sản xuất lâm nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, tập thể, hộ nông dân, ) đến tay người tiêu dùng cuối cùng là những dây chuyền marketing thì có rất nhiều dây chuyền khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuấ t và tiêu dùng mỗi loại lâm sản nhất định. Đối với sản phảm gỗ nguyên liệu giấy và ván nhân tạo cũng nằm trong khuôn khổ đó. Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có trên 50.000 cơ sở sản xuất với hơn 50 triệu nhân công và sả n xuất với doanh số gần 20 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng. Hi ện tại, các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà, hàng ngoài trời đến các mặt hàng dăm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng. Chỉ tính riêng các mặt hàng gỗ và đồ gỗ được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, năm 1998 mới đạt 135 triệu USD thì đến năm 2002 con số này đã lên đến 431 triệu USD, năm 2003 đạt 567 triệu USD và ước lên tới 1tỷ USD năm 2004. Định hướng phát triển thị trường đồ gỗ của Việt Nam trong những năm tới là ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống (cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để thông qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuấ t khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng, ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế về kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hòa liên bang Nga. [...]... nguồn nguyên liệu Theo tính toán cứ 500 triệu USD xuất khẩu cần có khoảng 1,3 triệu m3 gỗ tròn nguyên liệu, nếu xuất khẩu 1 tỷ thì cần có 2,6 triệu m3 gỗ tròn, trong khi Nhà nước chỉ cho phép khai khác chừng 1 triệu m3 /gỗ/ năm (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) Ðể bù sự thiếu hụt phải nhập gỗ nguyên liệu gỗ Các năm 2000-2003, tỷ trọng gỗ nguyên liệu và phụ liệu gỗ nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu. .. khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã xây dựng các mức thuế suất cụ thể, có phân biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu được làm từ nguyên liệu gỗ có xuất xứ khác nhau Sản phẩm xuất khẩu được làm từ gỗ rừng tự nhiên chịu thuế suất cao hơn sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng Gỗ rừng tự... cấp gỗ Thách thức lớn nhất đối với ngành chế biến gỗ là thiếu cả gỗ tròn để xẻ và sản xuất gỗ dán và gỗ nhỏ để sản xuất bột giấy và gỗ ván Thiếu nguyên liệu gỗ sẽ cản trở việc mở rộng quy mô và làm tăng chi phí sản xuất, do đó sẽ giảm khả năng cạnh tranh của ngành so với nhập khẩu Giá gỗ trong nước và giá gỗ nhập khẩu đã tăng nhanh tới mức 20% trong giai đoạn 2002-2004 Thiếu hụt giữa cung và cầu về gỗ. .. nước đang phát triển có lượng xuất khẩu cao về gỗ tròn công nghiệp và sản phẩm gỗ có thể giảm mức xuất khẩu trong tương lai Việt Nam từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, kéo theo sự thay đổi của thị trường lâm sản trong đó có thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng Đây là một bộ phận của thị trường lâm sản nói chung và là nơi diễn ra các hành vi mua và bán gỗ nguyên liệu cũng như các dịch vụ gắn... giới, trong đó phải kể đến các thị trường lớn như Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, các nước Châu Âu đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 30 triệu USD 1.2.5 Nguồn nguyên liệu gỗ Nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích rừng. .. người trồng rừng (trang trại rừng) bán gỗ nguyên liệu rừng trồng cho cơ sở và các nhà máy chế biến gỗ thông qua hệ thống tư thương (thương nhân hoặc công ty tư nhân chuyên làm dịch vụ thu gom gỗ nguyên liệu) và các công ty thu mua gỗ nguyên liệu (công ty phân phối lâm sản hoặc công ty gỗ nguyên liệu) Trong một số trường hợp, tư thương thu gom gỗ sau đó bán lại cho các công ty thu mua gỗ nguyên liệu. .. dăm xuất khẩu, Gỗ tiêu dùng cho nguyên liệu giấy, gỗ nguyên liệu cho MDF, gỗ lóng xuất khẩu, gỗ cho đồ mộc (đồ mộc xuất khẩu và đồ mộc nội địa), gỗ xây dựng, gỗ bao bì, gỗ mỏ Ngoài ra còn một số loại gỗ khác nữa Hiện nay theo nhận định của một số chuyên gia thì gỗ nguyên liệu ở vùng Đông Bắc hiện cung vẫn vượt cầu, do năng lực của các nhà máy chưa đáp ứng đủ năng lực cung cấp của thị trường Công ty nguyên. .. đồng 2 Đánh giá thực trạng thị trường trong nước và xuất khẩu gỗ nguyên liệu rừng trồng 2.1 Thị trường 2.1.1 Thị trường trong nước Với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước như hiện nay, mức sống của nhân dân ngày một cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao, đặc biệt là đồ gỗ dân dụng Theo cách tính của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhu cầu của nền kinh tế về gỗ và lâm sản rất lớn và đa... máy trong nước sẽ bị đóng cửa, năng lực của ngành sẽ bị giảm và công nhân sẽ bị sa thải 4 Quan hệ cung cầu gỗ nguyên liệu rừng trồng trong những năm tới: Dự báo về thị trường xuất, nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ1 Năm 2003 toàn thế giới tiêu thụ trên 200 tỷ USD về đồ gỗ Trong đó: - Châu Âu chiếm - Châu Mỹ - Thị trường khác 1 : 81 tỷ USD : 75 tỷ USD : 44 tỷ USD Dự thảo Đề án trồng rừng nguyên liệu gỗ. .. hợp với việc làm gỗ trụ mỏ, chế biến bột giấy hay dăm gỗ xuất khẩu2 Để có thể được sử dụng làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu, gỗ rừng trồng phải có tuổi đời và đạt kích thước nhất định 1.3 Khái quát thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong thời gian qua Hiện nay các nước phát triển tiêu dùng hàng năm khoảng 1 tỷ m3 gỗ tròn quy đổi về gỗ và sản phẩm từ gỗ - chiếm khoảng 2/3 lượng gỗ tiêu dùng của . về thị trường gỗ và nguyên liệu rừng trồng trên thế giới và khu vực 4 1.1.1. Thị trường nguyên liệu gỗ Malaysia 4 1.1.2. Thị trường gỗ nguyên liệu New Zealand 4 1.1.3. Thị trường gỗ nguyên liệu. cụ thể - Đánh giá thực trạng và tiềm năng thị trường gỗ nguyên liệu rừng trồng ở Việt Nam. - Đánh giá thực trạng xuất khẩu gỗ và gỗ nguyên liệu gỗ ở Việt Nam. - Phân tích và đề xuất định hướng. hướng phát triển gỗ nguyên liệu rừng trồng cho công nghiệp ở nước ta. 2.2. Đánh giá thực trạng tình hình thị trường trong nước và xuất khẩu gỗ nguyên liệu rừng trồng. - Thị trường - Thực trạng

Ngày đăng: 19/05/2015, 22:50

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w