Nhận thấy những tác động mạnh mẽ từ cuộc khủnghoảng tài chính thế giới, nhóm quyết định phân tích các chính sách kích cầu để chính phủnhằm đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng v
Trang 1Việt Nam là một nước có nền kinh tế mở phụ thuộc vào nhiều nền kinh tế khác và phụthuộc trực tiếp vào đâu tư nước ngoài nên rơi vào khủng hoảng là điều không thể tránhkhỏi Năm 2007 tốc độ tăng trưởng Việt Nam là 8,46%, năm 2008 giảm xuống còn6,31% Cụ thể là trong nước sản xuất đình đốn, đầu tư tăng thấp, tiêu dùng có dấu hiệuchậm lại, tình trạng thất nghiệp gia tăng nhanh…Trước tình hình này, chính phủ phải đưa
ra biện pháp để giải quyết Một là kích cầu và phải đương đầu với tình hình lạm phát giatăng, hai là không làm gì cả nhưng sự chờ đợi sẽ rất lâu và sự hồi phục có thể không xảy
ra Và chính sách kích cầu được đánh giá nhanh và phù hợp trong thời điểm hiện tại Dothời gian cũng như lượng kiến thức có hạn nên nhóm kính mong Thầy sẽ góp ý để nhómhoàn thiện đề tài hơn
1 Lý do chọn đề tài.
Kể từ cuộc Đại suy thoái 1929-1933, chưa từng có cuộc khủng hoảng nào có tác độngmạnh mẽ, nặng nề và lan tỏa tới nhiều quốc gia trên thế giới như cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu năm 2009; và Việt Nam lần đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộckhủng hoảng Đông Á năm 1997 Nhận thấy những tác động mạnh mẽ từ cuộc khủnghoảng tài chính thế giới, nhóm quyết định phân tích các chính sách kích cầu để chính phủnhằm đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và lấy lại đà phát triển Qua đó,nhóm cũng chỉ ra các ưu và nhược điểm của các gói kích cầu và cuối cùng đưa ra nhữngbài học kinh nghiệm cho tương lai
Trang 22 Mục tiêu nghiên cứu.
Nhóm tập trung nghiên cứu cơ sở lý thuyết của khủng hoảng tài chính và chính sáchkích cầu, qua đó cho thấy được tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính toàncầu đến nền kinh tế Việt Nam trên mọi phương diện: đầu tư, sản xuất, tiêu dùng, tăngtrưởng, Phân tích về các nguyên tắc để có một gói kích cầu kinh tế hiệu quả Cùng với
đó là một số kinh nghiệm kích cầu của các nước phát triển trên thế giới.Đặc biệt, nhómnghiên cứu sâu vào hai gói kích cầu mà chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhằm tạo sự hồiphục cho nền kinh tế, giúp nền kinh tế nước ta nhanh chóng vượt qua khó khăn và pháttriển Cùng với đó là phân tích những mặt tích cực, tiêu cực mà hai gói kích cầu đem lại
và bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế cũng như triệt tiêu những vấn đề còn tồn đọngtrong nền kinh tế Việt Nam hiện nay
3 Phương pháp nghiên cứu.
Nhóm sử dụng phương pháp phân tích, thống kê mô tả đóng vai trò chủ đạo trong suốtquá trình nghiên cứu đề tài này
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu bao gồm: Cơ sở lý luận về khủng hoảng tài chính thế giới vàcác chính sách kích cầu Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đền nền kinh
tế Việt Nam, các chính sách kích cầu của chính phủ để đối phó với cuộc khủng hoảng vàkinh nghiệm của một số quốc gia phát triển đã phản ứng với cuộc khủng hoảng ra sao để
từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho kinh tế Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Cả nước; giai đoạn từ những tháng cuối năm 2008, năm 2009 vànhững tháng đầu năm 2010
Trang 3- Chương I: Khủng hoảng tài chính thế giới và ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam.
- Chương II: Nguyên tắc và kinh nghiệm kích cầu trên thế giới
- Chương III: Chính sách kích cầu của chính phủ Việt Nam trong tác động của cuộckhủng hoảng tài chính thế giới
- Kết luận
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Nguồn số liệu 3
6 Kết cấu đề tài 3
CHƯƠNG I 7
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 7
1.1 Cơ sở lý thuyết về khủng hoảng tài chính toàn cầu 7
1.1.1 Khái niệm về khủng hoảng tài chính toàn cầu 7
1.1.2 Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính 7
1.1.3 Các hình thức khủng hoảng tài chính 8
a) Khủng hoảng ngân hàng 8
b) Khủng hoảng nợ quốc gia 8
c) Khủng hoảng trên thị trường tài chính 8
d) Khủng hoảng tài chính trong các tập đoàn kinh tế 9
e) Khủng hoảng cán cân thanh toán/ cán cân vãng lai/cán cân vốn 9
1.1.4 Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính toàn cầu 9
1.2 Sơ lược về cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2009 10
1.3 Hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến kinh tế Việt Nam 12
1.3.1 Tác động đến hệ thống tài chính 12
Trang 51.3.2 Tác động đến tăng trưởng kinh tế 12
1.3.3 Tác động đến tiêu dùng 13
1.3.4 Tác động đến xuất nhập khẩu 14
1.3.5 Tác động đến đầu tư nước ngoài 15
CHƯƠNG II 17
NGUYÊN TẮC VÀ KINH NGHIỆM KÍCH CẦU TRÊN THẾ GIỚI 17
2.1 Vấn đề kích cầu và một số nguyên tắc kích cầu 17
2.1.1 Khái niệm kích cầu 17
2.1.2 Một số nguyên tắc kích cầu 18
a) Kích cầu phải kịp thời 18
b) Kích cầu phải đúng đối tượng 18
c) Kích cầu chỉ nên thực hiện trong ngắn hạn 19
2.2 Kinh nghiệm kích cầu của một số quốc gia trên thế giới 21
2.2.1 Chính sách kích cầu của Mỹ 21
a) Gói kích cầu lần 1 (2008) 21
b) Gói kích cầu lần 2 (2009) 21
2.2.2 Chính sách kích cầu của EU 22
2.2.3 Chính sách kích cầu của Nhật Bản 23
2.2.4 Chính sách kích cầu của Trung Quốc 24
CHƯƠNG III 25
3.1 Gói kích cầu thứ nhất của Việt Nam 25
3.1.1 Giới thiệu gói kích cầu lần thứ nhất 25
3.1.1 Chính sách tiền tệ 27
3.1.2 Chính sách tài khóa 28
Trang 6a) Chi tiêu của chính phủ 29
b) Kích thích tiêu dùng 31
3.2 Đánh giá tác động của gói kích cầu lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam 33
3.2.1 Tác động tích cực 33
3.2.2 Tác động tiêu cực 36
3.3 Gói kích cầu lần thứ hai của Việt Nam 39
3.4 Đánh giá tác động của gói kích cầu lần thứ hai đến nền kinh tế Việt Nam 40
3.4.1 Tác động tích cực 40
3.4.2 Tác động tiêu cực 40
3.5 Bài học kinh nghiệm 41
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
CHƯƠNG I
Trang 7KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI VÀ NHỮNG ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
1.1 Cơ sở lý thuyết về khủng hoảng tài chính toàn cầu.
1.1.1 Khái niệm về khủng hoảng tài chính toàn cầu
Khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính mất cân đối nghiêm trọng có thể dẫnđến sụp đổ Nó chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việcđáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình
Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá nguồn cung, nhu cầu vềtiền mặt của người dân hay các nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép cho hệ thống ngânhàng và thị trường tài chính khiến cho hệ thống ngân hàng và tài chính có thể sụp đổ.Trong nền kinh tế thế giới hiện đại, sự lây lan của khủng hoảng tài chính luôn đi kèm vớitình trạng nền kinh tế bị suy thoái bị kéo dài Chính vì vậy khủng hoảng tài chính mangđặc điểm của khủng hoảng “thiếu” chứ không giống khủng hoảng “thừa” diễn ra trongnền kinh tế từ nhiều năm qua
1.1.2 Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính.
- Các Ngân hàng trung ương (NHTW) không hoàn trả được các khoản tiền gửi của ngườigửi tiền
- Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trảđầy đủ các khoản vay cho ngân hàng
- Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Theo quy luật của sự phát triển, khi lên đến điểm phát triển cực đại chịu tác độngmạnh mẽ của nền kinh tế chính trị xã hội thì nền kinh tế đó sẽ chuyển sang thời kỳ đixuống suy thoái khủng hoảng
Trang 81.1.3 Các hình thức khủng hoảng tài chính.
a) Khủng hoảng ngân hàng.
Đây là tình trạng diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng
Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽrất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoản nợ Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫntới sự phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của mình, trừphi họ được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây rakhủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống Cũng có thể hiện tượng trên không lan rộng,nhưng lãi suất tín dụng được tăng lên (để huy động vốn) do lo ngại về sự thiếu hụt trongngân sách Lúc này, chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra khủng hoảng tàichính
b) Khủng hoảng nợ quốc gia.
Trường hợp một quốc gia vay nợ nước ngoài quá nhiều và sử dụng không hiệu quảnên không trả được nợ đúng hạn, lâm vào khủng hoảng nợ buộc phải xin hoãn nợ, xóa
nợ, thậm chí phải tuyên bố vỡ nợ (VD: CHDCND Triều Tiên)
c) Khủng hoảng trên thị trường tài chính.
Khủng hoảng trên thị trường tài chính thường xảy ra do hai nguyên nhân chính: docác chính sách của Nhà nước và do sự tồn tại của các bong bóng đầu cơ Yếu tố đầu tiênphải nói đến, đó chính là các chính sách của Nhà nước Khi nhà nước phát hành tiềnnhằm trang trải cho các khoản thâm hụt ngân sách, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tỷ giá
cố định Người dân sẽ mất lòng tin vào nội tệ và chuyển sang tích trữ bằng các loại ngoại
tệ Khi đó dự trữ ngoại tệ của Nhà nước sẽ cạn dần, Nhà nước buộc phải từ bỏ tỷ giá cốđịnh và tỷ giá sẽ tăng Thêm vào đó, trên thị trường lại luôn tồn tại những “bong bóng”đầu cơ, ẩn chứa nguy cơ đổ vỡ Khi hầu hết những người tham gia thị trường đều đổ xô
đi mua một loại hàng hóa nào đó trên thị trường tài chính (chẳng hạn như cổ phiếu, bấtđộng sản), nhưng không nhằm mục đích đầu tư lâu dài, mà chỉ mua với mục đích đầu cơ,với hi vọng sẽ bán ra với giá cao hơn và thu lợi nhuận, điều này đẩy giá trị của các hàng
Trang 9hóa này lên cao, vượt quá giá trị thực của nó Tình trạng này xảy ra sẽ kéo theo nhữngnguy cơ đổ vỡ trên thị trường tài chính, do các nhà đầu tư ngắn hạn kiểu trên luôn mua vàbán theo xu hướng chung trên thị trường: họ mua vào khi thấy nhiều người cùng mua, tạonhững cơn sốt ảo trên thị trường và bán ra khi có nhiều người cùng bán, gây tình trạng rớtgiá, họ không cần hiểu biết nguyên do khi nào cần mua vào, khi nào cần bán ra nên gọi là
“tâm lý bầy, đàn”
d) Khủng hoảng tài chính trong các tập đoàn kinh tế.
Các tập đoàn thường vướng vào khủng hoảng tài chính do 2 lý do chủ yếu: do các
kế hoạch đầu tư không đúng đắn, không thu hồi được vốn đầu tư, dẫn tới việc khôngthanh toán được các khoản vay để đầu tư dẫn tới phá sản Do bị hiệu ứng dây chuyền từkhủng hoảng chung, khi đó các doanh nghiệp không vay được vốn để đầu tư hoặc các dự
án đầu tư không thu hồi được vốn do tình trạng khủng hoảng
e) Khủng hoảng cán cân thanh toán/ cán cân vãng lai/cán cân vốn.
Cán cân thanh toán/ cán cân vãng lai/cán cân vốn(còn được gọi là tài khoản) là cấuthành quan trọng nhất của tài khoản quốc gia Khủng hoảng xảy ra khi cán cân này thâmhụt quá nặng trong thời gian dài và không có nguồn bù đắp Khủng hoảng cán cân vãnglai thường xảy ra khi cán cân thương mại (nhập khẩu-xuất khẩu) bị thâm hụt và khủnghoảng cán cân thanh toán khi tổng các luồng ngoại tệ ra lớn hơn luồng ngoại tệ vào
1.1.4 Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
- Giá hàng hóa leo thang: Khi giá hàng hóa leo thang một cách chóng mặt, đặc biệt là giávàng và giá dầu sẽ khiến cho khủng hoảng tài chính dễ dàng xảy ra
- Các ngân hàng trên thế giới đồng loạt thua lỗ: Các ngân hàng và các định chế tài chính
có thể thua lỗ hàng tỉ đôla Mỹ từ cuộc khủng hoảng tín dụng do khủng hoảng nợ phếchuẩn cho vay cầm cố Do đó các ngân hàng sẽ thực hiện các chính sách thắt chặt việccho vay
Trang 10- Thị trường tín dụng bị đóng băng: Các khoản vay thế chấp đã giảm hẳn trong năm 2008,trong đó khoản vay thế chấp thương mại hoàn toàn bị biến mất trên biểu đồ.
- Thị trường địa ốc sụp đổ: Thị trường nhà ở của Mỹ phát triển thành bong bóng từ năm
2001, người Mỹ đồng loạt đi vay tiền mua nhà ở cho dù năm 2004 – 2005 lãi suất cáckhoản vay đã được đẩy lên cao, khi tình hình kinh tế khó khan thì giá nhà hạ xuốngmạnh, từ cuối năm 2008 bong bóng nhà ở bắt đầu xẹp hơi, khiến nền kinh tế chao đảo.Hiện nay, nguyên nhân chủ yếu gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu là các vấn đềliên quan đến thị trường nhà ở địa ốc, thêm vào đó, tình trạng hoản loạn trên thị trườngtài chính thế giới cũng là nguyên nhân quan trọng khiến giá cổ phiếu giảm mạnh và thịtrường tín dụng bị thu hẹp Nói cách khác có thể thấy cuộc khủng hoản tài chính toàn cầuhiện nay là do tỷ lệ cấp vốn vào thị trường so với GDP vượt quá giá trị có thể đảm bảomột sự phát triển ổn định trong tương lai
1.2 Sơ lược về cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2009
Năm 2008 là một năm đầy những diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới Ngay từ đầunăm 2008, để đối phó với nguy cơ suy thoái kinh tế, chính phủ Mỹ đã thực hiện gói kíchcầu thường được nhắc tới là với tên gọi gói kích cầu lần thứ nhất, trị giá khoảng hơn 150
tỷ USD Trong năm 2008, cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn lan rộng với đỉnh cao làviệc phá sản của hàng loạt định chế tài chính lớn, buộc Cục dự trữ Liên bang Mỹ phải canthiệp vào thị trường tài chính Mỹ với gói giải cứu tài chính (financial bailout) trị giá hơn
700 tỷ USD Lần này cuộc khủng hoảng ở Mỹ lan rộng và đẩy nền kinh tế thế giới rơivào cuộc suy thoái toàn cầu Tiếp theo Mỹ là châu Âu và Nhật Bản rơi vào suy thoái.Kinh tế thế giới bắt đầu suy giảm từ quý IV năm 2008 GDP quý IV năm 2008 củaNhật Bản đã giảm 12% so với quý III năm 2008, con số này của Mỹ khoảng 6 %,Singapore cũng khoảng 6% Kinh tế Trung Quốc quý IV năm 2008 tăng 6.7%, thấp hơnnhiều so với mức tăng trưởng năm 2007 (13%) Kinh tế Australia quý IV năm 2008 lầnđầu tiên đi xuống trong 8 năm qua Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của các nướcTrung và Đông Âu năm 2008 chỉ còn 3.2% so với mức 5.4% năm 2007 Kinh tế Nga
Trang 11đang khó khăn khi thị trường chứng khoán đã rớt khoảng 80%, đồng rúp mất giá tới 1/3trong khi thất nghiệp tăng lên 10.5%(1) Những con số trên cho thấy, hầu hết các nềnkinh tế trên thế giới đang lún sâu vào suy thoái kinh tế
Tại Mỹ, bong bóng nhà đất xuất hiện với trên 1 triệu chủ nhà đất đối mặt với nguy cơtịch thu tài sản thế nợ Nhiều ngân hàng vướng phải các khoản nợ dưới chuẩn phải hứngchịu những khoản thua lỗ nặng
Trong tháng Ba, nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế là ngân hàng Bear Stearns.Thua lỗ, ngân hàng 85 tuổi này buộc phải bán mình cho JP Morgan với giá 10 USD/cổphiếu, thấp hơn 10 lần mức giá niêm yết cách đó 10 năm Ngay sau đó, cơn bão tài chínhgần như đã cuốn phăng hai đại gia cho vay lớn nhất Mỹ Fannie Mae và Freddie Mac Kế
đó, họ gánh vác 5 nghìn tỷ USD, chiếm gần nửa trong tổng số các khoản thế chấp tại Mỹ.Đến tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã chi 200 tỷ USD làm phao cứu sinh cho haiđơn vị này
Tuy nhiên, tin xấu không chỉ dừng lại ở đó Ngày 15/9, công ty tài chính khổng lồLehman Brothers gục ngã Trước khi sụp đổ, tiền nợ ngân hàng và tỷ lệ vốn cổ phần là30-1, cao gần gấp ba lần quy định luật pháp cho phép Một số ngân hàng đầu tư kháccũng đóng cửa, như Merrill Lynch, đơn vị sau đó được Bank of America mua lại Tiếp
đó, nhiều ngân hàng lớn ở châu Âu như UBS và Ngân hàng Hoàng gia Scotland cũng lâmvào tình cảnh nguy ngập
Tháng 10/2008, khủng hoảng tín dụng đã lan rộng ra toàn nước Mỹ Khi Iceland lâmvào phá sản, chính phủ các nước trên thế giới cũng tới tấp thông báo kế hoạch cứu nguynền kinh tế Vào cuối năm ngoái, thế giới cảm thấy ớn lạnh trước khủng hoảng Thịtrường chứng khoán toàn cầu mất gần một nửa giá trị so với năm liền trước với quy môthiệt hại 28,7 nghìn tỷ USD Thất nghiệp đua nhau lập những kỷ lục mới Nhu cầu co lạibuộc các doanh nghiệp phải đóng cửa làm ăn
1.3 Hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam.
Trang 12Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã, đang và sẽ ảnh hưởngđến kinh tế nước ta; Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, nhưng mức độ tácđộng không lớn như các nước khác.
1.3.1 Tác động đến hệ thống tài chính
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra không có nhiều tác động trựctiếp đến hệ thống tài chính Việt Nam, do hệ thống tài chính Việt Nam dường như chưahội nhập chung với hệ thống tài chính toàn cầu, chúng ta chỉ mới mở cửa tài khoản vốnvào mà hầu như chưa mở cửa dòng ra, do vậy lượng tiền Việt Nam đầu tư ra bên ngoàikhông đáng kể và dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam chưa nhiều nên hệ thống tài chínhcủa Việt nam sẽ không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này so với các nước cómức độ hội nhập tài chính sâu rộng Tác động tới khu vực ngân hàng khó nhận thấy hơn
Vì mức độ và trình độ liên kết của các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với hệ thốngtài chính quốc tế còn rất hạn chế nên chúng sẽ ít chịu tác động trực tiếp Những tác độngchính từ cuộc khủng hoảng hiện tại đối với hệ thống tài chính Việt Nam chủ yếu là yếu tốtâm lý Thấy Dow Jones sụp thì VN-Index cũng xuống theo, trong khi hai thứ có vẻkhông liên quan nhiều với nhau
1.3.2 Tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Có thể nói, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam thường cao hơn so với thế giới.Tuy nhiên, dưới tác động ảnh hưởng cực mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu,tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng đã bắt đầu suy giảm từ quý 1 năm 2009
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2009 ước tính tăng 3,1% so với cùng kỳnăm 2008, bao gồm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,4%; khu vực côngnghiệp và xây dựng tăng 1,5%; khu vực dịch vụ tăng 5,4% Trong tốc độ tăng trưởngchung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,1 điểmphần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 0,7 điểm phần trăm; khu vực dịch
vụ đóng góp 2,3 điểm phần trăm Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước tuy thấp hơn
Trang 13nhiều so với mức tăng cùng kỳ của một số năm gần đây, nhưng trong bối cảnh khủnghoảng kinh tế toàn cầu, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới bị suy giảm mạnh mà nềnkinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng như trên là một cố gắng rất lớn.
Hình: Diễn biến tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2008 – 2009.
Nguồn: Tổng cục thống kê.
1.3.3 Tác động đến tiêu dùng.
Khi sản xuất bị thu hẹp, đương nhiên nhiều người có khả năng sẽ mất việc làm,hay chí ít thu nhập cũng rơi vào tình trạng bấp bênh cộng với dòng kiều hối chảy vào sụtgiảm sẽ kéo theo sụt giảm trong tiêu dùng của các hộ gia đình Tiêu dùng cá nhân tuy cógiảm về tỷ trọng trong cơ cấu GDP, từ 85% vào những năm 90 xuống 65% vào năm
2007, nhưng vẫn là nhân tố chính đóng góp vào cơ cấu GDP Hiện nay sức cầu tiêu dùngđang giảm mạnh, một phần thể hiện ở việc sụt giảm liên tục của CPI trong các tháng cuốinăm 2008 và mặt khác doanh số bán lẻ cũng đang có xu hướng tăng chậm lại kể từ đầutháng 9 đến nay Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng năm 2008 chỉ tăng 6.5% so với năm 2007 Trong khi đó, chỉ số CPI cũng bắt
Trang 14đầu giảm mạnh từ tháng 9 và tăng trưởng âm trong 3 tháng cuối năm – trái ngược với xuhướng tăng mạnh thường gặp vào cuối năm Mặc dù chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2009tăng 1,17% so với tháng trước, tăng 1,49% so với tháng 12/2008 nhưng thực tế là sứcmua trong 2 tháng đầu năm 2009 đã giảm sút Theo Bộ Công Thương, quy luật hàngnăm, những tháng có Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán mức tiêu dùng hàng hóa sẽ tăngcao, nhưng năm 2009, do người dân có tâm lý thắt chặt chi tiêu trong điều kiện kinh tếkhó khăn nên sức mua 2 tháng đầu năm không tăng Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng1/2009 tăng 4,5% so với tháng 12/2008, tháng 2 sụt giảm mạnh 13,5% so với tháng1/2009; tháng 3/2009 tăng 3,8% so với tháng 2.
do các nhà sản xuất bị giảm thị trường ở các nước phát triển sẽ tìm cách mở rộng các thịtrường khác Như vậy, khả năng xuất khẩu bị giảm mạnh là rất cao trong khi nhập khẩunếu có giảm cũng sẽ giảm ít hơn so với xuất khẩu Điều này sẽ làm cho thâm hụt ngoạithương của Việt nam gia tăng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đã rất mở vớitổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã vƣợt quá 160% GDP Cũng có thể một số mặt hàngcủa Việt Nam thuộc loại hàng khiếm dụng có nghĩa là khi thu nhập giảm xuống thì cầu sẽgia tăng Tuy nhiên, có lẽ loại này không nhiều lắm Nền kinh tế nước ta phát triển lệch,thiên về xuất khẩu nên thị trường nội địa bị sao nhãng Khi xuất khẩu khó khăn, thịtrường nội địa không đóng được vai trò là “phao” đỡ cho các doanh nghiệp xuất khẩu.Trong thời gian xuất khẩu gặp khó khăn, các doanh nghiệp lại cùng đẩy mạnh phát triểnthị trường nội địa, trong khi doanh thu nội địa cũng giảm do sức mua của người tiêu dùngkém, thu nhập thực tế giảm, thất nghiệp tăng; xu hướng tiêu dùng hàng giá rẻ tăng nhanh
và, hàng nước ngoài giá rẻ có điều kiện thuận lợi tràn vào, gây sức ép cạnh tranh lớn đối
Trang 15với hàng nội địa Mặc dù gần đây chính phủ Việt Nam đã nới tỷ giá của đồng Việt Namvới đồng USD, nhưng việc đồng tiền Việt Nam vẫn neo vào đồng USD ở mức độ nhưhiện nay sẽ làm cho đồng Việt Nam lên giá, và làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranhcủa hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu như ViệtNam sẽ bị tác động nhiều khi nền kinh tế thế giới có biến động và suy thoái.
Hình: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam từ tháng 4/2008 đến tháng 4/ 2009.
Nguồn: Tổng cục thống kê, VDSC Database.
1.3.5 Tác động đến đầu tư nước ngoài
Môi trường đầu tư đang xấu đi do 2 yếu tố: thứ nhất về kinh tế, tăng trưởng đanggiảm, lạm phát cao, xuất khẩu giảm, thu nhập thực tế của khá đông dân cư bị giảm, tiêudùng trong nước thu hẹp Thứ hai về xã hội, hàng nghìn người lao động mất việc, chưanăm nào đình công xảy ra nhiều như năm nay Suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây tác động
rõ nét nhất đến việc thu hút và giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Dòng kiều hối từ trước đến nay vẫn là một dòng ngoại tệ tương đối ổn định, ngay
cả trong thời kỳ kinh tế toàn cầu có khó khăn Trong một vài năm trở lại đây, dòng kiềuhối về Việt Nam tăng mạnh, với mức doanh số 8 tỉ - 10 tỉ USD/năm Tuy nhiên, nguồn
Trang 16hối kiều này xuất phát tư nước Mỹ, nơi đang có nền kinh tế sa sút và tình trạng thấtnghiệp gia tăng Điều này khiến cho dòng kiều hối trong các năm tới có thể cũng sẽ suygiảm.
Hình: Nguồn vốn FDI đầu tư vào các nước đang phát triển và tỷ lệ giải ngân
FDI thực tế của Việt Nam.
Nguồn: Tổng cục thống kê, IMF
Hình: Tình hình FDI Việt Nam 2008 – 2009.
Trang 17Nguồn: Tổng cục thống kê.
CHƯƠNG II
NGUYÊN TẮC VÀ KINH NGHIỆM KÍCH CẦU TRÊN THẾ GIỚI.
2.1 Vấn đề kích cầu và một số nguyên tắc kích cầu
2.1.1 Khái niệm kích cầu.
Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi là tiêudùng công cộng), từ đó gia tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế Kích cầu đôi khicòn được gọi là chính sách Keynes vì biện pháp này tác động tới tổng cầu Biện phápkích cầu cụ thể có thể là giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai Kích cầu thường chỉđược dùng khi nền kinh tế lâm vào trì trệ hay suy thoái, đang cần vực dậy Kích cầu đặcbiệt hay được sử dụng khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bẫy thanh khoản, là khi mà chínhsách tiền tệ trở nên mất hiệu lực vì lãi suất đã quá thấp
2.1.2 Một số nguyên tắc kích cầu.
Có thể nói rằng không có một công thức cụ thể cho một gói kích cầu áp dụng vớitất cả các nước trên thế giới, mà các nước tùy theo hoàn cảnh của mình thực hiện các góikích cầu khác nhau Đối với một số nước như Mỹ và EU, thì gói kích cầu được hiểu là
Trang 18gói kích thích kinh tế sử dụng các biện pháp tài khóa (bao gồm tăng chi tiêu của chínhphủ và cắt giảm thuế) – Điều này là do thông thường khi nền kinh tế gặp khó khăn, thìcác nước này thường hay sử dụng công cụ kinh tế là chính sách tiền tệ (điều chỉnh lãi suấtcho vay, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở), và chỉ cân nhắc sử dụng chính sách tài khóakhi chính sách tiền tệ dường như không còn tác dụng, hoặc không thể thực hiện được (ví
dụ như khi lãi suất đã giảm xuống rất thấp) Nhưng với một số nước khác, thì gói kíchcầu lại được thực hiện đồng thời cùng với chính sách tiền tệ như một số chính sách khác
a) Kích cầu phải kịp thời.
Kích cầu phải kịp thời ở đây không phải chỉ là việc kích cầu phải được chính phủthực hiện một cách nhanh chóng khi xuất hiện nguy có suy thoái, mà kịp thời còn cónghĩa là một khi được chính phủ thực hiện thì những biện pháp này sẽ có hiệu ứng kíchthích ngay, tức là làm tăng chi tiêu ngay trong nền kinh tế Nếu để tự nền kinh tế phục hồithì việc phục hồi sớm muộn cũng sẽ diễn ra, mặc dù việc phục hồi có thể kéo dài, cho nênmục tiêu của kích cầu là đẩy nhanh việc phục hồi của nền kinh tế Do đó, việc kích cầuchỉ có thể được thực hiện một cách có ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định Cácchính sách mất quá nhiều thời gian để thực hiện sẽ không có tác dụng, vì khi đó nền kinh
tế tự nó đã có thể phục hồi, và việc gói kích cầu lúc đó lại có thể có tác dụng xấu do cókhả năng làm hun nóng nền kinh tế dẫn đến lạm phát và những mất cân đối vĩ mô lớn
b) Kích cầu phải đúng đối tượng.
Gói kích cầu có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào xu hướng chitiêu và đầu tư của các đối tượng thuộc diện nằm trong gói kích cầu Để kích thích đượccầu đối với hàng hóa và dịch vụ, thì gói kích cầu phải được nhắm tới nhóm đối tượng saocho gói kích cầu được sử dụng ngay (chi tiêu ngay), và qua đó làm tăng tổng cầu trongnền kinh tế Những biện pháp kích cầu đúng đối tượng là những biện pháp nhắm tới cácđối tượng sẽ chi tiêu hầu như toàn bộ lượng kích cầu dành cho họ Mục tiêu của gói kíchcầu là làm tăng cầu, nên chìa khóa để thực hiện điều này là cấp tiền cho những người (cóthể là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và chính quyền) – sẽ sử dụng những đồng
Trang 19tiền này, và qua đó đưa thêm tiền vào nền kinh tế Tiền kích cầu phải được sử dụng đểkhuyến khích các nhóm đối tượng này tiến hành các khoản chi tiêu mới, hoặc hạn chếviệc các nhóm này cắt giảm chi tiêu
c) Kích cầu chỉ nên thực hiện trong ngắn hạn.
Nguyên tắc ngắn hạn có nghĩa là sẽ chấm dứt kích cầu khi nền kinh tế được cảithiện Khi thực hiện các biện pháp kích cầu phải đảm bảo rằng các biện pháp giảm thuế,tăng chi tiêu chính phủ đều chỉ có tính tạm thời và sẽ chấm dứt khi nền kinh tế đã vượtqua suy thoái Và thông thường sau khi vượt qua suy thoái nên thực hiện các biện pháp
để hạn chế và giảm thâm hụt ngân sách Nguyên tắc ngắn hạn có hai ý nghĩa: (1) Gói kíchcầu thực hiện trong ngắn hạn sẽ làm tăng hiệu quả gói kích cầu; và (2) Chỉ kích cầu trongngăn để không làm ảnh hưởng tới tình hình ngân sách trong dài hạn
(i) Tính ngắn hạn làm tăng hiệu quả của gói kích cầu;
Những chính sách mà vẫn còn hiệu lực sau khi nền kinh tế phục hồi, ví dụ nhưchính sách cắt giảm thuế cố định là những biện pháp kích cầu kém hiệu quả bởi vì nhữngbiện pháp kích thích này sẽ trở thành những khoản chi phí của chính phủ hoặc khoản thấtthu khi mà thời gian cần kích thích đã kết thúc Hơn thế nữa, các biện pháp như tín dụngđầu tư, hoặc ưu đãi khấu hao tài sản sẽ là những biện pháp kích cầu hiệu quả hơn khiđược thực hiện là những gói tạm thời, ngắn hạn Nếu là những biện pháp dài hạn sẽkhông kích thích được cầu Điều này là do các biện pháp nếu chỉ được thực hiện trongngắn hạn sẽ khuyến khích được các doanh nghiệp tiến hành, đẩy nhanh tốc độ đầu tư đểtận dụng những ưu đãi này (ví dụ như ưu đãi về thuế) Những biện pháp dài hạn, ví dụnhư giảm thuế quá lâu sẽ không phải là một biện pháp kích cầu tốt, bởi vì các doanhnghiệp sẽ không cảm thấy cần thiết phải đẩy nhanh tốc độ đầu tư trong giai đoạn nền kinh
tế cần được kích thích nhất
(ii) Ngắn hạn để đảm bảo không làm ảnh hưởng tới ngân sách trong dài hạn
Trang 20Thông thường khi thực hiện các biện pháp kích thích nền kinh tế bằng việc mởrộng chi tiêu (tạm thời) của chính phủ sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách Trong năm 2009, dựkiến một loạt các nước phát triển sẽ bị thâm hụt ngân sách trầm trọng Tại Hoa Kỳ, thâmhụt của năm 2009 lên tới hơn 1000 tỷ USD, tại Anh con số thâm hụt ngân sách dự kiếnlên tới 181 tỷ USD Do đó một nguyên tắc vô cùng quan trọng là phải đảm bảo rằng cácchính sách kích thích nền kinh tế trong ngắn hạn không có tác động xấu tới nền kinh tếtrong dài hạn hoặc gây khó khăn cho ngân sách trong dài hạn Do đó, các gói kích cầuchỉ được phép mang tính tạm thời, và trong ngắn hạn có thể làm tăng thâm hụt ngân sách,nhưng trong dài hạn phải không được phép làm thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn Việcđảm bảo rằng trong dài hạn tình hình kinh tế không kém đi cũng là yếu tố quan trọng đểgói kích cầu ngắn hạn đạt hiệu quả hơn Thâm hụt ngân sách lớn trong tương lai cũngđồng nghĩa với suy giảm tiết kiệm trong dài hạn, dẫn tới giảm đầu tư và ảnh hưởng tớităng trưởng Đó là chưa kể tới việc thâm hụt ngân sách sẽ ảnh hưởng tới tài khoản vãnglai và lạm phát (trước mắt lạm phát không đáng lo ngại, giá năng lượng và nguyên liệutrên thị trường thế giới vẫn ở mức thấp và cầu trên thế giới vẫn còn rất yếu, song khi nềnkinh tế toàn cầu phục hồi sẽ lại trở thành vấn đề lớn do lượng tiền hiện nay được cácngân hàng trung ương bơm ra ào ạt, và vòng quay của tiền tệ khi đó sẽ tăng lên đáng kểnhưng mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam trong nhưng năm qua đã lên tớimức đáng báo động)
Khi cân nhắc xem xét các biện pháp kích cầu cụ thể của gói kích cầu, thì cả banguyên tắc trên đều phải được tuân thủ và xem xét một cách đồng thời Nếu một biệnpháp kích cầu cụ thể mà vi phạm một trong ba nguyên tắc trên thì về cơ bản biện phápkích cầu đó chưa phải là một biện pháp kích cầu tốt Để tăng hiệu quả của gói kích cầu,cần có các chính sách bổ trợ khác (không vi phạm các cam kết thương mại quốc tế củaquốc gia) như không để tỉ giá bị định giá cao và tăng tính linh hoạt của tỉ giá nhằm sửdụng công cụ này như vẫn tự động điều chỉnh thâm hụt thương mại ở mức hợp lý và bềnvững
Trang 212.2 Kinh nghiệm kích cầu của một số quốc gia trên thế giới.
2.2.1 Chính sách kích cầu của Mỹ.
a) Gói kích cầu lần 1 (2008).
Tổng quan
Nền kinh tế Hoa kỳ từ cuối năm 2007 đã có những dẫu hiệu của suy thoái, và nhiều
dự báo đưa ra đều cho rằng năm 2008 là một năm khó khăn với Mỹ, và trên thực tế đãdiễn ra như vậy Đầu năm 2008, khi phải đối mặt với một nền kinh tế có chiều hướng đixuống, chính phủ Bush đã đưa ra gói kích cầu trị giá 152 tỷ USD và được quốc hội Mỹthông qua ngày 13/2/2008 (Đạo luật kích cầu kinh tế năm 2008 – The Economic StimulusAct 2008)
Chi tiết
+ Hoàn thuế cho các cá nhân người nộp thuế (khoảng 300 USD/người) ở mức thu nhậpthấp
+ Trợ cấp cho trẻ em dưới 17 tuổi 300 USD/trẻ em
+ Ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp
+ Ưu đãi cho phép khấu hao nhanh đối với doanh nghiệp
+ Hỗ trợ người gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn
b) Gói kích cầu lần 2 (2009).
Tổng quan
Ngay từ khi chưa chính thức nhậm chức nhưng Tổng thống đắc cử Obama đã đưa ra
đề xuất trong gói kích cầu của mình để giúp nền kinh tế Hoa Kỳ thoát khỏi khủng hoảng.Hiện tại gói kích cầu trị giá gần 825 tỷ USD vừa được Quốc hội Mỹ phê duyệt
Chi tiết