Chính sách tài khóa.

Một phần của tài liệu Chính sách kích cầu của Việt Nam trong tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 26)

CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRONG TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH

3.1.2Chính sách tài khóa.

Quy mô gói kích cầu ước khoảng 143 nghìn tỷ đồng, tương đương với khoảng 8 tỷ USD bao gồm nhiều khoản được sử dụng cho năm 2009 và một số khoản chi trong năm tới. Gói kích cầu của chính phủ được chia ra làm tám phần nhưng nhóm sẽ đề cập theo hai phương thức thực hiện lớn là chi tiêu của chính phủ và giảm thuế, trong đó gói kích thích kinh tế đã triển khai được phân thành các cấu phần sau:

- Gói hỗ trợ lãi suất 4%;

- Đầu tư công bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên và khu chung cư cho người thu nhập thấp;

- Gói hỗ trợ tiêu dùng bao gồm miễn thuế thu nhập cá nhân và hỗ trợ người nghèo ăn Tết

- Gói hỗ trợ đầu tư bao gồm miễn, giảm, giãn thuế doanh thu, thuế VAT cho các doanh nghiệp và cho nông dân vay vốn không lãi suất để mua thiết bị, máy móc sản xuất công nghiệp.

a) Chi tiêu của chính phủ.

Tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn lưu động để sản xuất, kinh doanh, thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất với thời gian tối đa là 08 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01/02/2009 đến ngày 31/12/2009.

Theo NHNN việc triển khai thông qua cho vay vốn dự kiến sẽ có 600.000 tỷ đống vốn tín dụng cung ứng cho các doanh nghiệp và người vay có tác dụng lan toả rộng khắp cho nền kinh tế, bằng 1/2 số vốn tín dụng của cả nền kinh tế.

Đồng thời, để góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau suy giảm kinh tế, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Việc hỗ trợ lãi suất được thực hiện từ ngày 01/ 4/2009 đến ngày 31/12/2011. Mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế, nhưng không quá 24 tháng.

Có thể thấy những ngành này đã thể hiện mục tiêu kích cầu của chính phủ như : nông nghiệp và lâm nghiệp, thủy sản là những ngành mạnh về xuất khẩu, ngành xây dựng, vận tải, kho bãi thông tin liên lạc, hoạt động khoa học và công nghệ là những ngành hướng tới phát triển cơ sở hạ tầng, và những ngành còn lại hướng tới kích thích tiêu dùng. Chính phủ không chọn lựa những ngành, lĩnh vực mà sản xuất - kinh doanh gặp nhiều khó khăn để hỗ trợ lãi suất mà hỗ trợ lãi suất cho hầu hết các ngành và lĩnh vực. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực, trực tiếp đối với ngành và lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, du lịch, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do độ mở của nền kinh tế khá cao, cho nên hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế đan xen nhau đều chịu tác động tiêu cực. Với lợi thế khai thác thị trường nội địa để ngăn chặn suy giảm kinh tế, đồng thời, phải duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý và bền vững, thì không chỉ hỗ trợ cho những ngành, lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, mà cần phải hỗ trợ cho những ngành, lĩnh vực đang có những lợi thế và hiệu quả để vực dậy nền kinh tế, tạo công ăn việc làm.

Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế, Chính phủ cũng đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có thể thấy mục tiêu chính của gói hỗ trợ lãi suất này nhằm hạ giá thành sản phẩm, duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giảm thiểu phá sản và thất nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì qua cơn nguy khó chờ sức cầu tăng và qua đó duy trì một thị trường việc làm ổn định. Đối tượng là các doanh nghiệp, hộ gia đình cũng như hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại khắc phục khó khăn, giữ được an toàn hoạt động kinh doanh và một đối tượng cụ thể

là nông dân vì 2/3 dân số Việt Nam làm trong lĩnh vực nông nghiệp và nông phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong hàng xuất khẩu. Tuy nhiên chính sách này đặt ra nhiều tranh luận về mục tiêu, đối tượng cũng như các hệ lụy của nó: liệu có đúng với mục tiêu đề ra là kích cầu hay thực chất là kích cung, các đối tượng thụ hưởng thực chất là những ai, tiến độ giải ngân, thực hiện và hiệu quả sử dụng vốn vay cũng như những hệ quả lâu dài có thể có là gì thì cần được xem xét và phân tích.

Thực hiện Nghị quyết 30/2008/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm mới. Tổng dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn ngoài nước nhập thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh ước tính khoảng 17.000 tỷ đồng (1 tỷ USD).

Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện chiếm 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập tại Việt Nam. Nhóm doanh nghiệp này có vai trò rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Tuy vậy, sau khủng hoảng doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng bị tác động nặng nề nhất và gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc tiếp cận nguồn tín dụng và mặt bằng sản xuất khó, những doanh nghiệp này thường là thâm dụng lao động nên nhận được sự hỗ trợ của chính phủ qua việc bảo lãnh tín dụng. Đây chính là nét nổi bật trong gói kích cầu, thể hiện rõ sự lưu tâm của chính phủ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

b) Kích thích tiêu dùng.

Chính phủ đã cho phép tăng mua dự trữ quốc gia về gạo và xăng dầu, dự kiến tổng nguồn vốn cho nhiệm vụ này khoảng 2.800 tỷ đồng (trong đó mua gạo là 1.300 tỷ đồng; xăng dầu là 1.500 tỷ đồng). Chính phủ cũng cho phép ứng chi để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên nhằm đảm bảo an sinh xã hội phát sinh ngoài dự toán khoảng 4.400 tỷ

đồng. Để đảm bảo an sinh xã hội Chính phủ quyết định trợ cấp cho người nghèo nhân dịp tết Kỷ Sửu giá trị ước tính 3.800 tỷ đông.

 Chính sách giảm thuế

Chính phủ đã tập trung chỉ đạo triển khai nhanh các giải pháp cấp bách nhằm mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, trong đó đã ban hành nhiều chính sách thuế phục vụ mục tiêu kích cầu kinh tế, mà đáng chú ý nhất là các giải pháp miễn thuế, giảm thuế và giãn thuế trên diện rộng.

Nhờ miễn giảm và giãn nhiều loại thuế nhằm kích cầu nền kinh tế, trong năm 2009, ngân sách nhà nước (NSNN) sẽ để lại khoảng 20.000 tỷ đồng cho kích thích tiêu dùng, khuyến khích đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh.

• Thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm thu NSNN do thực hiện chính sách giảm thuế TNDN khoảng 13.000 tỷ đồng.

Chính phủ đã cho phép giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế TNDN phải nộp của năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giãn thời hạn nộp thuế TNDN trong thời gian 9 tháng đối với số thuế TNDN phải nộp năm 2009 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói trên (70% số thuế còn lại sau khi giảm) và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử. Cho phép giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV năm 2008 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may và sản xuất các mặt hàng da giầy Chủ trương của Chính phủ giảm 30% thuế thu nhập DN trong quý 4/2008 và cả năm 2009; giãn nộp thuế thu nhập DN trong thời gian 9 tháng đối với các DN nhỏ và vừa và các DN trong một số ngành nghề đã góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho nhiều DN. Đây là khối doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như đa số là doanh nghiệp xuất khẩu. Mặc dù chính sách này không trực tiếp giải quyết được vấn đề cơ bản của DN là thiếu đầu ra cho sản phẩm nhưng đây vẫn là

một chính sách được cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh vì nhờ nó DN giảm được chi phí.

• Thuế thu nhập cá nhân: Giảm thu NSNN do thực hiện chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân khoảng 6.500 tỷ đồng.

Đối tượng được giãn nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhƣợng chứng khoán); thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ nhận thừa kế; thu nhập từ nhận quà tặng; cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán); thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại. Thời gian được giãn nộp thuế là từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009. Chính sách giãn và miễn nộp thuế thu nhập cá nhân được đánh giá sẽ giúp tăng thu nhập khả dụng, nhờ đó tăng chi tiêu của người tiêu dùng.

• Thuế giá trị gia tăng: Giảm thu NSNN do thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng khoảng 8.600 tỷ đồng.

Với chính sách giảm 50% thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho một số mặt hàng tiêu thụ nội địa, thu ngân sách năm 2009 giảm khoảng 1.000 tỷ đồng. Việc giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với 19 nhóm mặt hàng thuộc các ngành hàng mà trước đây có thuế suất là 10% đã tác động trực tiếp đối với doanh nghiệp để phục vụ cho việc giảm giá hàng bán, giúp kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh suy giảm kinh tế.

Một phần của tài liệu Chính sách kích cầu của Việt Nam trong tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 26)