1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tình huống hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác

10 1,3K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 168,5 KB

Nội dung

tình huống hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác

Bài tập lớn học kỳ môn luật hình sự module 2 MỤC LỤC ĐỀ RA:………………………………………………………………… .0 TRẢ LỜI…………………………………………………………………1 1, Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? .1 2, Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A, B được giải quyết như thế nào? Tại sao? …………………………………………………………… 6 3. E có phạm tội không? Tại sao? ……………………………………….7 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………… .9 Đinh Thị Lê – 350144 – Lớp N06 – TL1 – Nhóm 1 1 Bài tập lớn học kỳ môn luật hình sự module 2 ĐỀ RA: A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa. Một hôm, A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi hóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy. A rút súng ra doạ: “ngồi im không tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi. C và D không có phản ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8.000.000 đồng và ăn tiêu hết. Hỏi: 1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? (3 điểm) 2. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A, B được giải quyết như thế nào? Tại sao? (2 điểm) 3. E có phạm tội không? Tại sao? (2 điểm) Đinh Thị Lê – 350144 – Lớp N06 – TL1 – Nhóm 1 2 Bài tập lớn học kỳ môn luật hình sự module 2 TRẢ LỜI 1, Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? Hành vi của A và B cấu thành tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 133 BLHS: Tội cướp tài sản xâm phạm trực tiếp sở hữu của công dân, đồng thời xâm phạm cả tính mạng sức khỏe của con người, tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội và trên thực tế đã xả ra rất nhiều. Thứ nhất, dấu hiệu về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội này là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự. Bởi trong tình huống không nêu ra không nhắc đến độ tuổi cụ thể cũng như tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự của A và B nên ta mặc nhiên khẳng định rằng A và B đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội có đầy đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi cảu mình. Thứ hai, dấu hiệu về khách thể của tội phạm: Hành vi của A và B đã xâm phạm đến đồng thời hai quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Bằng hằng vi cảu mình, người phạm tội cướp rài sản xâm phạm trước hết đến thân thể, đến tự do đến con người để qua đó có thể xam phạm được sở hữu.Sự xâm hại một trong hại quan hệ xã hội này đều chưa thể hiệ hết bản chất nguy hiểm của hành vi cướp. Do vậy, cả hai quan hệ xã hội bị xâm phạm đều được coi là khách thể trực tiếp của tội cướp tài sản. Mục đích của người phạm tội là nhằm vào sở hữu và việc xâm hại đến quan hệ nhân thân xét về mặt nào đó chỉ là phương tiện để đạt được mục Đinh Thị Lê – 350144 – Lớp N06 – TL1 – Nhóm 1 3 Bài tập lớn học kỳ môn luật hình sự module 2 đích của chính mình. Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu của công dân mà củ thể ở đây là tài sản của C và D. Thứ ba, Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của ngườ phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội biết mình có hành vi dùng vũ lực hoặc biết mình có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngya tức khắc hoặc biết mình có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Người phạm tội mong muốn hành vi đó đè bệp hoặc làm tê liệt được sự chống cự của người bị tấn công, để thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản. Mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội cướp tài sản. Việc thực hiện những hành vi khác quan đã được trình bày ở trên chỉ trở thành hành vi phạm tội của tội cướp tài sản nếu việc thực hiện hành vi đó nhằm chiếm đoạt tài sản Lỗi trong trường hợp này là lỗi cố ý, A và B nhận thức rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy trước được tác hại do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn thực hiện. Trong trường hợp này không nói rõ về đổ tuổi của A và B nên ta có thể mặc nhiên khẳng định A và B đã đủ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Thứ tư, Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội này được đặc trưng bằng các thủ đoạn bạo lực mà điều luật đã miêu tả rõ củ thể là: “ Dùng vũ lực đe dọa, dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị thiệt hại lâm vào trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân”. Dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất( bằng tay hoặc bằng công cụ thích hợp) tấn công người nào đó, có khả năng gây nguy hại đến tính Đinh Thị Lê – 350144 – Lớp N06 – TL1 – Nhóm 1 4 Bài tập lớn học kỳ môn luật hình sự module 2 mạng, sức khỏe của người này làm tê liệt sự phản kháng của họ ( như đánh, chém, bắn…) Việc dùng vũ lực là nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân cho nên người bị tấn công là người mà chúng cho rằng sẽ cản trở chúng lấy tài sản này, thông thường là chủ sở hữu. Việc dùng vũ lực thông thường là tiến hành một cách công khai ( kẻ phạm tội không có ý định che dấu việc chiếm đoạt tài sản, nạn nhân biết khi bị tấn công), nhưng cũng có thể tiến hành một cách lén lút bí mật ( như bất ngờ đánh nạn nhân từ đàng sau làm cho nạn nhân bị ngất, không biết gì nữa, lén lút cho uống thuốc độc dẫn đến chết người…) Như vậy, trong trường hợp trên A và B đã dùng súng (đe dọa dùng vũ lực) đối với C và D làm cho C và D tê liệt sự phản kháng của họ. Tuy là súng nhựa nhưng A và B đã dọa bắn mà xúng lại là loại vũ khí nguy hiểm mà người không có chuyên môn cũng khó phận biệt thật gải trong khi C và D lại đang bị đe dọa nên việc họ nhầm súng đó là thật là hoàn toàn bình thường. Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc được hiểu là đe dọa dùng ngay lập tức, tại chỗ sức mạnh vật chất nói trên nếu người bị tấn công không chịu khuất phục. Nhằm làm tê liệt ý chí chống cự của người này ( như việc giơ súng lên dọa của A và B làm cho C và D phải để lại tài sản). Việc đe dạo này là nhằm làm cho người bị tiến công tin và lo sợ rằng họ sẽ bị nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng hoặc sức khỏe nếu chống lại, mà không còn thì giờ để kêu cứu thế nó thường kết hợp với việc dùng vũ khí ( dao, súng) với thái độ cử chỉ, lời nói thích hợp ( hung hăng, thô bạo ) để tạo nên cảm giác này nên việc dùng súng giả giống như thật của A và B để tạo mối lo sợ này cũng được coi như dùng súng thật về phương diện định tội. Đinh Thị Lê – 350144 – Lớp N06 – TL1 – Nhóm 1 5 Bài tập lớn học kỳ môn luật hình sự module 2 Làm cho người khác bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, là dùng mọi thủ đoạn bạo lực khác làm cho người bị tấn công tuy biết sự việc đang xảy ra nhưng không có cách nào chống cự được, hoặc tuy không bị nguy hại đến tính mạng, sức khỏe nhưng không nhận thức được sự việc đang xảy ra. Việc dùng các thủ đoạn bạo lực nói trên là nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân, do vậy thủ đoạn này thông thường các thủ đoạn này ngay trước hoặc cùng với hành vi chiếm đoạt tài sản. Khi đã tiến hành một trong các thủ đoạn này, tức là xâm phạm đến nhân thân của người bị tấn công – một trong hai khách thể của tội này . Cho nên về mặt pháp lý, tội cướp coi như được hoàn thành, không kể sau này có thực sự chiếm đoạt được tài sản hay không. Vật thể bị chiếm đoạt, cũng như mọi hình thức chiếm đoạt tài sản của công dân, phải là tài sản của người khác, mà phải là có gái trị vật chất nhất định, thường là bằng hiện vật là chủ yếu ( tiền, vàng, đồ vật…), nhưng cũng có thể dưới dạng giấy tờ có giá trị tài sản tức là những giấy tờ cho phép bất kỳ ai mang theo lĩnh tiền, hàng ghi trên giấy như: séc vô danh; công trái quốc gia; vé trúng sổ số… Tài sản mà A và B chiếm đoạt đó là xe máy ( vật có giá trị 8.000 000 đồng) tài sản của C và D đã thỏa mãn vật thể có giá trị. Thứ năm, hậu quả: Hậu quả của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc những thiệt hại khác. Có dấu hiệu công khai với chủ tài sản. Làm cho chủ tài sản tê liệt ý chí khó có thể kháng cự bị đe dọa. Tội cướp tài sản là tộiphạm nghiêm trọng nên nhà làm luật không quy định pahir cướp được tài sản thì tội phạm mới cấu thành, mà chỉ cần có hành vi Đinh Thị Lê – 350144 – Lớp N06 – TL1 – Nhóm 1 6 Bài tập lớn học kỳ môn luật hình sự module 2 dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực là tội phạm đã hoàn thành. Nhưng trong trường hợp cướp tài sản lớn thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, hoặc khoản 4 của Điều 133 BLHS tùy theo giá trị tài sản bị chiếm đoạt. A và B cướp xe máy cảu C và D mang đi bán được 8 000.000 đồng nên A và B không thuộc trường hợp cướp tài sản có giá trị lớn mà chỉ phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS. Thứ sáu, về hình phạt: Tội này có 5 khung hình phạt theo Điều 133. Và người sử dụng vũ khí giả như súng nhựa để đe dọa người bị hại nhằm chiếm đoạt tài sảnngười bị hại cũng tưởng là súng thật nên quá sợ hãi mà giao tài sản cho người thì không thuộc trường hợp cướp có sử dụng vũ khí, súng giả không được coi là vũ khí. Từ những căn cứ pháp lý trên ta có thể khẳng định A và B phạm tội cướp giật tài sản theo khỏa 1 Điều 133 BLHS, nên A và B sẽ bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 2, Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A, B được giải quyết như thế nào? Tại sao? Tội cướp tài sản là tội có cấu thành hình thức nên khi người phạm tội thực hiện hành vi của mình như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hay hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được…Việc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng vũ lực đó ko có khả năng thực hiện trên thực tế thì vẫn coi là hành vi "đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc" trong mô tả của tội này. Thường thì trên thực tế người bị đe dọa khó mà phát hiện được vũ lực không có khả năng diễn ra, thế vẫn có tác dụng uy hiếp tinh thần buộc người bị đe dọa phải giao tài sản. Đinh Thị Lê – 350144 – Lớp N06 – TL1 – Nhóm 1 7 Bài tập lớn học kỳ môn luật hình sự module 2 Vậy trong tình huống này A và B đã bàn bạc với nhau mua xúng giả và khi ra bờ sông thấy C và D đang ngồi thì rút súng ra đe dọa “ngồi yên không tau bắn chết”. Như vậy, hành động rút súng ra dọa của A là hành động đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nên dù cho C và D biết đó là súng giả không sợ và bỏ đi không lấy được tài sản đi chăng nữa thì tội mà A và B thực hiện cũng đã hoàn thành. vậy, kết luận AB phạm tội cướp tài sản đã hoàn thành không cần quan tâm tài sản đã bị cướp hay chưa (hậu quả), A và B có khả năng dùng vũ lực trên thực tế hay không. Vậy trách nhiệm hình sự của A và B vẫn được xác định theo khoản 1 Điều 113 BLHS “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm”. 3. E có phạm tội không? Tại sao? trong tình huống không nêu các dữ kiện về E nên chúng ta có thể chia ra các trường hợp như sau: Thứ nhất, nếu E biết xe máy đó là tài sản do tội cướp mà có và E đã hứa hẹn trước về việc tiêu thụ chiếc xe đó thì E phạm tội đồng phạm theo khoản 2 Điều 20 BLHS. Nhưng nếu E biết tài sản đó là tài sản do phạm tội mà có nhưng không hứa hẹn tiêu thụ trước thì E phạm tội theo khoản 1 Điều 250, tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Đinh Thị Lê – 350144 – Lớp N06 – TL1 – Nhóm 1 8 Bài tập lớn học kỳ môn luật hình sự module 2 Hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có chỉ bị coi là tội phạm khi hành vi đó thực hiện mà không có sự thỏa thuận hứa hẹn trước. Mặt khác người phạm tội biết rõ tài sản mình chứa chấp, tiêu thụ là do phạm tội mà có. Và được thể hiện bằng hành nhiều hành vi. Thứ hai, E không biết xe máy là do phạm tội mà có thì E không phạm tội do mặt chủ quan của E không thỏa mãn. Trên thực tế E là người quen thì không biết được tài sản đó do đâu mà có, có thê A và B sẽ nói là xe của mình nhưng mất giấy tờ tùy thân và E là người quen nên rất dễ tin điều đó. Hoặc nếu A và B cướp được xe máy mà trong cốp xe có đầy đủ giấy tờ thì việc mua bán giữa A, B và E là hoàn toàn hợp lý. Như vậy trách nhiệm hình sự của E chúng ta phải xem xét thật đúng đắn trong các tình tiết để sử đúng người đúng tội. Đinh Thị Lê – 350144 – Lớp N06 – TL1 – Nhóm 1 9 Bài tập lớn học kỳ môn luật hình sự module 2 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật Hình Sự Việt Nam tập 2, NXB Công An Nhân Dân, 2007 2. Bộ Luật Hình Sự Việt Nam đã được sửa đổi bổ xung năm 2009 3. Bình luận khoa học Luật Hình sự Việt Nam, TS Đinh văn Quế 4. www.diendansinhvienluat.vn 5. www.diendanphapluat.com.vn Đinh Thị Lê – 350144 – Lớp N06 – TL1 – Nhóm 1 10 . những hành vi khác quan đã được trình bày ở trên chỉ trở thành hành vi phạm tội của tội cướp tài sản nếu vi c thực hiện hành vi đó nhằm chiếm đoạt tài sản. cự của người bị tấn công, để thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản. Mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội cướp tài sản. Vi c

Ngày đăng: 03/04/2013, 15:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w