1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tội cố ý gây thương tích cho người khác và thực tiễn xét xử tội tội phạm này

30 10,1K 51
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 259 KB

Nội dung

Tội cố ý gây thương tích cho người khác và thực tiễn xét xử tội tội phạm này

Trang 1

A - PHẦN MỞ ĐẦU

Cùng với tình hình đổi mới và đi lên chung của đất nước, huyện PhúXuyên- Thành Phố Hà Nội (trước đây là tỉnh Hà Tây cũ) đã đạt được nhiềuthành tựu to lớn, đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình.Cùng với sự

sự phát triển kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tình hình

an ninh trật tự xã hội được đảm bảo Tuy nhiên cùng với đó nền kinh tế nàycũng nảy sinh và tồn tại cả những mặt trái của nó, đó là sự phân hóa giàunghèo ngày càng sâu sắc, sự tha hóa trong lối sống, đạo đức, sự xuất hiệnngày càng nhiều các tệ nạn xã hội cũng như các hành vi phạm tội,đặc biệt làcác hành vi như trộm cắp, cướp giật, ma túy, mại dâm,các tội xâm phạm, sứckhỏe, danh dự nhân phẩm của người khác trong đó tội cố ý gây thương tíchcho người khác đang có chiều hướng ngày càng gia tăng trên địa bàn

Tội cố ý gây thương tích là một tội có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội,

nó trực tiếp xâm phạm tới khách thể của Luật hình sự bảo vệ đó là tính mạng,sức khỏe của con người Vì vậy việc tìm hiểu về tội phạm, thực tiễn xét xửtội phạm này cũng như có những biện pháp đấu tranh phòng ngừa là rất cầnthiết và có ý nghĩa to lớn

Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của đề tài trong thực tiễn, với kiếnthức được trang bị và những tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập cuối khoá tạiTòa án nhân dân huyện Phú Xuyên, em đã mạnh dạn chọn đề tài” Tội cố ýgây thương tích cho người khác và thực tiễn xét xử tội tội phạm này( nơi sinhviên thực tập)”làm bài viết chuyên đề cuối khóa cho mình

Do trình độ và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề khồngthể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong thầy, cô giáo và các bạn đóng góp ýkiến để chuyên đề của em được hoàn thiên hơn

Trong khuôn khổ đề tài tốt nghiệp của trường, với thời gian nghiên cứu

có hạn(từ ngày 12 – 01 đến ngày 26 – 04 năm 2009), người viết đã sử dụngphương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê,so sánh dựa trên những kết quả khảosát, thu thập, trao đổi với các thẩm phán, thư ký của Tòa án nhân dân huyện PhúXuyên, để tổng kết thực tiễn xét xử tội cố ý gây thương tích Từ đó đánh giá ưuđiểm, hạn chế và đưa ra những giải pháp, kiến nghị mang ý nghĩa ứng dung thiếtthực góp phần nâng cao chất lượng của công tác

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chuyên đề gồm 04 chương:

Chương I: Các dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích cho ngườikhác theo Luật hình sự Việt Nam hiện hành

Chương II: Thực trạng tội cố ý gây thương tích trên địa bàn huyện

Chương III: Thực tiễn xét xử các vụ án cố ý gây thương tích của Tòa ánnhân dân huyện Phú Xuyên

Chương IV: Một số biện pháp và kiến nghị về hoạt động của Tòa án nhândân huyện Phú Xuyên đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội

cố ý gây thương tích trên địa bàn huyện

Trang 2

B - NỘI DUNG Chương I.

CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH CHO NGƯỜI KHÁC THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

I Điều 104 bộ Luật hình sự năm 1999 của Việt Nam quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

1 Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngườikhác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trongcác trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt

tù từ sáu tháng ba năm

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hiểm chonhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiềungười;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già yếu ốm đau hoặc ngườikhác không có khả năng tự vệ;

e) Đối với ông bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy cô giáo của mình;f) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang bị áp dụngbiện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

j) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạnnhân

2 Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộcmột trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm jkhoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

3 Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ

lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm

a đến điểm j khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười nămnăm

4 Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêmtrọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chungthân.”

Ở đây cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác làhành vi của một người cố ý làm cho người khác bị tổn thương hoặc tổn hại đếnsức khỏe

So với Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội cố ý gây thươngtích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì Điều 104 Bộ luật hình sựnăm 1999 về cơ bản đã được cấu tạo lại, lấy tỷ lệ thương tật làm căn cứ để xácđịnh trách nhiệm hình sự và xác định khung hình phạt Ngoài ra nhà làm luật

Trang 3

còn quy định một số trường hợp phạm tội mà thực tiễn xét xử mà Tòa án nhândân tối cao đã tổng kết hướng dẫn các Tòa án áp dụng Điều 109 Bộ luật hình sựnăm 1985.

II Về phía người phạm tội:

Người phạm tội phải có hành vi tác động đến thân thể của người khác làmcho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe như: đâm, chém, đấm đá, đốtcháy,đầu độc v.v… Hành vi này về hình thức cũng giống hành vi của tội giếtngười, nhưng tính chất và mức độ thấp hơn nên nó chỉ làm nạn nhân bị thươnghoặc bị tổn hại đến sức khỏe chứ không làm cho nạn nhân bị chết

Hành vi của người phạm tội được thực hiện do cố ý, tức là nhận thức rõhành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏecủa người khác; mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra Sovới tội giết người, thì sự cố ý trong trường hợp gây thương tích mức độ thấphơn, vì người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương, bịtổn hại sức khỏe chứ không mong muốn nạn nhân chết.Ở đây việc thấy trướchậu quả chêt người là nhận thức mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội – mức

độ có thể gây ra hậu quả chết người Đó là kết quả của sự nhận thức những yếu

tố tạo nên khả năng gây ra hậu quả chết người của hành vi phạm tội Để xácđịnh người phạm tội có thấy trước được hậu quả chết người hay không, phảixuất phát từ năng lực nhận thức của họ cũng như từ những điều kiện nhận thức

cụ thể và bằng việc phân tích xác định người đó đã nhận thức được như thế nàotừng yếu tố khách quan tạo lên khả năng gây ra hậu quả chết người của hành viphạm tội Ở đây phải đặc biệt chú ý tới sự nhận thức của người phạm tội về tínhchất của phương tiện cũng như phương pháp phạm tội, về cách thức sử dụngphương tiện, về vị trí thân thể bị tấn công và về tình trạng sức khỏe cũng nhưkhả năng chống đỡ của người bị tấn công v.v…

Việc phân tích, đánh giá sự nhận thức của người phạm tội về tính chất củaphương tiện, phương pháp phạm tội cũng như về cách thức sử dụng đòi hỏitrước hết phải trả lời những câu hỏi sau:

Thứ nhất, tính chất nguy hiểm của phương tiện hay phương pháp phạm tội đã sửdụng( xét về khách quan) là khó hay dễ nhận thức

Thứ hai, người phạm tội có những hiểu biết và kinh nghiệm gì về phương tiệnhay phương pháp phạm tội đã sử dụng?

Thứ ba, người phạm tội đã chủ định lựa chọn, chuẩn bị phương tiện, phươngpháp phạm tội đã sử dụng hay hoàn toàn do ngẫu nhiên có và sử dụng?

Thứ tư, người phạm tội có chủ định với cách thức sử dụng phương tiện phạm tội

đã thực hiệ không?

Để tránh tình trạng đánh giá khác nhau về mức độ cố tật, Điểm b khoản 1Điều 104 chỉ nên quy định” gây cố tật” mà không cần phải quy định” gây cố tậtnhẹ”.Hy vọng rằng khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999, vấn đề này

sẽ được các nhà làm luật quan tâm hơn

Trang 4

III Về phía nạn nhân

Nạn nhân phải bị thương tích hoặc tổn thương sức khỏe ở mức đáng kể.Nếu thương tích chưa đáng kể thì không phải là tội phạm So với Điều 109 Bộluật hình sự năm 19985 thì Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 lấy tỷ lệ thươngtật của nạn nhân làm căn cứ xác định trách nhiệm hình sự và định khung hìnhphạt đối với người phạm tội

Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự thì người bị thương tíchhoặc tổn hại đến sức khỏe phải có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì người phạmtội mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự Căn cứ để xác định tỷ lệ thương tật làkết luận của hội đồng giám định y khoa, trong trường hợp ở nơi nào không tổchức được Hội đồng giám định y khoa thì căn cứ vào bảng tiêu chuẩn thương tật

4 hạng quy định tại Thông tư liên bộ 12/ TTLB ngày 26 tháng 07 năm 1995 của

Bộ y tê – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Vậy có thể hiểu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe củangười khác là hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới dạngthương tích hoặc tổn thương khác

1.Dấu hiệu pháp lý

a Mặt khách quan của tội phạm

- hành vi khách quan của tội phạm: hành vi của tội này là những hành vi có khảnăng gây ra thương tích hoặc tổn thương khác làm tổn hại đến sức khỏe của conngười Những hành vi đó có thể được thực hiện với công cụ, phương tiện phạmtội hoặc không có công cụ phương tiện phạm tội hoặc có thể thông qua súc vậthoặc cơ thể người khác

- Hậu quả của tội phạm: Hậu quả mà CTTP tội này đòi hỏi thương tích hoặc tổnthương khác cho sức khỏe ở mức độ có tỷ lệ thương tật là 11% trở lên( đến30%), hoặc dưới tỷ lệ đó nhưng thuộc một trong các trường hợp được đề cập tạiĐiều 104 Bộ luật hình sự

hách thể của tội của tội này là quyền bất khả xâm phạm về sức của người khoẻkhác phạm

b Chủ thể của tội phạm là bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt

độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên.

gây tổn hại cho ức khoẻ người khác dưới dạng thương tích hoặc thương tổnkhác.Trong trường hợp tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người (khoản 3

Có hành vi khách quan là hành vi cố ý gây thương tích cho người khác.Có hậuquả của hành vi đó là gây thương tích cho người khác.Thương tích của ngườikhác đã dẫn đến chết người.Nói cách khác hậu quả chết người ở đây không phải

là kết quả trực tiếp, tất yếu của hành vi phạm tội, không nằm trong ý chí củangười phạm tội mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả đó xảy ra Hậu quả củahành vi cố ý gây thương tích trong trường hợp này (khoản 3 Điều 104 BLHS)vẫn là thương tích.Người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho thương tíchxảy ra Thương tích đó đã dẫn đến chết người(không nằm trong ý chí chủ quancủa người phạm tội)

Trang 5

c Mặt chủ quan của người phạm tội

Người phạm tội có lỗi cố ý,trong trường hợp theo khoản 3 Điều 104 BLHS thìdấu hiệu ý chí trong lỗi cố ý ở đây chỉ là mong muốn hoặc để mặc cho hậu quảthương tích xảy ra chứ không mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả chết ngườixảy ra

IV CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ

1 Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoan nguy hiểm gây nguy hạicho nhiều người (theo điểm a khoản 1 Điều 104)

Hung khí nguy hiểm chính là phương tiện mà người phạm tội thực hiện đểthương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của khác, nhưng phương tiện đómang tính chất nguy hiểm như dao, các loại lê, các loại súng, lựu đạn, thuốc nổ,axit…

Hung khí nguy hiểm là bản thân nó chứa đựng khả năng gây ra nguy hiểm đếntính mạng, sức khỏe, nó hoàn toàn phụ thuộc vào cách sử của người phạm tội.Thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người như đốt cháy đầu độc, bắn vào chỗđông người Thủ đoạn là do người phạm tội thực hiện do đó tính chất nguyhiểm phụ thuộc vào hành vi phạm tội chứ không phụ thuộc vào phương tiện màngười phạm tội sử dụng

2 Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân( Điểm b khoản 1 Điều 104)

Cố tật là một tật trên cơ thể con người không bao giờ chữa khỏi.Cố tật nhẹ là tậtkhông chữa khỏi, nhưng tỷ lệ thương tích chỉ dưới 11%

Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định gây cố tật nhẹ, trong khi đó thực tiễn xét

xử có nhiều trường hợp người bị hại bị cố tật nặng, thậm chí rất nặng như bị mù

cả hai mắt, cụt cả hai tay, hai chân, bị liệt toàn thân, bị bỏng nặng ở diện 80% và

độ 2-3… Các trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 và khoản 4 Điều 104 Bộluật hình sự chỉ quy định tỷ lệ thương tật và nếu tỷ lệ thương tật dưới mức quyđịnh mà gây cố tật nhẹ thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo điều khoản tương ứng của Bộ luật hình sự Cách quy định này tuy thuậntiện cho việc áp dụng Điều 104 Bộ luật hình sự đối với hành vi cố ý gây thươngtích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhưng sẽ không phù hợp vớimột số trường hợp thực tế xảy ra.Ví dụ như: Một người bị đánh mù một mắt,phải khoét bỏ con mắt đó có tỷ lệ thương tật là 45% Nếu chỉ căn cứ vào tỷ lệthương tật thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều

104, nhưng người bị hại bị cố tật nên người phạm tội phải bị truy cứu tráchnhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự Nhưng bị khoét bỏ mộtcon mắt thì không thể coi là cố tật nhẹ được

Để tránh tình trạng đánh gias khác nhau về mức độ cố tật, Điểm b khoản 1Điều 104 chỉ nên quy định: “gây cố tật mà không cần phải quy định “ gây cố tậtnhẹ” Hy vọng rằng khi sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999, vấn đề này

sẽ được các nhà làm luật quan tâm

3 Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nhiều lần đối với cùngmột người hoặc đối nhiều người(Điểm c khoản Điều 104)

Trang 6

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nhiều lần đối với cùng mộtngười là trường hợp một người hoặc nhiều người cùng cố ý gây thương tíchhoặc gây sức khỏe của một người nhưng hành vi gây thương tích đó được diễn

ra từ hai lần trở lên không kể khoảng cách thời gian là bao lâu.Ví dụ: A đấmnhiều cái vào mắt của B bị chảy máu, nhưng tỷ lệ thương tật của B chỉ có 8%nhưng A vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luậthình sự vì A gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của B nhiều lần

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người là trường hợp

có từ hai người trở lên nhưng tỷ lệ thương tật của mỗi người chưa tới 11% Ví

dụ A đánh B và C trong đó tỷ lệ thương của B là 5% của B là 4% nhưng A vẫn

bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự

4 Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em, phụ nữ cóthai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tựvệ( điểm d khoản 2 Điều 104)

Đây là trường hợp phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu,

ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ Tội phạm mà người phạm tội thựchiện ở đây là tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Cần phân biệt trường hợp phạm tội với trường hợp”phạm tội mà biết”quyđịnh tại khoản b khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự về trường hợp” giết phụ nữ màbiết có thai” Do đó chỉ cần xác định người bị hại là trẻ em, là phụ nữ đang cóthai , là người già yếu, là người không có khả năng tự vệ mà tỷ lệ thương tật củanhững người này dưới 11% là người phạm tội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự rồi

5 Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với ông, bà, cha, mẹ,người nuôi dưỡng, thầy cô giáo của mình ( điểm đ khoản 2 Điều 104)Trường hợp phạm tội này hoàn toàn tương tự như trường hợp phạm tội quy địnhtại điểm đ khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự quy định về tội giết người, chỉ khácnhau ở chỗ trường hợp phạm tội này người phạm tội chỉ gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà người đó là ông, bà, cha, mẹ, thầy

cô giáo của mình mà tỷ lệ thương tật của người bị hại chưa đến 11%

6 Phạm tội có tổ chức ( điểm e khoản 2 Điều 104)

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp phạm tội quy định tạiđiểm o khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự về tội giết người, chỉ khác nhau ở chỗtrường hợp phạm tội này những người phạm tội chỉ gây thương tích hoặc gâytổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật của người bị hại chưađến 11%

7 Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang bị áp dụngbiện pháp đưa vào cơ sở giáo dục ( điểm g khoản 2 Điều 104)

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong thờigian bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp /

đưa vào cơ sở giáo dục được coi là trường hợp phạm tội nghiêm trọng hơn, vì họđang bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, hoặc đang bị quản

lý mà họ vẫn phạm tội, nên người phạm tội tuy gây thương tích hoặc gây tổn hạicho sức khỏe cho người bị hại với tỷ lệ thương tật chưa đến 11% vẫn bị truy cứutrách nhiệm hình sự

Trang 7

Đang bị tạm giữ là đang bị giữ trong nhà tạm giữ của cơ quaqn công an hoặc

cơ quan điều tra hình sự quân đội theo lệnh tạm giữ của người có thẩm quyền,trong thời gian đang bị tạm giữ lại cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sứckhỏe của người khác trong nhà tạm giam

Đang bị tạm giam là đang bị giam trong nhà tạm giam của công an hoặc cơquan điều tra hình sự quân đội theo lệnh tạm giam của người có thẩm quyền,trong thời gian đang bị tạm giam lại cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại chosức khỏe của người khác trong nhà tạm giam

Đang bị áp dụng đưa vào cơ sở giáo dục là đang bị giáo dục trong các cơ sởgiáo dục của bộ công an như: Trường giáo dưỡng, các trung tâm cải tạo do Bộcông an quản ly…

Không coi là phạm tội trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam hoặc bị áp dụngbiện pháp đưa vào cơ sở giáo dục nếu như người bị tạm giữ tạm giam hoặc đang

bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đã bỏ trốn khỏi nhà tạm giữ, nhàtạm giam hoặc cơ sở giáo dục

8 Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê

Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp thuê giết người quyđịnh tại điểm m khoản 1 Điều 93, chỉ khác nhau ở chỗ người phạm tội trongtrường hợp này chỉ thuê người khác gây thương tích hoặc được người khác thuêgây thương tích Người thuê và người được thuê gây thương tích cho người khácđều được coi là nghiêm trọng hơn trường hợp gây thương tích bình thường nênngười bị hại chỉ thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe dưới 11% thì người phạmtội đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự

9 Phạm tội có tính chất côn đồ hoặc thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm( điểm i khoản 2 Điều 104)

Cả hai trường hợp phạm tội này, các dấu hiệu đều tương tự với trường hợp phạmtội giết người có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm quy định tại điểm n

và điểm p khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự chỉ khác ở chỗ hai trường hợp phạmtội này nạn nhân chỉ bị thương hoặc bị tổn hại đến sức khỏe và người phạm tộicũng chỉ mong muốn như vậy.Nếu nạn nhân chết là ngoài sự mong muốn củangười phạm tội

10 Gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe để cản trở người thi hànhcông vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân ( Điểm k khoản 2 Điều 104)

a Để cản trở người thi hành công vụ

Đây là trường hợp tương tự với trường hợp giết người đang thi hành công vụquy định tại điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự chỉ khác nhau ở chỗ nạnnhân trong trường hợp này chỉ bị thương hoặc bị tổn hại đến sức khỏe chứkhông bị chết và người phạm tội cũng chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho nạnnhân bị thương chứ không mong muốn hoặc bỏ mặc cho nạn nhân chết Tuynhiên, trong trường hợp phạm tội này người phạm tội gây thương tích cho nạnnhân là để cản trở việc thi hành công vụ của họ

b Vì lý do công vụ của nạn nhân

Trường hợp phạm tội này hoàn toàn tương tự với trường hợp giết người vì lý

do công vụ của nạn nhân quy định tại điểm d khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sựchỉ khác nhau ở chỗ trường hợp này nạn nhân chỉ bị thương hoặc bị tổn hại đến

Trang 8

sức khỏe chứ không mong muốn cho nạn nhân bị chết Nếu nạn nhân chết làngoài sự mong muốn của người phạm tội.

Các trường hợp phạm tội trên nếu thương tích của người bị hại dưới 11% thìngười phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thương tích của người bị hại

từ 11 đến 30% thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2Điều 104 Bộ luật hình sự,nếu thương tích của người bị hại 31% đến 60% thìngười phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104

Nếu không thuộc một trong các trường hợp nói trên mà tỷ lệ thương tật củangười bị hại dưới 11% thì người phạm tội chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự,nếu tỷ lệ thương tật của người bị hại từ 11% đến 30% thì người phạm tội bị truycứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự, nếu tỷ lệthương tật của người bị hại từ 31% đến 60% thì người phạm tội bị truy cứu tráchnhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự, nếu tỷ lệ thương tật củangười bị hại từ 61% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự

11.Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫmđến chết người:

Đây là trường hợp người phạm tội chỉ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hạiđến sức khỏe của nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân bị chết, cái chết của nạnnhân là ngoài ý muốn của người phạm tội

12.Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng:

Thực tiễn xét xử cho thấy ngoài trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổnhại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người thì trong thực tế còn có một

số trường hợp mặc dù thương tích mà người phạm tội gây ra cho nạn nhân chưaphải là nặng thậm chí không đáng kể, nhưng tính chất của tội phạm rất nghiêmtrọng Chính vì vậy tại kỳ họp thứ sáu quốc hội khóa 8 đẫ bổ xung trường hợpphạm tội đặc biệt nghiêm trọng vào khoản 3 điều 109 bộ luật hình sự 1985 đểđáp ứng yêu cầu đấu tranh đối với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng này.Sau khi quốc hội đẫ bổ xung vào khoản 3 điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985tình tiết “ phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng “,tuy chưa có vănbản nào hướng dẫn trường hợp cố ý gây thương tích thế nào là thuộc trường hợpđặc biệt nghiêm trọng ,nhưng thực tiễn xét xử ,các cơ quan tiến hành tố tụng đãcoi các trường hợp phạm tội sau đây là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng:

Chương II.

Thực trạng tội cố ý gây thương tích trên địa bàn huyện:

1.Quá trình thu thập thông tin

Thực hiện theo sự phân công thực tập của Trường Đại học Luật Hà Nội, em đãthực tập Thành phố Hà Nội Trong gần 04 thực tập, với 28 ngày nghiên cứu hồ

sơ, 9 ngày tham dự phiên xét tại Tòa đã cem cái nhìn tổng quan về tình hìnhphạm tội tại địa phương cũng như quá trình xét xử tại Tòa án nhân dân huyệnPhú Xuyên Đặc biệt qua nhều lần đi tống đạt giấy tờ, nhiều buổi tham dự phiêntòa xét xử lưu động đã giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế kiểm nghiệmnhững kiến thức đã tích lũy được trong suốt thời gian học tập tai trường Cũng

Trang 9

qua kỳ thực tập, em đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm về học tập và nghiêncứu pháp luật.

Với mong muốn tìm hiểu về tội cố ý gây thương tích và thực tiễn xét xửtội phạm này tại Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên – nơi em đã thực tập trongthời gian qua, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh em đã đi sâu làm

rõ vấn đề này Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, sổ thụ lý vụ án các năm 2005, 2006

và 2007 em đã bước đầu có nhìn nhận, đánh giá loại tội phạm này ở địaphương

2 Một số vụ án cụ thể về tội cố ý gây thương tích

Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên, trong năm 2008,tại địa bàn huyện đã có 04 vụ án xét xử được thay đổi tội danh từ "Giết người"chuyển sang "Cố ý gây thương tích", trong đó có nhiều vụ án đã có hiệu lựcpháp luật, nhiều vụ trả hồ sơ điều tra bổ sung và dẫn đến đình chỉ vụ án

Hậu quả của việc định tội danh sai dẫn đến truy tố và xét xử bị cáo nặng hơntrách nhiệm hình sự mà họ phải chịu theo pháp luật, có trường hợp không phảichịu trách nhiệm hình sự vì hành vi không cấu thành tội phạm hoặc không cóhành vi phạm tội

Thậm chí có trường hợp xét xử về tội "Giết người" thì bị cáo phải chịu hình phạtkhá cao nhưng nếu đánh giá chính xác là tội "Cố ý gây thương tích" thì bị cáo đókhông phải chịu trách nhiệm hình sự vì chưa đủ tuổi truy cứu trách nhiệm hình

sự

Đó là chưa nói đến nhiều trường hợp từ tội danh "Giết người" chuyển sang tội

"Cố ý gây thương tích", nếu chỉ đủ cơ sở để xét xử theo khoản 1 Điều 104 Bộluật Hình sự thì lại vướng thủ tục tố tụng là chỉ được khởi tố theo yêu cầu củangười bị hại

Theo Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên a công tác xét xử thời gian qua chothấy, việc xác định tội danh "Giết người" và các tội danh khác có dấu hiệu tương

tự như tội "Giết người vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng", "Giết ngườitrong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh" cũng gặp nhiều khó khăn, gâytranh cãi và thông thường thì Hội đồng xét xử theo tội danh mà Viện Kiểm sáttruy tố

Đối với những tội danh khác có liên quan thì những khái niệm "bị kích độngmạnh", "phòng vệ chính đáng" tuy các văn bản pháp luật có đề cập đến nhưngkhi áp dụng vào thực tiễn thì cũng không được hiểu và vận dụng thống nhất Còn theo phân tích của Tòa hình sự - TAND Tối cao, nguyên nhân dẫn đến địnhtội danh sai là do những loại tội phạm này có một số đặc điểm giống nhau hoặctương tự nhau dễ gây nhầm lẫn dẫn đến có những cách hiểu khác nhau khi ápdụng luật đối với vụ án cụ thể Nhưng cũng không loại trừ khả năng chuyên môncủa một số thẩm phán còn hạn chế, không nắm vững các yếu tố cấu thành, dấuhiệu đặc trưng của một số loại tội phạm cụ thể, đánh giá thiếu chính xác các tìnhtiết của vụ án…

Theo vị thẩm phán này, để định tội danh trong các vụ án gây thiệt hại về tínhmạng sức khỏe, trước hết Hội đồng xử án phải căn cứ vào ý thức chủ quan củangười phạm tội, động cơ mục đích, căn cứ vào lời khai của bị cáo… để định tội

Trang 10

Trường hợp nếu vẫn chưa đủ chứng cứ thì hung khí, vị trí tấn công, mức độquyết liệt của hành vi tấn công, lực tấn công và hậu quả thực tế xảy ra… lànhững tình tiết để Hội đồng xét xử xem xét, đánh giá, xác định ý thức chủ quan(động cơ, mục đích phạm tội) của bị cáo

Sau đây là tình hình thực tế về việc xét xử tội cố ý gây thương tích cho ngườikhác trên địa bàn huyện qua các năm 2006, 2007 và năm 2008 cuả Tòa án nhândân huyện Phú Xuyên

Hoãn VKS = 01 vụ với 01 bị cáo

Trong đó: Giam 21bị cáo

Trang 11

Tổng số bị can bị cáo trong vụ án

Nguyễn Văn Tuấn sinh năm 1971

Thôn Cổ Trai – Đại Xuyên – Phú Xuyên – Hà Nội

Cáo trạng 45/ KSĐT – TA 28/11/2008

Khoản 02 Điều 104 Bộ luật hình sự” tội cố ý gây thương tích” – Bản án sơthẩm

Thụ lý hồ sơ 32 ngày 31 tháng 12 năm 2008

Họ và tên bị can bị cáo trong vụ án

Tổng số bị can bị cáo 01

Nguyễn Đức Duy sinh năm 1976

Nguyễn Thanh Nam sinh năm 1971

Đều trú tại thôn Bối Khê – Xã Chuyên Mỹ - huyện Phú Xuyên – Thành Phố

Hà Nội

Cáo trạng 02/ KSĐT – TA Ngày 30 tháng 12 năm 2008

Khoản 02 Điều 104 Bộ luật hình sự” cố ý gây thương tích”

Trả hồ sơ VKS: 02 ngày 26/ 02/ 2009

Trong số trên năm 2006, Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên đã xét xử 04 vụ

về tội cố ý gây thương tích, năm 2007 là 09 vụ và năm 2008 là 11 vụ về tội

cố ý gây thương tích

Trong ngày 23 tháng 09 năm 2007 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện PhúXuyên – tỉnh Hà Tây đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số49/2007/HSST ngày 22/ 08/ 2007 đối với các bị cáo:

1.Trần Văn Toàn ( tức Trần Tuấn Toàn) sinh năm 1987 trú tại thôn Khả Liễu– xã Phúc Tiến- huyện Phú Xuyên – Tỉnh Hà Tây, trình độ văn hóa 9/12

2 Vũ Duy Thanh, sinh năm 1985, trú tại thôn Khả Liễu – xã Phúc huyện Phú Xuyên – Tỉnh Hà Tây, trình độ văn hóa 9/12

3.Phạm Huy Hoàng, sinh năm 1988, trú tại thôn Khả Liễu – xã Phúc huyện Phú Xuyên – Tỉnh Hà Tây, trình độ văn hóa 8/12

Tiến-4 Đào Ngọc Quyết ( tức Đào Văn Quyết), sinh năm 1986, trú tại thôn KhảLiễu – xã Phúc Tiến- huyện Phú Xuyên – Tỉnh Hà Tây, trình độ văn hóa9/12

5 Vũ Văn Minh, sinh năm 1988, trú tại thôn Khả Liễu – xã Phúc huyện Phú Xuyên – Tỉnh Hà Tây, trình độ văn hóa 9/12

Trang 12

Tiến-Người bị hại:

1 Anh Nguyễn Văn Việt, sinh năm 1987, trú tại thôn Đông Vinh – xã

Chuyên Mỹ - huyện Phú Xuyên – tỉnh Hà Tây

2 Anh Dương Văn Khoa, sinh năm 1986, trú tại thôn Đông Vinh – xã

Chuyên Mỹ - huyện Phú Xuyên – tỉnh Hà Tây

Theo cáo trạng của Viện kiểm Sát truy tố thì các bị cáo bị truy tố về hành viphạm tội như sau:

Do có xích mích từ trước nên vào 21h ngày 13/10/2007, Nguyễn Văn Việt

và Dương Việt Khoa đi bộ đến nhà ông Vũ Văn Dũng trú tại Khả Liễu – xãPhúc Tiến- huyện Phú Xuyên – Tỉnh Hà Tây để xin lỗi Vũ Duy Thanh ( làcon trai ông Dũng ), khi đến nhà chị Đào Thị Thủy ở cùng thôn với Thanh thìgặp Trần Văn Toàn ( tức Trần Tuấn Toàn), Đào Ngọc Quyết, Phạm HuyHoàng, Vũ Văn Minh và một số đối tượng khác đều trú ở thôn Khả Liễu – xãPhúc Tiến- huyện Phú Xuyên đang ngồi chơi tại đó Thấy vậy Khoa hỏi” cóthấy Duy Thanh ở đây” Sơn trả lời” không có”.Sau đó Khoa, Việt đi xuốngnhà Thanh Khi Khoa và Việt vừa đi thì Toàn, Hoàng và Quyết đều nói với

cả bọn trước đây đã từng bị Việt chặn đánh, kể xong Toàn nói’ bây giờ cảbọn đi theo bọn nó để chặn đánh” nghe Toàn nói vậy cả bọn đồng ý đi chặnđánh Việt và Khoa, sau đó Hoàng đi vào cạnh đống rơm nhà chị Thủy lấy bađoạn ống nước phi 20, mỗi đoạn dài 40 đến 50 cm vứt xuống nền đường,Hoàng cầm một đoạn, Sơn cầm hai đoạn và đưa tiếp cho Quyết một đoạn.Hoàng đi vào vườn nhà ông Vân cách nhà chị Thủy 4- 5 m thì tìm thấy mộtđoạn tre dài khoảng 50 cm,sau đó cả bọn đi xuống khu vực gần nhà ôngTài( cách nhà Thanh khoảng 50 cm) với mục đích chờ Việt và Khoa quay ra

để đánh Khoảng 30 phút sau Việt, Khoa từ nhà Thanh đi ra, vừa đi qua chỗHoàng ngồi lập tức Hoàng đứng dậy tay cầm gậy tre lao theo chiều từ trênxuống vào khu vực giữa lưng của Việt và làm Việt ngã xuống đường, thấyViệt bị đánh Khoa bỏ chạy và bọn Hoàng, Quyết, Minh đã đuổi theo dùnggậy, tuýp sắt vụt vào người Khoa nhưng không trúng Sau khi dùng gậy laovào lưng Việt làm Việt ngã xuống đường thì Toàn, Sơn tiếp tục cầm tuýpnước vụt liên tiếp vào đầu Việt, Thanh và Sơn dùng chân đá vào người Việt Nguyễn Văn Việt bị rách da đầu, chảy máu được đưa vào điều trị tại bệnhviện huyện Phú xuyên sau đó do chấn thương nặng nên được đưa đi bệnhviện Việt Đức điều trị hai ngày rồi về điều trị tại nhà

Tại bảng giám định pháp y số 96/ 2007/GĐPY ngày 22/11/ 2007 của tổchức giám định pháp y tỉnh Hà Tây đã kết luận: Vết thương rách da đầu vùngtrán dài 5 2 cm, bờ mép nham nhở, xương sọ dạn vỡ dài 1,2 cm và kết luậnnạn nhân phải cắt bỏ tách hộp sọ để lấy máu ra, vết thương có di chứng kéodài gây tổn hại sức khỏe

Với những hành vi phạm tội nêu tại bảng cáo trạng số 46/ KSĐT ngày04/07/2007 Viện Kiểm Sát huyện Phú Xuyên đã truy tố:

Trang 13

Trần Văn Toàn ( tức Trần Tuấn Toàn), Vũ Duy Thanh, Phạm Huy Hoàng,Đào Ngọc Quyết ( tức Đào Văn Quyết) về tội cố ý gây thương tích theokhoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999.

Vũ Văn Minh về tội gây rối trật tự công cộng theo khoản 1 Điều 245 Bộ luậthình sự năm 1999

Căn cứ vào các chứng cứ và các tài liệu đã được thẩm tra tại phiên Tòa, căn

cứ vào kết quả tranh luận tại phiên Tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ toàndienj chứng cứ, ý kiến của Kiểm Sát viên, luật sư, của các bị cáo vànhững người tham gia tố tụng khác

Toàn là người khởi xướng đánh anh Việt và anh Khoa, Hoàng là ngườihưởng ứng tích cực nhất

Các bị cáo đã hành động rất tích cực, tuy không xác định rõ thương tích riêngbiệt mà mỗi bị cáo gây ra cho anh Việt nhưng các bị cáo đều xác định cótham gia và cùng gây thương tích cho anh Việt nên Vũ Duy Thanh và ĐàoNgọc Quyết đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội” cố ý gây thươngtích” với vai trò ngang nhau và có vị trí sau Trần Văn Toàn, Phạm HuyHoàng Trong hai bị cáo trên thì Phạm Huy Hoàng là bị cáo có tuổi chưathành niên nên hình phạt được áp dụng theo Điều 69, Điều 74 Bộ luậthình sự

Bởi các lý lẽ trên hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân huyện PhúXuyên đã quyết định:

1 Tuyên bị cáo: Trần Văn Toàn, Vũ Duy Thanh và Đào Ngọc Quyết đềuphạm tội cố ý gây thương tích, Vũ Văn Minh phạm tội gây rối trật tự côngcộng

Áp dụng khoản 03 Điều 104, Điểm b khoản 1 Điều 46, Điều 47, Điều 69,Điều 74 Bộ luật hình sự năm 1999 xử phạt Trần Văn Toàn 36( ba mươi sáu)tháng tù, thời hạn phạt tù từ ngày 14/2/2007

áp dụng khoản 03 Điều 104, Điểm b, p khoản 1 Điều 46, Điều 47 Bộ luậthình sự phạt Vũ Duy Thanh 42 tháng tù thời hạn từ ngày 16/10/2007

Áp dụng khoản 03 Điều 104, Điểm h, d khoản 1 Điều 46, Điều 47 Bộ luậthình sự năm 1999 xử phạt Đào Ngọc Quyết 18( mười tám) tháng tù tính từngày bắt đầu thi hành án

Đối với bị cáo Phạm Huy Hoàng áp dụng khoản 01 Điều 245, khoản h, p, kkhoản 1 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 xử phạt 30( ba mươi)tháng tù

Đối với Vũ Văn Minh xử phạt 09 tháng tù và cho hưởng án treo thời hạn thửthách là 24 tháng

3 Nguyên nhân dẫn tới tội cố ý gây thương tích

Nguyên nhân và điều kiện phạm tội của tội cố ý gây thương tích rất đa dạng vàphong phú Nó có thể là nguyên nhân bên trong nội tại của nó và cũng có thể lànhững nguyên nhân bên ngoài Tất cả những nguyên nhân và điều kiện đó ở mỗi

Trang 14

khía cạnh, mỗi chừng mực khác nhau sẽ tác động đến tình hình tội phạm ở mức

độ khác nhau

Việc làm sang tỏ nguyên nhân và điều kiện phát sinh, tồn tại của tội cố ýgây thương tích có ý nghĩa rất quan trọng, nó đáp ứng được yêu cầu về mặt lýluận cũng như thực tiễn đấu tranh và phòng chống loại tội phạm này Sau đây làmột số nguyên nhân và điều kiện tiêu biểu của tội cố ý gây thương tích trên địabàn huyện

3.1 Nguyên nhân về tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật

Tuyên truyền giáo dục pháp luật là đưa pháp luật đến với mọi người, đểmọi người hiểu và tuân theo pháp luật Mặc dù đã có nhiều cố gắng song côngtác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện trong thời gianqua vẫn còn nhiều hạn chế nhất định

- Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức phápluật của nhân dân trên địa bàn còn nghèo nàn về nội dung, nặng tính hìnhthức nên hiệu quả công tác còn chưa cao

- Ở một số vùng trên địa bàn huyện trình độ văn hóa của người dân còn thâp,cộng với cuộc sống khó khăn, lại thiếu cơ sở vật chất như: đài, loa phátthanh, bảng tin hang ngày, tài liệu pháp luật… vì thế công tác này càng gặpnhiều khó khăn

Đội ngũ cán bộ làm công tác về pháp luật trong những năm qua trên địa bànhuyện số lượng đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầuthực tiễn – tình trngj thiếu cán bộ pháp luật vẫn còn tồn tại đặc biệt là chấtlượng của đội ngũ cán bộ này vẫn chưa thực sự được nâng cao

Qua đó, chúng ta nhận thấy công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật kém

sẽ dẫn đến hậu quả là ý thức pháp luật không cao là nguyên nhân dẫn đếnhành vi phạm tội nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng

3.2 Nguyên nhân về công tác giáo dục

Đối với môi trường giáo dục gia đình

Gia đình là nơi hình thành các chuẩn mực và giá trị xã hội, là nơi kiến tạomôi trường cho mỗi cá nhân phát triển Một gia đình giưc gìn và phát huyđược vẻ đẹp truyền thống trong đó mỗi cá nhân đều sống gương mẫu, chanhòa, yêu thương lẫn nhau… thì sẽ hình thành được nhân cách tích cực ở mỗithành viên trong gia đình Nhưng thực tế hiện nay, không ít gia đình đãkhông giữ được vẻ đẹp truyền thống đó, đã bị lối sống thị trường làm biếndạng – cha mẹ thì hay bất hòa, không quan tâm đến con cái, chỉ lo kiếm thậtnhiều tiền, bất chấp pháp luật Việc giáo dục trong gia đình không còn đượcchú trọng như trước, những bậc phụ huynh này lại khoán trắng sự giáo dục

đó cho thầy cô, cho nhà trường mặt khác, họ lại cho con cái của họ tiếp xúcquá sớm với đồng tiền, quá nuông chiều chúng… vì thế đã hình thành nhâncách xấu cho chúng và đưa chúng đến với những hành vi trái với nhữngchuẩn mực xã hội, như hành vi gây thương tích cho người khác

Đối với môi trường giáo dục nhà trường

Thời gian qua trên địa bàn huyện nói riêng cũng như trên toàn quốc nóichung, nhà trường mới chỉ chú trọng đến việc giảng dạy những kiến thứcphổ thông mà chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục cách” làm người cho

Trang 15

các em” Tuy bộ môn đạo đức( môn học dạy làm người), môn giáo ducjcông dân( dạy cach ứng xử trong cuộc sống và sơ bộ về kiếm thức pháp luật

và môn pháp luật đại cương đã được đưa vào giảng dạy trong các trường tiểuhọc, trung học, phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệpnhưng vì số tiết học còn chưa phù hợp, nội dung giảng dạy còn sơ sài, chưa

có hình thức lôi cuốn các em nên chưa đạt được mục đích giáo dục của mônhọc

Bên cạnh đó, những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường ngày càng xuấthiện nhiều – đó là tình trạng mua bằng, bán điểm, là tình trạng đùm đẩytrách nhiệm giữa gia đình và nhà trường… dẫn đến việc hình thành trongtâm hồn các em những chuẩn mực xã hội sai lệnh, tâm lý chán học, bỏ học đilang thang và kéo theo đó là hang loạt những hành vi phạm tội

3.3 Nguyên nhân từ môi trường xã hội

Các bị cáo đều được lớn lên từ những vùng quê nghèo, nhận thức xã hội cònnhiều lạc hậu, tính cục bộ địa phương còn khá rõ ràng vì vậy đã dẫn đến nhữngnhận thức lệch lạc và đến phạm tội

Nơi các bị cáo sinh sống, sự hoạt động của các đoàn thể còn nhiều hạn chế,hoạt động của các đoàn thể ở đây mà đặc biệt là Đoàn thanh niên chưa hiệu quả,chưa tạo ra được một sân chơi lành mạnh cho thanh niên nên chưa thu hút được

sự tham gia tích cực của thanh niên vào các hoạt động Đoàn, vì vậy dẫn tới tụtập, đàn đúm và dẫn tới những hành vi phạm tội

Việc chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường, tốc độ phát triển kinh tếcủa huyện Phú Xuyên đã đạt được những thành tựu đáng kể, song song vớinhững tích cực của nền kinh tế này đem lại những mặt trái của nó, đó là tìnhtrạng phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc Một bộ phận nhỏ dân giàu lên cònlại đa số lao động phải sống vất vả, với cuộc sống không nghề nghiệp

Sự thay đổi cuộc sống với quan điểm đồng tiền là trên hết, thái độ coithường pháp luật, coi mạng sống, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngườinhư rơm rác Sự thơ ơ vô trách nhiệm đối với người khác…

3.4 Nguyên nhân về sự gia tăng của các tệ nạn xã hội

Như đã phân tích ở trên tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn huyện đangdiễn biến khá phức tạp và nghiêm trọng Cơ chế thị trường đã kéo theo nórất nhiều tệ nạn xã hội như: tệ nạn mại dâm, cờ bạc, lô đề, nghiện hút… Hậuquả của cuộc sống” sa ngã” đó là chúng sẽ làm bất cứ việc gì kể cả việc xâmphạm đến tính mạng, danh dự, sức khỏe của người khác

Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi phạm tội cố ý gâythương tích ở địa bàn huyện Phú Xuyên Chúng ta cần phải nghiên cứu thật

kỹ những nguyên nhân đó thì mới đề ra được biện pháp đấu tranh phòngchống tội phạm có hiệu quả

Ngày đăng: 03/04/2013, 13:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Luật hình sự của nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 Khác
2. Giáo trình tội phạm học - Trường Đại học Luật Hà Nội Khác
3. Giáo trình Luật hình sự - Trường Đại học Luật Hà Nội – Tập I 4. Giáo trình Luật hình sự - Trường Đại học Luật Hà Nội – Tập II 5. Bản án số 57/ HSST Khác
6. Sổ thụ lý sơ thẩm các vụ án hình sự năm 2006, 2007, và năm 2008 của Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên Khác
7. Bản tổng kết, khóa sổ HS- ST năm 2006, 2007, 2008 của Tòa án nhân dân huyện Phú Xuyên Khác
8. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhà xuất bản chính trị Quốc gia Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w