1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015

37 379 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Để có thể tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại một cách hiệu quả, các nước nêutrên đã tiến hành đánh giá chất lượng tài sản và phân loại nợ xấu của các ngân hàng thươngmại.. Khi xá

Trang 1

MỞ ĐẦU

Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu được tiến hành theo

Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” Có thể thấyrằng Việt Nam đang có cách tiếp cận chủ động trong tái cấu trúc hệ thống ngân hàngnhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả nhất trong điều kiện chưa cónguy cơ khủng hoảng hay suy thoái nghiêm trọng Tuy nhiên, xét trên giác độ lý luận vàthực tiễn, vẫn còn nhiều vấn đề có liên quan đến đối tượng, biện pháp, lộ trình, nhữngkhó khăn, thách thức và các nhân tố ảnh hưởng trong quá trình tái cấu trúc cần phải đượcnghiên cứu, bổ sung và cụ thể hóa

Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống các ngân hàng thương mại(NHTM) Việt Nam nói riêng đã có những đóng góp tích cực trong công cuộc phát triểnkinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là một trong những ngành

đi đầu trong công cuộc hội nhập kinh tế thế giới Bên cạnh những thành tựu đã đạt được,ngành ngân hàng đang phải đối mặt với những khó khăn như nợ xấu tăng cao, cơ cấu dư

nợ thiếu hợp lý, quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản thấp, hệ số đòn bẩy tài chính cao, lợinhuận sụt giảm… Vì vậy, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm lành mạnhhóa hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tiến tới phát triển bền vững là điều hết sứccần thiết

Trang 2

1 Bài học từ tái cấu trúc của các nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam.

1.1 Quá trình các nước trên thế giới tái cấu trúc.

Những thập kỷ gần đây, nhiều quốc gia đã có kinh nghiệm trong việc giải quyết cácvấn đề về yêu cầu thay đổi một cách có hệ thống các ngân hàng của nước họ Thôngthường, những vấn đề xuất phát từ nguyên nhân bên trong, chẳng hạn như sự giám sát ngânhàng yếu, sự can thiệp chính trị, và thiếu vốn Hoặc hệ thống ngân hàng của một quốc gia

có thể bị lỗi thời và cần tái cấu trúc lại Đó là trường hợp của nhiều quốc gia phát triển vàtất cả các nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường Hoặcảnh hưởng bên ngoài, chẳng hạn như sự mất giá của sản phẩm hoặc hàng hóa xuất khẩuchủ lực làm bùng phát thêm cuộc khủng hoảng

Chính quyền các nước xem xét trước sự cần thiết phải cải cách và thực hiện ngaytrong thời gian tài chính tương đối ổn định Thông thường, một cuộc khủng hoảng ngânhàng xảy ra trước khi các quốc gia có thể tập hợp ý chí chính trị để thực hiện các cải cáchcần thiết Trong một cuộc khủng hoảng ngân hàng, người gửi tiền, người cho các ngânhàng vay, và các chủ sở hữu vốn của ngân hàng mất niềm tin và đồng thời tìm kiếm cáchthu hồi để cứu vãn các nguồn lực của họ Một ngân hàng duy nhất thất bại thì không để lạihậu quả cho quốc gia, nhưng khi một tỷ lệ lớn các khoản tiền gửi trong hệ thống ngânhàng quốc gia có dính líu, vấn đề sẽ gây tê liệt hệ thống và đe dọa nền kinh tế Chínhphủ không có lựa chọn mà phải hành động và các biện pháp khắc phục có sẵn trongcuộc khủng hoảng sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém hơn

Các quốc gia có nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng ngânhàng, với mức độ thành công khác nhau Bài học hữu ích có thể học được bằng cách xemxét kinh nghiệm các quốc gia đi trước và so sánh các phương pháp tiếp cận với các kếtquả đạt được Những bài học nổi lên rõ khi các quốc gia được xếp hạng bởi sự thành côngcủa nỗ lực cải cách và bởi cách so sánh việc sử dụng các chiến lược, chính sách, và cáccông cụ cải cách của họ

Với mục đích này, những kinh nghiệm phân tích nghiêm cứu của các tác giả trện thế

Trang 3

giới trong 24 quốc gia bắt đầu cải cách trong thập niên 1980 và đầu những năm 1990: 4nước công nghiệp, 15 nước đang phát triển và 5 quốc gia trong quá trình chuyển đổi nềnkinh tế định hướng thị trường Chúng được coi là một cuộc khủng hoảng hệ thống ngânhàng nếu lớn hơn hoặc bằng 1/5 tổng số tiền gửi trong hệ thống quốc gia bị ảnh hưởng.Tiêu biểu cho tất cả các khu vực còn lại trên thế giới.

Làm sáng tỏ những vấn đề kinh tế thực tiễn đang nghiên cứu này sẽ dẫn đến thực hiệnthành công quá trình tái cấu trúc Sau đây liên quan đến các trường hợp minh họa của táicấu trúc hệ thống của một số nước

Mục đích tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là cải thiện hoạt động ngân hàng, phục hồikhả năng thanh toán và lợi nhuận, nâng cao năng lực của các hệ thống ngân hàng để cungcấp cho trung gian tài chính giữa tiết kiệm và cho vay và khôi phục lòng tin của côngchúng

Nói đại khái, tái cơ cấu tài chính cố gắng khôi phục lại khả năng thanh toán (giá trịthuần) bằng cách cải thiện bảng cân đối tài sản của ngân hàng Một ngân hàng có thể cảithiện bảng cân đối tài sản của mình bằng cách huy động thêm vốn (ví dụ, nhận được tiền từchủ sở hữu hiện tại hoặc mới hoặc từ chính phủ), bằng cách giảm trách nhiệm pháp lý (ví

dụ, ghi lại giá trị các khoản nợ nhất định), hoặc bằng cách thúc đẩy các giá trị của tài sản(ví dụ, nâng cao giá trị thu hồi khoản vay có vấn đề và tài sản thế chấp) Hoạt động táicấu trúc ảnh hưởng đến lợi nhuận Các biện pháp có thể bao gồm sự chú ý đổi mới chiếnlược kinh doanh, cải thiện quản lý và hệ thống tài khoản, và sự đánh giá tín dụng tốt hơn

và các kỹ thuật chính Chi phí điều hành có thể được cắt giảm bằng cách loại bỏ các chinhánh và cắt giảm nhân viên

Để tăng cường năng lực của hệ thống ngân hàng cho trung gian, tái cấu trúc thường

có nghĩa là nâng cao khả năng giám sát và bảo đảm các quy định an toàn Đôi khi, các biệnpháp khác chẳng hạn như cung cấp bảo hiểm tiền gửi và chú ý người cho vay cuối cùngcũng cần thiết

1.2 Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở một số nước Đông Nam Á.

Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á những năm 1997, 1998 đã cho thấy sựyếu kém của hệ thống ngân hàng các nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia, buộc Chính

Trang 4

phủ các nước này phải tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm tránh rủi ro đổ vỡ hệthống trong tương lai Tuy chi phí cho quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại các quốcgia nêu trên có thể khác nhau, nhưng cách thức tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng củacác quốc gia này có nhiều điểm tương đồng với nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng.Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở TháiLan, Indonesia, Malaysia, Lào, Philippines… cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thìnhlình Cuộc khủng hoảng này đã khiến cho hệ thống ngân hàng của Thái Lan, Indonesia vàMalaysia nhanh chóng trở nên tồi tệ, tỷ lệ nợ xấu tăng lên nhanh chóng: Tại thời điểmkhủng hoảng năm 1997 ở Thái Lan gần 50% và ở Indonesia thì cao hơn 50% Ở Malaysiathì thấp hơn, ở mức 8% theo tiêu chuẩn của Malaysia, còn theo thông lệ quốc tế thì đã ởmức 13% Tỷ lệ nợ xấu tăng lên nhanh chóng đã phản ánh một thực tế là số lượng kháchhàng của ngân hàng không có khả năng thanh toán các khoản vay đúng hạn; hàng loạt ngânhàng phải đối mặt với tình trạng thua lỗ nặng lề, nguy cơ mất khả năng thanh khoản hoặcphá sản

Trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng có nguy cơ lan rộng và ảnh hưởng nặng nề tớinền kinh tế, các quốc gia nêu trên đã thành lập các ủy ban tái cấu trúc lại hệ thống ngânhàng dưới sự tư vấn và giám sát của các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để

đề ra các lộ trình cụ thể cho quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Cụ thể, tại Thái Lan

là Ủy ban Tư vấn tái cấu trúc tài chính với các thành viên là đại diện cho Bộ Tài chính,Ngân hàng Trung ương Thái Lan và khu vực tư nhân Tại Malaysia, Chính phủ giao trựctiếp cho Ngân hàng Trung ương Malaysia nhiệm vụ thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngânhàng Tại Indonesia, Chính phủ thành lập Cơ quan Tái cấu trúc hệ thống ngân hàngIndonesia với sự tham gia tư vấn của năm đảng phái chính trị lớn

Để có thể tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại một cách hiệu quả, các nước nêutrên đã tiến hành đánh giá chất lượng tài sản và phân loại nợ xấu của các ngân hàng thươngmại Theo đó, các Ngân hàng Trung ương các nước nêu trên siết chặt các quy định tạm thời

về phân loại nợ, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và chuẩn mực kế toán về lập dự phòng rủi ro tíndụng Chẳng hạn, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã yêu cầu tất cả các ngân hàng thươngmại Thái Lan phân loại các khoản vay quá hạn để đánh giá khả năng mất thanh khoản đối

Trang 5

với từng ngân hàng thương mại nói riêng và cần phải tái cấu trúc Trên cơ sở đánh giá phânloại nợ xấu và khả năng mất thanh khoản của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trungương tiến hành sửa đổi các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực quốc

tế để tránh gặp phải các nguy cơ đổ vỡ và rủi ro trong tương lai

Để giải quyết vấn đề nợ xấu tồn đọng tại các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trungương các nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã cho phép và khuyến khích thành lập cácCông ty quản lý nợ và tài sản xấu (AMC) để xử lý nợ khó đòi của các ngân hàng thươngmại Khi xác định được mức vốn thực có của các ngân hàng thương mại sau khi đã bù đắpcác khoản thiệt hại về nợ xấu và dự phòng, Ngân hàng Trung ương các nước nêu trên đãkhuyến khích và sử dụng các biện pháp tăng vốn hoặc phải sáp nhập một số ngân hàngthương mại để đảm bảo mức vốn tối thiểu an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng,thậm chí mở rộng hình thức sở hữu nước ngoài trong một thời gian nhất định Vào tháng9/1998, Chính phủ Indonesia đã buộc 4 ngân hàng thương mại quốc doanh phải hợp nhất lạithành một ngân hàng thương mại mới có tên là Bank Mandiri Tất cả các khoản nợ xấucủa 4 ngân hàng thương mại quốc doanh này được chuyển tới đơn vị quản lý nợ xấu, cóchức năng mua bán nợ và tài sản tồn đọng của các ngân hàng thương mại trực thuộc Cơquan Tái cấu trúc Ngân hàng Indonesia (IBRA) Tháng 9/1999, Chính phủ Malaysia cũngcông bố kế hoạch phân loại và sáp nhập các ngân hàng thương mại và công ty tài chínhthành sáu nhóm ngân hàng lớn nhằm khôi phục lại sức mạnh của hệ thống ngân hàng TạiThái Lan, Ngân hàng Trung ương Thái Lan khuyến khích các ngân hàng thương mại hợpnhất thông qua hình thức cung cấp vốn đối ứng cho bên mua lại các ngân hàng nhỏ và đứng

ra bảo lãnh các khoản lỗ từ danh mục nợ xấu (sau khi đã trích lập dự phòng rủi ro) trong cácnăm hoạt động đầu tiên Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Thái Lan còn cung cấp vốncho các ngân hàng thương mại dưới dạng cổ phần thông thường và cổ phần ưu đãi; các ngânhàng thương mại có quyền mua lại vốn đầu tư của Ngân hàng Trung ương Thái Lan với giágốc cộng với chi phí vốn

Không chỉ khuyến khích các ngân hàng thương mại hợp nhất, Ngân hàng Trung ươngThái Lan và Indonesia còn mở rộng mức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với cácngân hàng thương mại trong nước trong một thời gian nhất định Chẳng hạn, Thái Lan cho

Trang 6

phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm cổ phần chi phối đối với các ngân hàng thương mạitrong nước với thời gian là 10 năm, sau thời gian đó thì phải giảm tỷ lệ sở hữu của các nhàđầu tư xuống theo mức pháp luật quy định thông qua việc bán lại cho các cổ đông trongnước Tuy nhiên, Malaysia lại hạn chế việc sở hữu các nhà đầu tư nước ngoài đối với cácngân hàng thương mại trong nước với mức tỷ lệ 30% để ngăn ngừa nguy cơ làm gia tăng rủi

ro bị các nhà đầu tư nước ngoài chi phối hệ thống ngân hàng trong tương lai

1.3 Kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Kinh nghiệm xử lý khủng hoảng và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại các nước trên chothấy, mặc dù quy mô tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại mỗi quốc gia có thể là khác nhau,nhưng về cơ bản các nước đều có các điểm chung về giải pháp và lộ trình Tuy nhiên, việctái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêngđòi hỏi một kế hoạch đồng bộ, lộ trình trình thích hợp, áp dụng các chuẩn mực thông lệquốc tế và có tầm nhìn chiến lược mang tính dài hạn, bao gồm trình tự xử lý cũng như xâydựng các kịch bản dự phòng cho các tình huống xấu nhất, để sao cho trong quá trình tái cấutrúc hoạt động thanh toán và hoạt động tín dụng của hệ thống không bị ảnh hưởng Khôngnên áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc, để tránh gây đảo lộn hay những cú sốc khôngcần thiết đối với toàn hệ thống Bên cạnh đó, cần phải có sự hậu thuẫn của hệ thống chínhtrị, hệ thống ngân hàng và toàn bộ xã hội Trên cơ sở kinh nghiệm các nước đi trước trongquá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, về cơ bản có thể đưa ra một số kinh nghiệm choViệt Nam trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng:

Củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng Để đảm bảo quá trình

tái cơ cấu hệ thống được thực hiện hiệu quả và tránh những xáo trộn do những thông tin bấtlợi đưa ra, hầu hết các nước trước khi tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đều đưa racác thông điệp đối với công chúng nhằm củng cố niềm tin, tạo ra sự đồng thuận và ủng hộ

từ phía công chúng Theo đó, một số thông điệp mà Chính phủ và Ngân hàng Trung ươngcần đưa ra là: Thứ nhất, Chính phủ cần đảm bảo rằng người gửi tiền sẽ không bị tổn thất vàthiệt hại khi một ngân hàng nào đó bị giải thể hay sáp nhập trong quá trình tái cơ cấu Nếukhủng hoảng hệ thống ngân hàng có nguy cơ xảy ra, Chính phủ các nước thường quyết địnhnâng mức bảo hiểm tiền gửi để gia tăng lòng tin của công chúng Thứ hai, đối với những

Trang 7

ngân hàng sẽ tiếp tục hoạt động, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương cần đưa ra thông điệprằng các ngân hàng đó đã đáp ứng được các chuẩn mực kế toán và an toàn hoạt động hợpvới thông lệ quốc tế, có các biện pháp quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ tốt hoặc đưa ra lộtrình bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Thứ ba,Chính phủ và Ngân hàng Trung ương cần chỉ đạo việc xây dựng quy chế an toàn, nâng caonăng lực của các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng để đảm bảo rằng hệ thống ngânhàng sẽ được vận hành an toàn trong tương lai Thứ tư, kinh nghiệm các nước cho thấy, giảipháp tốt nhất để duy trì được lòng tin công chúng là minh bạch hóa thông tin và một kếhoạch, lộ trình tái cấu trúc mạnh mẽ, quyết liệt.

Đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng thương mại Để hạn chế rủi ro khủng hoảng

ngân hàng lan rộng trong toàn hệ thống, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, hầu hết Ngân hàngTrung ương các nước đều tích cực hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, áp dụng cơchế hỗ trợ thanh khoản đặc biệt và dùng các giao dịch phi tiền mặt như bảo lãnh các khoảnvay trên thị trường liên ngân hàng để cứu các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản

Rà soát khuôn khổ pháp lý Việc tiến hành các hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân

hàng cần được đặt trong một khuôn khổ pháp lý vững chắc Do đó, các nước trên thế giớikhi tiến hành tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đều tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật,xây dựng các phương án can thiệp của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương trong các tìnhhuống khác nhau, để đảm bảo rằng chúng không vi phạm các luật lệ đã ban hành trước đây.Việc này rất quan trọng, bởi lẽ nó cho thấy hành vi can thiệp của Chính phủ và Ngân hàngTrung ương là khách quan, bình đẳng và minh bạch, vì lợi ích chung của nền kinh tế chứkhông phải vì một động cơ nào khác Căn cứ vào các văn bản pháp lý đó, Chính phủ vàNgân hàng Trung ương sẽ cần phải xây dựng một quy trình, với những tiêu chí rõ ràng ngay

từ đầu về mức độ can thiệp của Nhà nước cho từng trường hợp cụ thể

Rà soát chất lượng tài sản và phân loại ngân hàng Để thực hiện quá trình tái cấu trúc

ngân hàng, hầu hết các nước đều phải tiến hành xác định một cách rõ ràng và chính xác tìnhhình tài sản, mức độ và phân loại nợ xấu cũng như mức độ mất vốn của ngân hàng thươngmại Bên cạnh đó, việc phân loại các ngân hàng “xấu” và ngân hàng “tốt” cũng được Chínhphủ và Ngân hàng Trung ương các nước tiến hành đánh giá một cách kỹ lưỡng đối với từng

Trang 8

ngân hàng để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với các ngân hàng khônglành mạnh và củng cố các ngân hàng lành mạnh Ngoài ra, các nước đều tiến hành thành lậpcác công ty quản lý nợ và tài sản xấu (gọi tắt là AMC) để thúc đẩy quá trình tái cấu trúc hệthống ngân hàng, cũng như để giải quyết các vấn đề nợ xấu và thanh lý các tài sản.

Sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng yếu kém Sau khi đánh giá được mức vốn thực có

của các ngân hàng thương mại sau khi đã bù đắp các khoản thiệt hại về nợ xấu và dự phòng,hầu hết Chính phủ và Ngân hàng Trung ương các nước thực hiện tái cấu trúc đều quyết liệt

cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất các ngân hàngyếu kém hoặc yêu cầu tăng vốn để tăng cường năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quảhoạt động Trong một vài trường hợp phải áp dụng biện pháp hành chính để buộc các ngânhàng thương mại phải tăng vốn hoặc phải sáp nhập lại với nhau để đảm bảo mức vốn tốithiểu an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, thậm chí rút giấy phép hoặc đóng cửacũng như buộc phải tuyên bố phá sản

Mua lại ngân hàng, quốc hữu hóa một phần, góp vốn Việc Chính phủ mua lại hoặc

đầu tư vào vốn cổ phần của các ngân hàng yếu kém là một trong những giải pháp tạm thờicuối cùng đối với các ngân hàng thương mại không có khả năng sáp nhập hoặc hợp nhất.Kinh nghiệm quốc tế cho thấy hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều phải thực hiệnnghĩa vụ này Tuy nhiên, việc mua lại hoặc đầu tư của Chính phủ chỉ mang tính tạm thời,phần lớn Chính phủ sẽ bán lại cổ phần cho các nhà đầu tư khác sau khi tiến hành các biệnpháp nhằm khôi phục hoạt động của các ngân hàng này

Trong một số trường hợp, sau khi rà soát và xác định nhóm các ngân hàng yếu kém, Chínhphủ có thể tiến hành kêu gọi các nhà đầu tư bên ngoài đồng tài trợ hay góp vốn cùng Chínhphủ để khôi phục hoạt động của các ngân hàng xấu Nguồn vốn này thường được trích ra từcác quỹ đặc biệt do Chính phủ lập ra để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

Nghiên cứu cho thấy rằng, việc phục hồi lại hoạt động cho vay của ngân hàng và thu

về được lợi nhuận đòi hỏi hành động khắc phục một cách nhanh chóng và mộtphương pháp tiếp cận toàn diện Hoạch định chính sách phải giải quyết ngay lập tức cácvấn đề về các ngân hàng yếu kém, mất khả năng thanh toán, những thiếu sót trong công

Trang 9

việc kế toán, pháp lý, khuôn khổ pháp lý và sự lỏng lẻo trong việc giám sát và tuân thủqui định Trong quá trình cơ cấu lại, ngân hàng trung ương cũng phải sẵn sàng cung cấp hỗtrợ thanh khoản để các ngân hàng có thể tồn tại Tuy nhiên, ngân hàng trung ương khôngnên cung cấp tài chính dài hạn cho các ngân hàng hay tham gia vào các hoạt động thươngmại của ngân hàng, vì điều này dẫn đến chi phí tài chính tăng đáng kể và làm nảy sinh sựmâu thuẫn với mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Việc không quản lí các tài sản không tạo ra lợi tức ở các ngân hàng, cũng như các tàisản còn lại của những ngân hàng không thành công, làm tăng tổng chi phí cho việc cải tổngân hàng Nó cũng tạo ra sự không công bằng trong phân phối các khoản lỗ, bằng việchoàn lại cho những người không trả nợ đúng kỳ hạn và làm giảm các ưu đãi cho việc trả nợtrong tương lai Quá trình điều chỉnh nợ được phân cấp hay tập trung là cách quản lý tíchcực để tối đa hoá lợi nhuận, duy trì các giá trị tài sản có thể góp phần thu hồi chi phí tái cơcấu ngân hàng và gửi các tín hiệu thích hợp cho các khách hàng vay quá hạn

Trong trường hợp khó khăn tập trung ở ngân hàng trung ương thì các ngân hàng cóvấn đề đôi khi đã được tư nhân hoá Kế hoạch của việc tư nhân hoá là quan trọng Trongmột số trường hợp, quyền ưu tiên lại được trao cho các nhà thầu không có những kĩ năngcần thiết; trong trường hợp khác, tài sản ngân hàng lại bị định giá thấp Các kinh nghiệmquốc gia chỉ ra rằng các chương trình được thiết kế một cách nghèo nàn sẽ chứa đựng mầmmống cho cuộc khủng hoảng ngân hàng tiếp theo Các quốc gia trong nghiên cứu này đãthành công trong vấn đề coi trọng khả năng thanh toán hơn là các vấn đề lợi nhuận Mộtcách giải thích là việc cải thiện trong khả năng thanh toán của ngân hàng xuất phát chủ yếu

từ cơ cấu lại tài chính ngắn hạn, trong khi việc thu hồi lợi nhuận lại khó khăn hơn vớiviệc tái cơ cấu hoạt động dài hạn Ví dụ như việc trao đổi trái phiếu cho các khoản nợ xấu,ngay lập tức cải thiện các chỉ số về khả năng thanh toán nhưng không nhất thiết ảnh hưởngđến chi phí, doanh thu hay lợi nhuận Và trong thực tế, việc thiết kế các gói chuyển dịch

cơ cấu cho ngân hàng thường có phần nào đó không cân bằng, chúng thường tập trungnhiều hơn về các biện pháp tái cơ cấu tài chính dựa trên chi phí của các biện pháp tái cơcấu hoạt động

Về việc cải thiện trong trung gian tài chính, kết quả cho thấy sự thay đổi đáng kể

Trang 10

giữa các nhóm quốc gia: trong khi một số quốc gia thường xuyên tăng qui mô của cáctrung gian tài chính và giảm thiểu hệ thống rủi ro theo sau việc tái cấu trúc ngân hàng, điểnhình là đã đạt được tiến bộ trong nâng cao hiệu quả của các trung gian tài chính Sự thiếutiến bộ này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tái cơ cấu hoạt động và tạo ra các ưu đãithích hợp cho những người chủ sở hữu ngân hàng, quản lý, giám sát và thị trường để giámsát các ngân hàng và để đảm bảo quản trị doanh nghiệp thận trọng.

2 Thực trạng hoạt động của các ngân hàng Việt Nam.

2.1 Bối cảnh kinh tế.

Chặng đường 25 năm đổi mới đã qua tạo thế và lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyênphát triển mới Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo, kém phát triển và trở thànhquốc gia có mức thu nhập trung bình Đây là bằng chứng thuyết phục nhất về những nỗ lực

và thành tựu đạt được của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện công cuộc đổi mới

và phát triển toàn diện từ năm 1986 Điều này cũng cho thấy sự lựa chọn con đường đổimới, chính sách phát triển và tư duy lãnh đạo của Đảng về kinh tế là hoàn toàn đúng đắn.Đất nước đang đứng trước vận mệnh to lớn với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít tháchthức cho thực hiện mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” như đã nêu tại Cương lĩnh xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) vàphấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp như đã đề ra trongChiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 Mục tiêu phát triển này làhoàn toàn đúng đắn và phù hợp với khát vọng chính đáng của dân tộc ta đã đấu tranh, laođộng và cống hiến không ngừng nghỉ

Nền kinh tế đã thực sự thay đổi về diện mạo, tầm vóc và cả về chất Trong 25 nămqua, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh (bình quân 7%/năm) nhờ phát huy nộilực, tháo gỡ các nút thắt, giải phóng năng lực sản xuất kết hợp với sức mạnh thời đại thôngqua tích cực hội nhập quốc tế và tận dụng ngoại lực cho phát triển Nền kinh tế tăngtrưởng nhanh nhưng tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, dựa vào vốn, lao động và tàinguyên, do đó chất lượng, hiệu quả tăng trưởng kinh tế thấp, sức cạnh tranh của nền kinh

tế chậm được cải tiến

Trang 11

Mặt trái của tăng trưởng nhanh, kém hiệu quả và không bền vững của nền kinh tếthị trường ở giai đoạn phát triển ban đầu là sự cạn kiệt dần về tài nguyên, môi trường ônhiễm, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các nhóm đối tượng và vùng, miền giatăng, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn Trong một thế giới toàn cầu hóa sâu sắc màcác quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và đang biến đổi rất nhanh, phức tạp và khólường, thì nền tảng vững chắc cho phát triển quốc gia chính là các yếu tố nội sinh và nănglực thể chế của nền kinh tế - lựa chọn mô hình và con đường phát triển phù hợp sẽ tạo ra sựkhác biệt giữa các quốc gia Do đó, Đảng và Chính phủ đã quyết tâm phải cơ cấu lại nềnkinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả

và khả năng cạnh tranh, trong đó lấy 3 lĩnh vực làm then chốt: Cơ cấu lại đầu tư mà trọngtâm là đầu tư công; cơ cấu lại doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong đó trọngtâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; cơ cấu lại thị trường tài chính mà trọngtâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tài chính

2.2 Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

2.2.1 Số lượng các ngân hàng thương mại quá nhiều.

Theo số liệu thống kê của NHNN, tính đến 31/12/2012, Việt Nam hiện có 1 ngân hàngchính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 5 ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước, 4ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài, 49 văn phòng đại diện củangân hàng nước ngoài, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 34 NHTM cổ phần Xét về quy

mô, số lượng NHTM cổ phần vừa và nhỏ chiếm trên 90% tổng số ngân hàng Điều đáng nói

là Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 yêu cầu các NHTM cổ phần có lộ trìnhtăng vốn pháp định lên 3000 tỷ đồng vào ngày 31/12/2010, nhưng lộ trình này đã khôngđược thực hiện Tính đến thời hạn trên, còn tới 9 NHTM có vốn điều lệ chưa đủ 3.000 tỷđồng, 13 ngân hàng khác có mức vốn điều lệ dưới 4.500 tỷ đồng

Trong số này, nhiều NHTMCP nông thôn (tiền thân là các quỹ tín dụng nhân dân)trước đây đã chuyển đổi mô hình, mở rộng quy mô để chuyển sang hoạt động trong thịtrường ngân hàng đô thị từ sau năm 2006 Các NHTMCP từ chỗ được phân chia thànhhai khu vực với quy mô tài sản, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, khả năng tàichính và trình độ quản lý khác nhau, phù hợp với đối tượng phục vụ, nay chủ yếu cạnh

Trang 12

tranh với nhau trên cùng một thị trường Hơn nữa, thực trạng các NHTM tập trung vàochạy đua mở rộng thị phần và gia tăng lợi nhuận trong khi số lượng và chất lượng cácsản phẩm và dịch vụ khác chưa phát triển đã dẫn tới việc huy động tiền gửi và tín dụngvẫn là sản phẩm chủ yếu các ngân hàng sử dụng để cạnh tranh với nhau Tình trạng

“độc canh” tín dụng và dịch vụ đi kèm sản phẩm tiền gửi thiếu chất lượng đã dẫn tớicác ngân hàng liên tục chạy đua nâng lãi suất huy động và tìm cách thu hút kháchhàng mà không quan tâm đến khả năng tài chính của khách hàng và tính hiệu quả củaphương án, dự án vay vốn Hệ quả của thực trạng này là tốc độ tăng trưởng tín dụng, lãisuất cho vay và huy động của hệ thống ngân hàng luôn cao hơn mục tiêu đề ra củaNgân hàng Nhà nước (NHNN) Trong một số thời kỳ, sự cạnh tranh thiếu lành mạnhgiữa các ngân hàng đã dẫn tới một số ngân hàng thực hiện các biện pháp lách luậtthông qua nhiều hình thức, vi phạm các quy định của cơ quan quản lý, ảnh hưởngnghiêm trọng đến kỷ cương của thị trường tài chính ngân hàng cũng như hiệu quả điềuhành chính sách tiền tệ của NHNN

2.2.2 Quy mô vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu thấp so với quy mô tổng tài sản và tín dụng.

So sánh với hệ thống ngân hàng của các quốc gia trong khu vực thì số lượng ngânhàng ở Việt Nam quá lớn nhưng quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản quá nhỏ Tính tới thời điểmtháng 9/2012, hệ thống NHTM Việt Nam bao gồm 05 NHTMNN với tổng số vốn điều lệ111.372 tỷ đồng và 35 NHTMCP với tổng số vốn điều lệ 172.854 tỷ đồng Tính đến hết năm

2010 và 2011, vẫn có một số NHTM chưa đáp ứng được quy định mức vốn điều lệ tối thiểu3.000 tỷ đồng theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP Mặc dù chỉ có 9 NHTM có mức vốn trên 10.000

tỷ đồng và 11 ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 5.000 đến 10.000 tỷ đồng, số còn lại chỉ có mức vốnnhỏ hơn 5.000 tỷ đồng ( Qúy 1 2013) Nhằm đáp ứng những yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, nhiềuNHTMCP đã thực hiện các biện pháp đầu tư lòng vòng giữa các công ty con, quỹ đầu tư, NHTMCPkhác dưới hình thức đầu tư góp vốn cổ phần nhằm tăng vốn điều lệ ảo Hệ quả là hầu hết cácNHTMCP đạt múc vốn pháp định tối thiểu nhưng vốn thực có lại thấp hơn mức quy định của phápluật, khiến cho vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu- vốn có nhiệm vụ là tấm đệm cho hoạt động kinh doanhtài chính - ngân hàng trở nên quá mỏng Khi một vài NHTMCP gặp vấn đề trầm trọng như mấtthanh khoản thì ngay lập tức sẽ ảnh hướng tới an toàn của các NHTMCP khác, đồng thời tạo áp lựcrủi ro lớn lên toàn hệ thống các TCTD

Trang 13

2.2.3 Huy động vốn tăng trưởng nhưng cơ cấu vốn không hợp lí và nguồn vốn không ổn định.

Do lãi suất trong nền kinh tế Việt Nam có mức độ dao động cao và biến độngliên tục trong khi các sản phẩm huy động vốn có khả năng hạn chế rủi ro lãi suất chongười gửi tiền lại chưa phát triển nên đa phần nguồn vốn các NHTM huy động được làvốn ngắn hạn Một nguyên nhân nữa khiến cho nguồn vốn huy động thông qua pháthành các công cụ nợ dài hạn bị hạn chế là trong giai đoạn những năm gần đây, lạmphát và lãi suất của Việt Nam thường tăng cao khiến cho các nhà đầu tư vào các công

cụ nợ dài hạn gặp nhiều rủi ro về giá nên không mặn mà với công cụ đầu tư này Nguồnvốn huy động đa phần là ngắn hạn đã làm ảnh hưởng tới khả năng cung cấp các khoảntín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng khi thực hiện theo Thông tư số15/2009/TT- NHNN quy định các NHTM chỉ được sử dụng tối đa 30% nguồn vốn ngắnhạn cho vay trung dài hạn Nhiều NHTM gặp sự mất cân đối nghiêm trọng giữa huyđộng và sử dụng vốn, đã sử dụng tới 60- 70%, thậm chí còn cao hơn nữa, vốn huyđộng ngắn hạn để cho vay trung dài hạn Đây cũng là một lý do dẫn tới thực trạng mặtbằng lãi suất huy động của hệ thống NHTM luôn có xu hướng tăng cao

Ngoài ra, nguồn vốn huy động thường không ổn định do các ngân hàng thay vìnâng cao chất lượng sản phẩm lại cạnh tranh dựa trên lãi suất, khiến cho các khoảntiền gửi thường nhanh chóng bị rút ra và đem gửi tại ngân hàng có mức lãi suất caohơn Tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng (tới tháng9/2012, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của nhóm NHTMNN là 101,95%

và của nhóm NHTMCP là 76,44%) đã khiến nhiều ngân hàng gặp khó khăn thanhkhoản và buộc phải vay mượn trên thị trường liên ngân hàng hoặc vay từ NHNN thôngqua hoạt động tái cấp vốn Thực tế cho thấy, khó khăn thanh khoản tại một sốNHTMCP quy mô nhỏ có khoản tiền vay từ các NHTM quy mô lớn cộng với thựctrạng vay nợ chằng chịt giữa các ngân hàng càng khiến cho mức độ rủi ro của cả hệthống ngân hàng Việt Nam trở nên lớn hơn Lãi suất liên ngân hàng trong quý cuối năm

2011 tăng cao liên tục đã bộc lộ rõ việc thiếu hụt thanh khoản tại một số NHTM.Lần đầu tiên trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam xuất hiện hiện tượng các chủ thể

Trang 14

tham gia giao dịch yêu cầu ngân hàng đi vay phải có tài sản bảo đảm có tính thanhkhoản cao như vàng, ngoại tệ do một số ngân hàng vay liên ngân hàng nhưng không trả

nợ đúng hạn, thậm chí chây ỳ trả nợ gốc Khó khăn về thanh khoản trong nửa cuốinăm 2011, một vài tháng đầu năm 2012 không những từ sự mất cân đối giữa huy động

và cho vay mà còn là kết quả của sự thiếu hiệu quả trong năng lực tài chính và quản trịrủi ro của các ngân hàng

2.2.4 Tỷ lệ nợ xấu cao nhưng không phải ở mức báo động.

Tính đến cuối tháng 9/2012, với dư nợ khoảng 2,7 triệu ngàn tỷ đồng và nợ xấu ở mức8,82% thì chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam là đáng quan ngại,nhưng chưa ở mức báo động Với rất nhiều nỗ lực của NHNN trong hơn một năm qua,các chính sách đã phát huy tác dụng trong việc xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu gia tăngcũng như giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của nợ xấu đối với nền kinh tế

Xét về nguyên nhân, nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam bắt nguồn từ những lỗi hệthống với môi trường kinh doanh không thuận lợi, sự yếu kém của doanh nghiệp, chínhsách tín dụng chưa hợp lý của các NHTM và sự phối hợp các chính sách giữa các bộngành đôi lúc chưa thật hiệu quả

Thứ nhất, môi trường kinh doanh trở nên xấu đi đáng kể trong khoảng thời gian 5

năm trở lại đây là một nguyên nhân cơ bản dẫn tới chất lượng tín dụng suy giảm và nợxấu trong hệ thống ngân hàng gia tăng Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, nềnkinh tế Việt Nam chứng kiến tốc độ tăng trưởng suy giảm trong khi lạm phát biếnđộng khó dự đoán và luôn có xu hướng tăng cao Lạm phát cao đã làm xói mòn sứcmua của người tiêu dùng, người dân thắt chặt chi tiêu dẫn đến cầu nội địa suy giảmmạnh Cùng với đó là tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới tới nhu cầu hànghóa xuất khẩu của Việt Nam đã khiến cho tổng cầu giảm; hàng tồn kho của các doanhnghiệp ngày càng tăng cao, doanh nghiệp không quay vòng được vốn, ảnh hưởng tiêucực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạngngừng hoạt động, thậm chí phá sản, giải thể

Thứ hai, doanh nghiệp duy trì cơ cấu vốn thiếu hợp lý và thực hiện chính sách

Trang 15

mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh rủi ro chính là nguyên nhân dẫn tớithực trạng nợ xấu Tỷ lệ tín dụng/tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng từ mức44,8% lên mức 135,78% năm 2010 và 120,81% năm 2011, cho thấy các doanh nghiệpViệt Nam phụ thuộc quá nhiều vào các khoản tín dụng từ hệ thống ngân hàng Việclạm dụng đòn bẩy tài chính đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt vớinhiều rủi ro khi thị trường tài chính có biến động tiêu cực đặc biệt là trong các trườnghợp thắt chặt tín dụng Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại hoặc Chính phủ thực hiệnchính sách vĩ mô theo hướng thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát thì nhu cầu đầu tư vàtiêu dùng giảm, hàng tồn kho bắt đầu ứ đọng và các khoản phải thu từ khách hàng bịđình trệ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể tạo ra đủ tiền đểchi trả lãi vay, vốn gốc cho ngân hàng như hợp đồng tín dụng đã ký kết và hệ quả tấtyếu là nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh Ngoài ra, còn phải kể đến thực trạng nhiềudoanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng để tiến hành đầu tư vào các lĩnh vực có mức độrủi ro cao như bất động sản Nguồn cung tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ lệ thấp,trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn luôn biến động mạnh và có xu hướng tăng cao, nênkhi ngân hàng xiết cho vay thì sẽ tác động đến nhu cầu đầu tư vào bất động sản củadoanh nghiệp, công chúng, đến khả năng đáp ứng tiến độ của chủ đầu tư và nhà thầu, vàkết quả tất yếu ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp Khi thịtrường bất động sản lâm vào tình trạng đóng băng, thanh khoản sụt giảm thì doanhnghiệp không thể bán được bất động sản để trả nợ ngân hàng, trong khi những khó khăntrong hoạt động kinh doanh chính khiến cho luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinhdoanh không đủ để chi trả nợ Tương tự, nhiều doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để mởrộng quy mô, tiến hành đầu tư vào các lĩnh vực mới nhưng lại thiếu khả năng quản trị,không tiến hành tìm hiểu đánh giá thị trường kỹ lưỡng đã bị thua lỗ, mất vốn và kết quả

là không trả nợ được ngân hàng

Thứ ba, chính sách mở rộng thay vì tập trung nâng cao chất lượng tín dụng trong một

thời gian dài của hệ thống NHTM là nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình hình nợ xấutăng cao trong năm 2012 Tăng trưởng tín dụng luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế

và huy động vốn đã dẫn đến các nguồn vốn được phân bổ không hợp lý Hệ quả là

Trang 16

mức lãi suất chung của nền kinh tế luôn chịu áp lực tăng cao và dẫn tới các hoạt độngsản xuất kinh doanh có rủi ro cao tương ứng với lợi nhuận cao mới đáp ứng được mức lãisuất cho vay của các NHTM Về phía các NHTM, do thực hiện cho vay các lĩnh vựcphi sản xuất có mức sinh lời cao, các NHTM đã tập trung nguồn vốn tín dụng cho khuvực phi sản xuất Thậm chí, nhiều doanh nghiệp và cá nhân không đủ năng lực tàichính, với phương án, dự án vay vốn không hiệu quả vẫn được cấp tín dụng trong bốicảnh các NHTM theo đuổi tăng trưởng quy mô Thực trạng các NHTM giúp khách hàngvay vốn “đảo nợ” vẫn diễn ra dưới nhiều cách thức nhằm tránh việc ghi nhận nợ quá hạn

và nợ xấu Khi nền kinh tế gặp khó khăn và tăng trưởng tín dụng bị thắt chặt, các khoảntín dụng phi sản xuất với mức rủi ro cao và các phương án, dự án vay vốn thiếu hiệuquả được chấp nhận trước đây đã trở thành các khoản nợ quá hạn và nợ xấu tại ngânhàng

Bảng 2.1 Tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu trên tổng dư nợ 2009 – 2011

Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính các NHTM

Ngoài ra, công tác thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sửdụng vốn vay của khách hàng tại nhiều ngân hàng chưa tuân thủ đúng quy định

Trang 17

Không ít khách hàng, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết chỉmột phần vốn vay thực sự vào kinh doanh, phần khác dùng cho mục đích khác Mặtkhác, tư cách khách hàng là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí hoàn trả tiền vaycủa khách hàng thường bị lãng quên trong quá trình thẩm định ban đầu Khi doanhnghiệp không trả được nợ thì việc tài sản bảo đảm được đánh giá cao hơn giá trị thực

tế, nhận tài sản đảm bảo không đầy đủ tính pháp lý dẫn tới tình trạng khó xử lý tài sảnbảo đảm, hoặc phát mại được thì giá trị thu hồi thấp Điều này góp phần gây ra nhữngtrở ngại không nhỏ đối với quá trình xử lý nợ xấu tại các TCTD

Với những nguyên nhân trên, việc xử lý nợ xấu không thể diễn ra trong ngắn hạn.Tuy nhiên, xét về trung hạn, khả năng xử lý toàn bộ nợ xấu của nền kinh tế là tương đốikhả quan mà không cần sự hỗ trợ của nước ngoài Cụ thể, 73% dư nợ là có tài sản bảođảm với hơn 66% được bảo đảm bằng bất động sản Như vậy, nếu giải quyết được vấn

đề thị trường bất động sản thì lượng nợ xấu như đã nêu trên không đáng quan ngại Hơnthế, theo nguồn số liệu chính thức, các NHTM đã xử lý được 12.000 tỷ đồng nợ xấu từnguồn dự phòng rủi ro tín dụng Bên cạnh đó, việc trích lập dự phòng mới đã tăng14.000 tỷ đồng Như vậy, chỉ riêng với nội lực từ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, cácNHTM đã có thể phần nào xử lý được nợ xấu của mình

Bảng 2.2 Tỷ lệ dự phỏng trên dư nợ và nợ xấu trên tổng dư nợ 2009 – 2011

Trang 18

HBB 1.65% 2.06% 2.72% 2.64% 2.25% 2.39% 2.83% 4.42%

Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính các NHTM

Tuy nhiên, nếu nhìn trên góc độ vĩ mô toàn diện, để xử lý nợ xấu của hệ thống ngânhàng, không chỉ dựa vào những nỗ lực và giải pháp của ngành Ngân hàng mà cần có sựphối kết hợp của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế Cụ thể, đó là sự tham gia hợp lýcủa các doanh nghiệp và Bộ ban ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng

và Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp

2.2.5 Khả năng sinh lời giảm và có dấu hiệu không bền vững.

Khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam ở mức cao so với các ngànhtrong nền kinh tế, nhưng nếu so sánh với hệ thống NHTM tại các quốc gia có mứcphát triển tương đồng trên thế giới thì ở mức thấp hơn nhiều Vấn đề này phát sinh từthực trạng tập trung vào hoạt động tín dụng như là cơ sở để mở rộng thị trường, sửdụng công cụ lãi suất để cạnh tranh mà không tập trung vào các mảng sản phẩm vàdịch vụ phi tín dụng Khi thị trường tín dụng gặp vấn đề do nền kinh tế suy thoái, kháchhàng vay vốn không trả nợ đầy đủ và đúng hạn thì ngay lập tức khoản thu nhập từhoạt động tín dụng bị ảnh hưởng tiêu cực Ngoài ra, nếu các NHTM Việt Nam tiếnhành phân loại nợ và trích lập dự phòng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế cùng với việcphải chia sẻ với các doanh nghiệp về giảm lãi suất cho vay thì mức lợi nhuận sẽ giảmnhanh và mức sinh lời như các ngân hàng công bố là không bền vững

2.2.6 Năng lực quản trị yếu.

Chiến lược kinh doanh của các NHTM chưa được hoạch định phù hợp với thựctrạng môi trường kinh doanh và năng lực của ngân hàng Thậm chí một sốNHTMCP chuyển đổi mô hình từ NHTMCP nông thôn lên có năng lực quản trị kém,nhưng lại liên tục mở rộng tín dụng và tổng tài sản Cơ cấu quản trị nhiều ngân hàngkhông rõ ràng giữa các vị trí hội đồng quản trị và ban điều hành nên nhiều người đạidiện cổ đông lớn vốn thiếu kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm tham gia các vị trí

Ngày đăng: 09/04/2015, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w