1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ACB-CHI NHÁNH HÀ NỘI

74 1,3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 5,07 MB

Nội dung

Để nâng cao hiệu quả hoạt động và với mục tiêu phát triển bền vững,các ngân hàng không ngừng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm ngân hàng bán lẻ, trong đó có các sản phẩm cho vay tiêu d

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Những năm gần đây, cạnh tranh trên thị trường ngân hàng diễn ra quyết liệtvới nhiều loại hình sản phẩm mới được các ngân hàng triển khai và cung cấp tớikhách hàng Để nâng cao hiệu quả hoạt động và với mục tiêu phát triển bền vững,các ngân hàng không ngừng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm ngân hàng bán

lẻ, trong đó có các sản phẩm cho vay tiêu dùng và các sản phẩm này ngày càngkhẳng định vị trí của nó trong các sản phẩm cho vay của Ngân hàng thương mại

Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho ngân hàng có vị trí thốngtrị trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng so với các tổ chức tài chính khác là ngân hàng

đã không ngừng khai thác nguồn tiền gửi của dân cư và coi đây là nguồn vốn hoạtđộng quan trọng nhất Rất nhiều hộ gia đình sẽ không muốn gửi tiền của mìnhvào một ngân hàng nếu họ không thấy được rằng mình sẽ có triển vọng vay lạitiền từ chính ngân hàng đó khi họ có nhu cầu

Một yếu tố khách quan khác làm cho hoạt động cho vay tiêu dùng pháttriển là xuất phát từ mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng Thông qua cácmối quan hệ này, ngân hàng thấy được nhu cầu từ phía các nhà sản xuất lẫn ngườitiêu dùng Các nhà sản xuất cần có sự hỗ trợ để gia tăng số lượng hàng hoá tiêuthụ, người tiêu dùng cần tìm người tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu của mình

Như vậy, với xu hướng ngày càng phát triển của nền kinh tế thế giới, nhucầu đòi hỏi của người dân ngày càng cao Sự gia tăng không ngừng của các chinhánh Ngân hàng nước ngoài cũng như các tổ chức tài chính phi ngân hàng tạosức ép đối với các ngân hàng thương mại trong nước cải tiến công nghệ, nâng cao

Trang 2

năng lực quản trị điều hành, đa dạng hóa sản phẩm Sự phát triển của cho vaytiêu dùng là một tất yếu khách quan, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh củacác ngân hàng và làm tăng mối quan hệ bền vững giữa ngân hàng và khách hàng

Ngân hàng TMCP Á châu là một ngân hàng thương mại cổ phần chủ yếutập trung vào đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tầng lớp dân cư trung lưu ở đôthị Do vậy, chi nhánh đã có cho vay tiêu dùng trong doanh mục sản phẩm Tuynhiên, cho vay tiêu dùng hiện chỉ chiếm tỷ trọng 15-20% trong hoạt động chovay của chi nhánh Nhưng với mạng lưới hoạt động rộng lớn, đời sống dân cưngày càng được cải thiện, lại nằm ở địa bàn thuận lợi nên tiềm năng phát triển và

mở rộng cho vay tiêu dùng là rất lớn.Qua thời gian thực tập tại chi nhánh, em đã

có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu các hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng

Từ những kiến thức đã học ở trường cùng với kiến thức thu nhận được qua quá

trình thực tập, em đã lựa chọn đề tài: “GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU-CHI NHÁNH HÀ NỘI” để nghiên cứu và viết chuyên đề.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng, đặc điểm,vai trò của cho vay tiêu dùng đối với các chủ thể trong nền kinh tế, từ đó thấyđược tầm quan trọng của việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngânhàng thương mại

Xem xét tổng quát và có hệ thống hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB-chinhánh Hà Nội, tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong việc mở rộng cho vay tiêudùng, từ đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tạichi nhánh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 3

Đề tài tập trung nghiên cứu về việc mở rộng cho vay tiêu dùng và giáppháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ACB Hà Nội và các phòng giaodịch trực thuộc chi nhánh Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở một số vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quantrực tiếp đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB-chi nhánh Hà Nội trong nhữngnăm 2010-2012

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, so sánh, diễn giải

và tổng kết thực tiễn

5 Kết cấu chuyên đề: Bao gồm 3 chương

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB-CHI NHÁNH HÀ NỘI

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB-CHI NHÁNH HÀ NỘI

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY

TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động cơ bản của NHTM

Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 được Quốc hộinước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua

ngày 16/06/2011 đã quy định: “Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức

kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và các phương tiện thanh toán” Như vậy, ba hoạt động chủ

yếu của NHTM là huy động vốn, sử dụng vốn và làm dịch vụ thanh toán

NHTM thực hiện huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau Ngân hàng tạolập nguồn vốn của mình từ các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế dưới cáchình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi phát séc Theo thờigian, hoạt động huy động vốn của NHTM cũng phong phú hơn như có thêm hìnhthức vay vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước bằng cách chủđộng phát hành kỳ phiếu hay trái phiếu ngân hàng Ngoài ra, NHTM còn đượcvay vốn từ các NHTM khác, vay nước ngoài, vay Ngân hàng Trung ương dướihình thức tái chiết khấu

Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng sẽ sử dụng vốn đó để chovay, đầu tư và thực hiện hoạt động ngân quỹ Hoạt động ngân quỹ của ngân hàng

là nhằm bảo đảm khả năng chi trả hoặc thanh toán thường xuyên cho khách hàng

Trang 5

Thông qua việc đầu tư trở lại cho nền kinh tế, ngân hàng sẽ hỗ trợ cho nhu cầuchi tiêu hàng hoá, dịch vụ, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật làm tăng năng suấtlao động, nâng cao mức sống xã hội Trong nghiệp vụ sử dụng vốn, cho vay làhoạt động chủ yếu của Ngân hàng và cũng là nguồn mang lại lợi nhuận lớn nhấtcho ngân hàng Bên cạnh đó, đầu tư cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận chongân hàng, theo đó, ngân hàng sẽ sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư vào cácchứng khoán mà ngân hàng lựa chọn Các hình thức cho vay và đầu tư hết sức đadạng, tuỳ theo các tiêu thức mà người ta phân chia chúng thành nhiều loại khácnhau

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động thanh toán quangân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng Đây là hoạt động đang dần chiếm

tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng Ở các nước phát triển, hầu hếtcác hoạt động thanh toán, chi trả của công chúng đều được thực hiện qua hệ thốngngân hàng Các hoạt động thanh toán dùng tiền mặt chỉ phục vụ cho những nhucầu mua sắm với giá trị nhỏ Hình thức thanh toán qua ngân hàng vừa là nhu cầu,vừa là thách thức cho các quốc gia đang phát triển đang trong quá trình hội nhậpvới nền kinh tế thế giới

Trong các hoạt động cơ bản kể trên của NHTM , hoạt động cho vay đóngvai trò chủ chốt, thể hiện khả năng của các ngân hàng trong việc tìm kiếm lợinhuận

1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM

1.1.2.1 Khái niệm cho vay của ngân hàng thương mại

Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại qua các hình thức xã hội khácnhau Theo quan niệm truyền thống, tín dụng là một quan hệ kinh tế trong đó có

Trang 6

sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (hình thái tiền tệ hay hiện vật) từngười sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian thu hồi về một lượng giátrị lớn hơn lượng giá trị ban đầu với những điều kiện mà hai bên thoả thuận vớinhau Có rất nhiều hình thức tín dụng khác nhau như tín dụng ngân hàng, tín dụngthương mại, tín dụng Nhà nước, tín dụng thuê mua Tuy nhiên, ngày nay khi nóitới tín dụng người ta thường nghĩ ngay tới tín dụng ngân hàng và đồng nhất tíndụng với cho vay của ngân hàng Sau đây, cũng xin đề cập tới tín dụng xét dướikhía cạnh cho vay.

Hoạt động tín dụng của NHTM là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa mộtbên là ngân hàng (bên cho vay) với một bên là tất cả các doanh nghiệp, tổ chức,

cá nhân trong xã hội (bên đi vay) trong đó ngân hàng chuyển giao một lượng tiềncho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay

có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanhtoán

Như vậy, tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tíndụng đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả gốc và lãi sau một khoảng thời giannhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, trong quan hệnày hai bên bình đẳng cùng có lợi Tín dụng nói chung là quan hệ vay mượn, gồm

cả cho vay và đi vay, nhưng khi gắn tín dụng với chủ thể nhất định như ngân hàngthường chỉ bao hàm nghĩa cho vay Hoạt động tín dụng của NHTM có ý nghĩaquan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế vì nó chính là nguồn hỗ trợ cho yêu cầuphát triển, đáp ứng vốn cho nền kinh tế một cách linh hoạt, kịp thời

Tín dụng là hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng Lãi suấtthu được từ cho vay sẽ dùng để bù đắp chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phíkinh doanh, chi phí quản lý, chi phí thuế và các khoản chi phí khác Với vai trò

Trang 7

quan trọng như vậy, NHTM đã có rất nhiều hình thức cho vay khác nhau để đápứng nhu cầu của các tổ chức kinh tế và các cá nhân nhằm đem lại lợi nhuận caonhất.

1.1.2.2 Phân loại cho vay của ngân hàng thương mại.

Có nhiều cách phân loại cho vay khác nhau tuỳ theo yêu cầu của kháchhàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng Sau đây là một số cách phân loại:

a Theo thời gian: gồm 3 loại:

- Cho vay ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống

- Cho vay trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm

- Cho vay dài hạn: Trên 5 năm

Thời hạn cho vay thường được xác định cụ thể và ghi trong hợp đồng tíndụng, là thời hạn trong đó ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tíndụng Việc phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng vì thời gian liên quanmật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả củakhách hàng

b Theo tài sản bảo đảm: gồm 2 loại:

- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: là việc cho vay không có tài sảnthế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba, mà việc cho vaychỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng Đối với những khách hàng tốt, trungthực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, ngân hàng có thể cấp tín dụngdựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần nguồn thu nợ thứ hai bổsung

Trang 8

- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảođảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh bằng tài sản của ngườithứ ba Khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏiphải có bảo đảm.

c Theo phương pháp hoàn trả: gồm 2 loại:

- Cho vay có thời hạn cụ thể: là loại cho vay có thoả thuận thời hạn trả nợ

cụ thể theo hợp đồng Cho vay có thời hạn bao gồm: cho vay chỉ có một kỳ hạntrả nợ (phi trả góp), cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ cụ thể (trả góp), cho vay hoàntrả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể

- Cho vay không có thời hạn cụ thể: là loại cho vay mà ngân hàng có thểyêu cầu hoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trướcmột thời gian hợp lý, thời gian này có thể được thoả thuận trong hợp đồng

Ngoài các hình thức chủ yếu trên còn có các hình thức cho vay khác tuỳvào điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đặc điểm của khách hàngvay như theo ngành kinh tế (công, nông nghiệp ), theo đối tượng tín dụng (tàisản lưu động, tài sản cố định), theo mục đích (sản xuất, tiêu dùng)

1.2 CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng (CVTD) là các khoản cho vay được thực hiện để tài trợcho nhu cầu tiêu dùng cá nhân Tùy thuộc vào tình hình tài chính của mình màngười vay có nhu cầu vay khác nhau Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tàichính quan trọng giúp những người vay trang trải nhu cầu mua sắm, sửa chữa, cảitạo, nâng cấp nhà ở; đồ dùng gia đình và xe cộ Bên cạnh đó, những chi tiêu chonhu cầu giáo dục, y tế và du lịch cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng

Trang 9

Trên thực tế, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về CVTD Sự khácnhau đó xuất phát từ đặc trưng của cho vay tiêu dùng ở mỗi nước có phần khácnhau Ở nhiều nước, khái niệm CVTD không bao hàm khoản cho vay để mua nhàcửa mà chỉ là những khoản cho vay để mua các động sản như ô tô, các đồ điệndân dụng và cho các nhu cầu sinh hoạt khác (sinh đẻ, cưới xin, du lịch ).

CVTD cho phép sử dụng trước khả năng mua, do đó tác động gián tiếpkích thích sản xuất phát triển Trong những giai đoạn mà nền kinh tế ở trạng tháigiảm phát, mở rộng CVTD là đòn bẩy để kích cầu, tạo động lực cho các nhà sảnxuất tăng đầu tư, mở rộng sản xuất góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.Song trong giai đoạn lạm phát, nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bị hạn chế,CVTD bị thu hẹp

1.2.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng

1.2.2.1 Quy mô của từng hợp đồng CVTD thường nhỏ nhưng số lượng các món vay lớn

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và thu nhập hàng tháng mà giá trị cáckhoản vay thường khác nhau Tuy nhiên có một đặc điểm chung là giá trị cáckhoản vay này thường rất nhỏ so với các khoản vay cho mục đích kinh doanh dođây là khoản vay phục vụ cho mục đích tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình mà giátrị của của hàng hóa tiêu dùng thường không quá lớn hoặc khách hàng đã có sựtích lũy từ trước đối với những nhu cầu của mình

Khi xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng đượcnâng cao, nhu cầu tiêu dùng cũng sẽ tăng lên trong khi không phải ai cũng có khảnăng đáp ứng nhu cầu của mình ở thời điểm hiện tại vì vậy nhu cầu vay cho mụcđích tiêu dùng ngày càng gia tăng Điều này dẫn đến số lượng khách hàng có nhucầu vay vốn là rất đông, khiến tổng qui mô CVTD ngày càng lớn

Trang 10

1.2.2.2 Lãi suất CVTD thường được cố định và cao hơn lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp.

Lãi suất CVTD không linh hoạt như các khoản vay kinh doanh khác, căn

cứ trên lãi suất huy động đầu vào Đây là yếu tố tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng khilãi suất huy động tăng Các khoản vay tiêu dùng thường được định giá rất cao Lãisuất CVTD cao như vậy là do các khoản vay tiêu dùng có chi phí lớn và rủi rocao trong danh mục cho vay của ngân hàng

1.2.2.3 Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu

kỳ kinh tế

Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, mọi người tin tưởng rằng trong tươnglai mình sẽ có nhiều tiền hơn nhu cầu tiêu dùng cũng sẽ lớn hơn Ngược lại, thời

kỳ kinh tế suy thoái, người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêu dùng nên họ

sẽ hạn chế nhu cầu tìm kiếm các khoản vay từ ngân hàng

1.2.2.4 Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co dãn với lãi suất

Người đi vay thông thường chỉ quan tâm tới số tiền mà họ phải thanh toántheo tháng, quí hơn là lãi suất họ phải chịu

1.2.2.5 Thu nhập và trình độ học vấn có tác động rất lớn đến việc sử dụng các khoản tiền vay của người tiêu dùng

Người có thu nhập cao thường có nhu cầu tiêu dùng lớn hơn người có thunhập thấp đặc biệt là các nhu cầu về học tập để nâng cao tri thức, cải thiện điềukiện sống và sinh hoạt

Trang 11

1.2.2.6 Tư cách khách hàng là yếu tố rất khó xác định song lại rất quan trọng, quyết định đến sự hoàn trả khoản vay

Nếu khách hàng là người có tư cách đạo đức tốt, họ sẽ ý thức hơn trongviệc hoàn trả khoản vay đầy đủ và đúng hạn

1.2.2.7 CVTD thường có rủi ro cao hơn

Các khoản cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh do nguồn trả nợ độclập với khoản vay, chủ yếu là từ thu nhập của người đi vay mà nguồn thu nhậpnày có thể biến động lớn phụ thuộc vào quá trình làm việc, tình hình kinh tếchung hay tình hình sức khỏe của họ Thêm vào đó, việc thẩm định và quyết địnhcho vay đối với một khoản cho vay tiêu dùng cũng thường gặp khó khăn do vấn

đề thông tin không đầy đủ hoặc thiếu chính xác

1.2.3 Phân loại cho vay tiêu dùng

CVTD được phân loại dựa trên các tiêu thức tương tự trong phân loại chovay nói chung:

1.2.3.1 Căn cứ thời hạn vay.

- CVTD ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống

- CVTD trung hạn: Từ trên 1 năm đến 5 năm

- CVTD dài hạn: Trên 5 năm

Thông thường, cho vay tiêu dùng có thời hạn vay là ngắn hạn hoặc trunghạn Các sản phẩm cho vay tiêu dùng dài hạn là rất ít, chỉ mới có một số ngânhàng triển khai Việc phân chia CVTD theo thời gian có liên quan mật thiết vớiphương thức hoàn trả của khoản vay đó

1.2.3.2 Căn cứ vào mục đích của khoản vay

Trang 12

a CVTD cư trú: các khoản CVTD nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xâydựng hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình Đặc điểm của khoản vay này làthời gian dài và qui mô tương đối lớn.

b CVTD phi cư trú: các khoản vay phục vụ các nhu cầu cải thiện đời sốngnhư mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí, du lịch… Đặcđiểm của khoản vay này là thời gian ngắn và qui mô nhỏ

1.2.3.3 Căn cứ phương thức hoàn trả

a CVTD trả góp: là khoản cho vay trong đó người đi vay phải trả cho ngân

hàng bao gồm cả gốc và lãi làm nhiều lần, theo từng kỳ hạn nhất định trong thờihạn cho vay Loại cho vay này thường áp dụng đối với những khoản vay lớn vàthời hạn vay dài như vay để mua nhà, mua ôtô

Ngân hàng căn cứ vào thu nhập cũng như nhu cầu chi tiêu của khách hàng

để xác định số tiền phải thanh toán mỗi kỳ của khách hàng Kỳ hạn trả nợ phảithuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng Kỳ hạn trả nợ thường là theo tháng vìnguồn trả nợ chính của người tiêu dùng là thu nhập mà họ nhận được hàng tháng.Trong CVTD trả góp, khách hàng sử dụng tiền vay ngân hàng để mua hàng hoátiêu dùng và thực hiện việc hoàn trả nợ gốc và lãi bằng cách trả những khoản tiềnbằng nhau vào những thời điểm cách đều nhau trong suốt thời hạn vay Thôngthường có ba phương pháp trả góp phổ biến:

- Ph ư ng pháp g p: Theo ph ư ng th c n y v n g c v lãi được tính gộp và chia đều cho các kỳ hạn trả nợ theo công thức c tính g p v chia đều cho các kỳ hạn trả nợ theo công thức u cho các k h n tr n theo công th c ỳ hạn trả nợ theo công thức ạn trả nợ theo công thức ả nợ theo công thức ợc tính gộp và chia đều cho các kỳ hạn trả nợ theo công thức sau:

T =

C + I nVới I = C * i * n

Trang 13

Trong đó: T là số tiền phải trả ngân hàng khi đến kỳ hạn; C là vốn gốc; I là

số tiền lãi khách hàng phải trả cho ngân hàng; n là số kỳ hạn trả nợ; i là lãi suấtcho vay mỗi kỳ hạn

- Phương pháp lãi đơn: Theo phương thức này vốn gốc được thanh toánđều nhau giữa các kỳ hạn, tiền lãi được tính theo số dư nợ còn lại theo công thứcsau:

T(k) = Tv + TL (k)

Với Tv = C/n

Trong đó: T(k) là số tiền thanh toán ở kỳ k; Tv là số vốn gốc phải thanhtoán ở mỗi kỳ hạn; C là vốn gốc; TL(k) là lãi khách hàng phải trả trong kỳ hạn k;

i là lãi suất cho vay mỗi kỳ hạn

- Phương pháp hiện giá: Theo phương pháp này, số tiền thanh toán mỗi kỳhạn (bao gồm cả gốc và lãi) bằng nhau theo công thức sau:

T =

Cxi – (1+i)n

(1+i)n - 1

b CVTD phi trả góp (trả một lần): là khoản cho vay trong đó khách hàng

chỉ thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn Quy mô của những khoản vaynày tương đối nhỏ, thời gian vay thường là ngắn hạn Phần lớn các khoản vay loạinày được dùng để chi trả tiền viện phí, mua sắm vật dụng gia đình có giá trị nhỏ,sửa chữa nhà, ôtô Theo phương thức này, việc thanh toán tiền gốc và lãi đượcthực hiện bằng một trong các phương thức sau:

- Tiền gốc (C) và tiền lãi (Cn) được thanh toán một lần vào cuối thời hạncho vay

Cn = C x i x n

Trang 14

- Tiền gốc (C) được thanh toán vào cuối kỳ hạn, còn tiền lãi cuối kỳ (Ck)được thanh toán đều đặn theo từng kỳ hạn:

Ck = C x i

1.2.3.4 Căn cứ nguồn gốc của khoản nợ:

a CVTD gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản

nợ phát sinh do các công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho ngườitiêu dùng

(1): Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ Trong hợpđồng, Ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bánchịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu

(2): Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua, bán chịu hànghóa Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị của tài sản

(3): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng

(4): Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng.(5): Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ

(3) (2)

Trang 15

(6): Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng.

 CVTD gián tiếp có một số ưu điểm sau:

- Gián tiếp tạo điều kiện để ngân hàng dễ dàng tăng doanh số CVTD

- Gián tiếp cho phép ngân hàng tiết kiệm và giảm bớt chi phí trong hoạtđộng cho vay

- Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt độngngân hàng khác

 CVTD gián tiếp có một số nhược điểm:

- Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng mà thông quacông ty bán lẻ Các công ty bán lẻ không có chuyên môn sâu để thẩm định kháchhàng một cách chi tiết, chính xác

- Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc bánchịu hàng hóa cho người tiêu dùng

- Các công ty bán lẻ thực hiện phương thức này không nhằm cấp tín dụngcho khách hàng mà chỉ nhằm tăng doanh số bán hàng

- Kỹ thuật nghiệp vụ CVTD gián tiếp có độ phức tạp cao

Do những nhược điểm trên nên các ngân hàng không chú trọng và pháttriển CVTD gián tiếp Ngân hàng nào tham gia CVTD gián tiếp đều có cơ chếkiểm soát rất chặt chẽ

CVTD gián tiếp được thực hiện thông qua các phương thức sau:

 Phương thức truy đòi:

- Truy đòi hoàn toàn: Theo phương thức này khi bán cho ngân hàng cáckhoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ sẽ cam kết thanh toáncho ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng khôngthanh toán cho ngân hàng

Trang 16

- Truy đòi hạn chế: Theo phương thức này trách nhiệm của công ty bán lẻđối với các khoản nợ người tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạntrong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã được thỏathuận giữa ngân hàng và công ty bán lẻ

Các điều khoản thường được sử dụng:

+ Công ty bán lẻ phải chịu trách nhiệm thanh toán một phần nợ trongtrường hợp người mua không đủ tiền để trả trước một số tiền mua hàng hóa nhấtđịnh khi mua chịu hoặc không đủ các tiêu chuẩn tín dụng do ngân hàng qui định

+ Công ty bán lẻ cam kết chịu trách nhiệm cho toàn bộ số nợ đã bán chịucho đến khi ngân hàng thu hồi được một số lượng các khoản nợ nhất định đúnghạn

+ Toàn bộ trách nhiệm thanh toán nợ của công ty bán lẻ được giới hạn theomột tỷ lệ nhất định so với tổng số nợ trong một thời hạn nhất định

+ Toàn bộ trách nhiệm thanh toán nợ của công ty bán lẻ giới hạn trongphạm vi số tiền dự phòng gửi tại ngân hàng

 Phương thức không truy đòi:

Theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợ cho ngân hàng, công tybán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việc chúng có được hoàn trả hay không.Phương thức này chứa đựng rủi ro cao cho ngân hàng nên phí tài trợ thường đượccác ngân hàng tính cao hơn so với các phương thức nói trên và các khoản nợ đượcmua cũng được xem xét, lựa chọn rất kỹ Chỉ các công ty bán lẻ rất được ngânhàng tin cậy mới được áp dụng phương thức này

 Phương thức mua lại:

Đây là một hình thức thỏa thuận không truy đòi hoặc truy đòi giới hạn, chophép công ty bán lẻ mua lại số dư thực tế của khoản nợ chưa thanh toán Khi

Trang 17

khoản cho vay quá hạn và hàng hóa được ngân hàng tái sở hữu, bán lại cho công

ty bán lẻ trong một thời hạn dàn xếp trước

Phương thức mua lại thích hợp với những công ty bán lẻ mạnh về tài chính

và có trách nhiệm

b CVTD trực tiếp: các khoản CVTD trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp

xúc cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này

 Cho vay trả theo định kỳ:

Phương thức cho vay trong đó khách hàng vay và trả trực tiếp với ngânhàng với mức trả và thời hạn trả được qui định khi cho vay Với hình thức này,tiền vay có thể được cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển thẳng vào tài khoản cá nhâncủa khách hàng

 Thấu chi:

Nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi vượttrên số tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong mộtkhoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi

 Thẻ tín dụng:

Nghiệp vụ cho vay trong đó ngân hàng phát hành thẻ cho những kháchhàng có tài khoản ở ngân hàng, có đủ điều kiện được cấp thẻ tín dụng và ấn địnhmức giới hạn tín dụng tối đa mà khách hàng có thể được phép sử dụng

Các khoản CVTD trực tiếp có chất lượng cao hơn so với trường hợp CVTDgián tiếp do chúng được quyết định bởi những nhân viên tín dụng chuyên nghiệpchứ không phải các công ty bán lẻ CVTD trực tiếp linh hoạt hơn CVTD gián tiếp

vì có sự đàm phán giữa ngân hàng và khách hàng để có quyết định về một khoảnvay với lãi suất, thời hạn phù hợp với cả hai bên CVTD trực tiếp có độ an toàncao vì ngân hàng trực tiếp thẩm định và giám sát tín dụng

Trang 18

1.2.3.5 Căn cứ tài sản bảo đảm

Theo phương thức này, CVTD gồm CVTD có bảo đảm bằng tài sản vàCVTD không có bảo đảm bằng tài sản :

 CVTD có bảo đảm bằng tài sản:

là hình thức cho vay tiêu dùng dựa trên cơ sở các tài sản bảo đảm dùng đểthế chấp, cầm cố như đất đai, nhà cửa hoặc bảo lãnh bằng tài sản của người thứba

 CVTD không có bảo đảm bằng tài sản:

là hình thức cho vay tiêu dùng không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảolãnh bằng tài sản của bên thứ ba Đối với CVTD không có tài sản đảm bảo, phổbiến là hình thức cho vay thế chấp bằng lương Thông qua tài khoản của kháchhàng mở tại ngân hàng, ngân hàng có thể kiểm soát thu nhập hàng tháng củakhách hàng và nhờ đó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng

1.3 MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.3.1 Khái niệm mở rộng CVTD

Trước thực trạng cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường, cácNHTM cũng như bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào đều phải tậptrung nguồn lực để hoàn thiện và đa dạng hoá các sản phẩm của mình nhằm thuhút khách hàng Sản phẩm CVTD được đưa ra không chỉ đem lại lợi ích cho cácNHTM, cho khách hàng mà còn có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng vàphát triển Vì vậy, các ngân hàng cần quan tâm chú trọng mở rộng cung cấp sảnphẩm dịch vụ này

Mở rộng nghĩa là tạo ra sự gia tăng về mặt quy mô, khối lượng, số lượng,

là nói đến sự tăng trưởng theo chiều rộng Như vậy, mở rộng CVTD tức là việc

Trang 19

ngân hàng thực hiện tăng quy mô, tỷ trọng CVTD trong cơ cấu cho vay nhằm đápứng tốt nhất các nhu cầu chính đáng của người tiêu dùng.

Mở rộng CVTD là sự gia tăng về số lượng và qui mô của khoản vay Điều

đó thể hiện sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của hệ thống ngânhàng thông qua số liệu thống kê hàng năm

Mở rộng CVTD cũng đề cập đến vấn đề chất lượng tín dụng Ngân hàngphải đảm bảo kiểm soát sao cho số vốn vay ấy được sử dụng đúng mục đích và cóhiệu quả nhất Tiến hành các biện pháp mở rộng tín dụng luôn phải đi đôi với việctiến hành các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng

Mở rộng CVTD hướng đến việc nghiên cứu, triển khai các hình thức chovay mới tùy theo đối tượng khách hàng và điều kiện cụ thể, đơn giản hóa quitrình, thủ tục tín dụng, nâng cao chuyên môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ tíndụng

Có thể khẳng định rằng, mở rộng CVTD là một hướng đi hợp lý cho việc

mở rộng cho vay ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai CVTD mặc dù có rủi ro

và chi phí cao so với các hình thức cho vay khác nhưng CVTD vẫn có những lợiích quan trọng không chỉ đối với ngân hàng và khách hàng mà còn tác động tíchcực đến nền kinh tế

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay tiêu dùng

Hiện nay, khi đưa ra kế hoạch kinh doanh cho những năm sắp tới, cácNHTM rất quan tâm đến việc mở rộng CVTD trong hoạt động cho vay của ngânhàng Mở rộng CVTD được phản ánh qua một số chỉ tiêu:

1.3.2.1 Chỉ tiêu doanh số

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay trong một thời kỳnhất định Đây là con số mang tính thời kỳ phản ánh một cách khái quát nhất về

Trang 20

hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm tài chính Bởi vậy, nếu trong nămdoanh số cho vay của ngân hàng lớn, đạt tỷ lệ cao và tăng so với năm trước cónghĩa là hoạt động cho vay của ngân hàng đang được mở rộng Cũng như vậy,doanh số CVTD là tổng số tiền ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân và hộgia đình vay với mục đích tiêu dùng tính trong một thời kỳ nhất định Chỉ tiêudoanh số CVTD phản ánh qui mô cho vay của các NHTM, doanh số cho vay càngcao thì qui mô càng lớn và ngược lại.

Chỉ tiêu này gồm hai chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối:

Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối = Tổng doanh số CVTD năm Tổng doanh số CVTD năm (t-1)

(t)-Giá trị tăng trưởng doanh số tương đối = (t)-Giá trị tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối x 100%/Tổng doanh số CVTD năm (t-1)

1.3.2.2 Chỉ tiêu dư nợ

Dư nợ tín dụng là con số thời điểm, phản ánh số tiền mà khách hàng đang

nợ ngân hàng tại một thời điểm nhất định Căn cứ mức dư nợ và tỷ lệ dư nợ có thểcho ta biết việc ngân hàng có thực hiện mở rộng tín dụng hay không bởi khi ngânhàng thực hiện chính sách mở rộng tín dụng, dư nợ tín dụng thường đạt ở mứccao Tuy vậy, để có thể đánh giá chính xác việc mở rộng tín dụng của ngân hàng,phải kết hợp giữa chỉ tiêu dư nợ tín dụng với chỉ tiêu doanh số cho vay

Chỉ tiêu này càng lớn có nghĩa là CVTD tại thời điểm so sánh tăng mạnh.Điều này chứng tỏ mở rộng CVTD có hiệu quả

Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối = Tổng dư nợ CVTD năm (t)- Tổng dư

nợ CVTD năm (t-1)

Giá trị tăng trưởng dư nợ tương đối = Giá trị tăng trưởng dư nợ CVTD tuyệt đối x 100%/Tổng dư nợ CVTD năm (t-1)

Trang 21

1.3.2.3 Chỉ tiêu nợ xấu.

Mở rộng tín dụng luôn đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng Bên cạnhviệc đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hoạt động mở rộng tín dụng, các ngân hàngrất chú trọng chỉ tiêu nợ xấu cả về số tuyệt đối và số tương đối bởi đây là chỉ tiêuphản ánh hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng

Nợ xấu phản ánh số tiền mà ngân hàng chưa thu được khi các khoản vay đãđến thời hạn trả nợ Khi một món nợ không trả được vào thời điểm thỏa thuận ghitrong hợp đồng, toàn bộ nợ gốc trong hợp đồng sẽ bị chuyển nợ quá hạn Nợ xấu

là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 qui định tại quyết định số 493/QĐ-NHNNngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước

Qua chỉ tiêu nợ xấu người ta có thể đánh giá được chất lượng tín dụngtrong một thời kỳ của ngân hàng Nếu nợ xấu trong CVTD vào cuối năm tài chínhnhỏ, chiếm tỷ lệ thấp chứng tỏ hoạt động quản lý và thu hồi nợ các khoản CVTDcủa ngân hàng trong năm đạt hiệu quả cao, chất lượng CVTD được nâng cao, các

cá nhân và hộ gia đình đã thực hiện tốt nghĩa vụ trong quan hệ vay trả đúng hạn.Chỉ tiêu nợ xấu trong CVTD càng nhỏ càng tốt

Trang 22

1.3.2.5 Chỉ tiêu tỷ trọng cho vay tiêu dùng.

Tỷ trọng dư nợ hay tỷ trọng doanh số CVTD trong tổng dư nợ hay doanh

số cho vay nói chung lớn hay nhỏ Đây là chỉ tiêu mang tính tương đối Việc sửdụng chỉ tiêu này phải kết hợp với chỉ tiêu doanh số, dư nợ CVTD và cho vay nóichung Tỷ trọng CVTD so với cho vay nói chung có thể cao nhưng trên thực tế lạikhông tăng do doanh số hoặc dư nợ cho vay nói chung giảm Vì vậy xét trongtương quan doanh số hoặc dư nợ cho vay tăng, tỷ trọng này càng lớn chứng tỏngân hàng đang mở rộng CVTD Tỷ trọng này nhỏ nghĩa là ngân hàng đang bịthu hẹp CVTD

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng

Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô CVTD gồm hai nhóm nhân tố chính lànhân tố khách quan và nhân tố chủ quan

1.3.3.1 Các nhân tố khách quan.

Khách hàng vay vốn.

Đạo đức của người vay vốn là yếu tố quyết định đến hành vi trả nợ củakhách hàng trong tương lai Đạo đức của người vay được xác định trên cơ sởnăng lực pháp lý và độ tín nhiệm Khách hàng phải có năng lực pháp lý để bảođảm nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong quan hệ vay vốn Mức tín nhiệm củakhách hàng liên quan đến sự sẵn lòng và thiện chí thực hiện đúng hợp đồng Cảhai yếu tố này các ngân hàng phải đặc biệt quan tâm khi tiến hành cho vay vì nótrực tiếp quyết định tới hiệu quả món vay và ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng.Trên thực tế, nguồn trả nợ cho ngân hàng trong CVTD là vấn đề rất quan trọng

Đa số thu nhập thường xuyên trong tương lai của khách hàng là nguồn trả nợchính, khách hàng có thu nhập càng cao thì việc trả nợ định kỳ càng ít ảnh hưởng

Trang 23

tới các chi tiêu khác, đặc biệt là các chi tiêu thường xuyên của khách hàng, ít ảnhhưởng tới tình hình tài chính của họ, do đó khoản vay càng an toàn.

Môi trường kinh tế

Hoạt động của các ngân hàng được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vựckhác nhau của nền kinh tế Vì vậy sự ổn định hay bất ổn, sự tăng trưởng nhanhhay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động của các ngân hàng,đặc biệt là hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng Khi nền kinh tế ởgiai đoạn hưng thịnh, mức sống của người dân được nâng cao, nhu cầu thoả mãntiêu dùng sẽ cao hơn, đồng thời họ yên tâm về mức thu nhập trong tương lai ítthay đổi dẫn đến nhu cầu về vay tiêu dùng của các cá nhân và hộ gia đình tănglên, hoạt động CVTD của các ngân hàng có cơ hội phát triển mạnh Ngược lại,khi nền kinh tế ở tình trạng trì trệ, có nhiều biến động khó lường, thu nhập củangười tiêu dùng bị ảnh hưởng, nhu cầu chi tiêu theo đó cũng giảm theo làm chonhu cầu tiêu dùng của người dân chỉ ở mức đủ ăn đủ dùng, do đó lĩnh vực CVTDcủa ngân hàng không phát triển

Môi trường xã hội

Các yếu tố xã hội như sự tin tưởng lẫn nhau, tình hình an ninh trật tự và antoàn xã hội, trình độ dân trí…ảnh hưởng trực tiếp tới các chủ thể chính tham giavào quan hệ tín dụng ngân hàng là ngân hàng và khách hàng Nếu một nơi nào đó

an ninh trật tự không bảo đảm gây tâm lý không yên tâm cho các nhà đầu tư, cácnhà đầu tư sẽ không đầu tư vào những nơi như vậy Đối với các cá nhân và hộ giađình, họ cũng không yên tâm vào tương lai, nên nhu cầu tiết kiệm tăng lên để dựphòng cho tương lai khiến nhu cầu tiêu dùng ở hiện tại giảm sút, ảnh hưởng tớiviệc mở rộng tín dụng của ngân hàng Ngược lại, nơi có trật tự an ninh tốt, ít các

tệ nạn xã hội khuyến khích các chủ đầu tư mở rộng quy mô hoạt động, các cá

Trang 24

nhân và hộ gia đình tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng để thoảmãn nhu cầu ở hiện tại Như vậy, nhu cầu vay vốn tăng lên và CVTD có cơ hộiphát triển

Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng, trình độ dân trí ảnh hưởng không nhỏ tớiCVTD của ngân hàng Ở Việt Nam, người dân có thói quen tiết kiệm dành dụm

để mua sắm trong tương lai, sau đó mới nghĩ đến việc hưởng thụ Yếu tố thu nhậpcũng có tác động trực tiếp tới nhu cầu vay tiêu dùng Những người có thu nhậpcao thường có thói quen mua sắm hưởng thụ cao hơn

Môi trường pháp lý

Hoạt động CVTD của ngân hàng cũng phải tuân theo các quy định của nhànước, luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.Những quy định pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, kịp thời và có nhiều kẽ

hở sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong các hoạt động cho vay nói chung và hoạtđộng cho vay tiêu dùng nói riêng, tạo ra các khó khăn cho hoạt động của cácdoanh nghiệp Từ đó gián tiếp làm cho nền kinh tế kém phát triển, thu nhập củadân cư giảm sút tác động đến quy mô và hoạt động tín dụng, đặc biệt là CVTD

Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Các chính sách của Nhà nước như khuyến khích đầu tư trong nước, thu hútđầu tư nước ngoài nếu thực hiện hiệu quả sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gópphần giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động Thêm vào đó các chínhsách thuế thu nhập, chính sách ưu đãi với các hộ nghèo vay vốn, cho vay tín chấpvới hộ nông dân, chương trình phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa… sẽ dần rútngắn khoảng cách giàu nghèo, tạo điều kiện nâng cao mặt bằng dân trí Nhữngyếu tố này trước mắt cũng như lâu dài đều ảnh hưởng đến nhu cầu vay tiêu dùng

Trang 25

1.3.3.2 Các nhân tố chủ quan.

Sự phát triển của hoạt động CVTD của NHTM chủ yếu do chính nội lựccủa ngân hàng quyết định Các nhân tố chủ quan này bao gồm chính sách tíndụng, chất lượng cán bộ, cơ sở vật chất của ngân hàng…

Chính sách cho vay

Chính sách cho vay bao gồm các yếu tố như giới hạn cho vay đối với mộtkhách hàng, kỳ hạn vay, lãi suất cho vay, sự bảo đảm và khả năng thanh toán nợcủa khách hàng Chính sách cho vay đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng đượcnhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn sẽ đảm bảo mục tiêu mở rộng tín dụng vàchất lượng tín dụng Ngược lại, nếu các yếu tố của chính sách cho vay cứng nhắc,không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng thì ngân hàng không thểthực hiện được mục tiêu mở rộng quy mô tín dụng và giảm tính cạnh tranh tronghoạt động của ngân hàng

Quy trình cho vay

Sự tôn trọng và kết hợp nhịp nhàng các bước trong quy trình cho vay tạođiều kiện cho ngân hàng phát hiện kịp thời các khuyết điểm, nắm chắc diễn biếnkhoản vay để có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra Một

hệ thống các thủ tục và các kỹ thuật được xây dựng khoa học, hợp lý và đượcthực hiện nghiêm chỉnh là yếu tố quyết định chất lượng tín dụng cũng như mởrộng cho vay của ngân hàng

Chất lượng cán bộ tín dụng

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định thành công củacông việc Chất lượng nhân sự được thể hiện qua trình độ nghiệp vụ, khả nănggiao tiếp, trình độ ngoại ngữ, vi tính, sự nhiệt tình trong công việc của người cán

bộ Đội ngũ cán bộ có khả năng tiếp cận thị trường, am hiểu pháp luật, có khả

Trang 26

năng giao tiếp sẽ khiến khách hàng hài lòng và trở thành khách hàng quen thuộccủa ngân hàng.

Thông tin tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng chủ yếu dựa vào thông tin, thông tin

có chính xác hay không phụ thuộc chất lượng thông tin có được Đặc biệt đối vớiCVTD, các thông tin về tài chính của khách hàng như khả năng tài chính, thunhập hiện tại, khả năng trả nợ rất quan trọng Từ đó yêu cầu thông tin tín dụngphải chính xác, kịp thời, đầy đủ Ngân hàng phải có nhiều nguồn thông tin khácnhau Thực tế ở Việt Nam chúng ta rất khó khăn trong việc tìm kiếm thông tinmột cách chính xác, kịp thời

tự có lớn thì khả năng mở rộng tín dụng là rất cao Với vốn tự có lớn ngân hàng

sẽ có điều kiện trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện đại, ngân hànghoạt động hiệu quả hơn, thu hút nhiều khách hàng, thẩm định khách hàng và dự

án đầu tư chính xác hơn Đây là điều kiện quan trọng để ngân hàng có thể mởrộng hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng

1.3.4 Sự cần thiết của việc mở rộng CVTD

CVTD có vai trò không nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung

và đối với các chủ thể tham gia nói riêng

Trang 27

1.3.4.1 Đối với sự phát triển của nền kinh tế

Sản xuất và tiêu dùng có mối quan hệ biện chứng không tách rời nhau đặcbiệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay Quá trình tuần hoàn từ sản xuất tới tiêudùng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, sự tiến bộ xã hội Cácdoanh nghiệp sản xuất hàng hoá tư liệu sản xuất và hàng hoá tiêu dùng phải đápứng nhu cầu xã hội, hàng hoá đó phải có khả năng tiêu thụ, từ đó doanh nghiệp códoanh thu và lợi nhuận, tạo điều kiện tái sản xuất giản đơn và mở rộng, tăng nănglực sản xuất của doanh nghiệp trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo Nhiều doanhnghiệp làm được như vậy làm tăng sức sản xuất của cả nền kinh tế Người tiêudùng tạo ra cầu các sản phẩm hàng hoá của nhà sản xuất Xuất phát từ những nhucầu tiêu dùng của cá nhân hay hộ gia đình, các nhà sản xuất có cơ sở đưa ra cácquyết định sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá

Cầu về một sản phẩm hàng hoá dịch vụ nào đó là nhu cầu có khả năngthanh toán hàng hoá dịch vụ đó Trong thực tế nhu cầu của con người là vô hạnnhưng khả năng thanh toán chi trả lại hữu hạn Có thể trong thời điểm hiện tại họchưa có khả năng thanh toán nhưng đến một thời điểm trong tương lai họ sẽ có đủđiều kiện chi trả cho sản phẩm dịch vụ họ có nhu cầu CVTD sẽ giúp họ tiêu dùng

ở hiện tại và thanh toán trong tương lai, góp phần tăng sức mua của nền kinh tế,thúc đẩy nền kinh tế phát triển

CVTD có hiệu quả đảm bảo cho an sinh xã hội Đây là hệ quả gián tiếp củavai trò kích cầu, kích thích sản xuất, phát triển nền kinh tế của CVTD Sản xuấtphát triển, người lao động có điều kiện nâng cao thu nhập, các nhu cầu của cánhân, hộ gia đình ngày càng được thoả mãn tốt hơn bằng cách sử dụng hàng hoádịch vụ trước khi có đủ thu nhập trang trải toàn bộ chi phí Qua đó kinh tế tăngtrưởng, nguồn thu ngân sách Nhà nước được tăng cường, năng lực sản xuất ngày

Trang 28

càng cao, chính phủ sẽ chủ động và thực hiện tốt hơn việc giải quyết công ăn việclàm, tăng thu nhập và phúc lợi xã hội cho người lao động, góp phần làm giảm tệnạn xã hội.

Do vậy, CVTD một khi đóng góp vai trò vào việc kích cầu tiêu dùng mộtcách trực tiếp, kích cầu đầu tư một cách gián tiếp cũng tức là góp phần làm tăngsức sản xuất của nền kinh tế, làm xã hội ngày càng giàu mạnh

1.3.4.2 Đối với ngân hàng thương mại.

Thực tế cho thấy rất nhiều hộ gia đình không muốn gửi tiền của mình vàomột ngân hàng nếu họ không thấy được rằng mình sẽ có triển vọng vay lại tiền từchính ngân hàng đó khi có nhu cầu Vì vậy, các NHTM cung cấp sản phẩmCVTD cũng có nghĩa là ngân hàng sẽ mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó làmtăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng, giúp ngân hàng pháttriển hoạt động kinh doanh của mình Đồng thời, thực hiện CVTD cũng có nghĩa

là các NHTM đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tăng lợinhuận và phân tán rủi ro cho ngân hàng

Người tiêu dùng là những người được hưởng trực tiếp và nhiều nhất nhữnglợi ích từ hình thức CVTD Nhờ các khoản CVTD mà họ được hưởng các tiện íchtrước khi tích luỹ đủ tiền Bên cạnh đó, CVTD đặc biệt cần thiết khi cá nhân cócác nhu cầu chi tiêu có tính cấp bách như các khoản chi phí giáo dục, y tế Bởivậy, việc ngân hàng thực hiện và mở rộng hoạt động CVTD sẽ đem đến chongười tiêu dùng những lợi ích tốt nhất

1.3.4.3 Đối với khách hàng

CVTD là một phương thức hữu hiệu để giải quyết những nhu cầu cấp bách

về vốn cho các cá nhân và hộ gia đình, đặc biệt là những người có thu nhập thấp.Thông qua nghiệp vụ CVTD sẽ giúp họ có khả năng mua sắm những hàng hóa

Trang 29

cần thiết có giá trị cao, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện đời sống khi họchưa có đầy đủ khả năng thanh toán ở thời điểm hiện tại Có một thực tế hiểnnhiên là của cải con người được tích luỹ theo thời gian, do vậy người ta chỉ có thểmua sắm những vật dụng, phương tiện sinh hoạt có giá trị cao khi đã lớn tuổi.Tuy nhiên, tầng lớp thanh niên là những người có nhu cầu mua sắm cao nhưngchưa có tích luỹ nhiều Do vậy CVTD là phương thức hữu hiệu để giải quyết vấn

đề này, kết hợp khéo léo giữa việc thoả mãn các nhu cầu với yếu tố thời gian Vàđặc biệt, vai trò của CVTD được thể hiện rõ nhất trong trường hợp cá nhân cónhu cầu chi tiêu cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế Như vậy việcngân hàng thực hiện và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ đem đến chongười tiêu dùng những lợi ích tốt nhất

Kết luận chương 1

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, thu nhập của người dânngày càng được cải thiện, nhu cầu vay tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu hiện tại là rấtlớn Về phía các NHTM, để giảm thiểu rủi ro, hướng tới mục tiêu kinh doanh bềnvững, xu hướng mở rộng CVTD của các NHTM nói chung và Ngân hàng thươngmại cổ phần Á Châu nói riêng là một tất yếu khách quan

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB - CHI

NHÁNH HÀ NỘI

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển

a Lịch sử hình thành:

Cho đến nay, sau đúng 20 năm hoạt động, ACB với hơn 200 sản phẩm dịch

vụ được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch

vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa trên công nghệ thông tin hiện đại ACB vừatăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả Ngân hàng thương mại

Á Châu được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP do NHNNVNcấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do uỷ ban Nhân dân TP Hồ ChíMinh cấp ngày 13/05/1993 ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động

Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thànhNHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷđồng, sau đó do nhu cầu phát triển theo thời gian, ACB đã nhiều lần tăng vốnđiều lệ Đến ngày 31/12/2012 là gần 9.377 tỷ đồng, chỉ sau gần 20 năm đã tănghơn 468 lần so với ngày thành lập

b Sự phát triển

Sau đúng 20 năm thành lập, ACB hiện nay là ngân hàng có tổng tài sản lớnnhất trong khối NHTMCP, đứng thứ 5 trong toàn ngành, nằm trong top 100thương hiệu mạnh Việt Nam, một trong hai ngân hàng nhận giải thưởng Tin &

Trang 31

Dùng của người tiêu dùng do Thời Báo Kinh Tế Việt Nam bình chọn, là ngânhàng đầu tiên và duy nhất của Việt Năm trong một năm (2006) nhận 3 giảithưởng quốc tế danh giá do tạp chí The Banker thuộc tập đoàn Financial Times,The Asian Banker và EuroMoney trao tặng ACB có tốc độ tăng trưởng cao vàbền vững đạt gấp 2-2.5 lần tốc độ tăng trưởng của ngành trong 3 năm liền Vàocác năm 2010,2011,2012 liên tục được tạp chí Euromoney bình chọn là ngânhàng tốt nhất Việt Nam.

Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ, ACB được khách hàng đánh giá là mộttrong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựatrên nền công nghệ thông tin hiện đại “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạtđộng của ACB luôn nhằm thực hiện

 Các giai đoạn phát triển:

Giai đoạn 1993 - 1995:

Đây là giai đoạn hình thành ACB Những người sáng lập ACB có năng lựctài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắckinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn, hiệu quả” và đó làchất kết dính tạo sự đoàn kết bấy lâu nay Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnhtranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong khu vực tư, vớiquan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản

phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có (cho vay tiêu dùng, dịch vụ chuyển tiềnnhanh Western Union, thẻ tín dụng)

Giai đoạn 1996 - 2000:

ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hànhthẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa Năm 1997, ACB bắt đầu tiếp cậnnghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo một chương trinh đào tạo toàn diện kéo dài hai

Trang 32

năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện Thôngqua chương trình này, ACB đa nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vậnhành của một ngân hàng hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro,đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong điều kiệnViệt Nam Năm 1999, ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thôngtin ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin họchóa hoạt động giao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thốngcông nghệ ngân hàng là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngânhàng toàn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau,giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung Năm 2000, ACB đã thựchiện tái cấu truc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thậpniên 2000 Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ.Ngoài các khối, còn có một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo.Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (Tp HCM).Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo sự chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩmđược quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phânđoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản ly rủiro.

Giai đoạn 2001 – 2005:

Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩnISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy độngvốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cungứng nguồn lực tại Hội sở Năm 2005, ACB và Ngân hàng Standard Charterd(SCB) ky kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thanh cổ đôngchiến lược của ACB ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa

Trang 33

công nghệ ngân hàng, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thếphần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năngtich hợp với nền công nghệ hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.

Giai đoạn 2006 đến 2010:

ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào thang11/2006 Năm 2007, ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, thànhlập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chinhACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp

hệ thống ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về áp dụng công nghệ thông tinvào vận hành và quản lý, hợp tác với SCB về phát hành trái phiếu ACB

phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn1.800 tỷ đồng Năm 2008, ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch,hợp tác với American Express về sec du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanhtoan thẻ JCB ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng ACB đạt danh hiệu “Ngânhàng tốt nhất Việt Nam năm 2008” do Tạp chí Euromoney trao tặng tại HongKong Riêng trong năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tai cấu trúcnguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chinhánh theo định hướng bán hàng Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch

Hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng

đã hoàn thành và áp dụng chính thức Hệ thống ban trợ giúp (help desk) bắt đầuđược triển khai Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giảithưởng

“Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2009” do 6 tạp chí tại chính ngân hàng danhtiếng quốc tế bình chọn.Và trong năm 2010, Ngân hàng TMCP ACB cũng nhậnđược danh hiệu ngân hàng tốt nhất Việt Nam do tạp chí Euromoney bình chọn

Trang 34

Giai đoạn từ 2010 đến nay: ACB liên tiếp nhận được cúp và bằng

khen “ ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do tạp chí Euro Money bình chọn

2.1.1.2 Định hướng chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP ACB

Ngay từ ngày đầu hoạt động ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngânhàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam Trong khuôn khổ kế hoạch pháttriển đến 2015, ACB đặt mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính đa năng hàng đầuViệt Nam với hoạt động cốt lõi là ngân hàng thương mại bán lẻ, hoạt động năngđộng, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, dựa trên nền công nghệ hiệnđại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạođức nghề nghiệp và chuyên môn cao

Đặc biệt, năm 2013 dự báo sẽ khó khăn hơn các năm trước đó, xuất phát từkhó khăn chung của nền kinh tế, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro ngàycàng lớn Trong tình hình này, mục tiêu quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởngbền vững là xương sống cho chiến lược của ACB

2.1.1.3 Kết quả kinh doanh tính đến hết quý I năm 2013 của ngân hàng TMCP ACB.( theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I 2013)

Theo báo cáo trên thì, tính đến hết quý I/2013, tổng tài sản của ACB đã giảm

397 tỉ đồng so với thời điểm 31/12/2012 Ngân hàng có gần 108.140 tỉ đồng tiền cho vay khách hàng, tăng 4,2% so với đầu năm Huy động vốn khách hàng đạt mức tăng trưởng ấn tượng tới 8%, lên 135.305 tỉ đồng

Đáng chú ý, thu nhập lãi thuần của ACB đạt gần 1.232 tỉ đồng trong 3 tháng đầu năm, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm ngoái; các hoạt động khác như từ dịch

vụ lãi thuần đạt 171 tỉ đồng, mua bán chứng khoán kinh doanh lãi gần 30 tỉ đồng, giảm 82% Báo cáo cũng cho thấy, hoạt động kinh doanh vàng của ACB trong

Trang 35

quý I/2013 chỉ lỗ 84 tỉ đồng, giảm hơn rất nhiều so với con số lỗ 600 tỉ đồng của quý 4/2012 và 1.800 tỉ đồng của cả năm 2012 Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro của ACB đạt gần 597 tỉ đồng, giảm 51 % so với cùng kỳ năm ngoái Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 307

tỷ đồng

Trên thị trường liên ngân hàng, ACB cho biết có 15.580 tỉ đồng gửi tại các

tổ chức tín dụng khác, giảm 4.748 tỉ đồng so với đầu năm Ngân hàng cũng có gần 2.021 tỉ đồng tiền cho vay các tổ chức tín dụng khác, tăng 363 tỷ đồng so với đầu năm Về chất lượng nợ, theo thuyết minh báo cáo, ACB có 3.090 tỉ đồng nợ xấu trong quý 1 năm nay, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 2,88% trên tổng dư nợ Trong phần giải trình kết quả kinh doanh quý I/2013, ACB cho biết: Lợi nhuận sau thuế quý I/2013 giảm hơn 530 tỉ đồng là do số dư nợ xấu tăng, làm cho thu nhập lãi thuần quý I/2013 giảm 379 tỉ đồng so với cùng kỳ 2012

Với tầm nhìn và mục tiêu đề ra, tư tưởng chủ đạo trong xây dựng kế hoạchphát triển của ACB là:

- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhucầu khách hàng và hướng tới khách hàng

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp đểđảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững

- Duy trì cấu trúc tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hoá việc sử dụngvốn cổ đông để ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năngvượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chứa nhiều rủi ro

Trang 36

- Chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quátrình vận hành của hệ thống liên tục và hiệu quả.

- Xây dựng “Văn hoá ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệthống một cách xuyên suốt

2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của ACB bao gồm bảy khối: khách hàng cá nhân, Kháchhàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, vận hành, Quản trị nguồnlực, Công nghệ thông tin Bốn ban: Kiểm tra-Kiểm soát nội bộ, Chiến lược, Đảmbảo chất lượng, Chính sách và quản lý tín dụng Hai phòng: Quan hệ quốc tế,Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc)

Trang 37

SƠ ĐỒ 01: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ACB

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

HĐQT

Ban kiểm toán nội bộ

Tổng giám đốc

Khối ngân quỹ

Khối phát triển kinh doanh

Khối điều hành giám sát

Khối quản trị nguồn lực

Khối công nghệ thông tin

Ban đảm bảo chất lượng

Ban chiến lược

Phòng quan hệ quốc tế

Ban chính sách và quản lý rủi

ro tín dụng

Các sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm thẻ, trung

tâm ATM và trung tâm vàng

Các công ty trực thuộc: Công ty TNHH chứng khoán ACB (ACBS),

công ty quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA), công ty cho thuê

tài chính

Đại hội đồng

cổ đông

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:44

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w