Khái niệm thương hiệu ngân hàng “Thương hiệu ngân hàng có thể được hiểu là một thuật ngữ dùng trong hoạt động marketing, thể hiện tên giao dịch của một ngân hàng, được gắn với bản sắc r
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong chuyên đề đều dựa trên cơ sở thực tế của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Sinh viên
Tạ Thị Liên
Trang 2DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
VCB Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam
ATM Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine)B.I.D Tổ chức sang tạo Thương mại Quốc tế
Home Banking Dịch vụ ngân hàng tại nhà
Internet Banking Dịch vụ ngân hàng qua mạng internet
ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
Mobile Banking Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động
TMCP Thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
POS Máy chấp nhận thanh toán thẻ (Point of Sale)Vietinbank Ngân hàng Công Thương Việt Nam
VNBC Hệ thống Vietnam Bank Card
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG 3
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG 3
1.1.1 Khái niệm thương hiệu ngân hàng 3
1.1.2 Những yếu tố cấu thành nên thương hiệu 3
1.1.3 Vai trò của thương hiệu ngân hàng trong giai đoạn hiện nay 4
1.2 NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG .7 1.2.1 Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng 7
1.2.2 Nguyên tắc xây dựng thương hiệu ngân hàng 10
1.2.3 Công cụ để quảng bá thương hiệu ngân hàng 11
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng 13
1.3 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG LỚN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 16
1.3.1 Thương hiệu HSBC 16
1.3.2 Ngân hàng TMCP Công Thương- VietinBank 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỀN THƯƠNG HIỆU TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 22
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 22
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triền của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam 22
2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 23
2.2.3 Tình hình kết quả kinh doanh 24
2.2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI NH TMCP NTVN 32
2.2.1 Đặc điểm sản phẩm dịch vụ của NHNTVN 32
2.2.2 Thị trường và khách hàng mục tiêu của ngân hàng trong thời gian qua 33
2.2.3 Nhận thức về thương hiệu của NH TMCP NTVN 35
Trang 42.2.4 Tình hình xây dựng và đăng kí thương hiệu của NH TMCP NTVN 36
2.2.5 Tình hình phát triển thương hiệu tại NH TMCP NTVN những năm qua 37
2.2.6 So sánh hình ảnh của thương hiệu Vietcombank với các đối thủ cạnh tranh 51
2.2.7 Đánh giá sức mạnh thương hiệu VCB 54
2.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỀN THƯƠNG HIỆU TẠI NHTMCP NTVN 55
2.3.1 Những kết quả đạt được 55
2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại 57
2.3.3 Những nguyên nhân 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO NGÂN HÀNG TMCP NTVN 60
3.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NHTMCP NTVN TRONG THỜI GIAN TỚI 60
3.1.1 Mục tiêu 60
3.1.2 Định hướng 60
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NHTMCP NTVN TRONG NHỮNG NĂM TỚI 61
3.2.1 Giải pháp nâng cao nhận thức của ngân hàng về thương hiệu và phát triển thương hiệu 61
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện chiến lược thương hiệu cho ngân hàng Vietcombank 62 3.2.3 Giải pháp nâng cao vai trò của bộ phận chuyên trách phát triển thương hiệu của ngân hàng TMCP NTVN 63
3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ 63
3.2.5 Giải pháp về chính sách giá 64
3.2.6 Giải pháp mở rộng kênh phân phối, liên kết phát triển 65
3.2.7 Giải pháp hoàn thiện các công cụ quảng bá thương hiệu 67
3.2.8 Giải pháp về con người 71
3.2.9 Giải pháp về quy trình cung ứng dịch vụ 72
3.2.10 Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất 73
KẾT LUẬN 75
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng 25
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng Vietcombank 27
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của ngân hàng 29
Bảng 2.4: Tổng mức dư nợ của DNNVV 34
Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng của mảng khách hàng cá nhân 35
Bảng 2.7: Lãi suất giữa các ngân hàng năm 2012 42
Bảng 2.8: Bảng phí dịch vụ của Vietcombank 43
Bảng 2.9: Danh mục quà tặng mùa hè của Vietcombank 47
Bảng 2.10: Tình hình đào tạo nguồn nhân lực 48
Bảng 2.11: Đánh giá của khách hàng về đội ngũ nhân viên của VCB 49
Bảng 2.12 : Đánh giá sức mạnh thương hiệu VCB 54
Biểu đồ 2.1: Huy động vốn theo đối tượng của VCB 26
Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản của VCB qua các năm 2010-2012 30
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn( %) 39
Biểu đồ 2.4: Phân bổ địa bàn VCB trên toàn quốc 44
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ mức độ nhận biết (%) 52
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tăng vốn điều lệ Vietcombank 2010-2012 56
Đồ thị 2.1 Định vị chất lượng dịch vụ của các ngân hàng 52
Đồ thị 2.2 Đánh giá sự đa dạng của các dịch vụ ngân hàng cung cấp 53
Đồ thị 2.3 Đánh giá kênh phân phối các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội 54
Hình 1.1 - Logo của HSBC 16
Hình 1.2- Logo của VietinBank- cũ (bên phải) và logo mới (bên trái) 19
Hình 2.1: Logo cũ và mới của Vietcombank 36
Hình 2.2: Vietcombank ủng hộ quỹ vì người nghèo 46
Hình 2.3 : Phòng Giao dịch 16- sở giao dịch 1 50
Sơ đồ 2.1: Mô Hình quản trị ngân hàng Vietcombank 23
Sơ đồ 2.2: Mô Hình bộ máy quản lý ngân hàng Vietcombank 24
Trang 6DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Tài liệu “ Marketing ngân hàng” – Học viện ngân hàng
2 Giáo trình Marketing ngân hàng – TS Trịnh Quốc Trung – NXB Thống kê
3 Website http://www.viecombank.vn
4 Website http://www.smartfinance.vn
5 Website http://www.marketingvietnam.net
6 Website http://vi.wikipedia.org
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Năm 2007 đánh dấu bước ngoặt lớn của nền kinh tế Việt Nam khi Việt Namtrở thành thành viên thứ 150 của WTO Cơ hội cũng như thách thức được mở ra đốivới các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, phi tài chính tại Việt Nam Không nằmngoài xu thế đó, các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam cũng đang đối mặtvới sự cạnh tranh gay gắt Hiện nay ngày càng nhiều các ngân hàng trong nướcđược thành lập và các ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại nước ta Bên cạnh đótheo cam kết khi gia nhập WTO thì Việt Nam phải nới rộng cửa hơn cho các ngânhàng nước ngoài thành lập thêm các ngân hàng con tại Việt Nam với 100% vốnnước ngoài thì tình hình cạnh tranh càng trở nên gay gắt
Hơn bất cứ ngành nào khác thì lĩnh vực tài chính- ngân hàng là lĩnh vực đòihỏi sự uy tín Có thể nói thương hiệu là yếu tố sống còn của bất cứ một ngân hàngnào Điều này đặt ra bài toán lớn cho các NHTM là phải làm sao xây dựng đượcmột thương hiệu lớn mạnh đủ sức cạnh tranh với các “ ông lớn” khác như HSBC,ANZ, Citi Bank
Cạnh tranh chính là động lực để phát triển Song cạnh tranh như thế nào khi
mà sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng hầu như là giống nhau? Làm thế nào đểtạo sự khác biệt cho sản phẩm, tạo nét độc đáo riêng có cho dịch vụ để khách hàngluôn tin tưởng và sử dụng sản phẩm ngân hàng Câu trả lời chính là thương hiệu.Một thương hiệu mạnh là vũ khí khí cạnh tranh lợi hại nhất mà ngân hàng có được.Thương hiệu chính là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khả năng gợi nhớ,phân biệt và định hướng cho khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.Qua thời gian thực tập tại ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương ViệtNam- VietcomBank Năm 2013 là năm đánh dấu bước chuyển mình củaVietcombank với bộ nhận diện thương hiệu mới, Vậy Thương hiệu củaVietcomBank được khẳng định như thế nào? Chính vì vậy em mạnh dạn thực hiện
đề tài “ Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam” Thông qua đề tài này em mong muốn có thể tìm ra
những biện pháp hữu hiệu nhất để hoàn thiện tốt hơn nữa cho thương hiệu ngân
Trang 8hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chuyên đề là trên cơ sở những lý luận cơ bản, quan trọng trongviệc xây dựng thương hiệu kết hợp với tình hình thực tế hiện nay của ngân hàngNTVN để từ đó tìm ra những giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu “Vietcombank”trở thành một thương hiệu lớn mạnh xứng tầm với các thương hiệu lớn trong nước
và thế giới
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thương hiệu ngân hàng TMCP ngoại thương ViệtNam trong bối cảnh hội nhập hiện nay, dựa trên số liệu có sẵn trong thực tế về tìnhhình xây dựng thương hiệu trong những năm qua để chứng minh
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề được nghiên cứu dựa trên phương pháp tổng hợp, phân tích, thống
kê, so sánh Đặc biệt các số liệu trong chuyên đề được tinh toán trên cơ sở thu thậpphiếu điều tra cua khách hàng
5 Kết cấu Chuyên Đề
Chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về xây dựng và phát triển thương hiệu
Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại NH TMCPNgoại Thương Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam
Trang 9CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG
Chương 1 sẽ trình bày tổng quát về những cơ sở lý luận cơ bản về thươnghiệu, các khái niệm, phân loại, vai trò của thương hiệu Trong chương này bài luậncũng nêu lên những điều luật cơ bản khi xây dựng thương hiệu ngân hàng, quy trìnhcũng như nguyên tắc xây dựng để từ đó có cái nhìn tổng quan về các giải pháp xâydựng và phát triển thương hiệu VietcomBank
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG
1.1.1 Khái niệm thương hiệu ngân hàng
“Thương hiệu ngân hàng có thể được hiểu là một thuật ngữ dùng trong hoạt động marketing, thể hiện tên giao dịch của một ngân hàng, được gắn với bản sắc riêng và uy tín, hình ảnh của chủ thể mang tên này nhằm gây dấu ấn sâu đậm đối với khách hàng và phân biệt với các ngân hàng khác trong hoạt động kinh doanh tiền tệ-tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng” Nói cách khác, thương hiệu
của một ngân hàng chính là nhận thức của khách hàng về ngân hàng Khách hàng cóthể không cần biết ý nghĩa của một tên gọi, một biểu tượng của một ngân hàng nào
đó nhưng nếu khi họ có nhu cầu về tài chính và họ đến ngân hàng một cách vô thứcthì ngân hàng đó đã xây dựng được cho mình một thương hiệu vững chắc trong tâmtrí khách hàng
1.1.2 Những yếu tố cấu thành nên thương hiệu
Thương hiệu ngân hàng cũng được cấu thành từ hai phần:
- Phần phát âm được (phần đọc được)
P Đó là tên của ngân hàng được khách hàng nghe quen Ví dụ: Vietcombank,ACB, Sacombank, Citibank, HSBC, v.v…
P Đó là câu khẩu hiệu như: HDBank có “Ngân hàng của bạn – Ngôi nhà của
bạn”, HSBC có“Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”,VPBank có “Cuộc sống mới”
Trang 10Đó cũng có thể đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác.
- Phần không phát âm được : Là những phần cấu thành nên điểm khác biệt
Các yếu tố cấu thành thương hiệu ngân hàng
Thương hiệu trong thời đại mới hay thời kỳ kinh tế tri thức được biểu diễndưới hình thức bao gồm các yếu tố sau: Tri thức + Thương hiệu + Quảng cáo + Vốnlưu động + Nhân tài + Thị trường Cơ chế này thay cho công thức hoạt động trướcđây là: Vốn lưu động + Nhà xưởng + Thiết bị + Sức lao động
Đứng trên góc độ khách hàng, các yếu tố cấu thành thương hiệu ngân hàngnhư sau: Chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cùng độ ổn định của nó +Chủng loại sản phẩm dịch vụ của ngân hàng + Tiện ích sản phẩm dịch vụ của ngânhàng + thái độ phục vụ của ngân hàng + Danh tiếng và uy tín của ngân hàng Trongthực tế các yếu tố đó không có sự phân định rõ rệt mà có sự giao thoa, lồng ghép lẫnnhau, chuyển hoá lẫn nhau
1.1.3 Vai trò của thương hiệu ngân hàng trong giai đoạn hiện nay
1.1.3.1 Đối với ngân hàng
Năm 2008 được coi là năm bùng nổ về cả chất lượng và quy mô của các ngânhàng tại Việt Nam Tính đến thời điểm hiện tại thì Việt Nam hiện có 5 ngân hàngthương mại (NHTM) nhà nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 06 ngân hàng liêndoanh, 39 NHTM cổ phần, 13 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 5 ngân hàng liêndoanh Có một thực tế rằng ở Việt Nam các NHTM có rất nhiều song sản phẩm,dịch vụ mà ngân hàng đem lại cho người dân thì giữa các ngân hàng hầu như giốngnhau Hình ảnh logo, slogan của các ngân hàng hầu như có điểm chung:Techcombank, MaritimeBank, SeaBank… đều chọn tông màu đỏ làm chủ đạo,OceanBank, MB, Saccombank thì chọn tông màu xanh da trời Bên cạnh đó slogan
Trang 11của các ngân hàng đều nghe na ná giống nhau đều với những từ như: “thịnh vượng”,
“giá trị”, “chia sẻ”… Vậy giữa vô vàn những điểm giống nhau đó khách hàng sẽ rấtkhó xác định được ngân hàng nào hơn ngân hàng nào Kinh doanh ngân hàng chính
là kinh doanh lòng tin Ngân hàng nào chiếm được lòng tin của khách hàng ngânhàng đó sẽ thành công Và thương hiệu chính là yếu tố quyết định sự chọn lựa củakhách hàng.Vậy vai trò của thương hiệu đối với ngân hàng là gì? Dưới đây là nhữngvai trò cơ bản mà một thương hiệu mạnh mang lại cho ngân hàng:
Thứ nhất, thương hiệu là công cụ để nhận diện và tạo khác biệt cho sản phẩm, giúp ngân hàng tạo dựng được hình ảnh trong tâm trí khách hàng
Một ngân hàng có thương hiệu sẽ dễ dàng được khách hàng nhận diện tronghàng loạt các ngân hàng khác Sự nhận biết này giúp các ngân hàng tiết kiệm chiphí thời gian trong việc tiếp cận với khách hàng khi đưa sản phẩm, dịch vụ mới rathị trường mục tiêu của mình Ngoài ra, khách hàng có xu hướng trung thành hơnvới một ngân hàng có thương hiệu tốt so với ngân hàng có thương hiệu kém hơn.Một khi khách hàng đã trung thành với thương hiệu cụ thể thì họ có thể chấp nhận “trả” giá cao hơn so với thương hiệu khác và sẵn lòng giới thiệu cho người khác vềthương hiệu mà họ trung thành
Thứ hai, thương hiệu góp phần khẳng định đẳng cấp chất lượng với khách hàng
Một thương hiệu mạnh sẽ tạo cảm giác cho khách hàng tiềm năng về một ngânhàng lớn, vững mạnh Một thương hiệu tốt, có hiệu quả sẽ giúp cho ngân hàng có vẻlớn hơn so với thực tế Hình ảnh về qui mô hoạt động của ngân hàng rất quan trọngtrong trường hợp khách hàng muốn có sự đảm bảo rằng ngân hàng mà họ dự địnhthiết lập mối quan hệ tiền gửi, tiền vay, dịch vụ tài chính khác sẽ tiếp tục tồn tại vàphát triển trong tương lai Ngoài ra, thương hiệu còn giúp ngân hàng nâng cao hìnhảnh về chất lượng: một sản phẩm có thương hiệu tốt thì có vẻ có chất lượng cao hơn
so với sản phẩm cùng loại của một thương hiệu chưa được phổ biến, hay thừa nhận
Thứ ba, thương hiệu như một lời cam kết của ngân hàng với khách hàng
Một ngân hàng khi xây dựng được thương hiệu cho mình phải luôn có ý thứcbảo vệ thương hiệu Thương hiệu chính là uy tín của ngân hàng; là lời cam kết của
Trang 12ngân hàng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Một khi chất lượng sản phẩm,dịch vụ của ngân hàng không tốt thì không chỉ riêng sản phẩm đó bị ảnh hưởng màtoàn bộ hệ thống thương hiệu của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo.
Thứ tư, thương hiệu giúp ngân hàng giảm thiểu các rủi ro
Hoạt động kinh doanh ngân hàng có rất nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tíndụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất Vì thế,ngân hàng nào có thương hiệu mạnh thì ngân hàng đó hạn chế được nhiều loại rủi ro
do lợi thế quy mô, uy tín mang lại Đồng thời, do đã có thương hiệu, nên các ngânhàng này thường có hệ thống quản trị rủi ro mạnh, tập trung nhiều chuyên gia giỏi
và công nghệ quản trị rủi ro cao giúp cho ngân hàng mình giảm thiểu được rủi romột cách hiệu quả
Cuối cùng, thương hiệu là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh, tăng tính hấp dẫn đối với nguồn vốn và nguồn nhân lực
Với những sản phẩm hầu như là giống nhau giữa các ngân hàng thì thươnghiệu là yếu tố nhận biết đặc trưng của mỗi ngân hàng Một ngân hàng có thươnghiệu mạnh sẽ có được lợi thế cạnh tranh đồng thời tạo được uy tín trên thị trường.Điều đó sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tưvào ngân hàng Đồng thời, một ngân hàng có thương hiệu tốt luôn là nơi thu hútnhiều nhân tài về tài chính hơn các ngân hàng khác hoặc doanh nghiệp trong lĩnhvực khác trong nền kinh tế Chính vì vậy xây dựng thương hiệu là vấn đề cần kípđối với các NHTM hiện nay
1.1.4.2 Đối với khách hàng
Xã hội ngày càng phát triển, sản phẩm, dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiềuhơn với những tính năng tương tự nhau Khách hàng thường phân vân khi quyếtđịnh mua sản phẩm gì, của hãng nào Vậy đâu là nhân tố quyết định đến sự chọn lựacủa khách hàng? Câu trả lời chính là thương hiệu Phần lớn họ sẽ mua dựa vào sựtin tưởng sẵn có, và việc có 1 thương hiệu mạnh sẽ là yếu tố tác động quan trọngnhất đến hành vi mua hàng Điều này giúp cho khách hàng tiết kiệm chi phí, thờigian tìm kiếm
Một thương hiệu lớn cũng sẽ tạo nên tâm lý yên tâm, giảm thiểu rủi ro trong
Trang 13quá trình sử dụng sản phẩm Khách hàng thường có xu hướng chọn những sản phẩmcủa thương hiệu có uy tín vì có thể biết được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩmmình đang sử dụng Một khi khách hàng đã tin tưởng thương hiệu nào rồi thìthường không hay thay đổi do vậy thương hiệu còn gắn kết lòng trung thành củakhách hàng
1.2 NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG
1.2.1 Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng
Bước 1: Nghiên cứu marketing
Nghiên cứu marketing giúp cho các nhà quản trị có thể ra quyết định sáng suốtdựa trên những số liệu thu thập được qua quá trình nghiên cứu Đối với xây dựngthương hiệu cũng vậy, để có được một thương hiệu phù hợp với định hướng cũngnhư mục đích của mình trong tương lai các nhà quản trị ngân hàng cũng phải nghiêncứu marketing để có thể biết được nhu cầu của thị trường từ đó đưa ra một thươnghiệu gần gũi với khách hàng nhất
Bước 2: Xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu
Khi đã thiết lập hệ thống thông tin marketing và phân tích, đánh giá thông tin
thì công việc tiếp theo là xây dựng tầm nhìn thương hiệu (Brand vision) và sứ mạng
của thương hiệu (Brand mission) Hiện nay hầu như các NHTM tại Việt Nam đều
đã xây dựng cho mình một tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu riêng
Tầm nhìn thương hiệu là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt định hướnghoạt động trong dài hạn cho một thương hiệu.Thông qua tầm nhìn thương hiệudoanh nghiệp sẽ định hướng được những việc xây dựng thương hiệu
Sứ mạng thương hiệu là khái niệm dùng để chỉ mục đích của thương hiệuđó,lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó
Bước 3: Hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu
Trong bước này ngân hàng sẽ lựa chọn mô hình thương hiệu cho mình Một số
mô hình phổ biến như:
- Mô hình thương hiệu gia đình: Lợi ích của chiến lược này là một thươnghiệu chính mạnh sẽ giúp các thương hiệu phụ khác phát triển, tuy nhiên bên cạnh đó
Trang 14vẫn có một số rủi ro như khi thương hiệu mới thất bại có thể gây ảnh hưởng ngượcđến thương hiệu chính
- Mô hình thương hiệu cá biệt: Ngân hàng tạo ra các thương hiệu riêng chotừng chủng loại hoặc từng sản phẩm
- Mô hình đa thương hiệu: Đây là mô hình tạo dựng kết hợp đồng thời từ 2loại thương hiệu trở lên Có thể là mô hình kết hợp song song hoặc kết hợp bấtsong song
Theo Richard Moore bên cạnh ba mô hình thông thường trên ông còn chiathành những mô hình thương hiệu sau đây:
- Thương hiệu chiếm lĩnh tâm phần – Mind share Branding
Theo Richard Moore thì đây là mô hình thương hiệu phổ biến nhất hiện nay
Mô hình này được khởi xướng năm 1970 khi hai chuyên gia về chiến lượcmarketing và quảng cáo là Al Ries và Jack Trout lần đầu tiên đưa ra khái niệm định
vị cho các hoạt động truyền thông marketing Nói một cách đơn giản thì mô hình
thương hiệu chiếm lĩnh tâm phần là: “Trong xã hội ngày nay khi mà số lượng các
loại thông điệp truyền thông đại chúng vượt quá mức tiếp nhận của người tiêu dùng thì mỗi thương hiệu cần nỗ lực để chiếm lĩnh một vị trí trọng tâm và đơn giản trong tâm trí các khách hàng”- (Trích lời Richard Moore)
- Thương hiệu cảm xúc – Emotional Branding
Là một mô hình thương hiệu mới đang dần trở nên phổ biến trong vòng mộtvài năm trở lại đây Về cơ bản thì mô hình này khá giống với thương hiệu chiếmlĩnh tâm phần Tuy nhiên mô hình này nhấn mạnh vào việc tạo dựng sự lôi cuốn vềmặt cảm xúc và kết hợp sức hấp dẫn đó trong mọi khía cạnh thể hiện của thươnghiệu nhằm tạo nên mối quan hệ gắn kết về mặt cảm xúc với khách hàng mục tiêuchủ chốt
- Thương hiệu lan truyền- Viral Branding
Mô hình này cho rằng người tiêu dùng thường tự tạo cho mình một sức đềkháng khá mạnh trước các hoạt động truyền thông marketing và vì vậy để hìnhthành được mối quan hệ gắn bó thì nên để cho người tiêu dùng tự khám phá thươnghiệu Mô hình thương hiệu lan truyền tìm cách kích thích quá trình tự khám phá của
Trang 15khách hàng mà không thể hiện điều đó lộ liễu Một cách thức khá hiệu quả là địnhhình thương hiệu sao cho khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận thông qua những hoạtđộng giao tế khéo léo khuyến khích khách hàng tiếp nhận thương hiệu sau đó lantruyền rộng ra các tầng lớp xã hội thông qua phương pháp quảng bá truyền miệng
- Thương hiệu văn hóa- Cultural Branding
Mô hình thương hiệu này ít được nhắc đến nhưng cũng không kém phần quantrọng Đây là mô hình thương hiệu do Douglas Holt, giáo sư đại diện cho L’Orealphụ trách môn marketing tại trường đại học Oxford khởi xướng Những thương hiệunày tạo dựng mối quan hệ tương hỗ với khách hàng tới một mức độ nhất định màkhi đó mối liên hệ này được dựa trên giá trị bản sắc của thương hiệu nhiều hơn làcảm nhận của khách hàng về chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm
- Thương hiệu tác động đến giác quan- Sensory Branding
Là một trong những mô hình mới nhất hiện nay được chuyên gia chiến lượcMaring Lindstrom khởi xướng và phổ biến Mô hình này khuyến khích các thươnghiệu tự thể hiện mình thông qua tất cả các giác quan có thể để tác động tới cảmnhận của khách hàng
Sau khi lựa chọn mô hình thương hiệu thích hợp bước tiếp theo ngân hàng sẽphải xây dựng cho mình một lộ trình thương hiệu dài hạn, xác định nhiệm vụ từnggiai đoạn một, vạch rõ nhiệm vụ từng thời kỳ để đến bước tiếp theo là định vịthương hiệu
Bước 4: Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là việc thiết kế và tạo dựng hình ảnh của một thương hiệunhằm chiếm giữ một vị trí nổi trội trong tâm trí khách hàng Theo Philip Kotler định
vị là "Tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một
vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm lý của khách hàng” Cơ sở của
định vị là việc thiết kế những điểm khác biệt có ý nghĩa để phân biệt sản phẩm củamình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Bước 5: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Đây là một trong nhưng bước đầu tiên đảm bảo để xây dựng thương hiệuthành công Xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu tốt sẽ mang lại cho
Trang 16doanh nghiệp sự tự tin trong đầu tư xây dựng thương hiệu và tạo ấn tượng ban đầu
về sản phẩm dịch vụ trong tâm trí khách hàng
Những yếu tố cơ bản trong hệ thống nhận dạng thương hiệu như tên thươnghiệu, logo, biểu tượng, câu khẩu hiệu, nhạc hiệu…
Bước 6: Truyền thông thương hiệu
Sau khi đã có mẫu chuẩn thương hiệu thì ngân hàng cần phải thể hiện mẫu đómột cách thống nhất trên các phương tiện truyền thông khác nhau Xây dựngthương hiệu chỉ mới dừng lại ở trong nội bộ thì chưa hoàn thành mà phải thực hiệncác hoạt động truyền thông thương hiệu với thị trường thì thương hiệu mới đi đếnđược tâm trí khách hàng
Bước 7: Đánh giá thương hiệu
Việc đánh giá thương hiệu thông qua mức độ nhận biết thương hiệu, mức độnhận thức giá trị sản phẩm và sự liên tưởng rõ ràng trong tâm thức của khách hàng,đặc biệt là mức độ trung thành với thương hiệu Bên cạnh đó, việc đánh giá thươnghiệu cũng căn cứ vào mức độ tăng doanh số mà thương hiệu đã đóng góp vào kếthợp với những chi phí đã bỏ ra
1.2.2 Nguyên tắc xây dựng thương hiệu ngân hàng
Luật bành trướng: Sức mạnh của thương hiệu tỉ lệ nghịch với sự bành trướng
ra đủ thứ
Luật thu gọn: Một thương hiệu sẽ mạnh hơn nếu nó tập trung thật sắc
Luật quảng bá: Sự khai sinh của một thương hiệu là nhờ thông tin chứ khôngphải nhờ quảng cáo
Luật quảng cáo: Khi đã được khai sinh, một thương hiệu cần quảng cáo để tồn tại.Luật ngôn từ: Một thương hiệu nên cố gắng sở hữu “một” từ trong tâm tríngười tiêu dùng
Luật tín nhiệm: Yếu tố thành công của bất cứ một thương hiệu nào chính là nó
có tín nhiệm hay không
Luật chất lượng: Chất lượng là quan trọng nhưng thương hiệu không đượchình thành từ một mình chất lượng
Luật danh xưng: Về lâu dài, một thương hiệu chẳng là cái gì khác ngoài một
Trang 17- Tác dụng của quảng cáo:
Quảng cáo là công cụ mạnh mẽ để mọi người biết đến thương hiệu Hiện nay
đa phần các ngân hàng đều làm quảng cáo Đây là phương thức trực tiếp đưa bộhình ảnh nhận diện của ngân hàng đến tâm trí người tiêu dùng
Xây dựng hình ảnh về thương hiệu: Quảng cáo đóng vai trò là nhắc nhớ và insâu vào não người xem về sự hiện diện của thương hiệu Do vậy, độ phủ và tần suấtquảng cáo phải đủ mạnh để người xem có thể nghe và nhìn thấy thương hiệu ởnhiều nơi, nhiều thời điểm Quá trình lập đi lập lại quảng cáo sẽ làm thương hiệu insâu vào tâm trí khách hàng
mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau (Frank Jefkins trong cuốn
Public Relations Frameworks)
PR là một quá trình thông tin hai chiều, đa dạng hướng đến nhiều đối tượng,
có sự trao đổi thông tin PR có tính khách quan rất cao vì PR dùng các bài báo, cácphóng sự, các chương trình tài trợ, ý kiến của các nhà khoa học… cho nên PR dễdàng được chấp nhận hơn
Trang 18- Các công cụ PR: PR có nhiều công cụ để hỗ trợ cho nó bao gồm nhiều công
cụ viết tắt là PENCILS:
P - Publications- Ấn phẩm nội bộ: Đây là một phương tiện truyền thông tincho không chỉ nhân viên mà còn là một kênh thông tin cho khách hàng, giới truyềnthông, nhà đầu tư…
E – Event - Tổ chức sự kiện: Tổ chức sự kiện là công việc góp phần “ đánhbóng” cho thương hiệu và sản phẩm của một thông qua những sự kiện nhằm mụcđích gây sự chú ý của công chúng
N – News - Tin tức: Là tất cả các tin tức trên các kênh truyền thông, các câutruyện kể
C - Community Involvement - Hoạt động liên quan đến cộng đồng Nhận thứccủa cộng đồng về một tổ chức có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh doanhcủa tổ chức
I - Identity Media - Xác định phương tiện truyền thông Các phương tiện tạohình ảnh như danh thiếp, cách ăn mặc, điện thoại, thư tín, Internet, báo, truyềnthanh…Qua những loại hình truyền thông này thương hiệu hiện diện một cách rất rõràng và những gì mà doanh nghiệp muốn nói lên thông qua thương hiệu cũng đượcthể hiện rõ ràng
L - Lobbying Activities - Vận động hành lang Vận động hành lang là tìmcách thuyết phục những tổ chức công chúng ủng hộ hay phản bác một vấn đề, chínhsách hoặc một luật lệ nào đó
S - Social investment - Đầu tư xã hội Đầu tư xã hội có nghĩa là doanh nghiệp
sử dụng tiền của mình vào những dự án cộng đồng, tài trợ học bồng và thành lậpcác quỹ hỗ trợ
Nếu quảng cáo khiến cho khách hàng nhận biết được hình ảnh thương hiệu thìchữ S trong PENCILS giúp khách hàng hiểu rõ tính cách thương hiệu Chính vì vậyđầu tư xã hội được xem là công cụ tạo hình ảnh tốt đẹp về thương hiệu trong tâm tríkhách hàng, luôn tạo được sự tin yêu, đồng cảm của giới truyền thông
1.2.3.3 Xúc tiến bán (Khuyến mại)
Khuyến mại bao gồm nhiều công cụ khác nhau thường là trong ngắn hạn, nhằm
Trang 19kích thích người tiêu dùng mua những sản phẩm, dịch vụ nhanh hơn, nhiều hơn làmtăng lợi tài chính (Kotler & Amstrong).Các hình thức khuyến mãi chủ yếu như:
Với khách hàng: Hàng mẫu, giảm giá, bốc thăm- giải thưởng, giảm giá trựctiếp, phần thưởng cho khách hàng trung thành, phiếu mua hàng…
Tác động tích cực nổi bật nhất là việc giảm chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để
có được hàng hoá, dịch vụ thông qua hình thức trực tiếp giảm giá hay quà tặng; dẫnđến việc khách hàng có thể tăng sức mua sắm Đồng thời thông qua việc xúc tiến bánkhách hàng cũng có thể tiết kiệm được chi phí về mặt thời gian, chi phí chọn lựa doanhnghiệp cung cấp dịch vụ Khuyến mại thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ mặc dù tạithời điểm đó có thể khách hàng chưa có nhu cầu thật sự cần thiết
1.2.3.4.Chăm sóc khách hàng
Đây là việc các nhân viên giao tiếp trực tiếp với khách hàng tiềm năng vớimục đích cung cấp thông tin, tư vấn dịch vụ Nhân viên là những người đầu tiên tiếpxúc với khách hàng Do vậy những nhân viên không được đào tạo chính quy, không
có nghiệp vụ tốt sẽ gây ấn tượng xấu đối với khách hàng từ đó sẽ phá hỏng hình ảnhthương hiệu nhanh hơn cả sản phẩm kém chất lượng
Chăm sóc khách hàng trực tiếp hay gián tiếp là công cụ hữu dụng đối với cácngân hàng vì nó dễ tạo lập mối quan hệ phong phú, gắn bó với khách hàng Thôngqua nhân viên của ngân hàng mà khách hàng có thể yêu mến thương hiệu của ngânhàng và trở thành khách hàng trung thành của ngân hàng đó
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng
1.2.4.1 Môi trường bên ngoài
Thứ nhất là môi trường chính trị, pháp luật
Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Việt Nam được cộng đồng trên thếgiới đánh giá là một đất nước có nền chính trị ổn định và bền vững Một nền kinh tế
ổn định là môi trường thuận lợi không chỉ thu hút đầu tư, kinh doanh mà còn pháttriển thương hiệu một cách thuận lợi Điều này cũng được thể hiện rõ qua chủtrương, chỉ đạo của Đảng và chính phủ Cụ thể:
Trong đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2012 và định
Trang 20hướng đến năm 2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTgngày 24/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu phát triển các tổchức tín dụng (TCTD) đến năm 2012 và định hướng chiến lược đến năm 2020: Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theohướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiếntrong khu vực ASEAN đạt trình độ tiên tiến trong khu vực châu Á, đáp ứng đầy đủcác chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với cácngân hàng trong khu vực và trên thế giới
Những cơ chế và chính sách trên của Đảng và Chính phủ đã góp phần tạo nênđộng lực để các NHTM Việt Nam yên tâm hoạt động, phát triển theo lợi thế cạnhtranh của từng ngân hàng Điều này càng cho thấy đường lối và chủ trương củaĐảng và Chính phủ chính là tiền đề cho hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệungân hàng trong giai đoạn hội nhập hiện nay
Thứ hai là các NHTM trong nước và nước ngoài
Theo cam kết từ khi Việt Nam gia nhập WTO kể từ ngày 01/04/2009, cácTCTD nước ngoài được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Namvới các ràng buộc về vốn Đây là sức ép rất lớn đối với NHTM trong nước
Không những thế các NHTM nước ngoài với bề dày kinh nghiệm, thương hiệulớn đang không ngừng phát triển như HSBC, ANZ, CitiBank đã tạo nên sức ép rấtlớn đối với các NHTM trong nước Sự phát triển ngày càng cao nhu cầu của kháchhàng trong nước đòi hỏi các NHTM trong nước không ngừng cải thiện chất lượngdịch vụ ngân hàng cung ứng để lấy lại hình ảnh, vị trí và vai trò của mình đối vớikhách hàng Chính vì vậy, sự thay đổi và giảm thị phần của các NHTM trong nướccũng là vấn đề cần được quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệuhiện nay
Thứ ba là nhận thức của khách hàng
Thương hiệu là một nhân tố quan trọng giúp các ngân hàng giữ được lượngkhách hàng trung thành của mình cũng như thu hút thêm khách hàng tiềm năng.Thực tế đã chứng minh khách hàng thường chọn những thương hiệu lớn và có uy
Trang 21tín đặc biệt là trong lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng
Hiện nay tâm lý chung của khách hàng đối với các NHTM là ngân hàng nàocủa nhà nước thì đều lớn và có độ tin tưởng cao hơn so với các ngân hàng TMCPkhác Điều này khiến cho hình ảnh thương hiệu của các ngân hàng nhà nước trở nên
có uy tín hơn các NHTMCP Do vậy đòi hỏi các NHTM trong nước cần có nhữngbước đi thích hợp để tạo lập niềm tin của khách hàng đối với các dịch vụ do ngânhàng mình cung cấp, trở thành địa chỉ tin cậy cho các hoạt động thanh toán cũngnhư các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác
1.2.4.2 Môi trường bên trong
Yếu tố đầu tiên chính là nhận thức của doanh nghiệp
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng, thương hiệu đóng vai tròquan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh, là tài sản vô hình có giá trị lớnnhất của doanh nghiệp… Tuy nhiên, mới chỉ có 20% doanh nghiệp hiểu được rằngxây dựng thương hiệu cần bắt đầu từ đâu, số còn lại đều rất lúng túng khi đưa ramột kế hoạch phát triển thương hiệu
Chính vì chưa nhận thức đúng và sâu sắc về thương hiệu ngân hàng nên cácNHTM gặp khó khăn trong việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu Do vậy, hơn lúcnào hết, các NHTM cần có nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu trong toàn thểcán bộ lãnh đạo và nhân viên để có thể đề ra và thực thi được một chiến lượcthương hiệu toàn diện nhất
Yếu tố thứ hai là nguồn nhân lực
Khách hàng đánh giá thương hiệu thông qua bản thân và môi trường xungquanh Qua những tiếp xúc với nhân viên thậm chí cả nhân viên bảo vệ khách hàng
sẽ đánh giá về ngân hàng đó Do vậy nguồn nhân lực trong mỗi ngân hàng là mộttrong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình xây dựng thương hiệungân hàng Để có một thương hiệu mạnh không chỉ cần một logo đẹp, một slogan
ấn tượng mà còn cần cả một đội ngũ nhân viên có trình độ, nghiệp vụ đặc biệt làhiểu sâu sắc về thương hiệu của ngân hàng mình Mỗi NHTM cần có nhận thứcđúng về thương hiệu trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên thông qua côngtác tuyên truyền, giáo dục trong toàn hệ thống nhằm tạo ra ý thức của mọi người về
Trang 22hình ảnh, uy tín của ngân hàng nhất là các dịch vụ do ngân hàng cung cấp
Yếu tố thứ ba là chính sách xây dựng và phát triển thương hiệu của ngân hàng
Muốn xây dựng thương hiệu thì cần có chính sách xây dựng và phát triển phùhợp với đặc điểm, lĩnh vực kinh doanh, tiềm lực của ngân hàng Chính sách thươnghiệu nhằm hỗ trợ ngân hàng hoàn thành nhiều mục tiêu kinh doanh khác nhau Khi
đã xác định xây dựng thương hiệu cho mình thì mỗi ngân hàng trước tiên phải xâydựng chính sách thương hiệu rõ ràng và xuyên suốt Một chính sách thương hiệu lâudài và xuyên suốt sẽ giúp ngân hàng cũng như nhân viên trong ngân hàng hiểu vànắm rõ hơn nhiệm vụ, sứ mệnh thương hiệu ngân hàng của mình
Yếu tố cuối cùng là chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến tên tuổi củadoanh nghiệp đó và dấu ấn của hàng hoá sản phẩm cần phải được tồn tại và chiếmmột vị trí trong tiềm thức người tiêu dùng Doanh nghiệp phải xây dựng được uy tín
và hình ảnh thương hiệu bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm vàdịch vụ chăm sóc khách hàng, xây dựng mạng lưới phân phối, đưa thương hiệu đếnvới người tiêu dùng, đảm bảo sự gần gũi giữa thương hiệu và khách hàng Hiểu rõnhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng và có những sản phẩm hàng hoá, dịch vụphù hợp tương ứng thì sẽ nhanh chóng thu hút và tạo ra được sự tin cậy từ phíakhách hàng Từ đó hình ảnh thương hiệu cũng sẽ được nâng cao
1.3 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG LỚN Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1 Thương hiệu HSBC
Hình 1.1 - Logo của HSBC
Được thành lập năm 1865 tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụtài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới với các chi nhánh tại châu Âu, châu Á, Thái
Trang 23Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi.
HSBC định vị thương hiệu của mình thông qua thông điệp "Ngân hàng toàn
cầu am hiểu địa phương" (The world’s local bank) Tổng giá trị tài sản của tập đoàn
là 2.418 tỉ đô la Mỹ tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2012 Với trụ sở chính tại LuânĐôn, Tập đoàn HSBC có khoảng 8.000 văn phòng tại 87 quốc gia và vùng lãnh thổ
Năm 1870, HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn.Tháng 8 năm 1995, chi
nhánh TP Hồ Chí Minh được cấp phép hoạt động và cung cấp đầy đủ các dịch vụtài chính ngân hàng Năm 2005, HSBC khai trương chi nhánh Hà Nội và thành lậpVăn phòng Đại diện tại Cần Thơ
Với số vốn đăng kí 3.000 tỷ đồng, Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC(Việt Nam) thuộc 100% sở hữu của Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải, đơn vịsáng lập và thành viên chính thức của tập đoàn HSBC chính thức đi vào hoạt độngvào 1/1/2009 với trụ sở chính tại TP HCM
Hiện tại HSBC là ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu
tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng
HSBC có những kinh nghiệm riêng về xây dựng thương hiệu như:
- Phát triển mạng lưới
Sau khi trở thành ngân hàng con 100% vốn nước ngoài đầu tiên hoạt động tạiViệt nam, HSBC là ngân hàng nước ngoài đầu tiên có cả chi nhánh và phòng giaodịch cùng hoạt động Hiện nay, HSBC là ngân hàng nước ngoài có hệ thống máyATM lớn nhất tạiViệt Nam Hệ thống này càng được mở rộng hơn qua việc kết nốithành công với hệ thống máy ATM của Techcombank vào tháng 5/2012, nâng tổng
số máy ATM của HSBC và Techcombank lên hơn 400 máy
- Công nghệ
Thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố như logo, slogan, sản phẩm, nhạc điệu
và công nghệ là một phần không thể thiếu khi xây dựng thương hiệu ngân hàng hiệnđại Khách hàng biết đến hệ thống thanh toán điện tử của HSBC như một thành tựunổi bật của HSBC trên thị trường Việt Nam cũng như toàn thế giới
Cách đây 5 năm, khi việc giao dịch qua thương mại điện tử còn rất xa lạ vàmới mẻ, HSBC đã giới thiệu dịch vụ E-paylist như 1 bước đi chiến lược nhằm tiết
Trang 24kiệm thời gian, chi phí và tăng độ bảo mật cho những khách hàng của họ Có thểnói, việc HSBC luôn nỗ lực ko ngừng nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ, kĩ thuật vàcông nghệ nhằm phù hợp với nhu cầu khách hàng là lí do then chốt dẫn đến sựthành công của họ trong nhiều năm qua
- Quảng bá thương hiệu
HSBC đến thị trường tài chính Việt Nam với định vị thương hiệu “Ngân hàngtoàn cầu am hiểu địa phương” đã đánh mạnh vào tâm lý người Việt Đó là sự kếthợp tuyệt hảo giữa bề dày kinh nghiệm của một ngân hàng lớn trên thế giới và một
sự am hiểu tại thị trường Việt Nam Điều đó đã khiến cho vị trí của HSBC nâng lênmột tầm vóc mới trong tâm trí người dân Việt, người tiêu dùng trở nên tin tưởnghơn đối với ngân hàng
Bên cạnh đó những chiến dịch quảng cáo như “ My home”, “0% fuelsurcharge” và "10% cash back" đã hết sức thành công Những hoạt động khác baogồm tài trợ độc quyền cho những vở kịch sân khấu được chọn lọc, những bộ phim
và những sự kiện thể thao cho những khách hàng hàng đẩu của tập đoàn (ngoài racòn có trao học bổng, tổ chức và trao quà cho các em nhỏ khuyết tật…)
Đặc biệt loạt quảng cáo của HSBC tại các ống lồng sân bay quốc tế Nội Bàicách đây 4 năm được đặt trên 04 ống lồng phục vụ các chuyến bay quốc tế và nộiđịa tại sân bay quốc tế Nội Bài Khoảng 8 triệu hành khách sẽ nhìn thấy nhãn hiệucủa HSBC trên các ống lồng trong năm đầu tiên của chiến dịch Có thể nói đây là 1chiến dịch hết sức ấn tượng và đã có tác dụng mạnh mẽ trong việc quảng bá hìnhảnh của HSBC với khách hàng
- Liên kết với ngân hàng trong nước
Ngày 29 tháng 12 năm 2005, HSBC mua 10% cổ phẩn của ngân hàng cổ phần
Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ 3 tạiViệt Nam xét về vốn Tháng 7 năm 2007, HSBC mua thêm 5% cổ phẩn tạiTechcombank, trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam nắm giữ 15%
cổ phần tại một ngân hàng trong nước Tháng 09 năm 2007, HSBC ký hợp đồngmua 10% cổ phần Tập đoàn Bảo Việt- trở thành đối tác chiến lược nước ngoài duynhất của Bảo Việt
Trang 251.3.2 Ngân hàng TMCP Công Thương- VietinBank
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từnăm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam VietinBank là NHTMlớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam
Đôi nét về ngân hàng:
- Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA
- Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên củaViệt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000
- Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàngChâu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chứcPhát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế
- Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thươngmại điện tử tại Việt Nam
- Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và pháttriển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng
Kinh nghiệm phát triển thương hiệu của Vietinbank
- Thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu:
Hình 1.2- Logo của VietinBank- cũ (bên phải) và logo mới (bên trái)
Từ ngày 15/4, Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức sử dụng hệ thốngnhận dạng thương hiệu mới “VietinBank”, thay thế thương hiệu cũ là “Incombank”
đã được sử dụng trong 20 năm qua, và câu định vị thương hiệu là “Nâng giá trị
cuộc sống”
Trang 26Logo thương hiệu VietinBank gồm 2 phần chính: Các chữ cái VietinBank kếthợp với biểu tượng trái đất bao trùm đồng tiền cổ, thể hiện sự gắn kết hòa hợp giữaTrời và Đất, Âm và Dương Hình ảnh một ban mai tươi sáng với vầng dương đanglên và quĩ đạo chuyển động lớn dần, thể hiện sự vận động và tiếp nối giữa Trời vàĐất trong vũ trụ Có thể nói rằng quyết định thay đổi hệ thống nhận diện thươnghiệu là một quyết định đúng đắn trong giai đoạn hiện nay.
- Xây dựng hệ thống chuẩn đồng bộ thương hiệu mới VietinBank
Hiện nay VietinBank có một hệ thống tài liệu chỉ dẫn đồng bộ và toàn diệnnhất từ trước tới nay cho một thương hiệu Việt Với hơn 250 mẫu ví dụ thiết kế gốc
và hơn 200 trang tài liệu hướng dẫn Bộ tài liệu chỉ dẫn cũng được xây dựng chomục đích lưu hành dưới dạng dữ liệu điện tử với định dạng PDF cho nên bất cứphần nào của bộ tài liệu cũng được chuyển di trong vòng vài phút cho người có liênquan Nhờ có sự chuẩn bị kỹ càng đồng bộ cùng với bộ tài liệu chỉ dẫn tổng thể,trong năm 2008 ngân hàng đã có thể nhanh chóng áp dụng bản sắc nhận diệnthương hiệu mới VietinBank tới 800 chi nhánh, văn phòng giao dịch và quỹ tiếtkiệm của ngân hàng trên khắp Việt Nam
- Liên kết mạng lưới quốc tế.
Ngân hàng VietinBank còn thành lập các liên doanh và công try trực thuộcnhư: công ty chứng khoán, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, công ty cho thuêtài chính, công ty liên doanh bảo hiểm Châu Á, công ty liên doanh cho thuê tàichính quốc tế (VILC), liên doanh ngân hàng Indovina, công ty chuyển mạch tàichính quốc tế VN, góp vốn trong 7 Cty hoạt động trên các lĩnh vực khác Thiết lậpquan hệ đại lý với 850 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia và vùnglãnh thổ trên toàn thế giới, là thành viên chính thức của tổ chức Thanh toán liênngân hàng toàn cầu (SWIFT), tổ chức thanh toán quốc tế về thẻ (VISA, MASTER).Đồng thời là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng ASEAN và Hiệp hội tài chính hỗtrợ trợ DNNVV, đáp ứng tốt nhu cầu dịch vụ tài chính đa dạng của khách hàng Từnhững liên kết trên VietinBank đang ngày càng khẳng định giá trị và chỗ đứngthương hiệu của mình trên thị trường cũng như trong tâm trí khách hàng Hình ảnhthương hiệu VietinBank đã trở thành hình ảnh đại diện tiêu biểu cho việc xây dựngthành công hình ảnh thương hiệu ngân hàng Việt Nam Đặc biệt ngày 4/4/2010 tạinhà hát lớn TP Hà Nội, 120 doanh nghiệp được tôn vinh “Thương hiệu mạnh Việt
Trang 27Nam”, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vinh dự là một trong 20 doanhnghiệp có Thương hiệu mạnh hàng đầu Việt Nam
Tóm lại, chương 1 đã trình bày những vấn đề cơ bản về thương hiệu như khái
niệm, phân loại, vai trò của thương hiệu Chương này cũng đã giới thiệu về hệthống luật pháp điều chỉnh thương hiệu tại Việt Nam và trên thế giới, quy trình xâydựng và các nguyên tắc, công cụ xây dựng để có thể xây dựng một thương hiệungân hàng mạnh Dựa trên kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của các ngân hànglớn của Việt Nam cũng như trên thế giới, chương 2 sẽ phân tích tình hình thực tếtrong xây dựng thương hiệu của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam để từ
đó có thể tìm được những giải pháp tối ưu nhất phát triển thương hiệu ngân hàngvững mạnh hơn
Trang 28CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỀN THƯƠNG HIỆU
TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triền của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt độngngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhànước Việt Nam) Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựachọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chínhthức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2012 sau khithực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lầnđầu ra công chúng Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB)chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM
Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombankngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp chokhách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốctế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng,tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ vàcác công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
Sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có trên13.560 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đạidiện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 SởGiao dịch, 1 Trung tâm Đào tạo, 78 chi nhánh và hơn 300 phòng giao dịch trên toànquốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đạidiện tại Singapore, 5 công ty liên doanh, liên kết Bên cạnh đó, Vietcombank cònphát triển một hệ thống Autobank với khoảng 1.835 ATM và 32.178 điểm chấpnhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ
Trang 29bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang
và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank xứng đáng với vị thế là ngân hàng hàngđầu tại Việt Nam
2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Sơ đồ 2.1: Mô Hình quản trị ngân hàng Vietcombank
( Nguồn: Website ngân hàng VCB)
Trang 30
Sơ đồ 2.2: Mô Hình bộ máy quản lý ngân hàng Vietcombank
Trang 312.2.3 Tình hình kết quả kinh doanh
2.2.3.1 Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động giúp tăng quy mô của ngân hàng Từ đó ngân hàng
sẽ đẩy mạnh cho vay, thu được nhiều lợi nhuận hơn Để có một cái nhìn tổng quát
về tình hình kinh doanh của ngân hàng Vietcombank , chúng ta sẽ phân tích một sốcác chỉ tiêu tài chính chủ yếu mà Vietcombank đạt được trong một số năm gần đây
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng
Trang 32Số tiền
So với 2010 (%)
Số tiền
So với 2011 (%) Huy động vốn từ nền
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010-2012)
Có thể khẳng định huy động vốn là một trong những mặt mạnh củaVietcombank khi so sánh với nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) khác
Năm 2010 cùng với những nỗ lực chung của ngành ngân hàng, Vietcombank đãthực hiện tích cực các chủ trương chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam, hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế, phát triển kinh doanh ổn định, đạt và vượt mứccác chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 Huy động vốn tăng 30.6% so với năm 2009
Mặc dù năm 2011 là một năm hết sức khó khăn với nền kinh tế Việt Namnhưng tốc độ huy động vốn của Vietcombank vẫn tăng so với năm 2010 Năm 2011huy động vốn của Vietcombank đạt 247.700 tỷ đồng, Tốc độ của huy động vốn tăngchậm lại (16%) nhưng phần nào đã chứng minh sự thành công của ngân hàng trongnăm 2011 Với kết quả này Vietcombank luôn đáp ứng nhu cầu nhu cầu vốn hoạtđộng tín dụng và luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh
Ngược lại với năm 2011, hoạt động huy động vốn năm 2012 không chịu sức
ép cạnh tranh quá lớn trên thị trường do NHNN có chính sách điều hòa thanh khoảncho toàn hệ thống Hơn nữa, tăng trưởng tín dụng thấp cộng với chính sách trần lãisuất huy động VND đã không gây sức ép đến huy động vốn Tuy nhiên, nguồn tiềngửi đóng một vai trò rất quan trọng.giúp ngân hàng giảm thiểu sự phụ thuộc vàonguồn vốn bên ngoài đồng thời nâng cao nguồn dự trữ cho thanh khoản Do vậy,VCB luôn đặt trọng tâm mục tiêu tăng trưởng huy động vốn và có giải pháp thíchhợp để thực hiện kế hoạch
Với sự nỗ lực trong công tác điều hành, tính đến 31/12/12 huy động vốn từnền kinh tế của VCB tăng 25,8% so với cuối năm 2011, đạt kế hoạch đề ra và cao
Trang 33hơn so với mức tăng trưởng của toàn ngành (khoảng 15%), tiếp tục giữ vị trí thứ 4
Từ những kết quả đạt được NH TMCP NTVN luôn duy trì là một đơn vị cónguồn vốn huy động ổn định, chủ động đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanhcủa mọi đối tượng khách hàng NH TMCP NTVN ngày càng khẳng định được sựlớn mạnh về quy mô và uy tín trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
2.2.3.2 Tình hình sử dụng vốn
Hoạt động cho vay là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Dướiđây là bảng tổng hợp tình hình sử dụng vốn của NH trong năm 2010,2011 , 2012
Trang 34Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng Vietcombank
Tỷ Trọng
Trang 35Năm 2011 dư nợ tín dụng của VCB đã tăng lên 209.471.633 triệu đồng, tăng18.75% so với năm 2010 Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là Doanh nghiệp nhà nước
và các dư nợ tín dụng khác Điều đó chứng tỏ rằng VCB luôn ủng hộ các doanhnghiệp nhà nước phát triển Năm 2012 tổng dự nợ tín dụng là 241.162.675 triệuđồng tăng 20% so với năm 2011 Trong năm 2012 thì dư nợ tín dụng cho khốidoanh nghiệp nhà nước có giảm xuống, trong khi đó thì tỷ trọng dư nợ tín dụng củakhối công ty TNHH thì tăng lên Sở dĩ tín dụng VND tăng trưởng cao là do VCBnắm bắt kịp thời xu hướngcủa nền kinh tế thông qua việc cung cấp nhiều gói tíndụng với lãi suất ưu đãi Đến thời điểm 31/12/2012,Vietcombank đã trích đủ dựphòng chung và dự phòng cụ thể theo kếtquả phân loại nợ của NHNN quy định.Theo Báo cáo kiểm toán hợp nhất số dư.Quỹ dự phòng rủi ro đến thời điểm31/12/2012 là 5.293 tỷ đồng, trong đó 1.735 tỷ đồng dành cho dự phòng chung,3.558 tỷ đồng cho dự phòng cụ thể
2.2.3.3 Kết quả kinh doanh
Nhìn lại năm 2012 thành quả lớn nhất của Vietcombank chính là việc đãvượt qua những khó khăn chung của nền kinh tế Những thử thách đó đã giúpVietcombank càng khẳng định sự bền vững và khả năng thích ứng của mình đồngthời là động lực để ngân hàng tiếp tục đặt ra những mục tiêu lớn, hướng tới nhữngthành công mới
Trang 36Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của ngân hàng
Đơn vị: tỷ đồngChỉ tiêu
Trang 37Trong bối cảnh nhiều bất lợi cho hoạt động kinh doanh như trên, nhưngVietcombank luôn phát huy tích cực vai trò ngân hàng thương mại lớn của nhànước, thực thi gương mẫu các giải pháp chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần đạtmục tiêu điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội; đồng thời tăng trưởng ổn định cả về quy môtài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, chất lượng cho vay đầu tư và đạt hiệu quả kinhdoanh cao
Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản của VCB qua các năm 2010-2012
(Nguồn : Báo cáo Tài Chinh VCB 2010-2012)
Tổng tài sản của Vietcombank tính đến cuối năm 2012 tăng 13% so với cuối nămtrước trong đó chủ yếu tăng do: Bán cổ phiếu cho cổ đông chiến lược tương đương11.818 tỷ đồng; tăng trưởng chứng khoán đầu tư 166,6% (tương đương 49.064 tỷđồng) và tăng trưởng tín dụng 15,2% (tương đương 31.745 tỷ đồng) Tiền gửi tạiNHNN: Tiền gửi tại SBV (NHNN) tăng 48,2% từ 10.617 tỷ đồng năm 2011 lên 15.732
tỷ đồng cuối năm 2012.Tiền gửi tại/cho vay TCTD khác:Đến cuối năm 2012, số dưtiền gửi và cho vay các TCTD khác của Vietcombank giảm mạnh 37,4% (tương đươngvới 39.292 tỷ quy đồng).Cho vay và ứng trước khách hàng: Đến cuối năm 2012, dư nợcho vay khách hàng (chưa trừ DPRR) tăng trưởng 15,2% so với cuối năm 2011 Tỷ
Trang 38trọng dư nợ tín dụng/tổng tài sản cuối năm 2012 và 2011 tương ứng là 58,2% và57,1% Mặc dù sử dụng vốn cho vay khách hàng trong năm 2012 tăng gần 32.000 tỷđồng nhưng thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự lại giảm 1.608 tỷ đồng so vớinăm 2011 Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2012, thực hiện chủ trương chia sẻkhó khăn cùng doanh nghiệp, ngay Cho vay và ứng trước khách hàng: Đến cuối năm
2012, dưnợ cho vay khách hàng (chưa trừ DPRR) tăng trưởng 15,2% so với cuối năm
2011 Tỷ trọng dư nợ tín dụng/tổng tài sản cuối năm 2012 và 2011 tương ứng là 58,2%
và 57,1% Tỉ lệ nợ xấu thực tế đến cuối năm 2012 chỉ còn 2,4%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu
2012 do đại hội cổ đông giao (2,8%)
Tổng nợ phải trả đến cuối năm 2012 tăng 10,3% so với cuối năm 2011 trong đóchủ yếu tăng từ tiền gửi của khách hàng (25,8%).Tiền gửi và vay của các TCTDkhác:Năm 2012, nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng của Vietcombankgiảm 29% so với năm 2011 Để tránh rủi ro về chênh lệch kỳ hạn và bù đắp thiếu hụtvốn ngoại tệ, VCB đã tăng cường huy động vốn trung dài hạn ngoại tệ từ nướcngoài.Huy động vốn từ nền kinh tế:Huy động vốn từ nền kinh tế đạt 303.942 tỷ đồng,tăng 25,8% so với cuối năm 2011 trong đó huy động vốn VND tăng khoảng 36,5% sovới 2011 Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 162.080 tỷ quy đồng, tăng 33,3% so vớicuối năm 2011 đã đưa tỷ trọng huy động vốn từ dân cư trong tổng huy động vốn tăng
từ 50,3% năm 2011 lên đến 53,3% năm 2012 Vốn huy động từ dân cư tăng ổn địnhthể hiện uy tín và thương hiệu của VCB, tuy nhiên chi phí vốn cũng tăng theo và cóthể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng
Năm 2012 lợi nhuận trước thuế là 5.764 tỷ đồng, gần bằng 88% kế hoạchđược giao Tổng tài sản đạt 414.475 tỷ đồng, tăng 13,0% so với cuối năm 2011, đạtgần 96% kế hoạch.Vốn chủ sở hữu đạt 41.553 tỷ đồng, tăng 45,1% so với năm2011.Dư nợ tín dụng đạt 241.163 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2011.Huy độngvốn từ nền kinh tế đạt 303.942 tỷ đồng, tăng 25,8% so với cuối năm 2011, bằng106,6% kế hoạch.Tỉ lệ nợ xấu là 2,4%, thấp hơn mức mục tiêu kế hoạch (2,8%) và
tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng Hầu hết các chỉ số về kinh doanh thẻ đềutăng trưởng tốt, vượt mức kế hoạch
Trong những năm qua nền kinh tế trong nước đã chịu tác động của khủnghoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của
Trang 39ngành ngân hàng Tuy nhiên , hoạt động kinh doanh của Vietcombank vẫn đạt đượcnhững kết quả nhất định như trên là nhờ sự đóng góp của rất nhiều yếu tố, một trong
đó chính là chiến lược Maketing hợp lý, điều đó đã ngày càng góp phần khẳng địnhthương hiệu Vietcombank trong con mắt của khách hàng
2.2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI NH TMCP NTVN
2.2.1 Đặc điểm sản phẩm dịch vụ của NHNTVN
Năm 2010 là năm NHNTVN xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn toàn mớivới những sản phẩm dịch vụ được cải tiến cho phù hợp với từng nhóm khách hàngcủa ngân hàng Ngân hàng chia các sản phẩm dịch vụ của mình thành hai nhómkhách hàng khác nhau: khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp Những sảnphẩm đặc trưng của ngân hàng như: tiền gửi tiết kiệm, sản phẩm thẻ, dịch vụchuyển tiền và các dịch vụ khác như chiết khấu giấy tờ có giá, thu đổi ngoại tệ …Các sản phẩm của ngân hàng rất đa dạng và thường kết hợp với nhiều ưu đãikhác nhau để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ Các ưu đãi này được thay đổi theotừng thời kỳ để phù hợp với thị trường và có sức cạnh tranh đối với các NHTM khác.Đặc biệt với các công ty hoạch toán độc lập của mình như Công ty Chứngkhoán ngoại thương, công ty chuyển tiền VCB , Công Ty liên doanh quản lý quỹ,công ty bảo hiểm nhân thọ thì khách hàng còn có thêm những lựa chọn về sản phẩmchứng khoán, bảo hiểm Đây là một lợi thế rất lớn của Vietcombank vì trên thịtrường hiện nay rất ít ngân hàng thâm nhập vào thị trường trên
Bên cạnh đó thì hệ thống ngân hàng điện tử cũng được NH NTVN đưa vào và
đã nhận được sự quan tâm của khách hàng doanh nghiệp cũng như cá nhân Dịch vụInternet Banking và Mobile Banking cho phép khách hàng vấn tin để biết số dư tàikhoản, các giao dịch gần nhất hay cả mức phí dịch vụ… Thông qua hệ thống ngânhàng điện tử này khách hàng có thể nhanh chóng biết được số dư hiện tại của mìnhcũng như những phát sinh trong tài khoản một cách nhanh nhất
Tóm lại, các sản phẩm dịch vụ mà NHNTVN cung cấp cho khách hàng củamình đa dạng, phong phú và đặc biệt linh hoạt đối với từng nhóm đối tượng khách
Trang 40hàng Các chương trình khuyến mại, quà tặng đều được thay đổi theo từng thời kỳmột cách linh hoạt Các mảng thị trường ngách nhỏ cũng được ngân hàng quan tâm
và xây dựng những sản phẩm dịch vụ đặc biệt
2.2.2 Thị trường và khách hàng mục tiêu của ngân hàng trong thời gian qua
2.2.2.1 Đặc điểm của thị trường mục tiêu
Trong thời gian qua Vietcombank đặc biệt chú trọng đến 2 đối tượng kháchhàng Đó là : khách hàng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và khách hàng tư nhân Trong mỗi đoạn thị trường đó, ngân hàng phân chia thành các đoạn thị trường nhỏhơn nhưng vẫn dựa theo tiêu thức khách hàng
Trên cơ sở các đoạn thị trường trên , tùy theo quan điểm của từng thời kỳ vàtừng chi nhánh để lựa chọn các thị trường mục tiêu khác nhau Trước đây, xuất phát
từ truyền thống một ngân hàng chuyên doanh về thương mại, xuất nhập khẩu ngânhàng lựa chọn khách hàng mục tiêu là những công ty, doanh nghiệp nhà nước lớn.Tuy nhiên trong những năm trở lại đây , để phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ củakinh tế ngoài quốc doanh và để phòng tránh rủi ro do quá tập trung vào một đốitượng khách hàng, ngân hàng đã mở rộng thêm, lựa chọn khách hàng mục tiêu làdoanh nghiệp nhỏ và vừa, các công ty TNHH….Đây là đoạn thị trường có đối thủcạnh tranh rất mạnh, song với một thương hiệu có uy tín ngân hàng đã ngày càngthu hút được nhiều khách hàng hơn, nâng cao dần vị thế của mình trên thị trường Ngoài ra thị trường khách hàng cá nhân có thu nhập cao cũng là đối tượng màngân hàng hướng tới trong năm những năm tới đây Đây là thị trường có lượng tiềnnhàn rỗi tương đối nhiều Nếu khai thác tốt thì đây là kênh huy động vốn không nhỏcho ngân hàng Phân khúc khách hàng VIP đang là mục tiêu của nhiều ngân hàngtrong thời gian tới đây bởi xu hướng rất đơn giản khi đời sống của người dân caohơn thì nhu cầu tiêu tiền cũng tăng lên theo Theo các chuyên gia kinh tế phân khúckhách hàng cao cấp tại khu vực châu Á - khu vực được đánh giá là phát triển nhanhnhất thế giới, vẫn có xu hướng gia tăng Do đó, Việt Nam không nằm ngoài vòngphát triển này, nhất là khi phần lớn nhu cầu tài chính của khách hàng phân khúc này
chưa được đáp ứng đầy đủ