1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Thái Bình

72 339 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 352 KB

Nội dung

Khái niệm hoạt động cho vay trong Ngân hàng thương mại Ngân hàng là tổ chức đi vay để cho vay, có thể nói hoạt động cho vaycủa NHTM là hoạt động cơ bản và tạo nguồn thu lớn nhất đối với

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP ĐÔNG ĐÔ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

******************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY KIỂU HỘ SẢN XUẤT

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI BÌNH

Giáo viên hướng dẫn:Ths Trần Mạnh Hà

Sinh viên thực hiện: Lê Tuyết Mai

Lớp: TC 15A

Thái Bình, tháng 5 năm 2013.

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU :

1 Sự cần thiết thực hiện đề tài

2 Phương pháp nghiên cứu

3 Phạm vị và đối tượng nghiên cứu

4 Kết cấu của khóa luận

HÀNG TH ƯƠNG MẠI

1.1 : Tổng quan về cho vay Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

1.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.1.2.2 Phân loại hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Hoạt động và vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế

1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hộ sản xuất đối với nền kinh tế

1.2.1.2 Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế

1.2.2 Hoạt động cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Khái niệm và đặc điểm cho vay hộ sản xuất của Ngân hàngthương mại

Trang 3

1.2.2.2 Phân loại cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại

1.2.3 Mở rộng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Khái niệm mở rộng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàngthương mại

1.2.3.2 Chỉ tiêu mở rộng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàngthương mại

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại

Trang 4

2.1 Khái quát về NHNo & PTNT Thái Bình

2.1.1 : Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.2 : Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

2.1.3 : Mô hình bộ mát quản lý tại chi nhánh

2.1.3.1 : Bộ máy tổ chức

2.2 Thực trạng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng

2.2.1 Thực trạng cho vay của Ngân hàng

2.2.2 Thực trạng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng

2.2.2.1 Khái quát về các hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh 2.2.2.2 Thực trạng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng

2.2.2.3 Dư nợ 2.2.2.4 Trích lập dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro

2.3 Đánh giá thực trạng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng

2.3.1 Kết quả

2.4 Tình hình nợ xấu của Ngân hàng

2.4.1 Nguyên nhân và hệ quả tình hình nợ xấu của Ngân hàng

2.4.1.1 Phân tích đánh giá các giải pháp mà Ngân hàng đãthực hiện đựơc trong công tác cho vay hộ sản xuất

2.5 Ưu điểm , nhược điểm ,nguyên nhân

2.5.1 Ưu điểm

2.5.2 Nhựợc điểm

2.5.3 Nguyên nhân của các nhuợc điểm

2.6 Những kết quả đạt được và những tồn tại trong cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng

2.6.1 Kết quả đạt được

2.6.2 Những mặt còn tồn tại

2.6.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên

Trang 5

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG

3.1 Định hướng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng

3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng

3.1.2 Định hướng cho vay hộ sản xuất

3.2 Giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất

3.3 Kiến nghị của Ngân hàng với cấp trên

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết thực hiện đề tài

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã

có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn.Đặc biệt, chính sách cho vay hộ đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần

và nhận thức của người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựngnông thôn mới, giảm dần khoảng cách giữa các vùng nông thôn, miền núi,vùng sâu, vùng xa với các khu vực đồng bằng, thành thị, vùng côngnghiệp tập trung

Để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nướctại địa phương, NHNo&PTNT Thái Bình đã mạnh dạn đầu tư cho vaytrực tiếp tới hộ Sau gần 20 năm, tín dụng Ngân hàng đã thực sự góp phầnđổi mới đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương, tạo sự chuyển biến tíchcực về nhận thức của người dân Đổi lại, cho vay hộ đã góp phần nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho NHNo&PTNT Thái Bình Chiếmhơn 80% trong tổng dư nợ, cho vay hộ thực sự là một hoạt động quantrọng mà Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm

Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, NHNo&PTNT TháiBình đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng và pháttriển của các hộ sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, hoạt động cho vay hộ vẫncòn nhiều hạn chế, khuyết điểm, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trongviệc tiếp cận nguồn vốn cho vay hộ

Nhận thức được điều đó, em đã chọn đề tài: “Giải pháp mở rộng

cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Thái Bình” làm đề tài tốt nghiệp

Trang 7

cứ đề xuất những giải pháp khả thi.

Trong khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp, em tập trung nghiêncứu một số điểm trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT TháiBình , trong đó trọng tâm là hoạt động cho vay hộ sản xuất từ năm 2010đến nay

Mặc dù đã cố gắng tối đa khi nghiên cứu nhưng do sự hạn chế vềnăng lực và kiến thức, trong khóa luận này em không tránh khỏi những saisót và hạn chế Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía các Thầy

cô và bạn đọc

Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với TH.S Trần Mạnh Hà,người hướng dẫn em viết và hoàn thành khóa luận này, cũng như toàn thểcác giảng viên trường Đại học Dân lập Đông Đô đã truyền đạt cho emkiến thức và phương pháp học tập nghiên cứu

2 Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng ,kết hợp với phương phápthống kê, so sánh, phân tích , tổng hợp nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu : Số liệu thứ cấp được thu thập từBáo cáo thường niên, Bản công bố thông tin , website , bài báo , tạp chí

…và được xử lý trên máy tính

Trang 8

3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : Là những vấn đề liên quan đến giải pháp mởrộng cho vay kiểu hộ của Ngân hàng No& PTNT Thái Bình

- Phạm vi nghiên cứu : Những hoạt động cho vay kiểu hộ của Ngânhàng No&PTNT Thái Bình giai đoạn 2010-2012

4 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục các bảng số liệu, phụ lục,danh mục tham khảo, nội dung của khóa luận chia làm 3 chương cụ thể :

Chương I: Cơ sở lý luận về cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại.

Chương II: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo& PTNT Thái Bình

Chương III: Giải pháp mở rộng cho vay hộ sản xuất tại NHNo& PTNT Thái Bình

Trang 9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về cho vay của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

NHTM là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động chủyếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng

số tiền đó để cho vay thực hiện tốt nghiệp vụ chiết khấu và phương tiệnthanh toán

NHTM ra đời cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, cácquan điểm trước đây thường cho rằng NHTM như một cơ quan thực hiệnphân phối vốn một cách thuần túy, từ đó cách nhìn nhận về NHTM càngtrở nên nặng nề Việc thừa, thiếu vốn trong tạm thời thường xuyên xảy rađối với các đơn vị kinh tế, đến một thời điểm thì cả người thừa vốn vàngười thiếu vốn cùng xuất hiện nhưng họ lại không tìm được với nhau.NHTM chính là cầu nối giúp người thừa vốn chuyển vốn sang cho ngườithiếu vốn NHTM đã và đang phát triển đặt vị trí tiên phong chủ chốttrong nền kinh tế

NHTM là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nềnkinh tế Hàng triệu cá nhân, hộ sản xuất và các doanh nghiệp , các tổ chứckinh tế - xã hội đều gửi tiền tại NHTM NHTM đóng vai trò người thủquỹ trong toàn xã hội

Theo luật các tổ chức tín dụng quy định “ Hoạt động Ngân hàng làhoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thườngxuyên là nhận tiền gửi và sử dụng để cho vay thực hiện tốt nghiệp vụchiết khấu và phương tiện thanh toán ”

Trang 10

1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

* Huy động vốn: Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đócác Ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền Một trong nhữngnguồn quan trọng là các khoản tiền gửi ( thanh toán và tiết kiệm củakhách hàng ) Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người

có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn Trong cuộc cạnh tranh để tìm vàgiành được các khoản tiền gửi , các Ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như

là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêudùng trước mắt và cho phép Ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh

* Cho vay : Cho vay là hoạt động chủ yếu và đem lại nguồn thu lớnnhất đối với NHTM Chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn hoạt động cho vay ởphần sau

* Các hoạt động trung gian khác

- Mua bán ngoại tệ : Một trong những dịch vụ Ngân hàng đầu tiênđược thực hiện là trao đổi (mua bán) ngoại tệ - một Ngân hàng đứng ramua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ.Trong thị trường tài chính ngày nay , mua bán ngoại tệ thường chỉ do cácNgân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độrủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao

- Bảo quản vật có giá : Các Ngân hàng thương mại thực hiện lưu trữvàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản Ngânhàng giữ vàng và giao cho khách tờ biên nhận ( giấy chứng nhận do Ngânhàng phát hành ) Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy chứngnhận , nên giấy chứng nhận đã được sử dụng như tiền dùng để thanh toáncác khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của Ngân hàng phát hành Lợi íchcủa việc sử dụng thanh toán bằng giấy thay cho bằng kim loại đã khuyến

Trang 11

khích khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng để đổi lấy giấy chứng nhận củaNgân hàng Đó là hình thức đầu tiên của giấy bạc Ngân hàng Ngày nay,vật có giá được tách khỏi tiền gửi và khách hàng phải trả phí bảo quản.

- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán : Khi cácdoanh nhân gửi tiền vào Ngân hàng, họ nhận thấy Ngân hàng không chỉbảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ Thanhtoán qua Ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức

là người gửi tiền không cần phải đến Ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cầnviết giấy chi trả cho khách (còn được gọi là séc), khách hàng mang giấyđến Ngân hàng sẽ nhận được tiền Các lợi ích của thanh toán không dùngtiền mặt ( an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí ) đã góp phầnrút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân.Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán

đã được phát triển như Ủy nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện,thẻ,

- Quản lý ngân quỹ : Các Ngân hàng thương mại mở tài khoản và giữtiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân Nhờ đó, Ngân hàngthường có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng Do có kinhnghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiềuNgân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong

đó Ngân hàng sẽ quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh vàtiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoánsinh lợi và tín dụng ngắn hạn đến khách hàng cần tiền mặt để thanh toán

- Tài trợ các hoạt động của Chính Phủ : Khả năng huy động và chovay với khối lượng lớn Ngân hàng đã trở thành trọng tâm trong các chínhsách của Chính Phủ Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường cấp bách trong khithu không đủ, Chính Phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản vay

Trang 12

của Ngân hàng Ngày nay, Chính Phủ giành quyền cấp phép hoạt động vàkiểm soát các Ngân hàng Các Ngân hàng được cấp phép thành lập vớiđiều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sáchcủa Chính Phủ và tài trợ cho Chính Phủ.

- Bảo lãnh : Do khả năng thanh toán của các Ngân hàng cho mộtkhách hàng rất lớn và do Ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng,nên Ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng Trong nhữngnăm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh.Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hóa

và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ tín dụng khách,

- Cho thuê thiết bị trung và dài hạn : Nhằm để bán được các thiết bị,đặc biệt là các thiết bị có giá trị lớn, các hãng sản xuất và thương mại đãthuê (thay vì bán) các thiết bị Cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thểmua (do vậy còn gọi là hợp đồng thuê mua) Rất nhiều Ngân hàng tíchcực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị, máymóc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó Ngân hàng muathiết bị và cho khách hàng thuê

- Cung cấp ủy thác và tư vấn : Do hoạt động trong lĩnh vực tài chínhcác Ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính Vì vậy , nhiều

cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ Ngân hàng quản lý tài sản và quản lýhoạt động tài chính hộ

- Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chúng khoán : Nhiều Ngân hàngđang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàngthỏa mãn mọi nhu cầu Đây là một trong những lý do khiến các Ngânhàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho kháchhàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà khôngphải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán

Trang 13

- Cung cấp dịch vụ bảo hiểm : Từ nhiều năm nay các Ngân hàng đãbán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trườnghợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mấtkhả năng thanh toán.

- Cung cấp dịch vụ đại lý : Nhiều Ngân hàng (thường là các Ngânhàng lớn) cung cấp các dịch vụ Ngân hàng đại lý cho các Ngân hàng khácthanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm Ngân hàng đầumối trong đồng tài trợ

1.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay trong Ngân hàng thương mại

Ngân hàng là tổ chức đi vay để cho vay, có thể nói hoạt động cho vaycủa NHTM là hoạt động cơ bản và tạo nguồn thu lớn nhất đối với NHTM.Hoạt động cho vay của NHTM là việc NHTM dùng số vốn huy độngđược đầu tư cho các doanh nhiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, các hộ sản xuất và các tổ chức khác trong một khoảng thời giannhất định để lấy lãi

NHTM chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn chính là quahoạt động cho vay NHTM huy động vốn từ những tổ chức, cá nhân đang

có vốn mà không có nhu cầu sử dụng số vốn đó rồi cho những tổ chức, cánhân đang có nhu cầu sử dụng vốn vay Có thể thấy hoạt động cho vaycủa Ngân hàng tận dụng được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế

và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Mỗi Ngân hàng khác nhau sẽ có những phương thức cho vay khácnhau và tùy thuộc vào tính chất của các nguồn huy động và họ sẽ tậptrung cho vay theo một hình thức nào đó làm thế mạnh của mình

1.1.2.2 Phân loại hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

Trang 14

a Phân loại theo mục đích khoản vay

Theo mục đích khoản vay thì hoạt động cho vay của NHTM đượcchia thành 3 loại:

- Cho vay thương mại: Ngay ở thời kỳ đầu, các Ngân hàng đã chiếtkhấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với những người bán (ngườibán chuyển các khoản phải thu cho Ngân hàng để lấy tiền trước) Sau đó

là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đốivới các khách hàng ( là người mua ), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữnhằm mở rộng sản xuất kinh doanh

- Cho vay tiêu dùng: Trong giai đoạn đầu hầu hết các Ngân hàngkhông tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi họ tin rằng cáckhoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao Sự gia tăng thu nhậpcủa người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã buộc các Ngânhàng phải hướng tới người tiêu dùng như một khách hàng tiềm năng Sauchiến tranh thế giới lần thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trongnhững loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh

tế phát triển

- Tài trợ cho dự án: Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắnhạn, các Ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ choxây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao Do rủi

ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao song lãi lại lớn Một sốNgân hàng còn cho vay để đầu tư đất

b Phân loại theo thời gian

Phân loại theo thời gian thì hoạt động cho vay của NHTM được chiathành 3 loại:

- Cho vay ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm trởxuống

Trang 15

- Cho vay trung hạn: Là các khoản cho vay từ 1 năm đến 5 năm

- Cho vay dài hạn : Là các khoản cho vay trên 5 năm

Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng thu hồi vốn của từng dự án mà

có thể xác định cho vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn

c Phân loại theo hình thức cho vay

- Thấu chi: Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó Ngân hàng chophép người vay được chi trội (Vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán củamình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định

- Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay tương đối phổbiến của các NHTM đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thườngxuyên, không có điều kiện để cấp hạn mức thấu chi

- Cho vay theo hạn mức: Đây là hình thức cho vay theo đó Ngânhàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức cho vay Hạn mức cho vay

có thể tính cho cả kỳ và cuối kỳ Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính

- Cho vay luân chuyển : Là hình thức cho vay dựa trên luân chuyển hànghóa của khách hàng Khách hàng khi đã mua hàng có thể thiếu vốn , Ngânhàng có thể cho vay để khách hàng mua hàng và sẽ thu nợ khi khách hàng bánhàng

- Cho vay trả góp: Là hình thức cho vay mà theo đó Ngân hàng chophép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời gian cho vay đã thỏathuận Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung

và dài hạn, tài trợ tài sản cố định hoặc hàng lâu bền

- Cho vay gián tiếp: Phần lớn cho vay của NHTM là cho vay giántiếp Bên cạnh đó Ngân hàng cũng phát triển các hình thức cho vay giántiếp như thông qua các tổ , nhóm, hội trung gian…

1.2 Hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng thương mại

Trang 16

1.2.1 Hộ sản xuất và vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế

1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hộ sản xuất

Hộ sản xuất được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được nhànước giao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phépkinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định do Nhà nước quy định

Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự , những hộ gia đình mà cácthành viên có tài sản chung có hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sửdụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một sốlĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định , là chủ đề trongcác quan hệ đó

Những hộ gia đình mà đất đã được giao cho hộ cũng là chủ thể trongcác quan hệ dân sự liên quan đến đất đã được cấp đó

- Đại diện của hộ sản xuất : Chủ hộ là đại diện của hộ sản xuất trongcác giao dịch dân sự về lợi ích chung của hộ Cha mẹ hoặc các thành viênkhác đã có năng lực trách nhiệm hành vi dân sự (đã đủ 18 tuổi) đều có thểlàm chủ hộ Chủ hộ có thể ủy quyền cho thành viên khác (đã đủ 18 tuổi)làm đại diện của hộ trong các quan hệ dân sự Giao dịch dân sự do ngườiđại diện của hộ sản xuất xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làmphát sinh quyền lợi và nghĩa vụ của hộ sản xuất

- Tài sản chung của hộ sản xuất: Tài sản chung của hộ sản xuất gồmtài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập nên hoặc được cho tặng và cáctài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ Quyền

sử dụng đất hợp pháp của hộ cũng là tài sản chung của hộ sản xuất

- Trách nhiệm dân sự của hộ sản xuất : Hộ sản xuất phải chịu tráchnhiệm dân sự về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của hộ do người đại diệnxác lập trong các giao dịch dân sự Hộ chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sảnchung của hộ Nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ

Trang 17

chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sảnriêng của mình.

- Hộ sản xuất có quy mô sản xuất nhỏ, nguồn lao động thì chủ yếu làcác thành viên trong hộ Hộ sản xuất có các điều kiện về đất đai nhưngthiếu vốn , thiếu hiểu biết về khoa học , kỹ thuật , thiếu kiến thức về thịtrường nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính tự cấp, tự túc

- Hộ sản xuất thường phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, các nghềgia truyền, thế mạnh và tài nguyên thiên nhiên của từng vùng

- Hầu hết chủ hộ là những người đã lớn tuổi trong gia đình như ông

bà, bố mẹ nên việc đơi mới cách thức sản xuất kinh doanh theo xu hướnghiện đại là khó khăn, không bắt kịp với thời đại

- Hộ sản xuất có lực lượng lao động chủ yếu là những người tronggia đình nên khi có chuyện xảy ra với gia đình thì quá trình sản xuất kinhdoanh của hộ sản xuất sẽ bị đình trệ trong một khoảng thời gian nhất định

1.2.1.2 Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế

Hộ sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triểnkinh tế xã hội Là động lực khai thác các tiềm năng , tận dụng nguồn vốn ,lao động, tài nguyên, đất đai đưa vào sản xuất làm tăng sản phẩm cho xãhội Là đối tác cạnh tranh của kinh tế quốc doanh trong quá trình cùng vậnđộng và phát triển Hiệu quả đó gắn liền với sản xuất kinh doanh, tiếtkiệm được chi phí, chuyển hướng sản xuất nhanh tạo được quỹ hàng hóacho tiêu dùng và cho xuất khẩu làm tăng nhu nhập cho ngân sách nhànước

Xét về lĩnh vực tài chính – tiền tệ thì hộ sản xuất tạo điều kiện mởrộng thị trường vốn, thu hút nhiều nguồn đầu tư

Cùng với các chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước tạo điềukiện cho hộ sản xuất phát triển đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực

Trang 18

quốc gia và tạo được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần ổnđịnh an ninh trật tự xã hội, nâng cao trình độ dân trí, đời sống nhân dânngày càng cao Thực hiện mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng dân chủ văn minh” Hộ sản xuất được thừa nhận là đơn vị kinh tế tựchủ đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ , sôi động trong quá trình đổi mớicủa đất nước ta Hộ sản xuất nông thôn và một bộ phận kinh tế trang trạiđang trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu tạo ra lương thực , thực phẩm ,nguyên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm, thủy hảisản, sản xuất được các ngành nghề thủ công phục vụ tiêu dùng trong nước

và xuất khẩu

1.2.2 Hoạt động cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại

Cho vay hộ sản xuất là việc Ngân hàng dùng những khoản tiền tự cóhoặc đã huy động được cho các hộ sản xuất kinh doanh Nông – Lâm –Ngư nghiêp vay để phục vụ nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinhdoanh

Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ và nhà nước đã có nhữngchính sách chỉ đạo phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa kinh tế hộ sản xuất.Hầu hết ở các Ngân hàng hiện nay dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm một

tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ

- Do hộ sản xuất hầu hết là hoạt động sản xuất kinh doanh trongphạm vi nhỏ, vốn cần thiết cũng nhỏ nên các khoản vay của hộ sản xuấtthường nhỏ

- Có trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn hầu như là cònhạn chế Sản xuất kinh doanh thường ở mức tự phát chứ không có dự án

Trang 19

sản xuất kinh doanh Điều này khiến việc cho vay hộ sản xuất rất khókhăn Nhất là trong khâu thẩm định cho vay.

- Các hộ sản xuất nông, lâm nghiệp thì thường bị ảnh hưởng nhiềubởi yếu tố tự nhiên Nhất là thiên tai ảnh hưởng vô cùng lớn đối với quátrình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất Do vậy cho vay hộ sản xuất

có rủi ro lớn

- Các hộ sản xuất thường không hiểu luật pháp và các thủ tục pháp lýkhi đi vay Nên thường xuyên để xảy ra tình trạng trả lãi và gốc quá hạngây những thiệt hại cho Ngân hàng

- Khi có chuyện xảy ra đối với những người trong hộ sản xuất thì hầunhư là quá trình sản xuất kinh doanh sẻ bị ngưng trệ hoàn toàn trong mộtthời gian dài Điều này khiến khả năng thu hồi vốn của các hộ sản xuấtkém Khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn kém

1.2.2.2 Phân loại cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại

a Phân loại theo mục đích khoản cho vay hộ sản xuẩt

Theo mục đích khoản cho vay thì cho vay hộ sản xuất được chia làm 3loại

- Cho vay thương mại hộ sản xuất : Là các khoản cho vay đối với các hộsản xuất , để các hộ sản xuất phục vụ nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinhdoanh

- Cho vay tiêu dùng hộ sản xuất: Là các khoản cho vay đối với các hộsản xuất để các hộ sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng (mua ô tô, xây dựngnhà….)

- Tài trợ dự án: Là các khoản cho vay đối với các hộ sản xuất mà cáckhoản vay đó được cho vay dựa trên một dự án mà hộ sản xuất đã nghiêncứu đề ra Ngân hàng xem xét dự án rồi cho vay theo dự án đó

b Phân loại theo thời gian cho vay hộ sản xuất

Trang 20

Theo thời gian cho vay thì cho vay hộ sản xuất được chia làm 3 loại:

- Cho vay hộ sản xuất ngắn hạn: Là các khoản cho vay hộ sản xuất cóthời hạn từ 1 năm trở xuống

- Cho vay hộ sản xuất trung hạn: Là các khoản cho vay hộ sản xuất

có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm

- Cho vay hộ sản xuất dài hạn: Là các khoản cho vay hộ sản xuất cóthời hạn trên 5 năm

c Phân loại theo hình thức cho vay hộ sản xuất

Theo hình thức cho vay thì cho vay hộ sản xuất cũng có các hìnhthức như : Thấu chi, cho vay trực tiếp, cho vay trả góp, cho vay từng lần,cho vay theo hạn mức và cho vay gián tiếp

1.2.3 Mở rộng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Khái niệm mở rộng cho vay hộ sản xuất của NHTM

Mở rộng cho vay hộ sản xuất là việc NHTM cho vay hộ sản xuất trênphạm vi rộng hơn, đồng thời tăng tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất trêntổng dư nợ Muốn vậy NHTM phải tăng cả về số lượng và chất lượng cáckhoản cho vay đối với hộ sản xuất

Tăng chất lượng đối với các khoản cho vay hộ sản xuất nghĩa là :NHTM phải thực hiện quy trình tín dụng một cách chặt chẽ, từ khâu thẩmđịnh trước khi vay đến các khâu quản lý sau khi vay Làm sao để khoảnvay được an toàn nhất đối với Ngân hàng

Tăng vế số lượng đối với các khoản cho vay hộ sản xuất nghĩa là :NHTM tăng dư nợ cho vay đối với các khoản hộ sản xuất đã vay và chonhiều hộ vay hơn nữa nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cho các khoản chovay của NHTM

Trang 21

Khi đã đảm bảo được cả về chất lượng và số lượng thì khi đó gọi làNHTM đã mở rộng cho vay hộ sản xuất.

1.2.3.2 Chỉ tiêu mở rộng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng thương mại

Có nhiều yếu tố để đánh giá mở rộng cho vay hộ sản xuất Sau đây làmột số chỉ tiêu dùng để đánh giá việc mở rộng cho vay hộ sản xuất:

* Dư nợ cho vay hộ sản xuất : Dư nợ cho vay hộ sản xuất là tổng số vốn

mà Ngân hàng đầu tư cho các hộ sản xuất trong một khoảng thời gian nhấtđịnh

Dư nợ cho vay hộ sản xuất của một NHTM cao hay thấp cũng ảnhhưởng đến khả năng mở rộng cho vay hộ sản xuất của NHTM đó

Dư nợ cho vay thể hiện việc cho vay hộ sản xuất trong một thời giancủa NHTM là như thế nào, đồng thời cũng thông qua dư nợ có thể thấyđược tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất so với tổng dư nợ

Vì vậy muốn mở rộng cho vay hộ sản xuất thì Ngân hàng phải có cácbiện pháp tăng dư nợ cho vay hộ sản xuất

* Phạm vi cho vay hộ sản xuất: Phạm vi cho vay hộ sản xuất lànhững địa phận, địa bàn mà NHTM đã cho các hộ sản xuất vay

Phạm vi cho vay hộ sản xuất thể hiện quy mô cho vay hộ sản xuất tạiNHTM , phạm vi cho vay hộ sản xuất rộng thì quy mô cho vay hộ sảnxuất sẽ lớn và ngược lại phạm vi kinh danh hẹp thì quy mô cho vay hộ sảnxuất nhỏ

Nếu phạm vi cho vay hộ sản xuất của một NHTM mà lớn hơn trongmột thời kỳ nào đó thì cũng là một chỉ tiêu để đánh giá NHTM đó đã mởrộng cho vay hộ sản xuất

* Số hộ sản xuất vay vốn : Số hộ sản xuất vay vốn là số lượng hộ sảnxuất đã vay vốn của Ngân hàng trong một thời điểm nào đó

Trang 22

Số hộ sản xuất vay vốn lớn hay nhỏ cũng là một chỉ tiêu để đánh giáviệc mở rộng cho vay hộ sản xuất của một NHTM.

Số hộ sản xuất vay vốn của ngân hàng thể hiện tỷ trọng số hộ sảnxuất được vay vốn của Ngân hàng so với số hộ sản xuất trên địa bàn từ đócho thấy được cho vay hộ sản xuất đã dược mở rộng hay chưa

* Doanh thu cho vay hộ sản xuất: Doanh thu cho vay hộ sản xuất thểhiện được Ngân hàng đã cho vay hộ sản xuất như thế nào trong mộtkhoảng thời gian nhất định Doanh thu cho vay hộ sản xuất cho biết cả sốlượng và chất lượng cho vay hộ sản xuất Số lượng cho vay lớn cùng chấtlượng các khoản cho vay hộ sản xuất tốt, không có nợ quá hạn thì doanhthu cho vay sẽ cao Doanh thu cho vay hộ sản xuất cũng là một chỉ tiêu đểđánh giá việc mở rộng cho vay hộ sản xuất

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng Thương mại

1.3.1 Nhân tố chủ quan

1.3.1.1 Con người

Nhân tố con người là gồm toàn bộ các vấn đề liên quan đến các cán

bộ Ngân hàng, ban lãnh đạo của Ngân hàng

- Nếu Ban Giám Đốc, các lãnh đạo của Ngân hàng có các chính sáchquả lý tốt trong hoạt động cho vay hộ sản xuất thì cho vay hộ sản xuất sẽ

có khả năng được mở rộng và ngược lại nếu Ban Giám Đốc, lãnh đạo củaNgân hàng mà có các chính sách quản lý không tốt trong cho vay hộ sảnxuất thì sẽ gây khó khăn trong việc mở rộng cho vay hộ sản xuất

- Nếu các cán bộ tín dụng hiểu biết nhiều hơn về việc mở rộng chovay hộ sản xuất thì sẽ có thể mở rộng cho vay hộ sản xuất dễ dàng hơn,còn nếu không hiểu biết nhiều về việc mở rộng cho vay hộ sản xuất thì sẽ

Trang 23

khó khăn hơn trong việc mở rộng cho vay hộ sản xuất Ngoài ra thì sự yếukém trong năng lực của các cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng rất lớn đốivới việc mở rộng cho vay hộ sản xuất.

Như vậy nhân tố con người ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng chovay hộ sản xuất của NHTM

1.3.1.2 Quy trình cho vay

Quy trình cho vay bao gồm những quy định thực hiện trong quá trìnhcho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Gồm các quá trình từlập hồ sơ cho vay, thẩm định , giải ngân, kiểm tra quản lý sau khi vay, thuhồi nợ Chất lượng cho vay có bảo đảm hay không tùy thuộc vào việcthực hiện tốt các quy định của từng khâu với sự phối hợp chặt chẽ, nhịpnhàng trong quy trình cho vay

Nếu quy trình cho vay được thực hiện một cách nhanh chóng, an toànthì sẽ có nhiều hộ sản xuất được vay vốn hơn từ đó mở rộng cho vay hộsản xuất Và ngược lại nếu quy trình cho vay thực hiện rầy rà, trong mộtthời gian dài thì sẽ khiến các hộ sản xuất mất cơ hộ kinh doanh, khôngmuốn vay vốn của Ngân hàng và như thế sẽ không mở rộng cho vay hộsản xuất

1.3.1.3 Chính sách cho vay

Chính sách cho vay là kim chỉ nam đảm bảo hoạt động cho vay cólợi, đi đúng hướng Nó có nghĩa quyết định đến sự thành công hay thấtbại của một NHTM Một chính sách cho vay đúng đắn sẽ thu hút đượcnhiều hộ vay vốn, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay trên cơ

sở phân tích rủi ro, tuân thủ pháp luật và chính sách của Nhà nước

Nếu chính sách cho vay của một NHTM luôn hướng đến các kháchhàng là các hộ sản xuất thì sẽ làm cho số hộ sản xuất được vay vốn và dư

Trang 24

nợ cho vay hộ sản xuất sẽ tăng lên và cho vay hộ sản xuất sẽ được mởrộng Ngược lại nếu chính sách cho vay không quan tâm đến các hộ sảnxuất sẽ khiến cho cho vay hộ sản xuất không được mở rộng.

Điều đó cũng có nghĩa là mở rộng cho vay hộ sản xuất phụ thuộc rấtnhiều vào chính sách cho vay của từng Ngân hàng

1.3.1.4 Chất lượng cho vay hộ sản xuất

Mở rộng cho vay hộ sản xuất phải luôn đi kèm với chất lượng chovay hộ sản xuất

Chất lượng cho vay hộ sản xuất là một cơ sở đánh giá, một khoảncho vay hộ sản xuất có chất lượng tốt có nghĩa là khoản cho vay đó phảiđược thực hiện đúng theo quy trình cho vay và các hộ sản xuất trả lãi vàgốc đúng hạn Ngược lại một khoản cho vay hộ sản xuất có chất lượngkém là khoản cho vay mà hộ sản xuất trả lãi và gốc không đúng hạn, có

nợ quá hạn

Chất lượng cho vay hộ sản xuất tốt hay kém ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và cho vay hộ sản xuấtnói riêng

Chất lượng cho vay tốt thì việc trả nợ của các hộ sản xuất sẽ đúnghạn, Ngân hàng có thể căn cứ vào đó để cho vay các khoản tiếp theo,đồng thời thì nếu chất lượng cho vay hộ sản xuất tốt thì khiến cho thunhập của Ngân hàng sẽ lớn hơn và từ đó cũng sẽ tăng lợi nhuận giữ lạiđược đưa vào cho vay tiếp và tăng dư nợ cho vay hộ sản xuất tại ngânhàng Còn nếu chất lượng cho vay hộ sản xuất kém thì sẽ làm mất vốn củaNgân hàng, giảm thu nhập của Ngân hàng từ đó giảm dư nợ của Ngânhàng

Vì Vậy, muốn mở rộng cho vay hộ sản xuất thì chất lượng cho vay

hộ sản xuất phải tốt

Trang 25

1.3.2 Nhân tố khách quan

1.3.2.1 Nhân tố mang tính bất khả kháng

Là những nhân tố mà con người không thể đoán trước được hoặc biếttrước cũng không thể ngăn chặn, nó mang tính chất bất khả kháng nhưthiên tai, bão lụt dịch bệnh, hỏa hoạn dẫn đến làm ảnh hưởng hoạt độngkinh doanh của khách hàng và từ đó gây rủi ro rất lớn đối với Ngân hàng

mà Ngân hàng không thể lường trước được, nguyên nhân này làm mất khảnăng chi trả của người vay vốn dẫn đến Ngân hàng bị mất vốn mà khôngthể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình

a Các yếu tố tự nhiên, thiên tai, lũ lụt, hạn hán

Các hộ sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp phụ thuộc rất nhiều vàocác yếu tố tự nhiên Nếu điều kiện tự nhiên tốt, phù hợp với điều kiện sảnxuất kinh doanh thì việc sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất sẽ đượcthuận lợi và sẽ thu hồi được vốn trả nợ Ngân hàng Còn nếu điều kiện tựnhiên xấu, xảy ra lũ lụt, hạn hán thì ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuấtkinh doanh của các hộ sản xuất, từ đó sẽ làm cho các hộ sản xuất mấtnguồn thu và khó khăn trong trả nợ Ngân hàng

b Sự thay đổi các chính sách của các cơ qua Nhà nước

Nếu sự thay đổi các chính sách của các cơ quan Nhà nước có lợi cho

hộ sản xuất như trợ giá, ưu đãi thuế,… thì sẽ thúc đẩy việc sản xuất kinhdoanh của hộ sản xuất phát triển, còn nếu sự thay đổi các chính sách củacác cơ quan nhà nước bất lợi cho hộ sản xuất như thu hồi đất, tăng thuế,…thì sẽ gây nhiều khó khăn cho các hộ sản xuất trong quá trình sản xuấtkinh doanh và cũng ảnh hưởng đến các khoản cho vay hộ sản xuất củaNgân hàng

1.3.2.2 Hộ sản xuất

Trang 26

Nếu hộ sản xuất có khả năng tài chính tốt, có các kế hoạch kinhdoanh đúng đắn và có uy tín thì các khoản cho vay hộ sản xuất của Ngânhàng sẽ được đảm bảo an toàn và việc mở rộng cho vay hộ sản xuất củaNgân hàng sẽ trở nên dễ dàng.

Nếu hộ sản xuất có khả năng tài chính kém, có các kế hoạch kinhdoanh không đúng đắn, không có uy tín thì các khoản cho vay hộ sản xuấtcủa Ngân hàng sẽ không đảm bảo an toàn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn

và mất nợ gây cản trở việc mở rộng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng

Hộ sản xuất chính là nhân tố mang tính khách quan ảnh hưởng đếnviệc cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng

1.3.2.3 Môi trường kinh tế

Nếu môi trường kinh tế ổn định thuận lợi cho các hộ sản xuất trongquá trình sản xuất kinh doanh thì việc vay và trả nợ Ngân hàng sẽ thuậnlợi tạo điều kiện mở rộng cho vay hộ sản xuất của NHTM

Nếu môi trường kinh tế bất ổn gây khó khăn cho các hộ sản xuấttrong quá trình sản xuất kinh doanh thì việc vay và trả nợ Ngân hàng củacác hộ sản xuất sẽ trở nên khó khăn khiến cho ngân hàng khó khăn trongviệc mở rộng cho vay hộ sản xuất của NHTM

Như vậy môi trường kinh tế là nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộngcho vay hộ sản xuất của NHTM

lý tài sản thế chấp, những luật này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình cho

Trang 27

vay của Ngân hàng nói chung và cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng nóiriêng.

Vì vậy có thể nói môi trường pháp lý là nhân tố khách quan ảnhhưởng tới việc mở rộng cho vay hộ sản xuất của NHTM

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI No&PTNT

TỈNH THÁI BÌNH

2.1 Khái quát về NHNo & PTNT tỉnh Thái Bình

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHNo & PTNT tỉnh Thái Bình

Năm 1988: Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam đượcthành lập theo nghị định số 52/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng BộTrưởng ( Nay là Chính Phủ ) về việc thành lập các Ngân hàng chuyêndoanh, trong đó có Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam hoạtđộng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Thái Bình được thành lập theo số198/1998/QĐ- NHNN5 ngày 02/06/1998 của thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam Đơn vị là chi nhánh cấp hai trực thuộc NHNo & PTNTViệt Nam có trụ sở tại: 150 Lê Lợi – Phường Đề Thám- TB Thái Bình.Hiện nay mạng lưới hoạt động của đơn vị bao gồm văn phòng tỉnh và 9chi nhánh cấp 3 trực thuộc

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập chi nhánh gặp rất nhiều khókhăn như biên chế rất đông (>1000 LĐ), cơ sở vật chất thiếu thốn, địa bànhoạt động chủ yếu là nông nghiệp và nông thôn … Song với sự chỉ đạotích cực của NHNo Việt Nam, chi nhánh Thái Bình đã vượt qua nhiều thửthách, từng bước trưởng thành và ngày càng phát triển Dư nợ và nguồnvốn huy động qua các năm các chi nhánh đều tăng đáng kể

2.1.2 Các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng

Các dịch vụ mà chi nhánh cung cấp bao gồm:

Trang 29

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằngVNĐ và ngoại tệ Phát hành giấy tờ có giá.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với cácpháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sảnxuất và kinh doanh trên lĩnh vực

- Bảo lãnh

- Thanh toán quốc tế

- Kinh doanh ngoại tệ

- Bao thanh toán

- Văn phòng NHNo tỉnh có 6 phòng nghiệp vụ

- 9 chi nhánh loại 3, mỗi chi nhánh có 3 phòng nghiệp vụ

- 32 phòng giao dịch trực thuộc

- Ban Giám Đốc:

+ Ban Giám Đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của chi nhánh TháiBình

Trang 30

- Phòng kiểm tra , kiểm soát nội bộ : Thực hiện kiểm tra kiểm toán

nội bộ tại tất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh Kiểm tra việc thực hiệncác quy chế, chế độ tại chi nhánh

Tham mưu tư vấn cho Giám Đốc những vấn đề liên quan đến họatđộng tại chi nhánh …

Biểu đồ 1: Mô hình tổ chức chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Thái Bình.

- Phòng tổ chức hành chính : Tham mưu cho Giám Đốc trong

việc thực hiện chủ trương, chính sách chế độ của Nhà nước và của nghành

Trang 31

về tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với ngườilao động nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của chi nhánhNHNo & PTNT tỉnh Thái Bình.

Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triểnmạng lưới, thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc chi nhánh

Thực hiện công tác hành chính (quản lý, lưu trữ, bảo mật…); Thựchiện công tác hậu cần cho chi nhánh : Lễ tân, quản lý, phương tiện tàisản… phục vụ cho hoạt động kinh doanh; Thực hiện công tác bảo vệ anninh cho con người, tài sản của chi nhánh và của khách hàng

- Phòng Điện toán : Quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền

truy cập kiểm soát theo quy định của Giám đốc, quản lý hệ thống máymóc thiết bị tin học tại chi nhánh Hướng dẫn đào tạo, hỗ trợ các đơn vịtrực thuộc chi nhánh vận hành hệ thông tin học phục vụ cho Ngân hàng

2.1.4 Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Thái Bình

2.1.4.1 Huy động vốn

Có thể nói hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng đối vớihoạt động của tất cả các Ngân hàng nói chung và của Ngân hàngNo&PTNT Thái Bình nói riêng Ngân hàng là tổ chức đi vay để cho vay,

là công cụ lưu chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn do vậy huyđộng vốn giúp Ngân hàng có vốn để cho vay, tận dụng được nguồn vốnnhàn rỗi trong dân cư

Trang 32

Bảng 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT Thái Bình

Tốc độ tăng (%)

tỷ đồng so với năm 2010, dễ dàng nhận thấy rằng nguồn vốn nội tệ đặcbiệt tăng trưởng mạnh Nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng giảm do lãi suất

Trang 33

ngoại tệ thấp ,người đân có xu hướng chuyển sang nguồn vốn nội tệ nhiềuhơn

2.1.4.2 Cho vay

Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động cho vay.Vốnhuy động được để cho vay Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp nên cáckhoản vay từ Ngân hàng đã hỗ trợ nhiều chương trình kinh tế nông nghiệpcủa Thái Bình đạt kết quả tốt Ngân hàng đã cho các hộ nông dân vayvốn để chuyển đổi những diện tích đất chỉ cấy được một vụ lúa hoặc đấtkém chất lượng sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp như cây vải, hòe,nấm,… Ngân hàng No&PTNT Thái Bình đẩy mạnh cho vay ngắn hạn vàgiữ mức cho vay trung và dài hạn nhằm giảm rủi ro Hoạt động cho vay

do phòng tín dụng của Ngân hàng phụ trách Phòng tín dụng đăng kýkhách hàng , thẩm định nhu cầu vay vốn, mục đích vay vốn và tài sản thếchấp của khách hàng sau đó phê duyệt đưa giám đốc xem xét Nếu phòngtín dụng và Giám Đốc phê duyệt thì cho vay còn không thì phòng tín dụngphải trả lời nhanh cho khách hàng Hiện nay thì hoạt động cho vay vẫn làhoạt động tạo ra thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng No&PTNT Thái Bình

2.1.4.3 Các hoạt động kinh doanh khác

Ngoài hoạt động huy động vốn và cho vay chi nhánh còn có cáchoạt động trung gian khác như : Các hoạt động thanh toán ( gồm: Thanhtoán không dùng tiền mặt, thanh toán vốn giữa các Ngân hàng và thẻATM ), Hoạt động kinh doanh tiền tệ cùng một số hoạt động khác

Do vẫn còn nhiều hẹn chế do điều kiện chưa cho phép nên hầu hếtcác hoạt động trên chưa hoạt động mạnh

2.1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Thái Bình

Trang 34

Bảng 3: Kết quả thực hiện kế hoạch tài chính của Ngân hàng

No&PTNT Thái Bình năm 2010 – 2011 - 2012

(Nguồn số liệu phòng kế toán ngân quỹ)

Nhìn vào bảng 3 ta có thể thấy thu nhập của Ngân hàng No&PTNTThái Bình tăng đều từ năm 2010 đến năm 2012 Năm 2011 mặc dù tìnhhình kinh tế có nhiều biến động bất lợi cho hoạt động Ngân hàng nhưngvới sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên, kết quả hoạt độngkinh doanh của toàn tỉnh đạt khá ,các chỉ tiêu tăng trưởng đều đạt và vượt

kế hoạch Năm 2012 trần lãi suất huy động giảm mạnh và nhanh chóng từ14% xuống 8%,lãi suất tiền vay cũng được điều chỉnh giảm xuống mứcthấp nhất là 12% năm nhưng với sự nỗ lục của toàn thể nhân viên nên kếtquả kinh doanh của năm 2012 là tương đối ổn định

Trang 35

2.2 Thực trạng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng No&PTNT Thái Bình

2.2.1 Thực trạng cho vay của Ngân hàng No&PTNT Thái Bình Bảng 4: Tình hình cho vay của NHNo&PTNT Thái Bình

Dư nợ cho vay của các năm đều tăng ở mức cao, nhìn vào bảng 4 ta

có thể thấy dư nợ cho vay của năm 2012 và 2011 so với năm 2010 lầnlượt là 14,5 % và 10,7% Có thể nói việc tăng dư nợ là một điều tất yếudo:

Thứ nhất, Ngân hàng Thái Bình đã kinh doanh thì tất nhiên phải cólãi và chính các lãi đó lại đưa vào cho vay để thu lãi tiếp và như vậy nótrở thành một vòng xoay chuyển và dư nợ cho vay của chi nhánh sẽ tănglên

Trang 36

Thứ hai, do trên địa bàn những năm gần đây người dân được nhànước đền bù cho các dự án nhiều, nên người dân gửi Ngân hàng nhiềuhơn, tăng vốn huy động của Ngân hàng và từ đó tăng dư nợ của Ngânhàng.

Thứ ba, do những năm gần đây nhiều người dân và các hộ sản xuấttrên địa bàn mới biết đến Ngân hàng nên nhiều người gửi và cũng nhiềungười vay hơn Đồng thời cũng do sự phát triển của chi nhánh mà chinhánh cấp trên đầu tư nhiều vốn hơn vào chi nhánh Do vậy dư nợ tăng

2.2.2 Thực trạng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng No&PTNT Thái Bình

2.2.2.1 Khái quát về các hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Thái Bình có nhiều làng nghề công nghiệp do vậy các hộ sảnxuất trên địa bàn huyện rất đa dạng và phong phú về ngành nghề và hìnhthức sản xuất kinh doanh

Do trình độ dân trí của người dân tại một số huyện trong tỉnh cònthấp nên hầu hết các hộ sản xuất trên địa bàn huyện đều không co sự hiểubiết nhiều về tài chính, về các thủ tục khi vay vốn Ngân hàng và có trình

độ quản lý vẫn còn kém

Tuy có nhiều làng nghề nhưng hầu hết các hộ sản xuất trên địa bànđều sản xuất nông nghiệp là chính Phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tựnhiên, các yếu tố thời tiết, thiên tai

2.2.2.2 Thực trạng cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng No&PTNT Thái Bình

Kể từ khi Chính phủ có chỉ thị 202/CT ngày 28/06/1991 về cho vay

hộ sản xuất, đến nay Ngân hàng No&PTNT đã có một cuộc cách mạngtrong hoạt động tín dụng đó là chuyển hướng cho vay từ các đơn vị kinh

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w