1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng biểu cấp đất rừng tràm ở khu vực Tây Nam Bộ

10 459 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 374 KB

Nội dung

XÂY DỰNG BIỂU CẤP ĐẤT RỪNG TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI) Ở KHU VỰC TÂY NAM BỘ ThS. PHẠM XUÂN QUÝ TÓM TẮT Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu phân loại cấp đất cho rừng tràm (Melaleuca cajuputi) dựa trên biến động chiều cao tầng trội (H dom , m) tại tuổi 10 năm. Để xây dựng biểu cấp đất, tác giả đã sử dụng số liệu giải tích của 100 cây đại diện cho những lâm phần tràm từ tuổi 7-12 năm. Các đường cong cấp đất được xây dựng theo mô hình Gompertz. Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, rừng tràm cajuputi ở khu vực Tây Nam Bộ có thể được phân chia thành ba cấp đất với khoảng cách chiều cao 2 m tại tuổi 10 năm. Từ khóa: - Boni tas ( cấp đất theo tiếng la tinh) và Tables ralated to the soil ( tiếng anh) - Dominant heights ( chiều cao tầng trội) - Mekong delta (Tây Nam Bộ) - Melaleuca cajuputi (Cây tràm) ABSTRACT This article introduces briefly results of research on the soil classification for 10 year old Melaleuca cajuputi based on the variation of height of soil stratification. In order to build the soil stratified table, the author used the analytic data of 100 trees representing the Melaleuca cajuputi of 7-12 year old. The curve of soil stratification were built based on the Gompertz model. The results of research have proved the 10 year old Melaleuca cajuputi in South Western area of Vietnam can be stratified into three layers with the height of 2 meters. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu thống kê đến năm 2006 [1], diện tích rừng tràm (Melaleuca cajuputi) ở khu vực Tây Nam Bộ hiện nay được tập trung chủ yếu ở 6 tỉnh như Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau với tổng diện tích là 176.295 ha; trong đó các tỉnh có diện tích lớn nhất như Long An (64.293 ha), Kiên Giang (49.519 ha) và Cà Mau (38.832 ha). Mục tiêu chủ yếu của rừng tràm trồng là tạo rừng năng suất cao với chất lượng tốt để cung cấp gỗ xây dựng nhà cửa (cột, kèo), gia cố nền móng nhà, làm củi và than; đồng thời kết hợp cải thiện môi trường đất và nước. Mặc dù việc gây trồng và kinh doanh rừng tràm đã được thực hiện theo quy phạm thống nhất, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải được xem xét và cải thiện. Nhận thấy rằng, khi kinh doanh rừng tràm với cường độ cao, thì việc phân chia và tổ chức các đơn vị kinh doanh theo cấp đất là cần thiết. Cấp đất còn là cơ sở để thiết kế và áp dụng các phương thức lâm sinh, thống kê và so sánh năng suất rừng tràm. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về cấp đất của rừng tràm. Vì thế, bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu phân chia cấp đất 57 cho rừng tràm (Melaleuca cajuputi) trồng ở khu vực Tây Nam Bộ (sau đây gọi là tràm cajuputi.) ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là rừng tràm cajuputi trồng thuộc khu vực Tây Nam Bộ từ Long An đến Cà Mau. Rừng tràm được trồng với mật độ 20.000 cây/ha. Tuổi rừng tràm được đưa vào nghiên cứu nằm trong giai đoạn 12 năm. Mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng những mô hình mô tả quá trình biến đổi chiều cao để làm cơ sở phân chia cấp đất cho rừng tràm ở khu vực Tây Nam Bộ. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đặt ra, đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều cao bình quân tầng trội (H 0 , m) với tuổi lâm phần (A, năm). Giá trị H 0 được tính bình quân từ chiều cao của 20% số cây lớn nhất trong lâm phần trên ô tiêu chuẩn. Để dễ dàng cho việc chọn cây giải tích, trước hết đã điều tra sơ bộ những lâm phần tràm theo cấp tuổi từ thấp đến cao, bắt đầu từ cấp tuổi 2. Kế đến, chọn những lâm phần có tuổi từ 7 đến 12 năm để thu thập số liệu lập biểu cấp đất. Tiếp đến, từ biến động H 0 (m) giữa các lâm phần, đã phân chia sơ bộ những lâm phần tràm từ 7 đến 12 năm thành ba cấp đất với mỗi cấp cách nhau khoảng 2 m. Tiếp theo, ở mỗi cấp đất chọn những lâm phần điển hình và bố trí những ô tiêu chuẩn từ 150-200 m 2 để đo đạc những đặc trưng lâm phần (mật độ, D, H…); đồng thời trong mỗi ô tiêu chuẩn chọn và giải tích ba cây trung bình của tầng trội. Những cây giải tích có chiều cao tương đồng với H 0 , thân thẳng và tròn đều, sinh trưởng và phát triển bình thường, không bị sâu hại hay cụt ngọn, tán lá cân đối và tròn đều. Tổng số cây giải tích là 100 cây; trong đó cấp đất I, II và III tương ứng là 32 cây, 37 cây và 31 cây. Sau khi chặt hạ, những cây tiêu chuẩn được đo đạc và giải tích thân cây theo chỉ dẫn chung của điều tra rừng. Khi xây dựng biểu cấp đất, số cấp đất và chỉ số cấp đất được xác định dựa theo phạm vi biến động H 0 (m) tại tuổi 10 năm. Sở dĩ chọn tuổi 10 là tuổi cơ sở để phân chia cấp đất là vì hầu hết rừng tràm trồng ở khu vực Tây Nam Bộ có chu kỳ kinh doanh từ 10 – 12 năm. Tiếp đến, mô hình hóa quá trình biến đổi H 0 chung và H 0 của mỗi cấp đất theo tuổi rừng bằng hàm Gompertz và Schumacher; trong đó các hệ số của các hàm được xác định bằng phương pháp hồi quy phi tuyến của Marquardt. Tiếp theo, chọn mô hình phù hợp nhất theo 5 tiêu chuẩn: hệ số tương quan cao nhất (maxR 2 %), sai lệch nhỏ nhất (minSe), sai lệch tuyệt đối trung bình nhỏ nhất (minMAE), sai lệch tuyệt đối trung bình nhỏ nhất theo phần trăm (minMAPE), tổng bình phương sai lệch nhỏ nhất (minΣ(H 0lt – H 0tn )^2); trong đó tiêu chuẩn cơ bản là minΣ(H 0lt – H 0tn )^2 với H 0(lt) và H 0(tn) tương ứng là chiều cao lý thuyết và chiều cao thực tế. Sau cùng, biến đổi mô hình phi tuyến phù hợp nhất về dạng tuyến tính và sử dụng phương pháp cố định điểm chặn và thay đổi độ dốc của mô hình để xác định những đường cong tương ứng với các cấp đất. Tất cả những cách thức tính toán dựa theo chỉ dẫn chung của Vũ Tiến Hinh (1992; 2003)[2;3], Nguyễn Ngọc Lung (1999)[4] và Nguyễn Văn Thêm (2004)[5]. Công cụ tính toán là 58 phần mềm Excel và Statgraphics Plus Version 4.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Phân chia cấp đất sơ bộ Những tính toán cho thấy (Bảng 1), chiều cao bình quân tầng trội ( H 0 , m) của rừng tràm ở tuổi 2 là 2,0 m; biên độ dao động giữa các lâm phần từ 1,5 m đến 2,7 m; biến động 15,5%. Ở tuổi 5, giá trị H 0 là 5,1 m; biên độ dao động giữa các lâm phần từ 3,5 m đến 7,5 m; biến động 18,3%. Ở tuổi 10, giá trị H 0 là 9,3 m; biên độ dao động giữa các lâm phần từ 5,8 m đến 12,4 m; biến động 18,9%. Ở tuổi 11, giá trị H 0 là 9,8 m; biên độ dao động giữa các lâm phần từ 6,3 m đến 12,8 m; biến động rất mạnh giữa các lâm phần (20,3%). Nói chung, giá trị H 0 của rừng tràm gia tăng trung bình 0,9-1,1 (m/năm) từ tuổi 2 đến tuổi 8; sau đó giảm nhanh còn 0,5-0,6 (m/năm) ở tuổi 9 – 11 năm. Bảng 1. Đặc trưng thống kê chiều cao tầng trội của rừng tràm (Melaleuca cajuputi) ở khu vực Tây Nam Bộ A (năm) H 0 (m) ±S ±Se H 0Min H 0Max H 0Max -H 0min V(%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 2 2,0 0,31 0,03 1,5 2,7 1,2 15,5 3 3,0 0,55 0,06 2,2 4,3 2,1 18,3 4 4,1 0,77 0,08 2,8 5,4 2,6 18,8 5 5,1 1,03 0,10 3,5 7,5 4,0 20,2 6 6,1 1,21 0,12 4,0 8,5 4,5 19,8 7 7,0 1,39 0,14 4,6 10,1 5,5 19,9 8 7,8 1,56 0,16 5,1 11,0 5,9 20,0 9 8,4 1,71 0,17 5,5 11,7 6,2 20,4 10 9,3 1,76 0,20 5,8 12,4 6,6 18,9 11 9,8 2,04 0,26 6,3 12,8 6,5 20,8 Phân tích số liệu của bảng 1 cho thấy, phạm vi biến động H 0 ở tuổi 10 năm là 6,6 m. Vì thế, đã phân chia sơ bộ những lâm phần tràm thành 3 cấp đất với mỗi cấp cách nhau 2,0 m. Đặc trưng chiều cao tầng trội của ba cấp đất sơ bộ được ghi lại ở bảng 2-4. Để chọn mô hình mô tả quan hệ H 0 – A phù hợp nhất, đã làm phù hợp hai hàm Schumacher và Gompertz với số liệu thực nghiệm. Kết quả tính toán cho thấy, mô hình Gompertz có tổng sai lệch bình phương (113,42 – cấp đất I; 120,4 – cấp đất II; 36,7 – cấp đất III; 1.645,4 – H 0 chung) nhỏ hơn so với mô hình Schumacher (117,5 – cấp đất I; 126,7 – cấp đất II; 30,6 – cấp đất III; 1729,5 – H 0 chung). Do đó, mô hình Gompertz đã được chọn để mô tả quan hệ H 0 – A tương ứng với ba cấp đất. Những tính toán cho thấy, mô hình biểu thị quan hệ H 0 – A trên ba ba cấp đất sơ bộ theo hàm Gompertz có dạng: 59 Bảng 2. Đặc trưng chiều cao tầng trội của rừng tràm cajuputi trên cấp đất I A (năm) H 0 (m) ±S ±Se H 0Min H 0Max H 0Max -H 0min V(%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 2 2,3 0,26 0,04 1,6 2,7 1,1 11,3 3 3,5 0,32 0,06 2,8 4,1 1,3 9,1 4 4,8 0,51 0,09 3,5 5,4 1,9 10,6 5 6,0 0,69 0,12 4,7 7,5 2,8 11,5 6 7,3 0,70 0,12 6,1 8,5 2,4 9,6 7 8,4 0,76 0,13 7,3 10,1 2,8 9,0 8 9,4 0,80 0,14 8,3 11 2,7 8,5 9 10,2 0,69 0,13 9,1 11,7 2,6 6,8 10 11,0 0,50 0,09 10,2 12,4 2,2 4,5 11 11,8 0,52 0,11 11 12,8 1,8 4,4 Bảng 3. Đặc trưng chiều cao tầng trội của rừng tràm cajuputi trên cấp đất II A (năm) H 0 (m) ±S ±Se H 0Min H 0Max H 0Max -H 0min V(%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 2 1,9 0,18 0,03 1,6 2,2 0,6 9,5 3 3,1 0,45 0,07 2,4 4,3 1,9 14,5 4 4,2 0,53 0,09 3,1 5,0 1,9 12,6 5 5,2 0,70 0,12 3,8 6,5 2,7 13,5 6 6,2 0,67 0,11 4,5 7,4 2,9 10,8 7 7,1 0,57 0,09 5,6 8,3 2,7 8,0 8 8,0 0,55 0,09 6,8 8,9 2,1 6,9 9 8,7 0,60 0,10 7,7 9,7 2,0 6,9 10 9,3 0,72 0,13 8,0 10,4 2,4 7,7 11 10,1 0,82 0,20 8,9 11,0 2,1 8,1 Bảng 4. Đặc trưng chiều cao tầng trội của rừng tràm cajuputi trên cấp đất III A (năm) H 0 (m) ±S ±Se H 0Min H 0Max H 0Max -H 0min V(%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 2 1,7 0,11 0,02 1,5 1,9 0,4 6,5 3 2,4 0,11 0,02 2,2 2,6 0,4 4,6 4 3,2 0,19 0,04 2,8 3,6 0,8 5,9 5 4,0 0,30 0,05 3,5 4,4 0,9 7,5 6 4,6 0,31 0,06 4,0 5,1 1,1 6,7 7 5,2 0,33 0,06 4,6 5,9 1,3 6,3 8 5,8 0,39 0,07 5,1 6,6 1,5 6,7 9 6,2 0,39 0,07 5,5 6,9 1,4 6,3 60 A (năm) H 0 (m) ±S ±Se H 0Min H 0Max H 0Max -H 0min V(%) 10 6,8 0,49 0,11 5,8 7,7 1,9 7,2 11 7,2 0,45 0,10 6,3 8,1 1,8 6,3 Đối với cấp đất I H 0(I) = 13,9248*exp(-3,02664*exp(-0,25652*A)) (1) R 2 = 97,2%; ±Se = 0,57; MSE = 0,33 Khoảng tin cậy 95% H 0I(dưới) = 13,3792*exp(-2,89879*exp(-0,23916*A)) (2) H 0I(trên) = 14,4705*exp(-3,1545*exp(-0,27388*A)) (3) Đối với cấp đất II H 0(II) = 11,4495*exp(-2,99913*exp(-0,26748*A)) (4) R 2 = 96,3%; ±Se = 0,56; MSE = 0,31 Khoảng tin cậy 95% H 0II(dưới) = 11,0105*exp(-2,8573*exp(-0,24871*A)) (5) H 0II(trên) = 11,8884*exp(-3,14097*exp(-0,28625*A)) (6) Đối với cấp đất III H 0(III) = 9,13607*exp(-2,66547*exp(-0,22409*A)) (7) R 2 = 97,5%; ±Se = 0,33; MSE = 0,11 Khoảng tin cậy 95% H 0III(dưới) = 8,8251*exp(-2,57649*exp(-0,21075*A)) (8) H 0III(trên) = 9,44704*exp(-2,75446*exp(-0,23742*A)) (9) Bằng thuật toán thống kê cũng đã xác định được phương trình mô tả quan hệ H 0 – A chung cho ba cấp đất theo hàm Gompertz có dạng: H 0 = 10,661*exp(-3,04121*exp(-0,28642*A)) (10) với R 2 = 83,2%; ±Se = 1,2447. Khoảng tin cậy 95% H 0(dưới) = 10.1914*exp(-2.83023*exp(-0.26073*A)) (11) H 0(trên) = 11.1307*exp(-3.25219*exp(-0.31211*A)) (12) Khi khai triển ba phương trình 1, 4, 7 và 10, có thể xác định H 0 (m) của mỗi cấp đất (I, II và III) và H 0 (m) chung của ba cấp đất (Bảng 5; Hình 1). Bảng 5. Chiều cao bình quân tầng trội của rừng tràm cajuputi trên ba cấp đất ở khu vực Tây Nam Bộ A (năm) Toàn lâm phần Cấp đất I Cấp đất II Cấp đất III H 0tn (m ) H 0lt (m ) H 0tn (m ) H 0lt (m ) H 0tn (m ) H 0lt (m ) H 0tn (m ) H 0lt (m) 61 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1 1,0 1,1 1,2 1,3 1,0 1,2 0,8 1,1 2 2,0 1,9 2,3 2,3 1,9 2,0 1,7 1,7 3 3,0 2,9 3,5 3,4 3,1 3,0 2,4 2,3 4 4,1 4,1 4,8 4,7 4,2 4,1 3,2 3,1 5 5,1 5,2 6,0 6,0 5,2 5,2 4,0 3,8 6 6,1 6,2 7,3 7,3 6,2 6,3 4,6 4,6 7 7,0 7,1 8,4 8,4 7,1 7,2 5,2 5,2 8 7,8 7,8 9,4 9,4 8,0 8,0 5,8 5,9 9 8,4 8,5 10,2 10,3 8,7 8,7 6,2 6,4 10 9,3 9,0 11,0 11,0 9,3 9,3 6,8 6,9 11 9,8 9,4 11,8 11,6 10,1 9,8 7,2 7,3 12 9,7 12,1 10,1 7,6 2. Biểu cấp đất rừng tràm cajuputi trồng ờ vùng miền Tây Nam Bộ theo chiều cao tầng trội H 0 Kết quả điều tra cho thấy, rừng tràm cajuputi trồng ở khu vực Tây Nam Bộ thường được khai thác chính ở vào tuổi 10-12 năm. Vì thế, tuổi cơ sở (A 0 , năm) để phân chia cấp đất cho rừng tràm cajuputi đã được chọn ở tuổi 10 năm. Từ số liệu của bảng 1 cho thấy, tại tuổi 10 năm chênh lệch giữa H 0max (12,4 m) và H 0min (5,8 m) là 6,6 m. Do đó, nếu 62 . 0 (m) A (năm) Hình 1. Đồ thị mô tả sự biến đổi chiều cao tầng trội của rừng tràm cajuputi trên ba cấp đất sơ bộ phân chia H 0 tại tuổi 10 năm thành 3 cấp đất, thì chênh lệch chiều cao giữa hai cấp đất kế cận là 2,0 m. Nếu sai số cho phép đo đạc chiều cao lâm phần là ±0,5 m, thì chênh lệch 1,0 m giữa trung tâm cấp đất này đến ranh giới của cấp đất kế cận là khoảng cách phù hợp. Từ số liệu của bảng 5 cho thấy, giá trị H 0 của các lâm phần tràm 10 tuổi trên ba cấp đất I, II và III tương ứng là 11,0 m, 9,3 m và 6,9 m. Do đó, chỉ số cấp đất tại tuổi 10 được lấy tròn tương ứng với ba cấp đất I, II và III là 11,0 m, 9,0 m và 7,0 m. Để xác định các đường cong H 0 đi qua ba chỉ số cấp đất (11,0; 9,0 và 7,0 m), đã sử dụng phương pháp cố định điểm chặn và thay đổi độ dốc của các đường cong mô tả quan hệ H 0 - A. Bằng phân tích thống kê, đã nhận được mô hình tuyến tính mô tả quan hệ H 0 – A có dạng: Y = 1,01563 – 0,17539*A (13) r = -0,8911; r 2 = 79,4%; ±Se = 0,2856 Hay H 0 = 15*exp(-2,76110*exp(-0,17539*A)) (14) Ở công thức 13, Y = (ln(ln(H max /H 0i )) với giả định H max = 15 m, còn H 0i là chiều cao cây tầng trội. Khi cố định điểm chặn, thì độ dốc của các đường cong đi qua ba chỉ số cấp đất tại tuổi cơ sở (10 năm) được tính theo công thức: Bi = (ln(ln(15/Si))-1.01563)/10 (15) Từ phương trình 15, khi thay thế tương ứng ba chỉ số của cấp đất I (11,0 m), II (9,0 m) và III (7,0 m), có thể nhận được ba đường cong đi qua ba chỉ số cấp đất dưới dạng: H 0(I) = 15*exp(-2,76110*exp(-0,21863*A)) (16) H 0(II) = 15*exp(-2,76110*exp(-0,16874*A)) (17) H 0(III) = 15*exp(-2,76110*exp(-0,12873*A)) (18) Tương tự, bốn đường cong biểu thị ranh giới của ba cấp đất I, II và III (12,0; 10,0; 8,0 và 6,0 m) có dạng: H (I)trên = 15*exp(-2,76110*exp(-0,25156*A)) (19) H (II-I) = 15*exp(-2,76110*exp(-0,19184*A)) (20) H (III-II) = 15*exp(-2,76110*exp(-0,14799*A)) (21) H (III)dưới = 15*exp(-2,76110*exp(-0,11031*A)) (22) Từ các mô hình 16-22, đã xây dựng được biểu cấp đất rừng tràm cajuputi theo chiều cao tầng trội (Bảng 6; Hình 2). Bảng 6. Biểu cấp đất rừng tràm (Melaleuca cajuputi) theo chiều cao tầng trội (H 0 , m) ở khu vực Tây Nam Bộ Tuổi (năm) Cấp đất I Cấp đất II Cấp đất III H GH (m) H G (m) H GH (m) H G (m) H GH (m) H G (m) H GH (m) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 63 1 1,8 1,6 1,5 1,5 1,4 1,3 1,3 2 2,8 2,5 2,3 2,1 1,9 1,8 1,6 3 4,1 3,6 3,2 2,8 2,6 2,3 2,1 4 5,5 4,7 4,2 3,7 3,3 2,9 2,5 5 6,8 5,9 5,2 4,6 4,0 3,5 3,1 6 8,1 7,1 6,3 5,5 4,8 4,2 3,6 7 9,3 8,3 7,3 6,4 5,6 4,9 4,2 8 10,4 9,3 8,3 7,3 6,4 5,6 4,8 9 11,3 10,2 9,2 8,2 7,2 6,3 5,4 10 12,0 11,0 10,0 9,0 8,0 7,0 6,0 11 12,6 11,7 10,7 9,7 8,7 7,7 6,6 12 13,1 12,3 11,4 10,4 9,4 8,3 7,2 3. Kiểm định tính phù hợp của biểu cấp đất Để kiểm định tính phù hợp của biểu cấp đất, ở mỗi cấp đất đã sử dụng 5 cây bình quân tầng trội đại diện cho những lâm phần từ tuổi 7-11 năm không tham gia lập biểu để kiểm tra. Việc kiểm tra được thực hiện theo phương pháp biểu đồ và phương pháp kiểm định 64 Hình 2. Biểu đồ cấp đất rừng tràm (Melaleuca cajuputi) theo H 0 (m) ở khu vực Tây Nam Bộ . H 0 (m) A (năm) Cấp đất I Cấp đất I Cấp đất I sự sai khác về độ dốc của các mô hình kiểm tra so với mô hình H 0 – A ở giữa các cấp đất. Bằng phương pháp biểu đồ (Hình 3) và tính toán thống kê đều nhận thấy, không có sự khác nhau thực sự (P > 0,10) giữa điểm chặn và độ dốc của các mô hình ở giữa các cấp đất và những cây kiểm tra. Do đó, biểu cấp đất được xây dựng từ các mô hình 16-22 phù hợp với thực tế. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, rừng tràm cajuputi trồng ở khu vực Tây Nam Bộ có biên độ chiều cao tầng trội dao động rất lớn trong phạm vi một cấp tuổi; trong đó giá trị tại tuổi 5 và 10 năm tương ứng từ 3,5 m đến 7,5 m và 5,8 m đến 12,4 m. Vì thế, nếu căn cứ vào biên độ dao động chiều cao tầng trội, có thể phân chia rừng tràm cajuputi trồng ở khu vực Tây Nam Bộ thành ba cấp đất; trong đó khoảng cách chiều cao của các cấp đất tại tuổi 10 năm là 2,0 m. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH (1) Nguyễn Thanh Bình (2006), Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng tràm ở Đồng Bằng sông Cửu Long, giải pháp khắc phục, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. (2) Vũ Tiến Hinh và các tác giả khác (1992), Điều tra rừng, Trường Đại học lâm nghiệp, Hà Nội. (3) Vũ Tiến Hinh (2003), Sản lượng rừng, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. 65 . Hình 3. Kiểm tra bằng biểu đồ về sự phù hợp của các đường cong cấp đất đối với số liệu thực tế A (năm) H 0 (m) Cấp đất I Cấp đất II Cấp đất III (4) Bảo Huy, 1995. Sinh trưởng và sản lượng rừng tếch ở Đắc Lắc – Tây Nguyên. Trong cuốn sách “Hội thảo quốc gia về rừng tếch (Tectona grandis) và quy hoạch sử dụng đất. Buôn Mê Thuột, 12/1995 (5) Nguyễn Ngọc Lung (1999), Nghiên cứu tăng trưởng và sản lượng rừng trồng áp dụng cho rừng thông ba lá ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. (6) Nguyễn Văn Thêm (2004), Hướng dẫn sử dụng Statgraphics 3.0 & 5.1 để xử lý thông tin trong lâm học, NXB. Nông Nghiệp Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh. 66 . phương pháp biểu đồ và phương pháp kiểm định 64 Hình 2. Biểu đồ cấp đất rừng tràm (Melaleuca cajuputi) theo H 0 (m) ở khu vực Tây Nam Bộ . H 0 (m) A (năm) Cấp đất I Cấp đất I Cấp đất I sự sai. XÂY DỰNG BIỂU CẤP ĐẤT RỪNG TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI) Ở KHU VỰC TÂY NAM BỘ ThS. PHẠM XUÂN QUÝ TÓM TẮT Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu phân loại cấp đất cho rừng tràm (Melaleuca. đã xây dựng được biểu cấp đất rừng tràm cajuputi theo chiều cao tầng trội (Bảng 6; Hình 2). Bảng 6. Biểu cấp đất rừng tràm (Melaleuca cajuputi) theo chiều cao tầng trội (H 0 , m) ở khu vực Tây

Ngày đăng: 09/04/2015, 08:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w