1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục với nhóm trẻ lai từ các cuộc hôn nhân đài việt và hàn việt ở khu vực tây nam bộ (nghiên cứu trường hợp tỉnh hậu giang)

345 632 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 345
Dung lượng 4,73 MB
File đính kèm luan van full.rar (4 MB)

Nội dung

Đến năm 2014 tôi quyết thực hiện nghiên cứu về trẻ lai đang sinh sống tại ĐBSCL với tên luận án: Tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục với nhóm trẻ em từ các cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Vi

Trang 1

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG HIỀN HẠNH

TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ GIÁO DỤC VỚI NHÓM TRẺ LAI TỪ CÁC CUỘC HÔN NHÂN ĐÀI-VIỆT

VÀ HÀN-VIỆT Ở KHU VỰC TÂY NAM BỘ

(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hậu Giang)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Trang 2

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG HIỀN HẠNH

TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ VÀ GIÁO DỤC VỚI NHÓM TRẺ LAI TỪ CÁC CUỘC HÔN NHÂN ĐÀI-VIỆT

VÀ HÀN-VIỆT Ở KHU VỰC TÂY NAM BỘ

(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hậu Giang)

Ngành: Xã hộihọc Mã số:

Trang 3

LỜI CAMĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêutrong Luận án là trung thực, được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc vàkết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cáchchân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong Luận án Những kết luậnkhoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả Luận án

Dương Hiền Hạnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi bắt đầu nghiên cứu chủ đề hôn nhân xuyên quốc gia từ năm 2007khi thực hiện luận văn thạc sĩ Đến năm 2014 tôi quyết thực hiện nghiên cứu về

trẻ lai đang sinh sống tại ĐBSCL với tên luận án: Tiếp cận dịch vụ y tế và giáo

dục với nhóm trẻ em từ các cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt ở khu vực Tây

Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hậu Giang).

Đến nay luận án đã hoàn thành, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đếnthầy giáo hướng dẫn khoa học GS TS Đặng Nguyên Anh đã cùng đi với tôi ngay từthời gian đầu tiên tôi có ý định làm NCS, từ khi chưa bắt đầu đề tài nghiên cứuthầy đã cùng tôi tìm hiểu và lựa chọn chủ đề nghiên cứu, cho đến bây giờ đã bốnnăm trôi qua, thầy đã tận tình chỉ dạy về học thuật, giúp đỡ tôi vượt qua nhữnggiai đoạn khó khăn nhất khi đi lấy dữ liệu tại thực địa mà đối tượng nghiên cứucủa luận án lại rất nhạy cảm và khó tiếp cận Giáo sư đã tận tâm, tận tình và chỉdạy tôi về giá trị của nghề nghiên cứu khiến tôi thấy tự hào về kết quả mình đãlàm được dám lựa chọn chủ đề khó khăn và đã vượt qua nó, thời gian qua, tôi đãhọc được ở thầy những giá trị tốt đẹp của đạo đức nghề nghiệp, tính khiêmnhường, sự tận tâm trong công việc và học luôn những giá trị đạo đức trong cuộcsống, tôi biết ơn thầy vì thầy đã nhận tôi là một trong những NCS của thầy, vàluôn cảm thấy tự hào vì được học dưới sự dẫn dắt của thầy, người thầy cả đời nàytôi trân quý

Xin được cảm ơn Ban GĐ Học Viện, Khoa Xã Hội Học, Phòng Đào Tạo,PGS TS Bùi Quang Dũng nguyên trưởng khoa Xã Hội Học, GS TS Nguyễn HữuMinh, PGS TS Lê Thanh Sang và quí thầy cô giáo đã từng giảng dạy và ngồi hộiđồng các chuyên đề của tôi đã chỉ dạy, chỉnh sửa chữa, góp ý để giúp tôi hoànthiện luận án qua từng giai đoạn và điều đó cũng giúp tôi rèn luyện tư duynghiên cứu mang tính học thuật ngày một tốt hơn

Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến UBND TP Vị Thanh, TX Ngã Bảy,Huyện Vị Thủy, các đơn vị cơ sở UBND xã/ phường/ Thị trấn đã tạo điều kiện chotôi tiến hành cuộc khảo sát tại địa phương Và cũng xin gửi lời cảm ơn đến tấtcả những người dân, cán bộ đã đồng ý tham gia trả lời bảng hỏi và PVS trong luậnán này Và cũng xin được cảm ơn những sự giúp đỡ của điều tra viên trong quá

Trang 5

Cuối lời, xin được cảm ơn đến gia đình, người thân, những người em,người bạn đã ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian qua Chính tình cảm, sựquan tâm đó đã giúp tôi thêm động lực để hoàn thành luận án của mình.

Tác giả Luận án

Dương Hiền Hạnh

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ

ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 15

1.1.Những nghiên cứu trong và ngoài nước về hôn nhân xuyên quốc gia-liên quan đến vấn đề trẻ lai Đài-Việt và Hàn –Việt 15

1.2.Những nghiên cứu về trẻ em nhập cư và trẻ lai Đài – Việt, Hàn-Việt 27

1.3.Thông tin về trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt tại Tây Nam Bộ từ góc nhìn của báo

chí 32

1.4.Quyền của trẻ lai trong an sinh xã hội và chính sách xã hội liên quan đến

tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục 34

1.5.Nhận xét về tình hình nghiên cứu và định hướng của đề tài 37

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.1.Các khái niệm cơ bản 41

2.2.Các lý thuyết xã hội học 47

2.3.Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 51

2.4.Địa bàn nghiên cứu 53

2.5 Chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật liên quan đến trẻ lai về tiếpcận dịch vụ y tế và giáo dục 55

Chương 3: TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NHÓM TRẺ LAI QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI HẬU GIANG 62

3.1.Đặc điểm của nhóm trẻ lai liên quan đến việc tiếp cận dịch vụ y tế tại Hậu

Giang 63

3.2.Thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang 71

3.3.So sánh tiếp cận dịch vụ y tế giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng 80

3.4.Những yếu tố tác động đến tình trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻ lai 89

3.5.Một số vấn đề chính sách y tế dành cho trẻ lai tại Hậu Giang 96

Chương 4: TIẾP CẬN DỊCH VỤ GIÁO DỤC NHÓM TRẺ LAI QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁTTẠI HẬU GIANG 102

4.1 Đặc điểm của nhóm trẻ lai liên quan đến tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ

Trang 7

tại Hậu Giang 103

4.2.Thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai tại Hậu Giang 105

4.3.So sánh tiếp cận dịch vụ giáo dục giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng 114

4.4.Những yếu tố tác động đến tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai 120

4.5.Một số vấn đề chính sách giáo dục đối với trẻ lai tại Hậu Giang 129

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 139

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO 148

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Độ tuổi trung bình của trẻ lai và quốc tịch của trẻ 65

Bảng 3.2 Lý do trẻ lai được đưa về Hậu Giang sống cùng họ ngoại 67

Bảng 3.3 Dự định thời gian nuôi trẻ lai 70

Bảng 3.4 Tỉ lệ có thẻ BHYT theo giới tính của trẻ lai 72

Bảng 3.5 Tỉ lệ trẻ có thẻ BHYT và tình trạng của mẹ trẻ lai 73

Bảng 3.6 Nơi mua và việc chi trả cho thẻ BHYT của trẻ lai 74

Bảng 3.7 Hoàn cảnh gia đình của trẻ lai và trẻ cộng đồng 81

Bảng 3.8 Khác biệt về nơi mua thẻ BHYT của hai nhóm trẻ 83

Bảng 3.9 So sánh việc sử dụng thẻ BHYT giữa hai nhóm trẻ 85

Bảng 3.10: Dịch vụ tiêm ngừa vacxin của hai nhóm trẻ 86

Bảng 3.11 Tương quan giữa BHYT và tiếp cận tiêm ngừa giữa hai nhóm trẻ 87

Bảng 3.12 Mạng lưới thông tin về tiêm ngừa của hai nhóm trẻ 88

Bảng 3.13 Mạng lưới xã hội trong tiếp cận dịch vụ tiêm ngừa của hai nhóm trẻ 89

Bảng 3.14 Tình trạng tiếp cận thẻ BHYT theo đặc điểm của trẻ lai 91

Bảng 3.15 Tình trạng tiếp cận DVYT của trẻ lai theo đặc điểm của người trả lời 94

Bảng 3.16 Tình trạng tiếp cận DVYT của trẻ lai theo đặc điểm của người mẹ 95

Bảng 4.1: Đặc điểm trẻ lai và tình trạng đi học hiện tại 107

Bảng 4.2 Chương trình trợ giúp từ nhà trường dành cho trẻ lai 109

Bảng 4.3 Tình trạng đi học của trẻ lai và đặc điểm của người trả lời 110

Bảng 4.4 Tình trạng đi học của trẻ lai và đặc điểm của người mẹ 111

Bảng 4.5 Đặc điểm gia đình trẻ lai và trẻ cộng đồng 116

Trang 10

Biểu đồ 3.2 Giới tính và quốc tịch trẻ lai 65

Biểu đồ 3.3 Tình trạng cư trú của trẻ lai trong mẫu khảo sát 66

Biểu đồ 3.4 Trung bình tiền gửi theo nơi cư trú của mẹ trẻ lai 69

Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ có thẻ BHYT theo quốc tịch của trẻ lai 71

Biểu đồ 3.6 Người chi trả thẻ BHYT cho hai nhóm trẻ 82

Biểu đồ 4.1 Trình độ học vấn của trẻ lai theo địa bàn 104

Biểu đồ 4.2: Khác biệt về giới của trẻ lai trong tiếp cận dịch vụ giáo dục 105

Biểu đồ 4.3 Hình thức đi học của trẻ lai 108

Biểu đồ 4.4 Khác biệt về độ tuổi trung bình đi học giữa nhóm trẻ lai và trẻ CĐ 115Biểu đồ 4.5 Dự tính của người trả lời cho trẻ lai đi học 126

Biểu đồ 4.6 Người chăm sóc trẻ lai có hiểu biết về chính sách giáo dục 130

Trang 11

1 Tính cấp thiết của đề tài

MỞ ĐẦU

Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam, từ tháng9/2008 đến tháng 9/2009, phía bộ phận quản lý di dân Hàn Quốc thông báo có1700 trường hợp trẻ lai Hàn – Việt dưới 3 tuổi không được đưa về lại nước Hàn[35], hiện tượng này cũng tương tự như hiện tượng trẻ lai Đài Loan và Việt Namđược đưa về bên ngoại nuôi dưỡng bởi nhiều lí do như, gia đình cha mẹ trẻkhó khăn, li hôn, người mẹ bị trục xuất, hoặc hôn nhân thất bại mang thai vềsinh con tại quê nhà, nhóm trẻ em (thường gọi là “trẻ lai”) này thật sự chưa cóquốc gia nào đưa ra được con số trẻ đang sống tại Việt Nam, cả phía Việt Namcũng chưa có công bố chính thức, điều này cho thấy chưa có sự quan tâm triệt đểcủa các quốc gia có liên quan Vấn đề đặt ra trẻ lai sẽ sống như thế nào ở ViệtNam, các em bị tách khỏi cha, mẹ và môi trường sống ở Đài Loan và Hàn Quốc,với mô hình xã hội hóa cá nhân (gia đình, nhà trường và xã hội) tại Việt Nam liệucó phù hợp với nhu cầu phát triển cho trẻ ở mức độ nào

Trước nhu cầu của việc di cư tự do và giải pháp lựa chọn di cư thông quađường kết hôn với người nước ngoài của các phụ nữ Việt Nam, và những hệ lụytiêu cực từ những cuộc hôn nhân xuyên quốc gia khi đổ vỡ đã tác động đến xãhội, đối tượng bị tác động trực tiếp và ảnh hưởng nhiều nhất đó là thế hệ trẻ lai,và khi được đưa về quê ngoại ở Việt Nam để sống cho thấy từng bước có khả năngnhóm trẻ này sẽ bị bỏ quên, do hoàn cảnh chăm sóc của gia đình họ ngoại khôngđảm bảo và ổn định, việc có đầy đủ giấy tờ tư pháp cũng gặp nhiều khó khăn bởi

Trang 12

việc làm cho bản thân, giải quyết vấn đề nghèo đói của gia đình ở nông thôn …Nghiên cứu về hôn nhân có yếu tố nước ngoài được rất nhiều nhà nghiên cứutrong và ngoài nước quan tâm từ những năm 2004 đến nay và những tác động vềhôn nhân có yếu

Trang 13

tố nước ngoài đến kinh tế hộ gia đình, làm thay đổi theo xu hướng tích cực đángghi nhận nhưng những tiêu cực từ các cuộc hôn nhân xuyên quốc gia này cũngđể lại không ít những hậu quả tác động đến cá nhân, gia đình và xã hội, đặc biệtđối với các trẻ lai được sinh ra bởi mẹ là người Việt Nam và bố là người ĐàiLoan hoặc Hàn quốc.

Tình trạng trẻ lai đang sống cùng họ hàng nhà ngoại tại TNB, cụ thể hơn ởtỉnh hậu Giang như một hiện tượng xã hội xuất hiện những năm gần đây trongbối cảnh di dân toàn cầu, lý do có những nhóm trẻ lai về sống tại Việt Nam là hậuquả của những cuộc hôn nhân giữa nữ giới là người Việt Nam và nam giới là ngườiĐài Loan, Hàn Quốc Tình trạng tiếp cận dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục đối vớicác trẻ em lai được xem như là vấn đề nan giải hiện nay, bên cạnh những vấn đềvề y tế và giáo dục thì việc trẻ sống cùng những họ hàng bên ngoại thiếu vắng sựchăm sóc của người bố và người mẹ, đồng thời việc trở về thiếu các giấy tờ chonên trẻ lai được xem như là nhóm trẻ cư trú chưa hợp pháp tại cộng đồng (cư trúkhông có giấy tờ hợp pháp về luật) nhưng về tình rõ ràng là các cháu “về ngoại”và đương nhiên được coi là hợp tình

Chăm sóc y tế và giáo dục cho trẻ em không những là quốc sách của quốcgia Việt Nam mà hai lĩnh vực này được Liên Hiệp Quốc cụ thể là tổ chứcUNICEF quan tâm và định hướng nó là trung tâm của các chương trình pháttriển Quyền được giáo dục, và chăm sóc sức khỏe không những là quyền conngười mà còn là nền tảng của tất cả các quyền khác của con người, ngày 2 tháng9 năm 1990 công ước quyền trẻ em bắt đầu được kí kết, Việt Nam là nước Châu Á

Trang 14

nhỏ trẻ lai không đáng kể trong bối cảnh xã hội hóa cá nhân trẻ em mà thiết chếgiáo dục và chăm sóc y tế được xem là nền tảng để phát triển con người giúp trẻhội nhập

Trang 15

với cộng đồng và xã hội Xem xét một hiện tượng xã hội là việc nhóm trẻ lai tiếpcận dịch vụ y tế và giáo dục trên địa bàn Hậu Giang so sánh với nhóm trẻ cộng đồngvà xem xét sự ngang bằng nhau về cơ hội bởi những tác động nào và điều đó nólàm nên sự khác biệt đáng lưu ý ở nhóm trẻ lai về mặt xã hội

Xem xét dưới quan điểm luật pháp trẻ lai đang sống tại Việt Nam có nhiềutrường hợp bất hợp pháp (muốn nói đến trẻ không có giấy tờ đăng kí tạm trú hợplệ), mặc dù quy định được phép có hai quốc tịch tuy được Quốc hội thông quagần đây song việc tiếp cận với các chương trình, chính sách hỗ trợ cho trẻ vẫn cònnhiều bất cập và hạn chế như thế nào Nhóm trẻ lai được sinh ra tại địa phươnghoặc được đưa về nuôi tại gia đình họ ngoại tại Hậu Giang được tiếp cận dịch vụgiáo dục đến đâu và so với trẻ em tại địa phương có cha mẹ mang quốc tịch ViệtNam có khác biệt gì, bên cạnh đó đề tài cũng phân tích tiếp cận dịch vụ chăm sóc ytế cho trẻ lai như thế nào so với trẻ tại địa phương có cha mẹ mang quốc tịch ViệtNam Phân tích những yếu tố tác động đến việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dụccủa nhóm trẻ lai là một trong những điểm quan trọng của luận án

Trong trường hợp hiện nay có nhiều trẻ tại Hậu Giang được đi học (có 169trẻ) trên các trường tiểu học, có trẻ có giấy tờ hợp lệ có trẻ không (nhà nước tạmthời chấp nhận) nhưng điều này không giải quyết được vấn đề mà khi nói đến cơhội tồn tại và sống của trẻ tại Việt Nam cho đến sau này bởi vì việc tiếp cận vớihệ thống giáo dục phổ thông chưa có giải pháp phù hợp với luật giáo dục nhất làkhi chuyển trường, chuyển cấp, và cũng chưa có cách nào giải quyết về việc chămsóc y tế công cho trẻ khi có vấn đề về sức khỏe, điều này không những cản trở sự

Trang 16

quốc tịch Việt Nam) thì lúc đó vấn đề trình độ học vấn, việc làm như thế nào, vànhững nhóm người đó bị tổn thương vì thiếu hệ thống giáo dục, chăm sóc trongđiều kiện khiếm khuyết sẽ trở thành những thành phần nào trong xã hội Việt Nam

Trang 17

Trước yêu cầu bách thiết về thực trạng trẻ lai nói chung và tại Hậu Giang

như hiện nay, NCS mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu “ Tiếp cận dịch vụ y tế và

giáo dục với nhóm trẻ lai từ các cuộc hôn nhân Đài-Việt và Hàn-Việt ở khu vựcTây Nam Bộ (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hậu Giang)”

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1.Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án nhằm góp phần tìm hiểu thực trạng tiếp cận dịch vụy tế và giáo dục đối với nhóm trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt đang sinh sống tạiHậu Giang cùng mẹ hoặc họ hàng bên ngoại bằng phương pháp tiếp cận xã hộihọc qua đó giải thích về hiện tượng xã hội hiện đại phát sinh trong quá trình pháttriển và hội nhập của Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ lai Đài-Việt vàHàn-Việt, xác định và lý giải một số yếu tố tác động đến việc tiếp cận giáodục và y tế của nhóm trẻ lai này

- So sánh đối chiếu giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng nhằm giải thích cho sựkhác biệt của hai nhóm trẻ này trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.- Làm rõ những hạn chế trong chính sách y tế và giáo dục đối với nhóm trẻ lai,

đồng thời đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế vàgiáo dục đối với nhóm trẻ lai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án

Trang 18

- Nhóm trẻ cộng đồng (là trẻ người địa phương mang quốc tịch Việt Nam, cóba và mẹ là người Việt Nam) sống trên cùng địa bàn với nhóm trẻ lai, tương

Trang 19

đồng về cấp lớp học và độ tuổi cũng từ 6 tháng đến 17 tuổi, bao gồm trẻem trai và gái Nhóm đối chứng này được khảo sát nhằm so sánh sự khácbiệt trong tiếp cận dịch vụ giáo dục và chăm sóc y tế đối với nhóm trẻ lai.- Những người có liên quan đến việc trẻ lai tiếp cận dịch vụ giáo dục và chăm

sóc y tế như người nhà của trẻ, công an liên quan đến cư trú và cungcấp thông tin, nhà trường, cán bộ y tế địa phương, cán bộ ấp, cán bộđoàn thể, những nhà quản lý địa phương như lãnh đạo xã, phụ trách tưpháp hay công an cấp xã cấp huyện, và đại điện phía nhà nước Đài Loan tạiTPHCM Nhóm khách thể nghiên cứu này được phỏng vấn sâu nhằm cungcấp thêm thông tin đầy đủ, rõ ràng hơn các kết quả định lượng của nghiêncứu

3.3 Phạm vi nghiên cứuVề không gian: Địa bàn nghiên cứu được chọn là ba đơn vị hành chính

thuộc tỉnh Hậu Giang là TP Vị Thanh, TX Ngã Bảy và Huyện Vị Thủy, nơi đông đảotrẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt cư trú

Về thời gian: Luận án bắt đầu thực hiện từ tháng 12 năm 2014 đến tháng

10 năm 2016, trong đó nghiên cứu sinh trực tiếp khảo sát tại thực địa từ tháng7 đến tháng 9 năm 2016

Vấn đề nghiên cứu:

Trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế cũng tương đối rộng, luận án chỉ giảiquyết hai điểm chính là tình trạng trẻ lai dưới 6 tuổi được tiêm ngừa và thựctrạng có thẻ BHYT cho trẻ em lai cũng như hình thức sử dụng thẻ BHYT

Trang 20

phận khác biệt thuộc nhóm trẻ không có quốc tịch Việt Nam Giải thích sựkhác biệt đó dưới phương pháp tiếp cận xã hội học và đưa ra những giải phápkhuyến nghị đối với

Trang 21

công tác quản lý nhà nước và những đề xuất nhằm cải thiện chính sách y tế vàgiáo dục đối với trẻ em lai nói chung và trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt nói riêng đangsống trên địa bàn lãnh thổ nước Việt Nam.

4 Phương pháp luận

4.1.Phương pháp luận

Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu NCS đã xây dựng cơ sở lý thuyết, giảthuyết nghiên cứu, khung lý nghiên cứu dựa trên lý thuyết chức năng và lýthuyết mạng lưới xã hội và tiếp cận dựa trên quyền trẻ em và hiện tượng xãhội để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra

Trẻ em có tất cả quyền con người, tuy nhiên do bởi chưa hoàn thiện về thểchất, tâm lý yếu ớt, thể trạng chưa phát triển hoàn chỉnh, cũng như việc pháttriển tâm sinh lý chưa đầy đủ nên quyền của trẻ em cần được từ gia đình, côngđồng và xã hội quan tâm, công ước về quyền của trẻ em được quốc hội thông quangày 20 tháng 11 năm 1989 và bắt đầu có hiệu lực ngày 2 tháng 9 năm 1990[76], [77], trong đó có những nội dung cơ bản sau:

Với bốn nội dung nhóm quyền cơ bản là quyền sống còn, quyền được bảovệ, quyền được tham gia và quyền được phát triển Trong đề tài này lựa chọncách tiếp cận về quyền của trẻ em dựa trên yếu tố quyền được chăm sóc y tế(thuộc nhóm quyền được sống còn), và quyền được phát triển trong đó chọn lựalĩnh vực giáo dục (chính thống và không chính thống) nhằm giải thích cho xuyênsuốt đề tài, lựa chọn hai quyền này nhằm hướng đến một lợi ích tốt nhất cho trẻem (dưới 18 tuổi) không bị phân biệt đối xử Để thực hiện quyền đó đòi hỏi cả

Trang 22

phải được đảm bảo về quyền lợi chăm sóc sức khỏe và thụ hưởng dịch vụ chămsóc sức

Trang 23

khỏe cơ bản nhất như tiêm ngừa trong độ tuổi dưới 6 tuổi và được quyền mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tại nơi đang sống như hiện nay ở Hậu Giang

Về tiếp cận giáo dục, cụ thể Điều 28 có đề cập: Các quốc gia thành viên côngnhận quyền của trẻ em được học hành theo từng bước [12] Khoản a là thi hànhgiáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và không mất tiền cho tất cả người dân vàkhuyến khích các hình thức giáo dục trung học cơ sở, phổ thông, và các dịch vụnày có sẵn và mở cho mọi trẻ em Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trênquyền của trẻ em để nghiên cứu, qua sơ lược nội dung về quyền được chăm sóc ytế, quyền được học hành cơ bản của trẻ để lí giải về một nhóm trẻ bị “bỏ quên”trong quá trình toàn cầu hoá có một nhóm hay khu vực bị bỏ quên [49]

4.2.Phương pháp nghiên cứu

Trong luận án NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tư liệu sẵn cómà các học giả đã nghiên cứu trước về hôn nhân xuyên quốc gia và con lai Phântích chính sách giáo dục và chăm sóc y tế đối với trẻ em thông qua văn bản phápluật trên đối tượng trẻ lai để nhìn rõ thực trạng cũng như nguyên nhân trẻ lai chưađược tiếp cận hệ thống giáo dục và chăm sóc y tế tại Hậu Giang như trẻ cộng đồngkhác

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa trên địa bàn tỉnhHậu Giang bằng công cụ bảng hỏi người chăm sóc trẻ lai và người chăm sóc trẻcộng đồng trên địa bàn TP Vị Thanh, Thị Xã Ngã Bảy và Huyện Vị Thủy Lượt quagiai đoạn triển khai nghiên cứu như sau:

Giai đoạn 1: Tiến hành thực địa 4 tỉnh ĐBSCL vào tháng 11 năm 2015, NCS

Trang 24

Thủy Chọn lựa ba địa bàn trên dựa theo tiêu chí, 1 thành phố, 1 thị xã và 1huyện có nhiều trẻ lai về sống cùng họ hàng bên ngoại, nghiên cứu trên toàn bộmẫu trẻ lai có mặt trên địa bàn từ 6 tháng trở lên.

Trang 25

Giai đoạn 3: NCS tham gia nghiên cứu đề tài “Dân số và di dân Tây Nam Bộ”đề tài cấp nhà nước do PGS.TS Lê Thanh Sang, Viện trưởng Viện Phát triển bềnvững Nam bộ làm chủ nhiệm đề tài, giai đoạn này NCS sử dụng các PVS và TLNcủa đề tài để bổ sung cho thông tin lấy dữ liệu đợt 2

4.2.1 Mẫu nghiên cứu

Không có số liệu tổng thể về mẫu trẻ lai tại Hậu Giang Nên việc tính côngthức mẫu theo phương pháp thống kê xác suất là không phù hợp trong nghiêncứu này, vì thế nghiên cứu sinh dựa trên những thông tin định tính nghiên cứutrước đó để đề xuất địa bàn nghiên cứu như sau:

Lấy mẫu theo cụm: Hậu Giang bao gồm tám đơn vị hành chính: một Thànhphố, hai Thị Xã và năm Huyện Nghiên cứu sinh chọn ba đơn vị hành chính cấpThành phố, thị xã và huyện để làm địa bàn nghiên cứu: (1) Thành phố Vị Thanh; (2)Thị xã Ngã Bảy; (3) Huyện Vị Thủy

Tổng số mẫu hộ gia đình có nuôi trẻ lai trên địa bàn TP Vị Thanh, Thị xãNgã Bảy và Huyện Vị Thủy được lấy toàn bộ trong quá trình nghiên cứu thực địa.Phương thức lấy mẫu tiếp cận cấp Huyện và đề xuất văn bản hỗ trợ xuống xã đểtiếp cận hộ gia đình, việc được tiếp cận mẫu còn tùy thuộc vào địa phương cấpxã cho phép tiếp cận nhóm đối tượng nghiên cứu trong thời gian nhất định mỗixã hai đến ba ngày, và có bao nhiêu hộ gia đình trẻ lai Đài-Việt bà Hàn-Việt đềuđược lấy mẫu trong nghiên cứu này

Số lượng mẫu hộ gia đình có nuôi trẻ lai được lấy trong mẫu như đã nêuthì nhóm mẫu trẻ Việt Nam tại cộng động (nhóm mẫu đối chứng) trong nghiên

Trang 26

cộng đồng có điều kiện tương đồng về cấp lớp học đối với trẻ đang đi học từ lớp 1trở lên, trẻ dưới 6 tuổi có thể chọn linh hoạt chênh lệch 1 hoặc 2 tuổi).

Trang 27

Lấy tổng số mẫu trên 3 địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu sinh mong đợi là consố có thể đạt được đến ngưỡng 100 trường hợp Trường hợp trẻ lai trở về ở xãVị Bình là 1 trường hợp, xã Vị Đông là 1 trường hợp và xã Vị Thanh 3 trườnghợp) không được đưa vào mẫu vì điều kiện không cho phép, địa phương có diễntập nên không chấp nhận cho tiếp cận lấy dữ liệu, thêm vào đó mẫu quá ít nênNCS quyết định bỏ 3 địa bàn xã nói trên Có 3 trường hợp người bảo hộ trẻ lai từchối trả lời tại TX Ngã Bảy và Huyện Vị Thủy, dựa trên nguyên tắt đạo đức nghiêncứu, NCS cũng đã bỏ 3 mẫu từ chối trả lời này ra khỏi nghiên cứu của mình.

Vậy tổng số mẫu định lượng: 200 mẫu

Mẫu định tính: 40 trường hợp định tính1 trường hợp lãnh đạo cấp phòng- CA Tỉnh Hậu Giang 1 lãnh đạo VP UBKTVH Đài Bắc tại TPHCM

2 lãnh đạo UBND cấp Huyện/ Thị3 lãnh đạo phòng tư pháp Huyện/ thị/ TP 3 lãnh đạo UBND xã/ phường/ Thị trấn 3 CB tư pháp xã/phường

2 CB y tế xã, thị trấn2 CB cấp

8 (lãnh đạo phòng GD, lãnh đạo trường và thầy cô giáo trực tiếp dạy trẻ lai) 15 trường hợp người chăm sóc trẻ lai

4.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

4.2.2.1 Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng

Trang 28

- Quốc tịch của trẻ

Trang 29

- Gia hạn cư trú của trẻ- Tình trạng có học bạ- Độ tuổi của trẻ- Giới tính của trẻ- Trung bình số năm về ở Hậu Giang- Tình trạng cư trú của mẹ của trẻ- Tuổi, giới tính, loại hộ gia đình, mối quan hệ với trẻ gia đình của người

trả lời (trực tiếp nuôi dưỡng trẻ)- Lựa chọn dịch vụ chăm sóc y tế- Chi trả cho chăm sóc y tế- Mạng lưới cung cấp thông tin về giáo dục- Mạng lưới cung cấp thông tin về y tế

Biến số phụ thuộc

- Tỉ lệ có BHYT cho trẻ theo từng độ tuổi- Tỉ lệ Tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế- Chi trả cho tiêm chích ngừa

- Chi trả cho thẻ BHYT- Chi trả cho chăm sóc y tế- Sự khác biệt về tiếp cận dịch vụ y tế giữa trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng- Tỉ lệ đi học của trẻ lai

- Độ tuổi trung bình đi học- Tỉ lệ có học bạ

- Tỉ lệ trẻ đi học chính quy- Tỉ lệ đi học thêm

Trang 30

cũng là hạn chế trong phân tích định lượng của đề tài này Tuy nhiên ưu điểmcủa phân

Trang 31

tích định lượng trong nghiên cứu này được xem là báo cáo đầu tiên về trẻ lai tạiHậu Giang (tỉnh tiêu biểu), để có thể giải thích cho việc xuất hiện một nhóm trẻlai tại địa phương như là một hiện tượng xã hội hiện đại mà nghiên cứu xã hộihọc cần quan tâm làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến vấnđề gia đình- trẻ em, dân số và di dân, hay nghiên cứu các thể chế pháp lý.

4.2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu định tính

Sử dụng phần mềm Anvivo 7 để phân tích các tổ hợp dữ liệu định tính từ40 cuộc phỏng vấn sâu tại cộng đồng, các cuộc phỏng vấn bán cơ cấu được mãhóa theo phương thức phân tầng như sau:

Trong phân tích tiếp cận dịch vụ y tế

Thực trạng về tiếp cận dịch vụ y tế Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của trẻ

 Bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi Tiêm phòng cho trẻ em dưới 6 tuổi

 BHYT học đườngQuan niệm về việc tham gia BHYT cho trẻSo sánh việc sử dụng dịch vụ y tế giữa nhóm trẻ lai và nhóm trẻ cộng đồng Nguyện vọng về tiếp cận dịch vụ y tế cho nhóm trẻ lai

Trong phân tích tiếp cận giáo dục

Đặc điểm hôn nhân của cha/mẹ của trẻ lai Mô tả thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ lai

 Hồ sơ nhập học

Trang 32

 Đề xuất từ cán bộ, các nhà quản lý của địa phương có trẻ lai sinh sống về vấn đề chính sách có liên quan

Trang 33

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Nghiên cứu các cuộc hôn nhân của phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan hayHàn Quốc không nhiều, chủ yếu xem xét về thực trạng, nguyên nhân và giải phápcủa việc kết hôn xuyên quốc gia này Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ dừng lại ởviệc đưa ra những hệ lụy của hôn nhân này như tình trạng li hôn, vấn đề chămsóc và hòa nhập của trẻ em (con lai) mới chỉ được đề cập dưới dạng nêu vấn đề.Việc đi sâu vào nghiên cứu thực trạng đời sống của trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việttại Việt Nam cụ thể là tại tỉnh Hậu Giang chưa có đề tài nghiên cứu nào trong nướcvà nước ngoài được thực hiện và công bố (cho tới thời điểm này)

Bằng cách tiếp cận thực địa, với nhiều năm nghiên cứu về hôn nhân Việt, NCS đã sử dụng tất cả những kiến thức, kinh nghiệm đã được học tiếp cậnnhóm đối tượng chăm sóc trẻ lai tại địa phương bằng bảng câu hỏi và nhữngcuộc PVS được trao đổi hết sức thoải mái và trên tinh thần tự nguyện

Đài-Nghiên cứu này đã mang lại sự hiểu biết tương đối về vấn đề xã hội mớihình thành trong thời hiện đại: sự tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục đối với nhómtrẻ được sinh ra bởi mẹ là người Việt Nam và bố là người Đài Loan hay HànQuốc, những đứa trẻ này được nuôi dưỡng ở tại Hậu Giang như là một hiệntượng xã hội, và dự báo cho xu hướng này còn có thể tiếp tục gia tăng trongnhững năm tới

Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục và y tế) đối với trẻ lai gặpnhững trở ngại nhất định về mặt luật pháp và chính sách của nước Việt Nam.Bằng việc khảo sát, mô tả và phân tích hiện tượng xã hội mới mẻ này, luận án

Trang 34

„tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục” của trẻ em Đề tài cung cấp kết quả ban đầu làmcơ sở cho những nghiên cứu quy mô lớn hơn về chủ đề này cho các chuyênngành nghiên cứu khác như Nhân học, Luật học, Công tác xã hội, Gia đình.

Trang 35

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập Việt Nam cũng không đứng ngoàicuộc xu hướng này, và khi tham gia thì luôn có những rủi ro, những thuận lợi,những khó khăn nhất định không những đối với quốc gia, gia đình và các cá nhân bịbỏ qua trong quá trình vận động và phát triển của xã hội, những nhóm ngườikhông hoặc chưa được công nhận trong hệ thống luật pháp, chính sách của mộtquốc gia

Xác định những yếu tố tác động đến tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục củanhóm trẻ lai để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện tình trạng bấtbình đẳng về cơ hội đối với nhóm trẻ lai tại Hậu Giang trong tiếp cận DVYT vàDVGD, đồng thời đề tài này cũng là nghiên cứu đầu tiên đưa ra những minhchứng thuyết phục nhất cho các nhà làm chính sách Kết quả nghiên cứu cung cấpdữ liệu và bằng chứng cho các nhà quản lý, và hoạch định chính sách có cái nhìntổng quát và cụ thể hơn về phúc lợi cho trẻ em sinh ra từ các cuộc hôn nhân Đài -Việt và Hàn-Việt hiện đang có mặt ở khu vực Tây Nam Bộ

Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho việc xác định mới một vấn đề xã hội phátsinh trong quá trình vận hành và thay đổi chính sách cũng như quá trình TCH trongdi cư đã để lại những hậu quả như thế nào đối với xã hội làm bằng chứng chocác nguyên cứu khoa học tiếp theo

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận của luận án, kết cấu luận án được chiathành bốn chương:

Trang 36

hợp được vận dụng trong nghiên cứu, phân tích sơ lược yếu tố chính sách y tếvà giáo

Trang 37

dục đối với trẻ em Ở chương 2 cũng đề cập đến địa bàn và mẫu nghiên cứu đượcmô tả cách cụ thể.

Chương 3: Tiếp cận dịch vụ y tế của trẻ lai qua kết quả khảo sát tại Hậu Giang

Nội dung chương 3 mô tả sơ lược thân trạng trẻ lai tại Hậu Giang, phầnchính của nội dung này làm nổi bậc thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm trẻlai đồng thời phân tích những tác động liên quan đến tiếp cận dịch vụ y tế củanhóm trẻ này Việc so sánh bằng cách phân tích giữa nhóm trẻ lai và nhóm trẻcộng đồng tại địa phương cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ trong tiếp cậndịch vụ y tế

Nội dung này quan trọng bởi nó là cơ sở thực tiễn để xem xét nhữngquy định chính sách về y tế cho trẻ lai tại địa bàn khảo sát

Chương 4: Tiếp cận dịch vụ giáo dục của nhóm trẻ lai qua kết quảkhảo sát tại Hậu Giang

Tập trung đánh giá thực trạng và nhận diện những yếu tố tác động đếntiếp cận giáo dục cho nhóm trẻ lai tại cộng đồng Chương này cũng tập trungphân tích sự khác biệt giữa nhóm trẻ lai và trẻ cộng đồng trong tiếp cận dịch vụy tế nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc xem xét các quy định chính sách giáodục cho trẻ lai tại Hậu Giang

Trang 38

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trẻ lai Đài-Việt và Hàn-Việt đang được nuôi dưỡng tại Việt Nam hiện nayđược nhắc đến trên các phương tiện truyền thông và báo chí khá thường xuyên vìrất nhiều những trường hợp đươc mẹ đưa về hoặc trẻ được sinh tại Việt Namnhưng không thể làm khai sinh, quốc tịch để đi học và tiếp cận các dịch vụ y tếcông tại địa phương Nhóm trẻ lai này xuất hiện tại các tỉnh thuộc TNB trongnhững năm sau khi phong trào phụ nữ lấy chồng Đài loan và Hàn Quốc Thựctrạng đời sống trẻ lai tại TNB trở thành một nhóm thiểu số, và có gặp nhiều trởngại trong quá trình hội nhập với xã hội tuy nhiên để xem xét được những vấnđề liên quan đến trẻ lai thì trước tiên cần tìm hiểu về làn sống kết hôn xuyên quốcgia của phụ nữ Việt Nam, cụ thể là phụ nữ thuộc các tỉnh TNB Từ những cuộchôn nhân chóng vánh và dần đi đến kết quả ly hôn, hay hôn nhân gặp rủi ro… vànhững đứa trẻ trở thành nhóm trẻ được đưa về đất nước Việt Nam như một kiểu“nhập cư” của một nhóm trẻ đặc biệt

1.1 Những nghiên cứu trong và ngoài nước về hôn nhân xuyên quốc liên quan đến vấn đề trẻ lai Đài-Việt và Hàn –Việt

gia-Theo Yang và Mellody Chia – Wen Lu (2007), tác giả đã hệ thống lại tìnhtrạng kết hôn xuyên quốc gia của bốn đất nước chính là Nhật Bản, Trung Quốc, ĐàiLoan, Hàn Quốc, và Hồng Kong có tỉ lệ kết hôn có yếu tố nước ngoài không ngừnggia tăng [124], việc kết hôn xuyên quốc gia mà nhiều tác giả trong tác phẩm nàyxem đó là một hiện tượng xã hội hay là một vấn đề xã hội, đồng thời trong nộidung cũng có đề cập đến hiện tượng li hôn trong loại hình hôn nhân này ở cácquốc gia nói trên và tình trạng li hôn đó đáng ghi nhận bởi nó cũng phát triểntheo tỉ lệ kết hôn có yếu tố nước ngoài [108], vấn đề này là một xu hướng pháttriển tự nhiên của TCH, mà trong đó một số tác giả gọi là “hiện tượng nữ hóa dicư” [92] Cũng theo Yang và Mellody Chia – Wen Lu (2007), dù tác phẩm đượcxuất bản vào năm 2007, với nội dung chính được nêu cho thấy hầu hết xem việckết hôn là một hiện tượng xã hội và người ta chỉ nghiên cứu về hiện tượng kếthôn, nói một chút về vấn đề li hôn, không thấy tác giả nói đến hậu quả của việc li

Trang 39

hôn và đặc biệt những vấn đề có liên quan đến trẻ lai của các quốc gia, điều đócho thấy việc nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu về trẻ lai đang sống tại ViệtNam là hết sức kịp thời và cần thiết trong bối cảnh phát triển hiện nay.

Trang 40

Đài Loan và Hàn Quốc là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn ViệtNam, qua việc so sánh con số thu nhập bình quân trên đầu người của các nướctrong khu vực cho thấy Đài Loan và Hàn Quốc cách xa Việt Nam và họ chỉ đứngsau Singapore (xem biểu đồ 1.1) Điều này cũng lí giải cho làn sóng di dân từ cácnước có thu nhập đầu người thấp hơn di chuyển đến các quốc gia có thu nhậpbình quân trên đầu người cao hơn là có thể lí giải bởi yếu tố việc làm, yếu tố kinhtế được xem như là chọn lựa chiến lược cho cuộc sống của người di cư bằngcon đường hôn nhân, việc kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với đàn ông Hàn Quốcvà Đài Loan cũng cho thấy dưới bối cảnh TCH việc dịch chuyển, di cư có địnhhướng rõ rệt, có mục tiêu kinh tế rõ ràng đó là tình trạng di cư rất mạnh mẽ củanhững phụ nữ trẻ, đẹp và có những đặc điểm yếu thế như trình độ văn hóathấp, không có nghề nghiệp ổn định, xuất thân từ các vùng nông thôn đặc biệt ởcác tỉnh thuộc TNB với mục đích muốn thay đổi đời một cách nhanh chóng bằngnhiều lý do khác nhau nhưng tập trung vào lý do kinh tế, tìm kiếm công ăn việclàm, muốn giúp gia đình dài lâu, muốn thoát khỏi những hoàn cảnh trước mắt làlập gia đình với đàn ông Việt Nam rồi trở nên thất bại trong hôn nhân như nhữngngười mẹ, người chị của họ [2], [32], [37], [58], [85]

Biểu đồ 1.1: Thu nhập bình quân trên đầu người giữa các quốc gia Châu Á năm2008

Nguồn: Duong, 2009

Những nghiên cứu về hôn nhân xuyên quốc gia giữa Đài Loan-Việt Nam,

Ngày đăng: 07/03/2019, 11:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Chung Á và Nguyễn Đình tấn, 1997. Nghiên cứu xã hội học, Nxb Chính Trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xã hội
Nhà XB: Nxb Chính Trị QuốcGia
[2] Phan An, Phan Quang Thịnh, Nguyễn Văn Quới, 2001. Hiện tượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan. NXB Trẻ. TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tượng phụ nữ ViệtNam lấy chồng Đài Loan
Nhà XB: NXB Trẻ. TPHCM
[3] Đặng Nguyên Anh, 2007. Xã hội học Dân số, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội [4]Đặng Nguyên Anh, 2008. Vai trò mạng lưới xã hội trong quá trình di cư.Tạp chí Xã Hội Học. Số 2/1998. Tr. 16-24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã Hội Học
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
[5] Đặng Nguyên Anh, 2005. Chiều cạnh giới của di dân thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Tạp chí Xã Hội Học. Số 2/2012. Tr. 23-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã Hội Học
[10] Bộ Giáo dục-Đào tạo, 2009. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của nhà trường. Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục-Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy địnhvề tổ chức và hoạt động của nhà trường
[11] Bộ LĐTB&XH, UNICEF, 2009. Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam, Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam. NXB Văn hóa Thông tin. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam,Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàncảnh đặc biệt ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin. Hà Nội
[12] Bộ Ngoại Giao, 2011. Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của cư dân Việt Nam ra nước ngoài. Công ty AND in ấn. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của cư dân ViệtNam ra nước ngoài
[13] Bộ Tư pháp, 2006. Pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về nuôi con nuôi Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w