Các giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần MB

48 1K 4
Các giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần MB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta đặt ra trong thời gian tới là phải hoàn thành nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế và tiếp tục phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp tiên tiến. ` Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả vốn đầu tư. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển và cạnh tranh các tổ chức kinh tế ở Việt Nam cũng đòi hỏi phải được mở rộng, phát triển quy mô ngày càng lớn, đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế ngày càng tăng và ngân hàng thương mại là nơi lý tưởng nhất mà người cần vốn tìm đến. Nhu cầu vốn ngày càng tăng cũng khiến cho việc huy động vốn của các Ngân hàng thương mại tăng theo và cần được tăng cường, mở rộng cho phù hợp. Mặt khác việc tăng cường huy động và sử dụng vốn hợp lý cũng giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được an toàn, hiệu quả hơn. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội định hướng phát triển, tăng cường huy động vốn là ưu tiên hàng đầu. Đó cũng là một hoạt động vô cùng cấp thiết góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã được học ở trường cùng với những kiến thức thu nhận trong thời gian thực tập , tìm hiểu tính hình thực tế tại NHTMCP Quân Đội trong thời gian vừa qua, em xin chọn đề tài: “ Các giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội” làm chuyên đề thực tập của mình. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về công tác huy động vốn tại NHTM Chương II: Thực trạng huy động vốn của NHTM cổ phần Quân Đội Chương III: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTM cổ phần Quân Đội Chương I: Lý luận chung về công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại 1.1 Tổng quan về NHTM 1.1.1 Khái niệm NHTM Hiện nay ở mỗi nước khác nhau có các đặc điểm khác nhau về NHTM nhưng đều thống nhất NHTM là doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ và cung ứng những dịch vụ tài chính cho nền kinh tế, là một trong những tổ chức tài chính trung gian có chức năng là dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang thiếu vốn. Ở Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng theo Điều 20 có ghi “ NHTM là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan trong đó hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận gửi, sử dụng tiền này để cung cấp tin dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán”. 1.1.2 Chức năng của NHTM • Chức năng trung gian tài chính Đây là chức năng quan trọng nhất của NHTM . NHTM nhận tiền gửi và cho vay chính là đã thực hiện việc chuyển tiền tiết kiệm thành tiền đầu tư Những chủ thể dư thừa vốn cũng có thể trực tiếp đầu tư bằng cách mua các công cụ tài chính sơ cấp như: cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp hoặc chính phủ thông qua thị trường tài chính. Nhưng thị trường tài chính trực tiếp đôi khi không đem lại hiểu quả cao nhất cho người đầu tư vì: khó tìm kiếm thông tin, chi phí tìm kiếm thông tin lớn, chất lượng thông tin không cao, chi phí giao dịch lớn và phải có sự trùng khớp về nhu cầu giữa người thừa vốn và người thiếu vốn về số lượng, thời hạn chính vì thế NHTM với tư cách là một trung gian tài chính đứng ra nhận tiền gửi tiết kiệm và cung cấp vốn cho nền kinh tế với số lượng và thời hạn phong phú và đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của khách hàng có đủ điều kiện vay vốn. Với mạng lưới giao dịch rộng khắp, các dịch vụ đa dạng , cung cấp thông tin nhiều chiều, hoạt động ngày càng phong phú và đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của khách hàng có đủ điều kiện vay vốn. Với mạng lưới giao dịch rộng khắp, các dịch vụ đa dạng, cung cấp thông tin nhiều chiều, hoạt động ngày càng phong phú chuyên môn hóa vào từng lĩnh vực NHTM đã giải quyết được những hạn chế của thị trường tài chính trực tiếp, góp phần nâng cao hiệu quả luân chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường. • Chức năng tạo tiền Chức năng tạo tiền là chức năng cực kỳ quan trọng của NHTM. Chức năng này được thể hiện trong quá trình NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế và hoạt động đầu tư của NHTM, trong mối quan hệ với NHTW đặc biệt trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ mà mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền. Từ một lượng tiền cơ sở do NHTW phát hành hệ thống NHTM sẽ được tăng lên gấp bội khi NHTM cấp tín dụng cho nền kinh tế. Khối lượng tiền qua hệ thống ngân hàng được tính qua công thức : D=m.MB D: khối lượng tiền qua hệ thống ngân hàng MB: khối lượng tiền cơ sở M=1/rd: hệ số nhân tiền Rd: tỷ lệ dự trữ bắt buộc NHTW có thể điều tiết khối lượng tiền cung ứng bằng cách thay đổi lượng tiền tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng hoặc giảm khả năng tạo tiền của NHTM từ đó ảnh hưởng đến khả năng cấp tìn dụng cho nền kinh tế do đó đạt được hiệu quả mà mục tiêu chính sách tiền tệ đặt ra. • Chức năng cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán Thông qua chức năng làm trung gian tài chính NHTM làm tăng lượng tiền trong lưu thông và cung cấp cho những người đầu tư những chính khoán có tính lỏng cao hơn và rủi ro thấp hơn do đó sẽ an toàn hơn khi nà đầu tư nắm giữ những chứng khoán sơ cấp do danh nghiệp, công ty phát hành. Các NHTM còn cung cấp một danh mục phương tiện thanh toán rất đa dạng và phong phú : sec chuyển tiền , sec chuyển khoản, thẻ tín dụng… sự xuất hiện của các phương tiện thanh toán này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng giao dịch thương mại, mua bán hàng hóa an toàn nhanh chóng, chi phí thấp. • NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính Ngoài các dịch vụ truyền thống là huy động và cho vay, NHTM ngày nay còn cung cấp một danh mục dịch vụ khá đa dạng và phong phú : dịch vụ thanh toán , dịch vụ môi giới, bảo lãnh tư vấn bảo hiểm … Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các loại dịch vụ ngân hàng cũng phát triển và mang lại tiện ích cho khách hàng, chưa bao giờ các dịch vụ tài chính ngân hàng lại phát triển như bây giờ, tỷ trọng thu nhập từ thu phí dịch vụ ở các ngân hàng hiện đại có thể chiếm 40-50% tổng thu nhập của ngân hàng. Đồng thời việc phát triển các dịch vụ này cũng làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông do đó tiết kiệm được các chi phí ấn kiểm đếm tiền. Ngày nay trong điều kiện cạnh tranh rất khốc liệt giữa các ngân hàng việc đưa ra các dịch vụ mới làm tăng tiện ích cho khách hàng là một yếu tố để cạnh tranh. Chính vì vậy mà các ngân hàng ngày nay rất tích cực đầu tư trang bị cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ tin học, khoa học kĩ thuật vào hoạt động của mình. Nếu các NHTM có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về dịch vụ, tạo được uy tín với khách hàng thì đây cũng là một biện pháp, yếu tố để tăng khả năng huy động vốn. 1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách hiệu quả. Mua bán ngoại tệ: ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao. Nhận tiền gửi: ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. Cho vay: cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, tài trợ dự án. Bảo quản vật có giá: các ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách tờ biên nhận. Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy chứng nhận nên nó được sử dụng như tiền dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: khi các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách, khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt( an toàn, chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán được phát triển như Ủy nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng điện, thẻ… Quản lý ngân quỹ: các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều cá nhân. Nhờ đó, ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ: khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ. Do nhu cầu chỉ tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi thu không đủ Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của ngân hàng. Các ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các ngân hàng thương mại phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được, hoặc phải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của Chính phủ. Bảo lãnh: do khả năng thanh toán của ngân hàng cho mọi khách hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh, ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hóa và trang thiết bị phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác… Cho thuê trang thiết bị trung và dài hạn: nhằm để bán được các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị có giá trị lớn, nhiều hãng sản xuất và thương mại đã cho thuê các thiết bị. Cuối cùng hợp đồng khách hàng có thể mua( do vay còn gọi là hợp đồng thuê mua). Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn: do hoạt động trong lĩnh vực tài chính các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ ủy thác phát triển sang cả ủy thác vay hộ, ủy thác cho vay hộ, ủy thác phát hành, ủy thác đầu tư… Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thỏa mãn mọi nhu cầu. Đây là một trong những lí do chính khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán. Trong một vài trường hợp, các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết hoặc bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. Cung cấp các dịch vụ đại lý: nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi. Nhiều ngân hàng( thường là ngân hàng lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mới trong đồng tài trợ… 1.2 Hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm về huy động vốn Huy động vốn là một nghiệp vụ cơ bản của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng nhằm thu hút vốn từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế nhằm phục vụ mục đích kinh doanh của mình. • Đối tượng huy động vốn Hiện nay các ngân hàng thương mại cổ phần chủ yếu huy động vốn từ bốn đối tượng sau: - Dân cư Đây là đối tượng có nhiều tiềm năng nhất, cung cấp cho ngân hàng một nguồn vốn có quy mô lớn và tính ổn định cao. Người dân có thu nhập nhưng lại không có nhu cầu đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn muốn sinh lời, vì vậy họ đầu tư gián tiếp bằng cách gửi tiền vào ngân hàng, ủy thác vốn cho ngân hàng. - Các tổ chức kinh tế Ngày nay hầu hết các tổ chức kinh tế đều mở tài khoản tại Ngân hàng nhằm phục vụ cho các hoạt động của mình. Nhìn chung các tài khoản này đem lại cho các ngân hàng một lượng vốn khá ổn định. Phát triển và quản lý tốt các tài khoản này sẽ cho phép ngân hàng có một nguồn vốn đáng kể với chi phí thấp. - Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tin dụng khác Đây là đối tượng không thường xuyên của các ngân hàng thương mại cổ phần, chỉ nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán hay bù đắp thiếu hụt tạm thời. - Ngân hàng Trung Ương Chỉ khi không còn huy động được nguồn nào nữa, các ngân hàng thương mại sẽ tìm đến ngân hàng Trung Ương nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời hay đảm bảo khả năng thanh toán. Khi đó ngân hàng Trung Ương sẽ cho các ngân hàng thương mại cổ phần vay chủ yếu dưới hình thức tái chiếu khấu hoặc cầm cố các thương phiếu mà ngân hàng Trung Ương nắm giữ. 1.2.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại. • Nguồn tiền gửi Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư. Tiền gửi là nguồn quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn tiền gửi của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được [...]... nguồn vốn huy động càng dồi dào Ta có tốc độ tăng trưởng vốn năm I Tốc độ tăng trưởng > 100: vốn của ngân hàng tăng Tốc độ tăng trưởng . của các Ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm về huy động vốn Huy động vốn là một nghiệp vụ cơ bản của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng nhằm thu hút vốn. Lý luận chung về công tác huy động vốn tại NHTM Chương II: Thực trạng huy động vốn của NHTM cổ phần Quân Đội Chương III: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại NHTM cổ phần Quân Đội Chương I: Lý. tại NHTMCP Quân Đội trong thời gian vừa qua, em xin chọn đề tài: “ Các giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội” làm chuyên đề thực tập của mình. Kết cấu chuyên

Ngày đăng: 08/04/2015, 21:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • Chương I: Lý luận chung về công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại

    • 1.1 Tổng quan về NHTM

      • 1.1.1 Khái niệm NHTM

      • 1.1.2 Chức năng của NHTM

      • 1.1.3 Các hoạt động cơ bản của NHTM

      • 1.2 Hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại

        • 1.2.1 Khái niệm về huy động vốn

        • 1.2.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại.

        • 1.2.3 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn

        • 1.3 Hiệu quả huy động vốn của NHTM

        • 1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn

          • 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn

          • Chương II: Thực trạng về công tác huy động vốn tại NHTM cổ phần Quân Đội.

          • 2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

          • 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

          • 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHTM cổ phần Quân Đội.

          • 2.2 Thực trạng huy động vốn tại NHTM CP Quân Đội

          • 2.2.1 Quy mô huy động vốn

          • 2.2.2 Cơ cấu huy động vốn

          • 2.2.2.1 Huy động vốn theo loại tiền của MB

          • 2.2.2.2 Huy động vốn theo đối tượng và kì hạn năm 2009-2011

          • Bảng 4: Huy động vốn theo kì hạn và đối tượng năm 2009-2011

          • 2.2.3 Chi phí huy động vốn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan