Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 68 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
68
Dung lượng
837,5 KB
Nội dung
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn MỤC LỤC Năm 2008 45 Chỉ tiêu 48 Năm 2010 48 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại XNK: Xuất nhập khẩu NHNN: Ngân hàng nhà nước TTQT: Thanh toán quốc tế TTV: Thanh toán viên L/C: Thư tín dụng NH TMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần MB: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội SV: Trần Huyền Trang Lớp: Ngân hàng 49B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB 33 Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2008 – 2010 34 Bảng 3: Tổng dư nợ giai đoạn 2008-2010 35 Bảng 4: Khả năng sinh lời giai đoạn 2008-2010 36 Bảng 5: Kết quả kinh doanh ngoại tệ năm 2009-2010 36 Bảng 6. Kim ngạch XNK của các phương thức TTQT tại MB 48 Bảng 7. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C qua các năm 49 Bảng 8: Tỷ trọng các phương thức thanh toán quốc tế tại MB 50 Bảng 9: Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu 51 Bảng 10:Kim ngạch TTXNK của các phương thức L/C, nhờ thu, chuyển tiền 52 Bảng 11: Lợi nhuận của hoạt động TTQT 53 Bảng 12: Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức TDCT 53 Bảng 13: Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT 54 SV: Trần Huyền Trang Lớp: Ngân hàng 49B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Qui trình thanh toán L/C không hủy ngang Error: Reference source not found Sơ đồ 2. Quy trình nghiệp vụ của L/C xác nhận Error: Reference source not found Sơ đồ 3. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C điều khoản đỏ.Error: Reference source not found Sơ đồ 4. Quy trinh thanh toán L/C chuyển nhượng Error: Reference source not found Sơ đồ 5. Quy trình thanh toán L/C giáp lưng Error: Reference source not found Sơ đồ 6. Quy trình thanh toán L/C Dự phòng 21 Sơ đồ 7. Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại MB Error: Reference source not found SV: Trần Huyền Trang Lớp: Ngân hàng 49B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trong bối cảnh nước ta đã gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ đòi hỏi các Ngân hang thương mại phải chú trọng tới nghiệp vụ Thanh toán quốc tế bởi đây là yếu tố quan trọng giúp quá trình xuất nhập khẩu diễn ra thành công, nhanh chóng. Nhận thức được cơ hội gia tăng thu nhập và đóng góp cho phát kinh tế đất nước bằng hoạt động TTQT, Ngân hang thương mại cổ phần Quân Đội đã và đang ngày càng nâng cao công tác TTQT để phục vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Hằng năm, thu nhập từ hoạt động TTQT đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập của toàn Ngân hàng cho thấy tầm quan trọng của hoạt động này. Trong quá trình hơn 03 năm học tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, cộng với sự tìm tòi qua các phương tiện học tập khác em tiếp thu được những kiến thức cơ bản về thanh toán quốc tế của NHTM. Em nhận thấy hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà tại các Ngân hàng trên toàn thế giới, phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế bởi tính ưu việt của nó so với các phương thức khác. Sau một thời gian thực tập tại NHTMCP Quân Đội, cụ thể là phòng thanh toán quốc tế tại Hội Sở, em đã được tìm hiểu các tài liệu và báo cáo liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán bằng tín dụng chứng từ, báo cáo kết quả hoạt động của cả ngân hàng từ năm 2007 đến nay. Với những kiến thức nhận được sau thời gian thực tập của mình và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Đặng Anh Tuấn và các cán bộ của phòng TTQT tại NHTMCP Quân Đội, em quyết định lựa chọn đề tài: “ Phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ” làm chuyên đề thực tập của mình. Kết cấu chuyên đề gồm ba phần: Chương một: Tín dụng chứng từ- phương thức thanh toán quốc tế quan trọng của NHTM Chương hai: Thực trạng Thanh toán quốc tế tại Hội sở chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội. Chương ba: Giải pháp phát triển Thanh toán quốc tế tại Hội sở chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội. SV: Trần Huyền Trang Lớp: Ngân hàng 49B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG CHỨNG TỪ- PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ QUAN TRỌNG VÀ CHỦ YẾU CỦA NHTM 1.1 Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: 1.1.1 Định nghĩa: Là phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất và ưu việt hơn cả trong thanh toán quốc tế, chiếm khoảng 70% giá trị thanh toán quốc tế. Thực chất trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, phương thức thanh toán thư tín dụng đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn. Vì vậy, ở một mức độ nhất định, L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên. Trên thực tế, tín dụng chứng từ bắt đầu phát triển từ thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918). Các nhà xuất khẩu ở Bắc Mỹ, do khoảng cách địa lý xa xôi, đã yêu cầu đối tác ở châu Âu mở thư tín dụng để bảo đảm khả năng thanh toán. Tín dụng chứng từ được nhiều công ty, ngân hàng ưu tiên lựa chọn vì nó đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu của thương mại quốc tế. Thứ nhất, do các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp loại bỏ rào cản đó. Thứ hai, trong giao dịch tín dụng chứng từ, luôn có sự hiện diện của các ngân hàng đại diện của hai bên đối tác, cùng với những yêu cầu khắt khe về bộ chứng từ, những yếu tố đó sẽ dung hòa lợi ích đối nghịch giữa các bên trong hợp đồng. 1.1.2 Các bên tham gia thanh toán tín dụng chứng từ • Người yêu cầu mở L/C ( Applicant): Là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu thường là nhà nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát SV: Trần Huyền Trang Lớp: Ngân hàng 49B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng L/C. Để mở được L/C, người nhập khẩu phải nộp các giấy tờ sau: - Giấy đăng kí kinh doanh - Tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng Ngoài ra còn có các giấy tờ sau: Đối với L/C trả ngay ( L/C at sight) - Giấy phép nhập khẩu ( nếu hàng hóa được quản lý bằng giấy phép) - Quota ( đối với hàng quản lý bằng hạn ngạch) - Hợp đồng nhập khẩu ( bản sao) - Đơn xin mở L/C at sight ( theo mẫu in sẵn của ngân hàng). Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã kí kết. Đối với L/C trả chậm ( lesance L/C) - Giấy phép nhập khẩu hoặc Quota nhập - Phương án bán hàng để thanh toán nhập khẩu - Đơn xin mở L/C trả chậm ( theo mẫu in sẵn của Ngân hàng) - Đon xin bảo lãnh và cam kết trả nợ ( theo mẫu). Cơ sở viết đơn là hợp đồng ngoại thương đã kí kết. Người nhập khẩu phải ký quỹ mở L/C căn cứ vào số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp và uy tín thanh toán của họ. Nếu số dư tài khoản tiền gửi của nhà nhập khẩu lớn hơn số tiền ký quỹ, ngân hàng sẽ trích từ tài khoản tiền gửi sang tài khoản ký quỹ. Phòng nhập khẩu trực tiếp làm phiếu chuyển khoản nội dung ký quỹ mở L/C sau đó chuyển sang phòng Kế toán để thực hiện. Nếu số dư tài khoản tiền gửi nhỏ hơn số tiền ký quỹ, nhà nhập khẩu có thể giải quyết như sau: - Mua ngoại tệ để ký quỹ - Vay ngoại tệ để ký quỹ Nhà nhập khẩu phải thanh toán phí mở L/C, tùy thuộc vào mức kỹ quỹ của nhà nhập khẩu. Nhà nhập khẩu có thể sửa đổi L/C và phải được ngân hàng mở L/C xác nhận thì mới có hiệu lực. SV: Trần Huyền Trang Lớp: Ngân hàng 49B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn • Nhà xuất khẩu ( người bán- người thụ hưởng-beneficiary) Người bán cần có các chứng từ thể hiện việc đã giao hàng cho người mua đầy đủ và đúng với các điều kiện trong hợp đồng thương mại. Người bán chỉ có thế được thanh toán nếu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp. Vì vậy người bán cần tìm hiểu kỹ nội dung thư tín dụng. Nếu chấp thuận thì giao hàng cho người mua theo thư tín dụng, nếu không, người bán phải thông báo cho người mua hoặc ngân hàng mở L/C đề nghị sửa đổi. Theo UCP 600, người bán tức người thụ hưởng phải thông báo việc chấp nhận hay từ chối thư tín dụng. Sau khi hoàn tất việc giao hàng, người bán lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C và đưa đến ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng được chỉ định trong thời hạn xuất trình chứng từ. Người bán chỉ nhận được tiền khi xuất trình được bộ chứng từ phù hợp. Người bán cũng được ngân hàng tư vấn giảm thiểu rủi ro khi thanh toán. Đăc biệt, người bán có thể sử dụng L/C như một phương thức tài trợ xuất khẩu như: chiết khấu bộ chứng từ, bán bộ chứng từ cho ngân hàng hay vay vốn ngân hàng bằng thế chấp bộ chứng từ… Người bán có thể gặp các bất lợi như sau: Chi phí cao, đôi khi người bán không đáp ứng được những quy định của L/C nên bị trì hoãn thanh toán thậm chí là từ chối thanh toán. • Các ngân hàng: - Ngân hàng phát hành L/C ( Opening bank – Issuing bank) : Theo điều 2 – UCP600, ngân hàng phát hành ( NHPH) là ngân hàng phát hành tín dụng theo yêu cầu của người yêu cầu hoặc cho chính mình. - Ngân hàng thông báo ( Advising Bank): Để đảm bảo an toàn cho người thụ hưởng tránh nhận phải một L/C giả, L/C nhất thiết phải được thông báo qua một ngân hàng, đó là ngân hàng thông báo ( NHTB) . NHTB luôn do NHPH chỉ định và thường là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu và là chi nhánh hay ngân hàng đại lý của NHPH. Trách nhiệm của NHTB là xác minh tính chân thật của L/C trước khi thông báo cho nhà xuất khẩu. Ngoài ra, NHTB còn phải chuyển chính xác và đầy đủ L/C hoặc L/C đã sửa đổi cho người bán và không cần giải thích nào vì NHTB SV: Trần Huyền Trang Lớp: Ngân hàng 49B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn không chịu trách nhiệm về các sai sót trong việc dịch hay giải thích các từ ngữ chuyên môn. - Ngân hàng xác nhận ( Confirming Bank) : Khi người bán muốn được đảm bảo thanh toán thì có thể chỉ định hoặc để NHPH chọn một ngân hàng có thể đứng ra xác nhận L/C, gọi là ngân hàng xác nhận ( NHXN), thường chính là NHTB. Theo điều 8 và 15 của UCP600, trách nhiệm của NHXN được quy định như sau: “ Khi NHXN quyết định rằng xuất trình là phù hợp thì nó phái thanh toán hoặc chiết khấu và chuyển giao chứng từ tới NHPH”. Như vậy có thể thấy, trách nhiệm của NHXN đối với người bán tương tự như NHPH, ngoài ra còn phải có trách nhiệm với NHPH về nghĩa vụ trả tiền L/C. Do đó rủi ro lớn nhất thuộc về NHXN. Chính vì thế để được xác nhận, NHPH phải trả phí xác nhận rất cao và phải đặt cọc, nhiều khi lên đến 100% giá trị của L/C. - Ngân hàng được chỉ định ( NHđCĐ): Ngân hàng được chỉ định là ngân hàng mà NHPH chỉ định thay mặt mình tiếp nhận, kiểm tra và thực hiện việc thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ phù hợp. Trách nhiệm của NHđCĐ là trong 5 ngày kể từ ngày xuất trình phải kiểm tra việc xuất trình chứng từ có phù hợp hay không (Điều 14 khoản b UCP600). NHđCĐ cũng không có nghĩa vụ phải thanh toán hoặc chiết khấu theo ủy quyền của NHPH, trù khi nó đồng ý. NHđCĐ nếu quyết định rằng chứng từ là phù hợp thì phái chuyển giao chứng từ đến NHXN hoặc NHPH. Nếu từ chối vì bộ chứng từ xuất trình không phù hợp, NHđCĐ phải gửi thông báo đến cho người xuất khẩu và gửi trả chứng từ cho người xuất trình. - Ngân hàng chiết khấu ( Negotiating Bank) : Là ngân hàng đứng ra mua hối phiếu có kỳ hạn chưa đến hạn trả tiền do người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của người mở L/C. - Ngân hàng trả tiền ( Paying Bank) : chính là ngân hàng mở L/C hoặc một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C chỉ định. Trên thực tế, quá trình thanh toán L/C không nhất thiết phải có đủ tất cả các ngân hàng nói trên cùng tham gia, mà tùy từng trường hợp cụ thể xác định ra các ngân hàng. Thường chỉ có 2 và đôi khi chỉ 1 ngân hàng đứng ra làm tất cả các chức năng trên. SV: Trần Huyền Trang Lớp: Ngân hàng 49B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn 1.1.3 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ theo tập quán Việt Nam: Sơ đồ 1. Qui trình thanh toán L/C không hủy ngang (1) (5) (7) (6) (4) (2) (8) (9) (3) (6) (7) B1: Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng thương mại lập đơn xin mở L/C tại ngân hàng phục vụ mình. B2: Ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra xem đơn mở thư tín dụng đó đã hợp lệ hay chưa. Nếu đáp ứng đủ yêu cầu Ngân hàng sẽ mở L/C và thông báo cho Ngân hàng thông báo ở nước người xuất khẩu về việc mở L/C và chuyển 1 bản gốc cho người xuất khẩu. B3: Khi nhận được thông báo về việc mở L/C và một bản gốc L/C, Ngân hàng thông báo sẽ chuyển nhượng L/C cho người thụ hưởng. B4: Người xuất khẩu khi nhận được 1 bản gốc L/C, nếu chấp nhận nội dung L/C thì sẽ tiến hành giao hàng theo đúng quy định đã ký kết trong hợp đồng . Nếu không họ sẽ đàm phán với người yêu cầu mở và ngân hàng phát hành sửa đổi hay bổ sung những yêu cầu của mình rồi mới giao hàng. B5: Sau khi chuyển giao hàng hóa, người xuất khẩu tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định của L/C và gửi đến Ngân hàng phát hành thông qua Ngân SV: Trần Huyền Trang Lớp: Ngân hàng 49B 6 Nhà Xuất Khẩu (Người thụ hưởng) Ngân hàng thông báo (Ngân hàng trả tiền) Nhà nhập khẩu (Người yêu cầu mở L/C) Ngân hàng phát hành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Anh Tuấn hàng thông báo để yêu cầu thanh toán. Ngoài ra, người xuất khẩu cũng có thể xuất trình bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng được chỉ định thanh toán được xác định trong L/C. B6: Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy phù hợp với quy định trong L/C thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán . Nếu ngân hàng thấy không phù hợp với quy định trong L/C thì sẽ từ chối thanh toán và trả hồ sơ cho người xuất khẩu. B7: Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ thanh toán cho người nhập khẩu và yêu cầu thanh toán. B8: Người NK kiểm tra lại bộ chứng từ và tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo Mỗi nước có luật lệ, tập quán riêng nhưng khi tiến hành các giao dịch các bên đều phải tôn trọng luật lệ, tập quán của hai nước đó. Điều đó gây trở ngại cho thương mại quốc tế, vì vậy cần phải có văn bản thống nhất cho các bên tham gia vào thương mại quốc tế, đó chính là bản “quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” được phòng thương mại quốc tế công bố đầu tiên vào năm 1933. Sau năm lần sửa đổi ấn phẩm số 600 xuất bản năm 2003 là bản điều lệ hoàn thiện và xuất sắc nhất, đáp ứng yêu cầu phần lớn của các bên tham gia. Có thể nói UCP 600 đã trở thành văn bản quan trọng góp phần ngăn ngừa, giải quyết những khó khăn, trở ngại trong thanh toán quốc tế. Nó là bản quy tắc mang tính pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi áp dụng nó các bên thỏa thuận phải ghi vào L/C, đồng thời có thể có thỏa thuận khác miễn là có dấu chiếu. 1.2 Khái niệm thư tín dụng (L/C): 1.2.1 Định nghĩa: Thư tín dụng ( L/C) là một cam kết thanh toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Được hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương nhưng sau khi được thiết lập, L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương. Tính chất độc lập của L/C thể hiện ở nghĩa vụ của ngân hàng đối với người hưởng lợi L/C ( nhà xuất khẩu) mà không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người mua và người bán. Trong trường hợp người SV: Trần Huyền Trang Lớp: Ngân hàng 49B 7 [...]... động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại - Môi trường tài chính quốc tế: Hoạt động TTQT của ngân hàng là hoạt động mang tính chất quốc tế Do vậy nó chịu ảnh hưởng của môi trường tài chính quốc tế Ví dụ như sự khủng hoảng của tài chính quốc tế gây phá sản đối với các doanh nghiệp, vỡ nợ của các ngân hàng nước ngoài( phía đối tác) sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế trong... đồ 6 Quy trình thanh toán L/C Dự phòng NHÀ XUẤT KHẨU 4 Đơn xin mở L/C dự phòng 1 Đơn xin mở L/C thương mại 3 L/C thương mại NGÂN HÀNG THÔNG BÁO - Hợp đồng ngoại thương NHÀ NHẬP KHẨU 6 L/C dự phòng 2 L/C thương mại 5 L/C dự phòng NH PHỤC VỤ NNK So sánh Thư tín dụng thương mại và thư tín dụng dự phòng: Thư tín dụng thương mại – L/C Thư tín dụng dự phòng - Standby L/C Là phương thức thanh toán Là công cụ... - Chức năng thanh toán: Bộ chứng từ xuất trình đòi tiền theo L/C thường là những chứng từ xác nhận quyền sở hữu, chứng minh việc người bán đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng thoe hợp đồng đã ký với nguời mua, là cơ sở để ngân hàng thực hiện thanh toán - Chức năng tín dụng: Thư tín dụng là văn bản thể hiện loại tín dụng mà ngân hàng cấp cho người nhập khẩu và là sự cam kết trực tiếp của ngân hàng cho nhà... phòng ban tại Hội sở chính Ngân hàng Quân Đội ( MB) 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức hội sở chính MB: SV: Trần Huyền Trang 28 Lớp: Ngân hàng 49B ĐẠI HỘIHÀNHKIỂMĐÔNG HỘI ĐỒNG chứcLÝDOANH HỖ TỔNGKINH TRỊlý tế CÁC ThanhchếCỔchínhRO QUẢNhoạch nhánh VÀ PHÒNGGIÁMDOANH -TRỢtoánTREASURY KHỐILÝ chính ỐCtin -DoanhchiTRỢSOÁT -ĐỒNG-HỆ THỐNG VP KINHtổngsự Chính toán RỦI Tổ phíathông lớn Công PHÁT KINH Truyềnnghiệp TRIỂN Pháp... thống công nghệ ngân hàng là điêu kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ Hiện nay, các ngân hàng thương mại phải tham gia ít nhất vào một mạng truyền tin có tính bảo mật cao như: Swift hay Telex để có thể thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế - Chính sách marketing, chính sách khách hàng của ngân hàng, sự phối hợp giữa các phòng ban có liên quan: Chính sách... của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn kinh doanh: Thanh toán quốc tế là một dịch vụ được gần như tất cả các ngân hàng thương mại thực hiện cung ứng Do đó để phát triển loại hình dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận này thì các ngân hàng không thể bỏ qua xem xét sự cạnh tranh của các ngân hàng khác được - Khách hàng: Khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng càng... nghiệp HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG SV: Trần Huyền Trang 29 Lớp: Ngân hàng 49B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS Đặng Anh Tuấn 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Hội sở chính MB Ngân hàng TMCP Quân Đội trước đây đặt hội sở chính tại 28A Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Tp Hà Nội Đến năm 2005, Ngân hàng MB chuyển Hội sở chính sang địa điểm số 3 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội Hiện nay, Hội sở chính là đầu não chỉ... những chính sách khen thưởng đối với từng chi nhánh, từng cán bộ Cụ thê nhiệm vụ các phòng ban như sau: Đại hội đồng cổ đông: MB là một ngân hàng cổ phần, đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông Cổ đông sáng lập là cổ đông đứng ra thành lập Ngân hàng theo quy định của các tổ chức tín dụng Hoạt động của HĐQT: Với chức năng là cơ quan quản trị MB do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, Hội đồng quản trị quyết định các... được đảm bảo chắc chắn của ngân hàng xác và được ngân hàng phát hành cam kết thanh toán nếu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp, ngoài ra còn tránh được cả rủi ro về tỷ giá hay rủi ro quốc gia khác của ngân hàng phát hành L/C - Người XK được NHXN thanh toán miễn truy đòi nếu xuất trình chứng từ phù hợp ngay cả khi NHPH không thanh toán được * Nhược điểm: - Việc lựa chọn ngân hàng xác nhận gây chậm trễ,... quản lý tốt, coi trọng chất lượng tín dụng, kiểm soát tốt nợ xấu đồng thời, tận dụng cơ hội, chuyển kinh doanh theo hướng chủ động, phát triển mạnh khách hàng, tổng dư nợ tín dụng của MB đạt 48.797 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2009 Cùng với phát triển tín dụng, song song quản lý chất lượng tín dụng chặt chẽ MB luôn theo sát mục tiêu HĐQT SV: Trần Huyền Trang 33 Lớp: Ngân hàng 49B . một: Tín dụng chứng từ- phương thức thanh toán quốc tế quan trọng của NHTM Chương hai: Thực trạng Thanh toán quốc tế tại Hội sở chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội. Chương ba: Giải pháp phát. TỪ VIẾT TẮT NHTM: Ngân hàng thương mại XNK: Xuất nhập khẩu NHNN: Ngân hàng nhà nước TTQT: Thanh toán quốc tế TTV: Thanh toán viên L/C: Thư tín dụng NH TMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần MB: Ngân. 1: TÍN DỤNG CHỨNG TỪ- PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ QUAN TRỌNG VÀ CHỦ YẾU CỦA NHTM 1.1 Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: 1.1.1 Định nghĩa: Là phương thức thanh toán quốc tế được