Cho vay cá nhân 2.206 4.821 8.405
Cho vay các TCKT 13.534 24.767 40.392
(Nguồn: Báo cáo thường niên MB 2008-2010)
Năm 2010, thực hiện định hướng tăng trưởng vững chắc, quản lý tốt, coi trọng chất lượng tín dụng, kiểm soát tốt nợ xấu đồng thời, tận dụng cơ hội, chuyển kinh doanh theo hướng chủ động, phát triển mạnh khách hàng, tổng dư nợ tín dụng của MB đạt 48.797 tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2009. Cùng với phát triển tín dụng, song song quản lý chất lượng tín dụng chặt chẽ. MB luôn theo sát mục tiêu HĐQT
đặt ra về kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) trên tổng dư nợ thời điểm cuối năm 2010 của MB là 1,26%, và thấp hơn so với năm 2009 (1,58%), thấp hơn nhiều so với bình quân toàn ngành (2,5%).
Bảng 4: Khả năng sinh lời giai đoạn 2008-2010
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế /vốn CSH bình quân 24,5% 26,6% 29% Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng TS bình quân 2,41% 2,66% 2,54%
Bảng trên cho ta thấy tỷ suất sinh lời của MB khá cao, năm sau cao hơn năm trước. Mặc dù Ngân hàng đã thực hiện tăng vốn nhiều lần nhưng lợi ích của cổ đông vẫn luôn đảm bảo. Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường biến động, MB đã chủ động có những quyết sách kịp thời, cùng chung sức với khách hàng để vượt qua khó khăn. Lãi suất cơ bản trên 1 cổ phiếu năm 2010 đạt gần 3.000 đồng/ cổ phiếu. Lợi nhuận của tập đoàn đạt 2.288 tỷ đồng, trong đó 1720 tỷ đồng là lợi nhuận của riêng Ngân hàng và còn lại là phần đóng góp của công ty con và công ty liên kết. Với mức lợi nhuận trên, MB là một trong năm ngân hàng TMCP có lợi nhuận và ROE cao nhất trong năm 2010.
2.1.3.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Bảng 5: Kết quả kinh doanh ngoại tệ năm 2009-2010
(Đơn vị: triệu đồng)
Khoản mục Năm 2009 Năm 2010
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ 223.738 272.876 Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại tệ 296.504 271.533
Thu nhập thuần kinh doanh ngoại tệ -72.776 1.343
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tuy chưa đóng góp nhiều vào tổng doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng nhưng đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong các hoạt động của Ngân hàng. Ngoại tệ mua được phần lớn từ nguồn các tổ chức kinh tế đáp ứng cho nhu cầu thanh toán nhập khẩu và trả nợ. Tốc độ tăng trưởng của thu nhập thuần kinh doanh ngoại tệ từ năm 2008 đến 2009 có phần giảm sút do chi phí hoạt động cao, nguyên nhân do rủi ro tỷ giá gây ra.
Năm 2010, với tình hình nguồn thu lãi của MB chủ yếu từ kinh doanh tín dụng, cho vay trên thị trường liên ngân hàng, thu bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, khi NHNN thắt chặt thanh khoản thì MB hoạt động mạnh trên thị trường vốn, không
tăng trưởng tín dụng. Nửa năm về sau khi nới lỏng chính sách, lãi suất thả nổi hơn MB lại đẩy nhanh tốc độ cho vay.
2.1.3.5. Các hoạt động khác
Ngoài công việc kinh doanh đem lại lợi nhuận cho đơn vị, MB còn dành sự quan tâm lớn các công tác hỗ trợ cho kinh doanh như: quản lý và điều hành, kiểm tra – kiểm soát, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đào tạo cán bộ…
+ Về công tác quản lý và điều hành: MB đã lựa chọn Mc.Kinsey - chuyên gia tư vấn hàng đầu thế giới về hoạch định chiến lược tài chính ngân hàng đề xuất mô hình kinh doanh mới và phương hướng cải tổ hệ thống toàn diện nhằm đưa MB vươn lên vị trí Top 5 các Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra MB còn có những điều chỉnh quan trọng trong chiến lược kinh doanh, tái cơ cấu lại mô hình tổ chức, kiện toàn hệ thống văn bản định chế theo quy định và chính sách nhà nước, đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin, chú trọng tạo lập những nét khác biệt riêng và hoàn thiện các giá trị cốt lõi trong văn hóa MB.
+ Công tác khách hàng: MB Group đã tích cực đẩy mạnh hợp tác với các đối tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực từ các sản phẩm thẻ liên kết với các doanh nghiệp, các chương trình về ủy thác, hợp tác đầu tư,triển khai chiến lược Khách hàng vừa và nhỏ (SME), tạo động lực phát triển cho phía Nam và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
+ Công tác hành chính - nhân sự - phát triển màng lưới : Không ngừng nâng cao số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng cán bộ nhân viên ngân hàng. MB đã tiến hành xây dựng trang web đào tạo và phần mềm đào tạo trực tuyến. Trong năm, đã tổ chức được 275 khóa đào tạo bao gồm: 182 khoá đào tạo nghiệp vụ, 72 khoá đào tạo kỹ năng và 21 khoá đào tạo tại nước ngoài. Tổng nhân sự đến 31/12/2010 là 3.269 người, trong đó tuyển dụng thêm 1.050 người và tiến hành bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho 439 cán bộ. Thu nhập bình quân đầu người đã có sự cải thiện, tăng từ mức 11,64 triệu/người/tháng lên mức 14,23 triệu/người/tháng.
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại MB:
2.2.1. Giới thiệu hoạt động của phòng thanh toán quốc tế:
Phòng thanh toán quốc tế của MB được thành lập ngày 15/01/1996 theo quyết định số 37/NH-QĐ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trải qua 15 năm hoạt động
công tác thanh toán quốc tế của NHTMCP Quân Đội đã thu được những thành tựu nhất định. Từ chỗ chỉ có thanh toán L/C và chuyển tiền, đến nay, MB đã có thêm nhiều hình thức thanh toán như: chi trả kiều hối, bảo lãnh, thanh toán thẻ…Tổng kim ngạch TTQT cũng tăng nhanh qua hàng năm. Hoạt động thanh toán quốc tế ở MB được triển khai theo mô hình xử lý tập trung với 2 bộ phận chính:
- Bộ phận Quan hệ khách hàng ở các chi nhánh trên toàn quốc
- Bộ phận Hỗ trợ thực hiện, chính là 3 trung tâm TTQT tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
Phòng TTQT tại Hội sở của Ngân hàng MB nằm tại Hà Nội gồm khoảng 20 người bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 3 kiểm soát viên và các thanh toán viên. Hiện nay, phòng thanh toán quốc tế ( TTQT) cung cấp các sản phẩm dịch vụ sau:
- Chuyển tiền nhập khẩu - Nhờ thu ( xuất nhập khẩu)
- Tín dụng chứng từ ( xuất nhập khẩu) - Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu - Bảo lãnh nhận hàng
Trong đó, hoạt động thanh toán thư tín dụng gồm có L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu. Tỷ trọng của phương thức tín dụng chứng từ tại MB là rất cao ( trên 50%) cho thấy vai trò quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ so với các phương thức thanh toán khác.
Ngoài những nguồn luật, tập quán quốc tế, hoạt động thanh toán bằng L/C của NHTMCPQĐ còn được điều chỉnh bằng các văn ban pháp luật sau:
- Quyết định số 00374/GP-UB ngày 30/12/1993 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc thành lập NHTMCPQĐ
- Quyết định số 19/QH-NH7 ngày 19/01/1996 của Thống đốc Ngân hang Nhà nước cho phép MB được thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế trực tiếp.
- Quyết định và điều lệ của NHQĐ: + Điều lệ của NHQĐ
+ Quyết định của Tổng giám đốc về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế. + Quyết định của Tổng giám đốc về quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C trả chậm. + Quyết định của Tổng giám đốc về hướng dẫn sử dụng hệ thống CORBANKING T24.
Các loại L/C được sử dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế tại MB:
- L/C không hủy ngang ( Irevocable L/C) : đây là loại L/C được sử dụng phổ biến nhất tại MB . L/C này thường tồn tại dưới hai hình thức: L/C trả ngay hoặc L/C trả chậm. Với mỗi hình thức thanh toán, MB có các quy định riêng.
- L/C có xác nhận ( Comfirmed L/C) : MB chưa từng xác nhận cho bất cứ L/C nào . nhưng với vị trí của một ngân hàng phát hành thì MB đã từng phát hành L/C được xác nhận bởi Ngân hàng khác, thường là ngân hàng lớn có quan hệ đại lý với MB.
- L/C giáp lưng : Loại L/C này đã từng có khách hàng yêu cầu mở tại MB nhưng sau đó lại quyết định chuyển sang ngân hàng khác. Điều này cho thấy khách hàng còn chưa thực sự tin tưởng vào trình độ chuyên môn của Ngân hàng.
- Các loại L/C đặc biệt khác thì MB chưa mở do kinh nghiệm về các loại L/C này còn hạn chế.
2.2.2. Quy trình hoạt động thanh toán L/C của MB:
Sơ đồ 7. Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại MB
Chú thích: CNTT : Chấp nhận thanh toán; TT: thanh toán; NHNN: Ngân hàng nước ngoài
2.2.2.1 Quy trình thanh toán hàng xuất khẩu
Bước 1- Thông báo thư tín dụng, thông báo sửa đổi thư tín dụng (L/C)
- khi ngân hàng nhận được L/C ( MT700/799..) hoặc sửa đổi L/C ( MT707/799…) từ ngân hàng phát hành ( ngân hàng của người mua) , bộ phận Mã
Mở L/C Sửa L/C Bảo lãnh nhận hàng/
Ký Cargo Rceipt Nhận chứng từ CNTT hoặc/và TT L/C
Nhận chứng từ Từ chối thanh toán Trả chứng từ cho NHNN Hủy L/C
khóa phải kiểm tra và xác nhận mà testkey đúng ( nếu bằng Telex) , tính xác thực của điện MT700, MT701..và MT 797, MT799 ( nếu bằng Swift). Mẫu chữ ký có thẩm quyền của ngân hàng đại lý.
- Sau khi kiểm tra mã xác nhận testkey ( nếu nhận được qua Telex) hoặc mẫu chữ ký đúng, bộ phận mã khóa chuyển TTV lập thông báo theo mẫu quy định trình Lãnh đạo phòng ký duyệt và gửi khách hàng, đồng thời phải xóa khóa mã Testkey trên điện ( nếu bằng Telex).
- Trường hợp từ chối thông báo L/C thì thanh toán viên phải thông báo ngay cho Ngân hàng phát hành L/C bằng phương tiện thông tin điện tử nhanh nhất ( Swift, Telex, Fax…) phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Trường hợp nhận được điện của Ngân hàng đại lý mà nội dung có ghi: “ các chi tiết đầy đủ sẽ gửi sau bằng thư” hay một câu có nội dung tương tự, MB sẽ thông báo sơ bộ cho khách hàng. Trên thông báo sơ bộ phải ghi rõ : “ Thông báo sơ bộ chưa có hiệu lực thi hành” . Khi nhận được L/C hoặc bản sửa đôi chi tiết được gửi đến bằng thư, thanh toán viên phải kiểm tra như quy định và thông báo chính thức cho khách hàng.
- Nếu đồng ý xác nhận, trên thư thông báo phải ghi câu: “ Chúng tôi thông báo L/C này kèm theo sự xác nhận của chúng tôi” ( We hereby add our confirmation to this credit) .
- Nếu không đồng ý xác nhận, trên thông báo gửi khách hàng phải ghi rõ: “ Chúng tôi thông báo L/C này không kèm theo sự xác nhận của chúng tôi” ( We hereby advise this Credit without adding our confirmation) đồng thời phải thông báo ngay cho Ngân hàng mở L/C.
- Khi lập thông báo mở L/C hoặc thông báo sửa L/C, Thanh toán viên đồng thời hạch toán thu phí thông báo L/C, phí thông báo sửa đổi L/C, phí xác nhận ( nếu có) theo biểu phí dịch vụ hiện hành của MB.
Bước 2 – Tiếp nhận, kiểm tra, gửi chứng từ và đòi tiền.
- Khi nhận được phiếu xuất trình bộ chứng từ xuất ( theo mẫu đính kèm trong phần phụ lục đính kèm), kèm bộ chứng từ do khách hàng xuất trình kèm bản gốc L/C và các bản sửa đổi có liên quan( nếu có) , TTV phải kiểm tra số lượng chứng từ
, loại chứng từ và ghi rõ ngày giờ xuất trình và ký nhận theo mẫu đính kèm trong phần phụ lục.
- Sau khi kiểm tra chứng từ, TTv phải rút số dư trên L/C bằng cách đóng dấu và ghi vào mặt sau của L/C gốc. Nếu chứng từ xuất trình do Ngân hàng khác thông báo L/C, TTV phải lập hồ sơ theo dõi riêng.
- Khi kiểm tra chứng từ TTV phải lập phiếu kiểm tra chứng từ xuất khẩu ( theo mẫu) và ghi ý kiến của mình trên chứng từ, trình lãnh đạo phòng trước khi lập thư gửi chứng từ hoặc điện đòi tiền Ngân hàng nước ngoài hoặc trước khi thông báo cho khách hàng( nếu có sai sót).
- Sau khi kiểm tra chứng từ có 2 trường hợp sau: + Chứng từ phù hợp với L/C :
Chứng từ được gửi và đòi tiền theo quy định của L/C: * Đòi tiền bằng thư: thực hiện theo mẫu quy định * Đòi tiền bằng điện:
- Sử dụng các mẫu điện Swift thích hợp.
- Nếu bằng Telex, phải có mã khóa điện, nội dung phải được ghi đầy đủ như mẫu đòi tiền bằng thư.
- Đối với L/C cho phép đòi tiền bằng điện, trên thư gửi chứng từ phải ghi rõ: “ Chứng từ đã được đòi bằng điện ngày … tránh thực hiện hai lần” ( Reimbursement claim has been effected by cable dated…please avoid duplicate)
+ Chứng từ không phù hợp với L/C:
Nếu chứng từ xuất trình không phù hợp với điều kiện, điều khoản L/C mà khách hàng không thể sửa chữa được, trên thư hoặc điện đòi tiền ngân hàng nước ngoài phải nêu rõ các điểm không phù hợp và chỉ thị trả tiền nếu được chấp nhận( sử dụng MT750) .
Trường hợp chứng từ không phù hợp với L/C thì không đươc gửi lệnh đòi tiền cho ngân hàng hoàn trả mà yêu cầu Ngân hàng mở L/C khi chấp nhận thanh toán điện báo cho MB( ngân hàng đòi tiền) để đòi tiền ngân hàng hoàn trả.
Với chứng từ xuất trình không phù hợp L/C, mặc dù có thể sửa chữa thay thế được nhưng khách hàng không đồng ý với ngân hàng, thanh toán viên yêu cầu khách hàng phải ký bảo lưu và chịu trách nhiệm về những điểm không phù hợp đó
nếu ngân hàng mở L/C từ chối thanh toán và vẫn tiến hành lập thư gửi chứng từ và đòi tiền như quy định.
- Trường hợp khách hàng yêu cầu ( bằng văn bản) thanh toán ngay bộ chứng từ, Ngân hàng có thể xem xét áp dụng các hình thức thanh toán sau:
+ Chiết khấu miễn truy đòi: Ngân hàng mua đứt bộ chứng từ và chịu rủi ro trong việc đòi tiền ngân hàng nước ngoài
+ Chiết khấu có truy đòi: Ngân hàng thực hiện chiết khấu chứng từ, nếu ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán chứng từ thì Ngân hàng có quyền truy đòi lại khách hàng.
- Trường hợp chứng từ xuất trình có sai sót không nghiêm trọng so với các điều khoản, điều kiện trong L/C, khách hàng yêu cầu chiết khấu truy đòi, Phòng TTQT báo cáo tổng giám đốc từng trường hợp cụ thể để xem xét giải quyết. Trị giá chiết khấu không vượt quá 95% trị giá hối phiếu.
- Đối với các bộ chứng từ chiết khấu có truy đòi: trong vòng 30 ngày kể từ ngày MB gửi chứng từ đòi tiền mà không nhận được thông báo trả tiền của ngân hàng nước ngoài, MB được tự động ghi nợ tài khoản của khách hàng. Nếu trên tài khoản của khách hàng không có tiền, trong vòng 7 ngày làm việc ngân hàng sẽ chuyển số tiền chiết khấu sang Nợ quá hạn và xử lý như đối với trường hợp nợ cho vay quá hạn, cam kết của khách hàng được ghi trên thư yêu cầu thanh toán
- Trường hợp ngân hàng mở L/C từ chối thanh toán chứng từ, TTV phải xác minh lại lý do nước ngoài từ chối đồng thời thông báo ngay cho khách hàng. Mặt khác phải điện phản đối việc từ chối của Ngân hàng nước noài nếu lý do từ chối không xác đáng.
- Khi nhận được điện báo có của Ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên phải thông báo cho Phòng kế toán hạch toán thanh toán tiền hàng và ghi đầy đủ các khoản phí trên điện báo có của ngân hàng mở tài khoản theo biểu phí hiện hành của MB.
Biểu phí của ngân hàng đối với phương tức tín dụng chứng từ: