Trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung, nhà trường trung học cơ sở nói riêng, vấn đề học sinh chưa ngoan luôn là nội dung được các cấp của ngành giáo dục, các nhà quản lý đặc biệt
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH ĐẠI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐẠI
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HỌC SINH CHƯA NGOAN CÁC TRƯỜNG THCS
HUYỆN BÌNH ĐẠI – TỈNH BẾN TRE
Bình Đại, tháng 2/2012
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
I Bối cảnh của đề tài.
Trong chiến lược con người, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của giáo dục đạo đức, chính đạo đức đã góp phần quan trọng vào quá trình giáo dục nhân cách con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là thế hệ trẻ Bác Hồ đã dạy: “ Đạo đức là cái gốc của người cách mạng Đạo đức cũng phải là cái gốc của con người phát triển toàn diện mà nhà trường phổ thông có trách nhiệm đào tạo”
Thực vậy nhà trường là nơi có điều kiện tốt nhất để giáo dục thế hệ trẻ có hiệu quả nhất, đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người
Ở mọi thời đại, mọi quốc gia vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức là công việc quan trọng luôn được nhà trường và xã hội quan tâm Đạo đức, lối sống của học sinh được hình thành từ môi trường, gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của các em
Trong nhà trường phổ thông hiện nay nói chung, nhà trường trung học cơ sở nói riêng, vấn đề học sinh chưa ngoan luôn là nội dung được các cấp của ngành giáo dục, các nhà quản lý đặc biệt quan tâm, tìm và thực hiện nhiều giải pháp để giáo dục có hiệu quả Tuy nhiên thực tế vẫn còn là điều bức xúc của nhà trường, gia đình và xã hội Các nhà giáo dục, các thầy cô giáo vẫn luôn phàn nàn về tình trạng học sinh chưa ngoan được biểu hiện ở các hành vi chưa tốt, năng lực học tập yếu kém với những cái tên khá phổ biến thông thường như: học sinh cá biệt, khó dạy, hư hỏng, chậm tiến, lười học…luôn tồn tại ở các nhà trường phổ thông trong
đó có ở 16 trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bình Đại
II Lý do chọn đề tài.
Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển xã hội, xem Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhiều chủ trương chính sách dành cho ngành và bản thân ngành giáo dục cũng luôn đổi mới nhằm hướng tới việc đào tạo con người toàn diện vừa hồng vừa chuyên, có đủ năng lực, bản lĩnh tiếp cận với nền kinh tế tri thức theo xu thế hội nhập Chúng ta biết rằng đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có nguồn gốc từ tồn tại xã hội, đồng thời nó tác động trở lại tồn tại xã hội Không phải lúc nào đạo đức, hành vi con người cũng phản
Trang 3ánh thuận chiều, bên cạnh cái tốt tồn tại những điều chưa tốt cần khắc phục để ngày một hoàn thiện hơn.
Trong thực tế ở các trường trung học cơ sở hiện nay trên địa bàn huyện còn một bộ phận học sinh thể hiện bằng các hành vi chưa ngoan như: nói tục, chửi thề, nói dối với thầy cô và gia đình, đánh bạn, xúc phạm giáo viên, nghiện game, thường xuyên mất trật tự trong giờ học, lười học….luôn là điều trăn trở đối với giáo viên và lãnh đạo các nhà trường
Từ góc độ của người làm công tác quản lý, đòi hỏi phải nắm rõ thực trạng,
có biện pháp thiết thực, đồng bộ, có hiệu quả để giảm dần về số lượng và mức độ biểu hiện chưa ngoan của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập, hạ thấp tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm chưa tốt qua từng học kỳ Đây là vấn đề khá bức xúc, tồn tại ở các trường trung học cơ sở mà lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và bất cứ người hiệu trưởng nào cũng đặc biệt quan tâm Thực tế các năm qua
đã chứng minh đây không phải là việc làm dễ dàng, cần có nhiều biện pháp, thời gian và cũng không thể chỉ có nhà trường mà làm được
Vấn đề được đặt ra và cần giải quyết là tìm hiểu nguyên nhân, các biểu hiện
về hành vi chưa ngoan, và làm gì trong công tác chỉ đạo để ngăn chặn các hành vi chưa ngoan để đạt kết quả tốt nhất ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn
Bằng lương tâm và trách nhiệm của những người làm công tác lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục, chúng tôi đặt niềm tin vào các tập thể sư phạm, các ban lãnh đạo nhà trường, tin tưởng vào sự hướng thiện của học sinh cùng với các biện pháp giáo dục tốt sẽ đem lại hiệu quả thiết thực Do đó chúng tôi chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp đối với học sinh chưa ngoan các trường trung học cơ sở huyện Bình Đại, Tỉnh Bến Tre”
III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
Trong điều kiện và năng lực có hạn, chúng tôi chỉ tìm hiểu, khảo sát thực trạng, nguyên nhân, các hình thức biểu hiện của học sinh chưa ngoan ở 16 trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bình Đại ở đầu năm và giữa năm học 2011 –
2012 Thực hiện công tác chỉ đạo trong suốt thời kỳ, thống kê kết quả đạt được và
đề ra các giải pháp hữu ích, thiết thực tiếp tục áp dụng vào thực tiễn trong công tác
Trang 4quản lý, giáo dục ở các trường trung học cơ sở Đồng nghiệp trong tỉnh có thể tham khảo và vận dụng vào nhà trường của mình, vì những hành vi chưa ngoan của học sinh ở các trường trung học cơ sở có những nét tương đồng về hình thức, mức độ đối với học sinh trung học cơ sở hiện nay.
IV Mục đích nghiên cứu.
Học sinh chưa ngoan luôn là điều băn khoăn, bức xúc của các trường phổ thông, mỗi cấp học có mức độ biểu hiện khác nhau
Số học sinh chưa ngoan ở các trường trung học cơ sở không nhiều nhưng hầu như có mặt ở nhiều lớp, có em chưa ngoan suốt cả cấp học, có em tiến bộ chậm, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng nề nếp dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường theo quan điểm “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã nêu Do vậy việc chọn đề tài này và thực hiện có hiệu quả sẽ khắc phục các biểu hiện của hành vi đạo đức chưa tốt, đồng thời giúp cho chúng tôi nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý trong việc giáo dục học sinh chưa ngoan, qua đó chia sẽ với đồng nghiệp những kinh nghiệm quản lý bổ ích từ thực tiễn công tác lãnh chỉ đạo nhà trường trung học cơ sở mà người lãnh đạo đã và đang đối mặt
V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Từ lâu vấn đề đạo đức, giáo dục học sinh chưa ngoan luôn được ngành quan tâm, các nhà quản lý mất nhiều thời gian với nhiều biện pháp đã thực hiện nhưng kết quả chưa đạt như mong muốn
Trong chỉ đạo còn nặng chỉ đạo suông theo cấp trên yêu cầu, thiếu sơ, tổng kết đánh giá kết quả để tìm ra giải pháp tối ưu Đặc biệt là thiếu tính thực tiễn, do chưa điều tra khảo sát, thống kê để xác định rõ nguyên nhân trên phạm vi địa bàn huyện để có nhận định khái quát trong đánh giá, làm tiền đề cho công tác tham mưu với lãnh đạo huyện từ đó có chỉ đạo phối hợp đồng bộ nhất là đối với các xã
và thị trấn
Điểm mới của kết quả nghiên cứu chính là khắc phục các hạn chế trên, đồng thời qua nghiên cứu đề tài này giúp cho lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện có sự chỉ đạo sâu sát và tập trung trong việc giáo dục học sinh chưa ngoan ở
Trang 5các cấp học, trong đó các trường trung học cơ sở Giáo dục học sinh chưa ngoan có hiệu quả sẽ góp phần xây dựng nề nếp dạy và học không chỉ ở trường trung học cơ
sở mà còn làm tiền đề tốt khi các em vào trường trung học phổ thông hoặc các trường đào tạo nghề trong tương lai
Từ việc đã làm, trên cơ sở lý luận về tâm lý học quản lý giáo dục học và quản lý trường học giúp người hiệu trưởng rút ra những biện pháp hữu hiệu, khả thi, nhanh chóng củng cố và duy trì nề nếp dạy và học, nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục của học sinh qua từng học kỳ và từng năm học, đồng thời cũng là biện pháp ngăn chặn bỏ học có hiệu quả, đây cũng là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay trong các nhà trường Từ kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục những kinh nghiệm bổ ích trong công tác của mình mà trước đây trong huyện nhà chưa được đề cập cụ thể
B PHẦN NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và người và con người với tự nhiên Điều 23 luật giáo dục có nêu: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…”
Vấn đề giáo dục học sinh được đặt lên hàng đầu trong mục tiêu giáo dục toàn diện đối với học sinh
Lúc sinh thời Bác đã dạy: “ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, đào tạo họ thành người thừa kế xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội vừa hồng vừa chuyên Bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ đời sau là việc rất quan trọng và cần thiết”, do đó trong dạy và học đều phải chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng, các nhà trường luôn chú ý giáo dục rèn luyện
cả đức lẫn tài Nhưng trong thực tế ở nhà trường, sự giảm sút đạo đức của học sinh
Trang 6biểu hiện dưới các hình vi chưa ngoan ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng như thế không có nghĩa là bản chất của học sinh là xấu Vấn đề là do sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa đầy đủ và đồng bộ về cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho các em Nhiều nguyện vọng, ước mơ, tình cảm của các em chưa được giải quyết một cách thỏa đáng Sự hẩng hụt về tâm lý đã ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em nói chung và đạo đức nói riêng, đòi hỏi phải có sự giáo dục hiệu quả Bác Hồ đã dạy:
“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Thật vậy, nhà trường là nơi tốt nhất có điều kiện nhất để hình thành và phát triển nhân cách Có người cho rằng không có học sinh hư, chỉ có học sinh chưa ngoan và cũng chưa có định nghĩa học sinh chưa ngoan là như thế nào để đảm bảo
đủ các biểu hiện về hành vi, lời nói của các em mà chúng ta thường bắt gặp
Chúng ta biết rằng tuổi các em học sinh bậc trung học cơ sở ở độ tuổi 11 đến
15 là độ tuổi đang phát triển, tuổi giả từ ấu thơ bắt đầu nhìn đời với sự tò mò, hiếu
kỳ năng động, tuổi có nhiều hứa hẹn không còn thơ dại, dễ bị cám dỗ, sa ngã, thiếu lòng nhẫn nại và ý thức tự trọng
Do đó cần được giáo dục chu đáo về kiến thức đạo đức căn bản, tối thiểu cần thiết để ngăn chặn các nhận thức về hành vi sai lệch trái với chuẩn mực đạo đức nội quy nhà trường mà không ai khác hơn là những người thân trong gia đình và đặc biệt thầy cô giáo trong nhà trường
Đã là nghề dạy học, có trách nhiệm trồng người cho thế hệ mai sau cần phải thấm nhuần lời dạy của Bác: “ Vì lợi ích trăm năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Với lương tâm và trách nhiệm cần xem hiện tượng chưa ngoan của học sinh là mặt trái, là chiều sâu của đối tượng giáo dục mà bản thân người thầy phải có trách nhiệm kiên trì, dày công và cả tâm huyết của người thầy để đi đến thành công
II Thực trạng của vấn đề.
1 Khái quát về thực trạng.
Trang 7Huyện Bình Đại có 16 trường trung học cơ sở, trong đó có 4 trường liên xã, trải dài theo hướng Đông – Tây, trường cách xa Phòng Giáo dục và Đạo tạo dài nhất là hơn 30 km.
Tất cả các trường trung học cơ sở đều có học sinh chưa ngoan biểu hiện khá giống nhau như: vô lễ với thầy cô, nói tục chửi thề, gây gỗ đánh nhau, nghiện game, mất trật tự trong giờ học, thường xuyên vi phạm nội quy…Đối với học sinh chưa ngoan các hành vi trên thường lặp lại nhiều lần, một học sinh chưa ngoan có thể có nhiều hành vi chưa ngoan khác nhau, các em thường học yếu, ảnh hưởng đến nề nếp và chất lượng học tập của lớp và của nhà trường Ở mỗi trường số lượng không lớn nhưng luôn là điều trăn trở đối với các nhà trường trên địa bàn
Trong những năm qua, mỗi trường đều có những biện pháp nhằm tăng cường giáo dục học sinh chưa ngoan, nhưng thường kết quả không cao, nhất là các
em có cuộc sống gia đình không hạnh phúc hoặc trường học ở những xã có những đặc thù riêng về điều kiện sống của người dân, không thuận lợi cho việc giáo dục con em ở gia đình
Từ thực trạng nêu trên đòi hỏi người làm công tác lãnh đạo, quản lý cần tìm
ra nguyên nhân để có giải pháp khả thi, đạt hiệu quả cao là sự thành công lớn lao đối với ngành giáo dục huyện nhà
2 Khảo sát và thống kê số liệu học sinh chưa ngoan đầu năm học 2011 – 2012.
Tổng hợp số liệu học sinh chưa ngoan ở 16 trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bình Đại có kết quả như sau:
Tổng số học
sinh THCS
toàn huyện
Tổng số học sinh chưa ngoan
Tỉ lệ học sinh chưa ngoan
Học sinh chưa ngoan chia theo khối
Từ số liệu thống kê trên cho thấy rằng
Tỉ lệ học sinh chưa ngoan khá cao là 13,85% trong toàn huyện
Trang 8Số học sinh chưa ngoan là nữ chiếm tỉ lệ 2,46%.
- Số học sinh chưa ngoan ở 4 khối lớp tương đối đều nhau
- Tỉ lệ nữ trên tổng số học sinh chưa ngoan các khối 6,7,8 khá đều, riêng khối 9 có cao hơn
Như vậy số học sinh chưa ngoan có khá đều ở các khối lớp
- Số học sinh chưa ngoan có tỉ lệ cao ở các trường như: THCS Thới Lai 30,6%, THCS Thị Trấn 30,5%, THCS Bình Thới 22,2%
3 Khảo sát và thống kê về biểu hiện của học sinh chưa ngoan ở 16 trường trung học cơ sở đầu năm học 2011 – 2012.
Qua điều tra thống kê kết quả về biểu hiện của học sinh chưa ngoan 16 trường trung học cơ sở
BIỂU HIỆN HỌC SINH CHƯA NGOAN ĐẦU NĂM HỌC 2011 – 2012
Những biểu hiện của học sinh chưa ngoan
Đánh nhau chửi thể Nói tục
Xúc phạ
m GV
Chơi game nhiều
Không thuộc bài thường xuyên
Vắng nhiều buổi
Mất trật
tự giờ học
Không quan tâm đến việc học
Kết băng nhóm
Biểu hiện khác ( ghi cụ thể ) Trang phục Ham chơi
- Một số học sinh chưa ngoan có thể thể hiện nhiều biểu hiện chưa ngoan khác nhau kể cả những biểu hiện ngoài nội dung khảo sát
- Học sinh xúc phạm giáo viên tuy ít nhưng vẫn còn rất đáng quan tâm
- Biểu hiện học sinh kết băng nhóm tăng dần từ lớp đầu cấp đến cuối cấp
- Học sinh khối 6 chơi game nhiều và không thuộc bài thường xuyên có số lượng khá cao là dấu hiệu đáng lo cho các nhà trường
- Tỉ lệ học sinh chưa ngoan khối 7 cao nhất là 16,1% và thấp nhất là khối 6
có tỉ lệ 12,3%
Trang 94 Khảo sát, thống kê nguyên nhân của học sinh chưa ngoan ở 16 trường trung học cơ sở đầu năm học 2011 – 2012.
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN HỌC SINH CHƯA NGOAN
Khối Tổng Tổng Nguyên nhân của học sinh chưa ngoan
Gia đình không hạnh phúc
Gia đình không quan tâm
Gia đình
có quan tâm nhưng không hiệu quả
Không sống chung cha mẹ
Học yếu Nghiện game
Do bạn
bè
xa lánh
5 Khảo sát về nguyện vọng học tập và thời gian học bài làm bài ở gia đình.
Chúng tôi tiến hành khảo sát 100 học sinh ở 4 trường trung học cơ sở ở 4 tiểu vùng, mỗi trường 25 em có kết quả như sau:
Hết bậc THPT
Trên THPT
Dưới 1 giờ
1h – 2h 2h – 3h
Trên 3h
Trang 10Từ kết quả trên cho thấy các em học sinh chưa ngoan dành thời gian học bài, làm bài ở nhà quá ít 38% học bài dưới 1 tiến đồng hồ, chắn chắc sẽ không thuộc bài hoặc chuẩn bị bài đầy đủ khi đến trường.
Nguyện vọng học tập hết bậc trung học cơ sở trở xuống chiếm tỉ lệ 60%, đặc biệt có 25% học sinh không xác định mức đến của việc học tập
Qua tìm hiểu đa số các em có nhận thức đúng khi cho rằng hiện nay chưa học khá giỏi là do chưa dành nhiều thời gian để học tập, mất căn bản nhiều năm
III Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề.
1 Các bước thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
Để có cơ sở thực tiễn trong việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi
đã thực hiện các bước sau:
- Tiến hành khảo sát ở 16 trường trung học cơ sở trong huyện theo mẫu để thống kê số liệu học sinh chưa ngoan, những biểu hiện về hành vi chưa ngoan phổ biến, phân tích nguyên nhân, tìm hiểu nguyện vọng và thời gian cho việc học tập ở nhà
- Tiến hành khảo sát vào đầu năm học và sau học kì I để so sánh kết quả đạt được sau thời gian chỉ đạo
- Tham mưu Huyện ủy, UBND huyện, có văn bản chỉ đạo về công tác giáo dục đạo đức học sinh đến các xã, thị trấn và các trường trên địa bàn huyện
- Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tọa đàm, hội thảo về đạo đức học sinh
- Chỉ đạo các trường trực thuộc tăng cường công tác giáo dục đạo đức học sinh trong học kỳ, tổ chức sơ kết sau học kì I để rút kinh nghiệm
2 Các biện pháp đã tiến hành.
2.1 Tham mưu chỉ đạo.
- Tham mưu UBND huyện chủ trì và phối hợp với các Ban, Ngành đoàn thể huyện, tổ chức hội thảo với chủ đề: Giáo dục đạo đức học sinh với sự tham dự của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND các xã, Thị trấn, hiệu trưởng các trường trực thuộc, hiệu trưởng các trường trung học phổ thông trên địa bàn và các giáo viên tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm tốt ở các trường trên địa bàn huyện Trong hội
Trang 11thảo có 6 tham luận của các trường, trong đó có 3 trường trung học phổ thông và 3 tham luận các ngành huyện vào ngày 30/8/2011.
- Qua Hội thảo đã rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích, các giải pháp các trường thực hiện có hiệu quả đồng thời đã phát họa bức tranh toàn cảnh về tình hình đạo đức học sinh nói chung và học sinh chưa ngoan nói riêng trên địa bàn huyện ở các cấp học
- Tham mưu cho Huyện ủy có công văn số 257/CV – HU “ V/v chỉ đạo ngăn ngừa học sinh vi phạm đạo đức” ngày 21/10/2011 đến các ngành liên quan Mặt trận tổ quốc đoàn thể huyện và chi ủy, Ban giám hiệu các trường trên địa bàn huyện Trong nội dung có lưu ý các hành vi thiếu đạo đức của học sinh, cùng các biện pháp cần thực hiện của Ngành giáo dục huyện nhà trên cơ sở kết hợp chặt chẽ
ba môi trường giáo dục có hiệu quả
- Tham mưu UBND huyện có công văn số 1342/UBND – VX ngày 18/10/2011 về việc giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay gởi đến Mặt trận tổ quốc, Ban ngành huyện và các xã thị trấn trong công tác phối hợp chỉ đạo đến các trường
- Đề xuất với UBND huyện có kế hoạch số 177/KH – UBND tổ chức tọa đàm chuyên đề “ Tăng cường giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường phổ thông” cho toàn thể cán bộ giáo viên trong Ngành giáo dục huyện và đại biểu các Ban ngành huyện Báo cáo viên là Bà Đặng Huỳnh Mai nguyên thứ trưởng Bộ GD&ĐT và Ông Giản Tư Trung viện trưởng viện nghiên cứu phát triển giáo dục ( IRED ) Hiệu trưởng trường doanh nhân PACE Thành Phố Hồ Chí Minh qua đó giúp cán bộ giáo viên nhận thức sâu sắc hơn nữa về công tác giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay, nâng cao vai trò giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức các em có phẩm chất tốt đẹp trong nhà trường cũng như ở gia đình
- Trong các phiên họp hiệu trưởng hàng tháng, lãnh đạo Phòng GD&ĐT điều có quan tâm đến công tác chỉ đạo đến các trường tập trung giáo dục học sinh bằng nhiều hình thức nhằm hạ thấp tỉ lệ học sinh xếp loại trung bình và yếu, ngăn
Trang 12chặn các hành vi chưa ngoan, chấp hành tốt nội quy nhà trường và các biểu hiện vi phạm pháp luật ở cơ sở, đảm bảo an ninh trật tự nhà trường…
- Cử cán bộ giáo viên các trường dự tập huấn chuyên đề công tác giáo viên chủ nhiệm do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, chỉ đạo các trường tổ chức triển khai lại cho giáo viên vào đầu năm học, vận dụng các biện pháp đã tiếp thu vào công tác giáo dục đạo đức học sinh của trường mình
2.2 Những việc các trường trung học cơ sở đã thực hiện trong học kỳ.
- Tiếp thu tinh thần chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, của ngành giáo dục, đồng thời vận dụng các bài học kinh nghiệm qua hội thảo chuyên đề do Sở GD&ĐT; Ủy ban nhân dân huyện và Phòng GD&ĐT tổ chức, tập trung xây dựng
kế hoạch triển khai và thực hiện trong điều kiện cụ thể của nhà trường Tổ chức sơ tổng kết theo học kỳ và cuối năm để rút ra những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác
- Chủ động làm tham mưu với Đảng và chính quyền địa phương, phối hợp với các Ban, Ngành thông qua ký biên bản liên tịch ở đầu năm học về các nội dung như: đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống tội phạm, an toàn giao thông…
- Có kế hoạch và biện pháp tăng cường giáo dục đạo đức học sinh, phát hiện
và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường
- Cụ thể hóa công tác chủ nhiệm, trên cơ sở đã tiếp thu nội dung chuyên đề
do Sở GD&DDT tổ chức, và đặc thù riêng của nhà trường, trong đó tập trung cho công tác tìm hiểu học sinh đầu năm, xây dựng chỉ tiêu phấn đấu của lớp, thăm gia đình học sinh có biểu hiện chưa ngoan, theo dõi sát tình hình của lớp hàng tuần, liên hệ cha mẹ học sinh qua điện thoại, hội họp…
- Tổ chức báo cáo chuyên đề về công tác chủ nhiệm trong nhà trường, hưởng ứng tích cực các đợt thi đua, kích thích tinh thần học tập vươn lên, có sự gắn bó trong tập thể từng lớp học
- Tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ học sinh giỏi với học sinh toàn trường, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử của học sinh