Mục đích nghiên cứu - Giúp học sinh có những phương pháp học và tiếp thu kiến thức phần chuyển hoávật chất và năng lượng ở thực vật có hiệu quả nhất từ đó có thể áp dụng vào việc học tập
Trang 2PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nếu thế kỷ XX là thế kỉ của khoa học công nghệ thì thế kỷ XXI là thế của sinh học.Trong chương trình cấp trung học phổ thông, về mặt lí thuyết sinh học đã được đề cậpkhá khoa học và đầy đủ Lớp 11, việc học tập kiến thức chuyển hoá vật chất và nănglượng ở thực vật phần nâng cao và đặc biệt áp dụng vào thực tiễn còn hạn chế Chính vìvậy, bên cạnh việc tiếp thu kiến thức mới và việc vận dụng vào thực tiễn không dễ dàngvới học sinh Hơn nữa, thi học sinh giỏi môn Sinh luôn đề cập đến nội dung chuyển hoávật chất và năng lượng ở thực vật Nếu học sinh không được ôn luyện kỹ thì khả nănglàm được bài là rất thấp Mặt khác, phần câu hỏi và bài tập chuyển hoá vật chất và nănglượng ở thực vật có nhiều dạng và đòi hỏi mức độ kiến thức khác nhau Để có thể ápdụng vào từng đối tượng học sinh và mục đích học tập khác nhau, học sinh cần phải đượchọc kỹ và ôn luyện chuyên sâu các dạng kể cả lý thuyết và thực hành
Với cương vị là một giáo viên trực tiếp giảng dạy sinh học cấp THPT, qua nhiều nămgiảng dạy, tôi rút ra một số kinh nghiệm giúp cho học sinh phương pháp học tốt và ápdụng có hiệu quả phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật để giảng dạy lớp 11,thi học sinh giỏi môn sinh cũng như vào thực tế sản xuất Theo tôi, với nội dung trên, nênsoạn thảo từng bài theo hệ thống kiến thức từ cơ bản đến năng cao và đi cùng là các dạngbài tập theo từng bậc thang kiến thức để giúp học sinh tiếp thu bài có hiệu quả nhất.Thiết nghĩ, với mỗi một vấn đề cung cấp kiến thức lý thuyết một cách hệ thống, từ đó vậndụng phương pháp để giải bài tập thì học sinh sẽ làm tốt hơn Do đó, tôi lựa chọn đề tài
“Phương pháp giảng dạy chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11”
Trang 32 Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh có những phương pháp học và tiếp thu kiến thức phần chuyển hoávật chất và năng lượng ở thực vật có hiệu quả nhất từ đó có thể áp dụng vào việc học tập
để giải các bài tập ở trên lớp, trong thi học sinh giỏi và ứng dụng trong thực tiễn
- Khắc sâu nội dung kiến thức chương trình
- Áp dụng thực tiễn trong giảng dạy chính khoá cũng như ôn thi học sinh giỏi
- Phù hợp với các đối tượng học sinh lớp 11 và ôn đội tuyển học sinh giỏi môn Sinhhọc
3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 11 và học sinh ôn đội tuyển học sinh giỏi củatrường THPT Trần Nhật Duật - Tỉnh Yên Bái
4 Giới hạn và phạm vi nội dung nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Chương trình lớp 11, nội dung kiến thức lý thuyết cùngvới các câu hỏi và những bài tập phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vât theotừng chủ đề
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung lí thuyết, câu hỏi và bài tập về sự hấp thụ nước và muối khoáng ở
Trang 4- Nghiên cứu nội dung lí thuyết, câu hỏi và bài tập về vai trò của các nguyên tốkhoáng.
- Nghiên cứu nội dung lí thuyết, câu hỏi và bài tập về dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- Nghiên cứu nội dung lí thuyết, câu hỏi và bài tập về quang hợp ở thực vật
- Nghiên cứu nội dung lí thuyết, câu hỏi và bài tập về hô hấp ở thực vật
6 Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực tế học sinh khối lớp 11 tại trường THPT Trần Nhật Duật
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa
- Nghiên cứu tài liệu tham khảo
- Tích luỹ, đúc rút kinh nghiệm
7 Thời gian nghiên cứu
Trang 51 Cơ sở khoa học
Nghiên cứu phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật thực chất chính lànghiên cứu một mặt về sinh lý thực vật Vậy, sinh lý thực vật là một khoa học nghiêncứu về các hoạt động sinh lý xảy ra trong cơ thể thực vật, mối quan hệ giữa các điều kiệnsinh thái với các hoạt động sinh lý của cây để cho ta khả năng điều chỉnh sinh trưởng và
phát triển ở thực vật theo hướng có lợi cho con người Sinh lý học thực vật là một môn
khoa học ra đời muộn so với nhiều khoa học sinh học khác như phân loại, hình thái vàgiải phẩu thực vật
Cuối thế kỷ XVIII, cơ sở của sinh lý học thực vật được hình thành với phát minh raquá trình quang hợp và hô hấp ở cây xanh của Priesley ,De Sanssure …
Sang thế kỷ XIX, nhờ các tiến bộ về phương tiện và phương pháp nghiên cứu của vật
lý, hoá học đã góp phần cho sinh lý học thực vật hoàn thiện dần Các học thuyết về quanghợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng, trai đổi nước ngày càng đi sâu vào bản chất và cơ chế
Đó là những đóng góp to lớn của Mayzer về quang hợp, Pasteur về lên men, Pfeffer vềhiện tượng thẩm thấu, Vinogratxki về cố định nitơ, Leibig về dinh dưỡng khoáng
Đặc biệt quan trọng là những công trình toàn diện của Timiriazer về quang hợp, hôhấp… đã làm cho sinh lý thực vật trở thành một ngành khoa học thực sự Có thể xemTimiriazer là người sáng lập nên bộ môn sinh lý học thực vật
Sang thế kỷ XX, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, Sinh lý học thực vật cũngphát triển nhanh chóng Nhờ những thiết bị nghiên cứu ngày càng hiện đại, các phươngpháp nghiên cứu ngày càng hoàn thiện nên Sinh lý học thực vật càng có điều kiện đi sâuvào bản chất, cơ chế các hoạt động sống của thực vật làm cho nội dung Sinh lý học thựcvật ngày càng phong phú
Trang 6Song song với việc đi sâu nghiên cứu cơ chế các hoạt động sống của thực vật, cácnhà Sinh lý học thực vật còn tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tiễnsản xuất, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng năng suất cây trồng.
2 Cơ sở pháp lí
- Căn cứ vào yêu cầu và mục tiêu về kiến thức và kĩ năng của chương trình giáo dụcmôn sinh học phổ thông
- Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu của học sinh
- Căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu thực tế của nhà trường
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI
Cùng một nội dung đề cập về phương pháp giảng dạy và cách giải bài tập phầnchuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực bài tập vật, tác giả Nguyễn Thành Đạt đã viếtviết rất rõ và cụ thể mọi diễn biến sinh lý diễn ra trong cơ thể thực theo từng nội dungtách bạch rõ ràng và sau mỗi phần đều có những câu hỏi để củng cố kiến thức cho họcsinh Cũng một vấn đề nghiên cứu đó, tác giả Huỳnh Quốc Thành lại nêu kiến thức cơbản của chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật từ đó đưa ra các bài tập tự luận vàcác câu hỏi trắc nghiệm có mở rộng để củng cố và khắc sâu kiến thức cho người học Tácgiả Vũ Văn Vụ cũng đồng tình với quan điểm trên khi viết về: chuyển hoá vật chất vànăng lượng ở thực vật thông qua cuốn tài liệu chuyên sâu sinh lý học thực vật, ở đây ông
đã viết về từng chủ đề rất rõ ràng và chuyên sâu, đồng thời đưa ra các thí nghiệm rất cụthể để người học ngoài việc lĩnh hội tốt kiến thức còn có thể áp dụng vào thực tế có hiệuquả,…Với mỗi tác giả viết nội dung phần này đều có những kiến giải riêng của mình.Tuy nhiên, sau khi học xong phần này, học sinh vẫn chưa hiểu rõ ràng và đầy đủ vềchuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật Ở những đối tượng học sinh khá, giỏi vẫn
có thắc mắc về vấn đề này vì chưa được đáp ứng đầy đủ về phương pháp giảng dạy cũng
Trang 7như cách trả lời câu hỏi và giải bài tập về phần này Hơn nữa, với thời gian ngắn mà phảilĩnh hội rất nhiều kiến thức của các bộ môn khác nhau nên việc tìm hiểu và nghiên cứutài liệu còn hạn chế Chính vì vậy, tôi đã soạn một chuyên đề về phương pháp giảng dạychương chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật dựa trên các kiến thức tôi có được
và các tài liệu tham khảo Ở sáng kiến này, tôi hướng đến dạy cho đối tượng học sinh lớp
11 và ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Sinh học trường THPT Trần Nhật Duật
CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ:
1.2 Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ:
- Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, lan toả hướng đến nguồn nước ở trong đất, sinhtrưởng liên tục, hình thành nên số lượng khổng lồ các lông hút làm tăng bề mặt tiếp xúcgiữa rễ và đất, giúp rễ hấp thụ được nhiều nước và các on khoáng
2.Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây:
2.1 Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút:
2.1.1.Hấp thụ nước:
* Đặc điểm của quá trình hấp thụ nước ở rễ:
Trang 8- Đặc điểm của quá trình: Nước vận chuyển một chiều từ đất vào rễ, vận chuyển nước
và các chất hoà tan, vận chuyển với khoảng cách ngắn
- Đặc điểm của tế bào ông hút: Thành tế bào mỏng không phủ cutin, chỉ có một khôngbào trung tâm lớn với áp suất thẩm thấu cao
* Con đường vận chuyển:
- Con đường qua tế bào chất: Đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào Đi chậm, ít nước,lượng nước được điều chỉnh
- Con đường gian bào: Đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợixenlulozơ bên trong thành tế bào và đến nội bì bị đai Casperi chặn lại Con đường nàyhút được nhiều nước, lượng nước khó điều chỉnh
Trang 9Hình 1 Con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng vào rễ
* Cơ chế vận chuyển: Vận chuyển một chiều: Nước di chuyển từ môi trường nhượctrương trong đất vào tế bào lông hút, nơi có dịch bào ưu trương
- Nguyên nhân của dịch tế bào biểu bì rễ ( lông hút) là ưu trương( so với dung dịch đất)do:
+ Quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước lên trên, làm giảm lượng nước trong tế bàolông hút
+ Nồng độ các chất tan cao
Trang 102.1.2.Hấp thụ ion khoáng:
* Cơ chế vận chuyển:
Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo hai cơ chế: thụ động và chủ động
- Cơ chế thụ động: Đi từ đất ( nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút( nơi có nồng
độ của các ion đó thấp hơn)
- Cơ chế chủ động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao, quá trình này đòi hỏiphải tiêu tốn năng lượng
* Con đường vận chuyển:
- Con đường qua tế bào chất: Đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào
- Con đường gian bào: Đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợixenlulozơ bên trong thành tế bào và đến nội bì bị đai Casperi chặn lại nên phải chuyểnsang con đường tế bào chất
3 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ:
- Độ thẩm thấu, độ axit và lượng ôxi của môi trường
II Bài tập:
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút phù hợp với chức năng hút nước Tại sao tế
bào lông hút có thể hút được nước bằng hình thức thẩm thấu?
Trả lời:
Đặc điểm của tế bào lông hút:
- Thành tế bào mỏng, không thấm cutin
Trang 11- Chỉ có một không bào trung tâm lớn
- Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp mạnh của rễ
Tế bào lông hút có thể hút được nước là do: Đặc điểm cấu tạo của của lông hút, cùngvới nước ở các dạng tự do và dạng liên kết không chặt từ đất, được tế bào lông hút hấpthụ do sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu( nồng độ dịch bào của tế bào lông hút, caohơn nồng độ dịch đất)
Câu 2: Thế nào là hạn sinh lí, nguyên nhân của nó ? Trong sản xuất cần phải có biện
pháp nào để cây trồng hút được nước dễ dàng?
* Các biện pháp để cây trồng hút nước dễ dàng:
- Cấu tạo đất trồng thích hợp có thể chứa lượng nước mà cây có thể sử dụng dễ dàng
- Xới xáo đất thường xuyên, tạo độ tơi xốp, cây dễ sử dụng dạng nước mao quản
- Bón phân hữu cơ, vi sinh vật hoạt động mạnh, tạo độ thoáng cho đất
- Có biện pháp tưới tiêu hợp lí, đảm bảo sự cân bằng nước trong cây
Câu 3: Nước được hấp thụ từ đất vào cây qua rễ theo hai con đường.
a Đó là hai con đường nào?
Trang 12b Nêu những đặc điểm có lợi và bất lợi của hai con đường đó?
c Hệ rễ đã khắc phục đặc điểm bất lợi của hai con đường đó bằng cách nào?
Trả lời:
a Nước được hấp thụ từ đất vào cây qua rễ theo hai con đường:
- Con đường qua thành tế bào lông hút vào các khoảng trống gian bào, đến thành tế bàonội bì, gặp vòng đai Caspari, chuyển vào tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ
- Con đường tế bào: Nước vào tế bào chất, qua không bào, sợi liên bào Nói chung lànước đi qua các phần sống của tế bào, qua tế bào nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ
b Những đặc điểm có lợi và bất lợi của hai con đường đó:
- Con đường dọc thành tế bào và gian bào: Hấp thụ nhanh và nhiều nước( có lợi) nhưnglượng nước và các chất khoáng hoà tan không được kiểm tra( bất lợi)
- Con dường tế bào: Lượng nước và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra bằng tínhthấm chọn lọc của tế bào sống( có lợi) nhưng nước được hấp thụ chậm và it( bất lợi)
c Sự khắc phục của hệ rễ: Đặt vòng đai Caspari trên thành tế bào nội bì Vòng đaiCaspari được cấu tạo bằng chất không thấm nước và không cho các chất khoáng hoà tantrong nước đi qua Vì vậy, nước và các chất khoáng hoà tan phải đi vào trong tế bào nội
bì Ở đây, nước và các chất khoáng hoà tan phải đi vào trong tế bào nội bì Ở đây, lượngnước đi vào được điều chỉnh và các chất khoáng hoà tan được kiểm tra
B VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY:
I Tóm tắt lí thuyết:
Trang 131 Vận chuyển nước và các ion khoáng ở thân:
1.1 Đặc điểm chung:
- Vận chuyển theo chiều từ rễ lên lá
- Vận chuyển nước và các chất hoà tan
- Vận chuyển theo khoảng cách dài
1.2 Con đường vận chuyển: Qua mạch gỗ( gồm quản bào và mạch ống, nối kế tiếp
nhau tạo nên những ống dài rễ lên lá) Thành phần của dịch mạch gỗ: nước, khoáng, chấthữu cơ
1.3 Cơ chế: Nhờ 3 động lực:
- hút của lá- do quá trình thoát hơi nước gây nên
- Lực trung gian: Lực liên kết giữa các phân tử nước, lực bám giữa các phân tử nước vớithành mạch Hai lực này thắng được trọng lực của cột nước, do đó cột nước đưa lên liêntục và không bị tụt xuống
- Lực đẩy rễ: Áp suất rễ- lực đẩy nước từ gốc lên thân
2 Vận chuyển các chất hữu cơ trong cây:
2.1 Đặc điểm chung:
- Vận chuyển theo chiều từ lá đến rễ, hạt, củ, quả
- Vận chuyển các chất hữu cơ
- Vận chuyển theo khoảng cách dài
Trang 142.2 Con đường vận chuyển: Qua mạch rây( gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào
kèm) Thành phần của dịch mạch rây: saccarozo, axitamin, vitamin, hoocmon thực vật,chất hữu cơ, ion khoáng
2.3 Cơ chế:
- Động lực: Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn( nơi có saccarozotạo thành) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan chứa( nơi saccarozo được sử dụng) có ápsuất thẩm thấu thấp
Trang 15Gọi : Stb -là sức hút nước của tế bào.
Sdd –là sức hút nước của dung dich
a Nếu Stb = Sdd , tức là nước đi vào tế bào và ra như nhau
b Nếu Stb > Sdd , tức là nước đi vào tế bào
c Nếu Stb < Sdd , tức là nước đi ra khỏi tế bào
III Bài tập:
Câu 1: Thế nào là hiện tượng rỉ nhựa, hiện tượng ứ giọt? Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ
xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo?
Trả lời:
* Hiện tượng rỉ nhựa: Cắt cây thân thảo sát gốc, quan sát sau vài phút thấy những giọtnhựa rỉ ra từ phần thân cây bị cắt Đó là những giọt nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ ở rễ, lênmạch gỗ ở thân
Phân tích giọt nhựa thấy có chất vô cơ gồm: nước, khoáng và các hợp chất hữu cơ:gluxit, lipit, protein
* Hiện tượng ứ giọt:
Trang 16Cho cây đậu vào chuông thuỷ tinh kín, sau vài giờ, các giọt nước ứ ra ở mép phiến lá.
Do không khí trong chuông thuỷ tinh đã bão hoà hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễlên lá không thoát được thành hơi qua khí khổng ứ thành các giọt ở mép phiến lá
Hai hiện tượng trên chứng minh nhờ có áp suất rễ, nước đã được đẩy từ rễ lên bó mạch
gỗ của thân
* Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây thân thấp: Những cây bụi thấp, cây họ hoàthảo mọc gần mặt đất, độ ẩm dễ bão hoà Do vậy, khi rễ đẩy nước lên lá, gặp độ ẩmkhông khí bão hoà làm hơi nước không thoát được qua lá, đọng lại thành giọt
Câu 2: Tại sao bón phân quá liều lượng, cây trồng sẽ bị héo và chết?
Trả lời:
Bón phân quá liều lượng, cây trồng sẽ bị héo và chết:
- Bón phân quá liều lượng cây sẽ không hút được nước, mặt khác còn bị mất nhanhlượng nước của cơ thể do thoát hơi nước, do tế bào sử dụng nước, do nước đi ra từ hệ rễ
- Bón phân nhiều làm nồng độ keo đất ưu trương so với nồng độ dịch tế bào của lônghút Do vậy, tế bào lông hút không lấy được nước của môi trường bằng hình thức thẩmthấu Mặt khác, nước còn bị mất đi, dẫn đến cây héo và chết
Câu 3 : Cho tế bào thực vật có áp suất thẩm thấu là 1 atm vào một dung dịch có áp suất
thẩm thấu là 0,6 atm Hỏi nước sẽ vận chuyển như thế nào? Thành phần cấu trúc nàođóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu của tế bào thực vật trên? Giải thích?
Trả lời:
Sức hút nước của tế bào thực vật: S = P – T
- Sức hút nước: Stb = P- T = 1 – T ; Sdd = Pdd = 0,6 atm
Trang 17- Nếu S = 1 – T > 0,6 , tức là T < 0,4 -> Stb > Sdd => Nước đi vào tế bào gây hiện tượngtrương nước( tế bào thực vật không bị vỡ vì có thành xenllulozo)
- Nếu S = 1 – T < 0,6 , tức là T > 0,4 -> Stb < Sdd => Nước đi ra khỏi tế bào gây hiệntượng co nguyên sinh
- Nếu S = 1 – T = 0,6 , tức là T = 0,4 -> Stb = Sdd => Nước từ tế bào thực vật sẽ thẩmthấu ra ngoài bằng lượng nước đi vào, nên thể tích tế bào không đổi
* Thành phần cấu trúc đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu của tế bào thực vậttrên là không bào
- Giải thích: Không bào là nơi chứa các chất hoà tan, tạo áp suất thẩm thấu
Câu 4: Người ta trồng cây trong một hộp kim loại Khi cây lớn, người ta không tưới
nước Mặt trên hộp đậy nắp kín để nước không bị bốc hơi Vậy khi nào cây héo? Lấy5,16g đất sấy khô ở 1000C cong được 4,8g Xác định hệ số heo
Trảlời:
a Cây này sẽ bị héo khi không lấy được nước từ đất, mặc dù nước trong đất vẫn còn,
do nước liên kết với các phần tử keo đất và chủ yếu chính là do động lực trên gần nhưbằng 0( cây không thoát được nước) Đây là hiện tượng hạn sinh lí
b Hệ số héo chính là lượng nước còn lại trong đất khi cây bị héo
Trang 18- Tạo lực hút dòng nước và ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặtđất của cây.
- Hạ nhiệt độ của lá và giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quá trìnhquang hợp
- Qua cutin: Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh
- Qua khí khổng: Lượng nước lớn, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng
4 Cơ chế: Khuếch tán, được điều chỉnh do cơ chế đóng mở khí khổng( vì thoát hơi nước
qua khí khổng là chính)
* Cơ chế đóng mở khí khổng:
- Khi hàm lượng nước trong cây lớn, do sự thay đổi của nồng độ các ion, sự thay đổi củacác chất thẩm thấu làm áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng tăng lên, do đó nướcthẩm thấu vào tế bào khí khổng.Tế bào khí khổng no nước, mặt trong cong lại, khí khổngmở
- Khi thiếu nước,hàm lượng axit abxixic tăng, kích thích các bơm ion hoạt động Các iontrong tế bào khí khổng vận chuyển ra ngoài( K+ ), làm nước thẩm thấu ra ngoài Tế bàokhí khổng mất nước, duỗi thẳng, khí khổng đóng
Trang 19Hình 3: a Khí khổng mở ; b Khí khổng đóng
5 Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước:
- Ánh sáng: Tác nhân gây đóng mở khí khổng, ảnh hưởng đến thoát hơi nước
- Nhiệt: Ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ( do ảnh hưởng đến sinh trưởng và hô hấp ởrễ) và thoát hơi nước ở lá( do ảnh hưởng đến độ ẩm không khí)
- Độ ẩm: Độ ẩm đất càng tăng thì quá trình hấp thụ nước càng tăng, độ ẩm không khícàng tăng, sự thoát hơi nước càng giảm
- Dinh dưỡng khoáng: Hàm lượng khoáng trong đất càng cao thì áp suất dung dịch đấtcàng cao, hấp thụ nước càng giảm
II Bài tập:
Câu 1: Giải thích tại sao khi tưới nước vào buổi trưa nắng gắt, cây thường dễ bị héo lá?
Trả lời:
Trang 20- Buổi trưa nắng gắt, cây thoát hơi nước mạnh, tế bào thiếu nước.
- Lúc tưới nước, rễ hút nước mạnh tạo lực đẩy đưa nước lên trên, quá trình thoát nướcxảy ra mạnh
- Lượng nước thoát ra nhanh hơn lượng nước hút vào
- Nước đọng thành giọt trên lá như một thấu kính, hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời,đốt nóng lá Mặt khác, do mặt đất đang nóng, nước bốc hơi làm nóng lá hơn
- Tế bào lá mất nhiều nước tức thời, sức căng bề mặt lá giảm tạo ra hiện tượng héo lá
Câu 2: Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước mạnh?
Trả lời:
Cây trong vườn(cây dưới tán) vì cây trong vườn có lớp cutin phát triển yếu do ánh sáng
ở vườn yếu(ánh sáng tán xạ) Cây ở đồi do ánh sáng mạnh, cutin phát triển mạnh
Câu 3: Cho một thực vật thuỷ sinh, một thực vật sống nơi khô hạn, một thực vật CAM.
a Cấu tạo, giải phẫu và sinh lí thích nghi với việc cung cấp nước của các cây này:
- Thực vật thuỷ sinh: Rễ kém hoặc không phát triển Bề mặt lá không có lớp cutin, lákhông có khí khổng
Trang 21- Thực vật sống nơi khô hạn: Rễ sinh trưởng phát triển mạn Khí khổng nhiều, thoát hơinước nhiều để tạo lực hút lớn cho việc lấy nước, áp suất thẩm thấu cao.
- Thực vật CAM: Đóng khí khổng ban ngày hoặc lá biến thanhg gai, lá mọng nước rễkhông phát triển
b Khí khổng của thực vật CAM có thể đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm:
Vì phải tiết kiệm nước đến mức tối đa Chúng làm được như vậy vì khí khổng có thểđóng ban ngày theo cơ chế AAB( khi thiếu nước, axit abxixic được tổng hợp trong rễ vàđược dẫn truyền trong dịch xilem lên lá kích thích bơm K, bơm chủ động K ra khỏi tếbào bảo vệ làm giảm áp suất thẩm thấu, do đó nước ra khỏi tế bào bảo vệ làm tế bào mấttrương, đóng khí khổng) và mở vào ban đêm theo cơ chế bơm ion
D VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG:
I Tóm tắt lí thuyết:
1 Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây:
- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng là những nguyên tố được bổ sung từ môi trường ngoài,cần thiết cho sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của cây
- Căn cứ vào hàm lượng chứa trong cây, chia ra:
+ Nguyên tố đại lượng( C, H, O, N, K, P )
+ Nguyên tố vi lượng( Mn, B, Cu, Zn )
+ Nguyên tố siêu vi lượng( As, Au, Hg, Ag )
2 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây:
- Nguyên tố đại lượng: Cấu trúc của tế bào, của cơ thể, điều tiết các quá trình sinh lí + Nitơ(N): Là nguyên liệu cho tế bào tổng hợp: axitamin, protein, ezim
Trang 22+ Phốt pho(P): - Là thành phần cấu trúc của các phân tử quan trọng: axitnucleic,côenzim…
- Dự trữ năng lượng( ATP) và vận chuyển
- Có vai trò trong sự hình thành hệ đệm của tế bào
- Tăng cường sinh trưởng rễ( đặc biệt rễ bên), lông hút
+ Kali( K): Giữ vai trò hoạt hoá hoạt động của các ezim, liên quan đến tất cả chứcnăng quan trọng của tế bào sống: hô hấp, quang hợp…
+ Nguyên tố vi lượng: Hoạt hoá các enzim
3 Cơ chế hấp thụ muối khoáng:
- Hấp thụ chủ động: Ngược chiều građien nồng độ, cần năng lượng và chất mang
- Hấp thụ thụ động: Cùng chiều građien nồng độ, không cần năng lượng, có thể cần chấtmang
II Bài tập:
Câu 1: Hãy phân biệt hai con đường dẫn truyền nước, muối khoáng và chất hữu cơ?
Trả lời:
Có hai con đường dẫn truyền:
- Nước và muối khoáng được dẫn truyền từ rễ theo bó mạch dẫn của rễ, thân lên lá
- Các chất hữu cơ được vận chuyển theo chiều ngược lại, từ lá xuống rễ theo bó mạchrây
Trang 23- Tuy nhiên, hai con đường này không hoàn toàn độc lập nhau, nước có thể từ mạch gỗsang mạch rây và ngược lại từ mạch rây về mạch gỗ tuỳ theo thế nước trong mạch rây.Chất hữu cơ chỉ được vận chuyển theo duy nhất một con đường của bó mạch rây
E DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT:
I Tóm tắt lí thuyết:
1 Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ:
- Vai trò chung: Là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu Là thành phần để tạo raprotein và axit nucleic cho cây
- Vai trò cấu trúc: Là thành phần của hầu hết các hợp chất trong cây( protein, axitnucleic…) cấu tạo nên tế bào, cơ thể
- Vai trò điều tiết: Tham gia thành phần cảu các ezim, hoocmon…từ đó điều tiết các quátrình sinh lí, sinh hoá trong tế bào, cơ thể
2 Quá trình đồng hoá nitơ ở thực vật:
Sự đồng hoá nitơ trong mô thực gồm 2 quá trình: Khử nitrat và đồng hoá amôni
- Dạng nitơ mà cây dễ hấp thụ: NH4+, NO3
-* Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất nhờ các vi khuẩn:
Vi khuẩn amôn hoá Vi khuẩn nitrat hoá
Chất hữu cơ NH4 + NO3
-*Quá trình cố định nitơ khí quyển:
- Quá trình khử N2 -> NH3
- Các nhóm vi sinh vật thực hiện: