Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
59,5 KB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN THỂ DỤC LỚP 6” A. PHẦN MỞ ĐẦU I) Bối cảnh đề tài: Hiện nay giáo dục thể chất và thể thao trong học đường có một vị trí quan trọng. Nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp CNH HĐH đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng. II) Lý do chọn đề tài: Chúng ta đang sống trên một quê hương VN hoà bình và phát triển. Nhưng vấn đề về ANQP luôn được Đảng và nhà nước quan tâm sâu sắc. Để xây dựng lực luợng ANQP bảo vệ hoà bình cho đất nước. Khi đào tạo phải có những nề nếp kỹ cương và tinh thần, kỹ luật đoàn kết trong công tác thời bình cũng như trong thời chiến đấu. Không chỉ lực lượng ANQP mà mọi người dân Việt Nam ai cũng phải có kỹ cương, tinh thần đoàn kết dân tộc, biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Qua nghiên cứu chương trình và thực tế giảng dạy môn thể dục, tôi thấy bài ĐHĐN có tính giáo dục học sinh tất cả những phẩm chất tốt đẹp ấy. III) Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - ĐHĐN luôn được đưa vào đầu chương trình của mỗi lớp học phổ thông 6, 7, 8, 9 … - Qua tìm hiểu khi tham gia lực lượng bảo vệ tổ quốc (Bộ đội, công an nhân dân …) đều phải trải qua huấn luyện về ĐHĐN trước tiên. - Giảng dạy ĐHĐN ở lớp 6 là hết sức quan trọng, nhằm giúp các em khắc sâu những phẩm chất: nhanh nhẹn, dứt khoát, tinh thần kỹ luật, đoàn kết biết giúp đỡ lẫn nhau … - Làm thế nào để học sinh thực sự yêu thích và thấm nhuần về tính giáo dục của thảo luận và đưa vào giảng dạy nhưng vẫn còn nhiều quan điểm dạy khác nhau. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu ra một phương pháp giảng dạy ĐHĐN và áp dụng hiệu quả trong các năm qua ở chương trình thể dục lớp 6. IV) Mục đích nghiên cứu: - Nhằm tạo cơ sở ban đầu cho học sinh lớp 6 hiểu được tính chất quan trọng của bài ĐHĐN và tính giáo dục của bài. - Nâng cao phương pháp giảng dạy ở bài ĐNĐN. V) Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: - Hệ thống được từng phần trong bài, nhiệm vụ thực hiện thế nào để nâng cao tinh thần học tập của học sinh, tinh thần tự giác tập luyện và biết vượt qua khó khăn. - Đưa ra các biện pháp hữu hiệu, nâng cao chất lượng ở bài ĐHĐN. B. PHẦN NỘI DUNG I) Cơ sở lý luận: - Đất nước ta đang từng ngày phát triển trên mọi lĩnh vực, vì vậy rất cần những đội ngũ cán bộ kĩ thuật lành nghề và có sức khoẻ tốt. Sống ở thời bình nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn xây dựng một quân đội hùng mạnh hội đủ những phẩm chất đạo đức của anh bộ đội cụ Hồ. Từ những yêu cầu đó, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và trong đó giáo dục thể chất cũng góp phần quan trọng. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Bộ giáo dục nhất quán mục tiêu công tác giáo dục thể chất trong nhà trường góp đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, quản lý kinh tế xã hội, theo ba mục tiêu chính. + Giáo dục ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất, đoàn kết, ý thức tổ chức kỹ luật, xậy dựng niền tin, lối sống lành mạnh sẵn sàng phục vụ xây và bảo vệ Tổ quốc. + Trang bị cho học sinh một vốn kiến thức về thể dục thể thao, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản của một số môn thể thao. Trên cơ sở đó làm phương tiện tự rèn luyện tăng cường sức khoẻ. + Góp phần tăng cường sức khoẻ cho cộng đồng xã hội, phát triển toàn diện cân đối, đáp ứng các tiêu chuẩn văn hoá xã hội. II) Thực trạng vấn đề: - Đề rèn luyện một con người có tác phong nhanh nhẹn, tinh thần kỹ luật, đoàn kết biết yêu thương cộng đồng, dân tộc, giúp đỡ lẫn nhau, thì nó gắn liền với những nội dung về ĐHĐN. Ở lứa tuổi lớp 6 (từ 11 đến 12 tuổi) là các em đã nhận thức được những phẩm chất ấy. Thiết nghĩ rằng với tính chất quan trọng không kém trong chương trình giảng dạy môn thể dục. ĐHĐN cũng là mục tiêu hàng đầu ở lớp 6. Về giáo dục lối sồng đạo đức, tinh thần trách nhiệm tích luỹ luật nghiêm minh … để hướng dẫn các em thực hiện tốt bài đội hình đội ngũ. Tôi đã thực hiện các bước như sau. 1) Đứng nghiêm, đứng nghĩ: Là hai động tác đơn giản nhưng khi giảng dạy các em tư thế nghiêm luôn luôn tự hiện trước sự trang nghiêm, kính trọng và lễ độ (như chào cờ đấu tuần, tiếp chuyện với người lớn tuổi, thấy cô …). Nắm được tính chất quan trọng đó các em sẽ thực hiện tốt động tác nghiêm. 2) Tập hợp và điềm số báo cáo: 2.1 Tập hợp (hàng dọc, hàng ngang, giản cách tập hợp và giống hàng) Đây là nội dung phát huy tính nhanh nhẹn, dứt khoát và tinh thần kỹ luật. Trước khi luyện tập nội dung này giáo viên cần phân tích rõ từng khẩu lệnh và nêu rõ tầm quan trọng của từng khẩu lệnh. Khẩu lệnh dứt khoát to, rõ, sẽ giúp tổ, nhóm thực hiện đều, đẹp và đồng loạt. Giáo viên diễn giải khẩu lệnh có 2 vế, đó là dự lệnh và động lệnh tất cả học sinh phải nắm được (ví dụ: khẩu lênh “Nhìn phải – thẳng”. Từ “Nhìn phải” là dự lệnh “Thẳng” là động lệnh) khi đó khẩu lệnh, dự lệnh giọng nhẹ hơn động lệnh. Khi học nắm rõ giáo viên đưa ra các khẩu lệnh thường dùng trong tập luyện ĐHĐN (thành 1, 2, 3, 4 … hàng ngang – Tập hợp, thành (2, 3, 4 … hàng dọc tập hợp, nhìn phải thẳng, nhìn trước thẳng, tiến 3 bước – bước, lùi 2 bước – bước, sang trái 1 bước – bước, sang phải 2 bước – bước …) học sinh nắm được các khẩu lệnh giáo viên gọi bất kì học sinh nào để hỏi và phân biệt dự lệnh, động lệnh. Khi đó tất cả học sinh trong lớp đều nắm được sẽ tập hợp nhanh hơn tốt hơn, về tinh thần kỹ luật giáo viên cần đưa ra một số biện pháp như: đứng trước lớp xin lỗi, xin lỗi cả lớp về sự chậm trễ của mình làm ảnh hưởng đến nhóm và lớp có vậy học sinh mới ý thức được tính kỹ luật trong tập luyện hoàn thành các nội dung trên tốt tin rằng khi tập hợp lớp, nhóm, sẽ nhanh và đội hình đẹp như ý muốn của mình. 2.2 Điểm số báo cáo: Khi tập hợp đội hình nhanh đẹp, đến phần điểm số và báo cáo, không chỉ lớp trưởng, cán sự, các nhóm trưởng báo cáo tốt mà tất cả các thành viên trong lớp đều nắm được cách điểm số và báo cáo. * Theo tôi điểm số nhanh nhất được thực hiện như sau: Đội hình bốn hàng ngang cán sự hô khẩu lệnh “Lớp – Điểm số”, hàng ngang đầu tiên học sinh đứng gần cán sự đứng mặt sang trái báo 1 – học sinh kế tiếp hô 2 và cứ thế đến bạn cuối cùng của hàng ngang thứ 1. Nếu đủ 4 bạn thì hô số của mình và hết, nếu chỉ có 1, 2, 3 bạn thì hô lấy số liền trước và lẻ 1, 2, 3 hết. Ví dụ lớp xỉ số 39 chúng ta có x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x £ x x x x x x x x x x CS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ( 9 lẻ 2 hết) Cán sự tính nhẩm 9 x 4 = 36 lẻ 2 là 38 với mình là 39 lớp đủ. Nếu vắng 2 học sinh thì học sinh cuối cùng hô 9 hết, vắng 3 học sinh thì bạn cuối cùng hô 8 lẻ 3 hết. * Báo cáo Qui tắc trước khi báo cáo cán sự cho lớp nghiêm, tất cả dều nghiêm và khi lớp trưởng báo cáo, nếu có học sinh vi phạm nói chuyện, dứng không nghiêm giáo viên quan sát và nhắc nhở sau khi báo cáo, nếu tái phạm sẽ cảnh cáo trước lớp. Thực hiện như vậy sẽ đem lại hiệu quả cao trong lúc báo cáo và nhận lớp của giáo viên. 3. Quay phải – quay trái – quay đằng sau: - Những động tác quay không khó, nhưng mức độ đều, đẹp thì cần phải tập luyện nhiều lần từ chậm đến nhanh. Ví dụ “quay phải” thì dùng gót chân phải mũi chân trái xoay 90 o . Giáo viên cho học sinh cả lớp dứng tư thế “nghiêm” nhất mũi chân phải lên khiễng gót chân trái, đạp nhẹ mũi chân trái xoay người 90 o sang phải một cách chậm không để cả bàn chân chậm đất, hai tay áp sát đùi. Như vậy học sinh sẽ làm quen với thao tác đúng dần dần tập nhanh và dứt khoát, quay bên trái và quay đằng sau cũng dùng phương pháp tương tự. Muốn đội hình quay đúng, đẹp thì cán sự là nhân tố quyết định ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích của nhóm. Vì vậy khâu chọn nhóm trưởng cũng rất quan trọng. 4. Giậm chân, đi đều vòng các hướng, đổi chân khi đi đều sai nhịp. 4.1 Giậm chân: Thao tác tay đánh như thế nào? Giáo viên cần luyện tập học sinh thực hiện tốt. Theo tôi cho học sinh tập tại chỗ đánh tay đúng biên độ và thao tác vẫn điếm nhịp như giậm chân. Khi tay đánh tốt sẽ phối hợp với giậm chân, ở đây động tác giậm chân, gối nâng ở mức độ nào giáo viên cần cho học sinh tập đúng có thể sử dụng dây làm giới hạn để học sinh nâng đùi đúng độ cao. Nhịp một chân trái, nhịp hai chân phải, học sinh thực hiện theo nhóm và phải biết mình đã sai, dừng lại để mình sửa sai. 4.2 Đi đều vòng các hướng: - Trước khi đi đều vòng các hướng giáo viên cần cho cả lớp điếm theo khẩu lệnh. + Vòng bên phải: Khẩu lệnh “1-2, 1-2, vòng bên phải ngưng một nhịp – bước 1-2, 1-2. + Vòng bên trái: Khẩu lệnh “1-2, 1-2, 1, vòng bên trái, ngưng một nhịp – bước 2-1, 2-1, 2. Giáo viên ra hiệu bằng tay cả lớp đồng loạt hô khẩu lệnh lặp đi lặp lại nhiều lần. Đến khi nào học sinh thuần thục khẩu lệnh vòng bên phải, vòng bên trái mới cho học sinh thực hiện. Vì khi nắm được khẩu lệnh thì mỗi học sinh tự thực hiện đúng theo khẩu lệnh của chỉ huy mà không bị mất tập trung khi vòng các phía, học sinh tự tin trong di chuyển, nếu có sai chân thì học sinh sẽ tự nhận thấy sai nhịp so với khẩu lệnh của người chỉ huy. 4.3 Đổi chân khi sai nhịp Đây là thao tác tương đối khó, nhưng học sinh cố gắng trong tập luyện vẫn sẽ mang lại hiệu quả cho học sinh thực hiện bước trước nhiều lần tại chổ mức độ chậm để tạo cảm giác dần dần thuần thục sẽ thấy đơn giản khi đổi chân trong đi đều khi sai nhịp. Trên đây là những điểm để hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các nội dung ĐHĐN lớp 6. Ngoài ra còn một yếu tố không thể thiếu để thực hiện những nội dung trên. Đó là giáo viên phải chọn được những cán sự thật sự đủ năng lực quản lý lớp, nhóm khi đội ngũ cán sự, nhóm trưởng phát huy tốt năng lực và năng khiếu sẽ là nền tảng cho một tiết dạy tốt và một lớp học tốt. 4.4 Kết quả Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bản thân áp dụng phương pháp này để giảng dạy học sinh. Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu 2007-2008 95.6% 4.4% 0 0 2008-2009 97.8% 2.2% 0 0 2009-2010 98.2% 1.8% 0 0 C.TỔNG KẾT Có nhiều cách để truyền thụ cho học sinh kiến thức và kỹ năng động tác. Tuy động tác có khó nhưng nếu chúng ta chọn phương pháp phù hợp với nội dung kiểu bài sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học, góp phần nâng cao sức khoẻ cho học sinh. Từ đó tinh thần minh mẩn phát triển trí tuệ phục vụ cho các môn học khác. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGV TD 6 2. Tài liệu BGTX 3. Tài liệu về ĐHĐN ở lớp TD TW II 4. Thông tin đại chúng sách, báo, đài. DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI VIẾT MỤC LỤC A. Phần mở đầu I. Bối cảnh đề tài II. Lý do chọn đề tài . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN THỂ DỤC LỚP 6 A. PHẦN MỞ ĐẦU I) Bối cảnh đề tài: Hiện nay giáo dục thể chất và thể thao trong học đường có một vị trí quan. trình thể dục lớp 6. IV) Mục đích nghiên cứu: - Nhằm tạo cơ sở ban đầu cho học sinh lớp 6 hiểu được tính chất quan trọng của bài ĐHĐN và tính giáo dục của bài. - Nâng cao phương pháp giảng dạy. một tiết dạy tốt và một lớp học tốt. 4.4 Kết quả Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy bản thân áp dụng phương pháp này để giảng dạy học sinh. Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu 2007-2008 95 .6% 4.4%