1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

40 426 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 360,5 KB

Nội dung

Hầu hết các doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp trong các ngành xây dựng, điện tử, hóa chất, thông tin liên lạc, vận tải đường sắt, sản xuất công nghệ tiêu dùng…nắm giữ một tỷ lệ quan t

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh 3

1.1.1 Các khái niệm 3

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 4 1.1.2.1 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 4

1.1.2.2 Nhóm nhân tố thuộc môi trường ngành 5

1.1.2.3 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp 6

1.2 Công cụ và phương thức cạnh tranh của doanh nghiệp 8

1.2.1 Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp 8

1.2.2 Phương thức cạnh tranh của doanh nghiệp 10

1.3 Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11

1.3.1 Danh tiếng và thương hiệu 11

1.3.2 Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường 11

1.3.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh 12

1.3.4 Trách nhiệm xã hội: 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH 14

2.1 Phân tích năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam 14

2.1.1 Công cụ cạnh tranh của DNNN Việt Nam 14

2.1.2 Phương thức cạnh tranh của DNNN Việt Nam 16

2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam 21

2.2.1 Những ưu thế 21

2.2.1.1 Đóng góp của DNNN Việt Nam 21

2.2.1.2 Danh tiếng của DNNN 21

2.2.1.3 Khả năng thích ứng của DNNN 22

2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 24

2.2.2.1 Những hạn chế 25

2.2.2.2 Nguyên nhân 26

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DNNN VIỆT NAM 29

3.1 Bối cảnh kinh tế mới và định hướng tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam 29

3.1.1 Bối cảnh kinh tế mới 29

3.1.2 Định hướng 32

3.2 Một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam 33

3.2.1 Về phía nhà nước: 33

3.2.2 Về phía DNNN: 34

KẾT LUẬN 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

Trang 2

L I M Đ U ỜI MỞ ĐẦU Ở ĐẦU ẦU

DNNN Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta DNNN đang nắm giữ một số ngành, lĩnh vực then chốt, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng nhất cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nắm toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, có tính huyết mạch Hầu hết các doanh nghiệp lớn là các doanh nghiệp trong các ngành xây dựng, điện tử, hóa chất, thông tin liên lạc, vận tải đường sắt, sản xuất công nghệ tiêu dùng…nắm giữ một tỷ lệ quan trọng trong những ngành kinh doanh dịch vụ, thương mại nhập khẩu chiếm thị phần áp đảo trong huy động vốn và cho vay.

Với vai trò quan trọng như vậy thì DNNN Việt Nam phải có biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Biện pháp quan trọng nhất là DNNN phải quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải cân nhắc kỹ khi lựa chọn chính sách ưu đãi, hỗ trợ dưới dạng bao cấp hoặc bảo hộ, phải điều chỉnh và sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật để môi trường cạnh tranh trở nên bình đẳng Hơn thế nữa, Nhà nước phải xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi ở các tập đoàn, các tổng công ty Nhà nước để quản lý DNNN ngày một vững mạnh.

Thực tế hiện nay cho thấy năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam còn chưa cao bởi rất nhiều nguyên nhân Vì vậy, việc tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam trong bối cảnh hiện nay mang một ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt

lý luận và thực tiễn Trên ý nghĩa ấy, em chọn vấn đề: “Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận của

mình.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là bước đầu vận dụng những lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vào việc phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam.

Bố cục của đề tài, ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì đề tài được chia thành 3 chương:

Ch ương 1: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ng 1: Năng l c c nh tranh c a doanh nghi p ực cạnh tranh của doanh nghiệp ạnh tranh của doanh nghiệp ủa doanh nghiệp ệp.

Ch ương 1: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ng 2: Th c tr ng năng l c c nh tranh c a DNNN Vi t Nam ực cạnh tranh của doanh nghiệp ạnh tranh của doanh nghiệp ực cạnh tranh của doanh nghiệp ạnh tranh của doanh nghiệp ủa doanh nghiệp ệp.

Ch ương 1: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ng 3: Đ nh h ịnh hướng và giải pháp tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh ướng và giải pháp tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh ng và gi i pháp ti p t c nâng cao năng l c c nh tranh ải pháp tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh ếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh ục nâng cao năng lực cạnh tranh ực cạnh tranh của doanh nghiệp ạnh tranh của doanh nghiệp.

c a DNNN Vi t Nam ủa doanh nghiệp ệp.

Trang 3

CHƯƠNG 1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh

1.1.1. Các khái niệm

 Cạnh tranh

Cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế cóchức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp đểgiành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình Cácmục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng….Mụcđích của cạnh tranh là giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ

 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) báo cáo về khả năng cạnh tranhtoàn cầu vào năm 1997 thì năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng, năng lực

mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thịtrường cạnh tranh, bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòihỏi tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đạt được những mụctiêu của doanh nghiệp đặt ra

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mởrộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranhtrong và ngoài nước Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện qua hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận và thị phần mà doanh nghiệp đó cóđược Định nghĩa đó cho thấy, một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnhtranh khi doanh nghiệp đó dám chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận sự tồn tại củađối thủ cạnh tranh, chấp nhận việc giành những điều kiện thuận tiện có lợi chochính doanh nghiệp Doanh nghiệp cần phải có tiềm lực đủ mạnh để có thể đảmbảo đứng vững trong cạnh tranh

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.2.1 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

 Kinh tế

Trang 4

Môi trường kinh tế bao gồm các chính sách phát triển kinh tế, chính sáchthương mại, chính sách cạnh tranh, chính sách đầu tư, chính sách hợp tác vớinước ngoài,…Các chính sách và biện pháp kinh tế như vậy nhằm khuyến khíchhay hạn chế, ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành cụ thể, do đó ảnhhưởng tới năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp thuộc các ngành đó.

Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế được thể hiện thông qua GDP

Do đó, khi GDP đạt mức cao tức là nền kinh tế đang phát triển theo xu thế tíchcực làm tăng thu nhập cũng như khả năng thanh toán của người dân sẽ tăng lên.Ngoài ra, nền kinh tế diễn ra theo xu thế tích cực còn thể hiện ở các chỉ số lạmphát thấp, thuế không tăng, giá cả ổn định Đây chính là cơ hội tốt cho cácdoanh nghiệp phát triển Doanh nghiệp nào có khả năng nắm bắt được những cơhội này thì sẽ thành công và khả năng cạnh tranh cũng sẽ tăng lên

Tuy nhiên, khi nền kinh tế diễn ra theo xu thế tiêu cực, lạm phát tăng cao,giá tăng, sức mua của người dân giảm sút lại làm giảm khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp

 Chính trị, luật pháp

Sự ổn định chính trị xã hội, chính sách điều tiết vĩ mô kinh tế của nhànước, sự rõ ràng của hệ thống luật pháp có tác động lớn tới môi trường kinhdoanh của doanh nghiệp Sự ổn định chính trị đem lại sự lành mạnh hóa xã hội,

sự ổn định kinh tế Hệ thống luật pháp rõ ràng đã tạo ra một hành lang thôngthoáng, bảo đảm sự bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh vàcạnh tranh có hiệu quả Qua đó, một mặt tạo thuận lợi cho mọi doanh nghiệpkinh doanh, mặt khác doanh nghiệp dựa vào đó mà điều chỉnh hoạt động củamình để hài hòa lợi ích của các doanh nghiệp khác trong xã hội và trên thươngtrường quốc tế đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp củamình với các doanh nghiệp của các nước khác Việc chấp hành luật phápnghiêm minh của các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp sẽ đưa lại hiệu quảkinh doanh tốt Ngược lại nếu việc thực thi pháp luật không nghiêm minh, thiếutrong sáng thì tất sẽ dẫn doanh nghiệp vào con đường bất chính như là trốn thuế,gian lận thuế hay sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái, gian lận thương

Trang 5

mại…Trong môi trường pháp lý không lành mạnh, nhiều khi năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp không được đánh giá đúng thực chất của nó Điều này sẽdẫn tới thiệt hại kinh tế lớn và rối loạn trật tự xã hội.

 Văn hóa, xã hội

Ở mỗi vùng khác nhau sẽ tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn cho doanhnghiệp trong cạnh tranh là khác nhau do văn hóa xã hội của từng vùng là khácnhau Giá trị văn hóa phái sinh, lối sống, thị hiếu,…có tác động một cách giántiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua khách hàng và cơ cấunhu cầu thị trường

 Vấn đề khoa học, công nghệ và thông tin

Khoa học, công nghệ là nền tảng của cơ sở vật chất kỹ thuận hiện đại củanền kinh tế quốc dân nói chung cũng như của từng doanh nghiệp Đây là tiền đề

để các doanh nghiệp ổn định, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Khoa học và công nghệ cũng có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp bằng cáchcung cấp những phương tiện và công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm mới,nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí sản xuất Thông tin cũng có vai trò

vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Để cạnh tranh thành công, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có thông tin

về thị trường, về đối thủ cạnh tranh và biết cách xử lý có hiệu quả những thôngtin thu nhập được Khoa học và công nghệ hiện đại chính là phương tiện giúpcho doanh nghiệp thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin một cách nhanhnhất, chính xác nhất

1.1.2.2 Nhóm nhân tố thuộc môi trường ngành

 Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành:

Mức độ cạnh tranh trong ngành phụ thuộc vào tốc độ phát triển ngành, sự khácbiệt của sản phẩm, chi phí chuyển đổi…Trong trường hợp rào cản rút lui lớn,hoặt nhiều đối thủ cạnh tranh có lực lượng cân bằng, hoặc nhiều đối thủ cạnhtranh mạnh, các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc khai thác năng lựccạnh tranh của mình

 Nguy cơ nhập cuộc của những đối thủ cạnh tranh mới:

Trang 6

Tính hấp dẫn của ngành tùy thuộc vào rào cản gia nhập và rút lui khỏi thịtrường Các rào cản đó có thể là: lợi thế kinh tế của quy mô, khác biệt của sảnphẩm, yêu cầu về đầu tư, chi phí chuyển đổi, khả năng thâm nhập hệ thống phânphối, và các điều kiện khác như vị trí, vùng nguyên liệu, sự tác động của chínhphủ

 Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế:

Mức độ đe dọa này phụ thuộc vào giá của sản phẩm thay thế trong mối liên hệvới giá sản phẩm của ngành, chi phí chuyển đổi, mức độ và xu hướng của ngườimua muốn chuyển sang sản phẩm thay thế

 Quyền lực của người mua:

Quyền lực của người mua lớn khi chi phí mua sản phẩm chiếm một phần nhỏtrong chi phí của người mua, sản phẩm không có sự khác biệt, chi phí chuyểnđổi thấp, có thể hợp nhất ngược chiều…Khi quyền lực của người mua lớn, họ sẽgâp áp lực đối với các doanh nghiệp, do đó nó sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắtgiữa các doanh nghiệp

 Quyền lực của người cung ứng:

Phụ thuộc vào số lượng, tầm quan trọng của ngành đối với các nhà cung ứng,tầm quan trọng của sản phẩm của nhà cung ứng đối với người mua, sự khác biệttrong cung ứng và chi phí chuyển đổi sang nhà cung ứng khác

1.1.2.3 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, các yếu tố như vốn, công nghệ, nhân lực, nguyên liệuđầu vào, cơ sở vật chất kỹ thuật, khả năng quản lý, hoạt động marketing, hoạtđộng tài chính…có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.Các yếu tố này thể hiện nội lực của doanh nghiệp và các yếu tố này có ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

 Vốn của doanh nghiệp:

Nếu doanh nghiệp có lượng vốn lớn thì quá trình từ đầu tư cho xây dựngcác cơ sở vật chất kỹ thuật đến thiết lập hệ thống phân phối, hệ thống các củahàng hóa phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm sẽ mang tính chuyên nghiệp hơn.Doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu thị trường, tăng thị phần, mở rộng

Trang 7

quy mô sản xuất thì doanh nghiệp cần có lượng vốn lớn Nói theo cách khác,nếu doanh nghiệp càng lớn mạnh, lượng vốn càng lớn thì doanh nghiệp càng cónhiều cơ hội kinh doanh có hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh.

 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp nào có nguồn nhân lực có chất lượng cao thì doanh nghiệp đó cókhả năng cạnh tranh trên thị trường Đội ngũ công nhân lành nghề, có tay nghềcao sẽ tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao, tăng năng suất lao động Đội ngũcán bộ quản lý có năng lực, đưa ra các quyết định đúng đắn và đúng thời điểm

có ý nghĩa vô cũng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, sự khác biệt hóa về nguồn nhân lực

là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp

 Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp:

Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại kết hợp với công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Với cơ sở vật chất kỹ thuật như vậy thìdoanh nghiệp có khả năng sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng cao,nâng cao hiệu quả sản xuất Ngược lại, doanh nghiệp sẽ không thể có được khảnăng cạnh tranh nếu doanh nghiệp đó có công nghệ sản xuất lạc hậu, máy mócthiết bị cũ bởi vì nó sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm, tăng giá thành

 Quản lý tài chính trong doanh nghiệp:

Tài chính là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sản xuất cũng như là chi tiêuhàng ngày để đánh giá quy mô của doanh nghiệp Tiềm lực tài chính mạnh vàhoạt động quản lý tài chính có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định vị thếcủa mình trên thị trường, mở rộng thị trường, tăng thị phần của doanh nghiệp

 Hoạt động marketing:

Nền kinh tế phát triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì ảnh hưởng của hoạtđộng marketing đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng lớn Khiđánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua hoạt động marketing,người ta thường xem xét các yếu tố: khả năng thu thập thông tin thị trường, cơcấu sản phẩm hiện tại, khả năng mở rộng chủng loại sản phẩm, thương hiệu,kênh phân phối, thiết lập và quản lý các mối quan hệ với khách hàng…Các hoạt

Trang 8

động marketing có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thươnghiệu của doanh nghiệp Thương hiệu mạnh sẽ tăng cường khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp.

 Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm:

Hệ thống phân phối tốt, làm việc có hiệu quả sẽ góp phần tạo nên nền móngvững chắc để phát triển thị trường, tăng lượng khách hàng, tăng thị phần Tiêuthụ sản phảm tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận, giúp cho việcthu hồi vốn và từ đó sẽ kích thích sản xuất phát triển

Ngoài ra còn có các nhân tố khác như: Chiến lược kinh doanh, cơ cấu sảnphẩm của doanh nghiệp, sự đa dạng hóa sản phẩm, giá, chất lượng sản phẩm,văn hóa doanh nghiệp, mức độ cập nhật công nghệ thông tin, dịch vụ hỗ trợ,hoạt động nghiên cứu, thương hiệu…đều có tác động tới khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp Việc phân tích các nhân tố bên trong doanh nghiệp sẽ giúpdoanh nghiệp đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với đốithủ cạnh tranh, từ đó xác định được năng lực đặc thù hay chính là lợi thế cạnhtranh của doanh nghiệp

1.2 Công cụ và phương thức cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.1 Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp

 Giá cả

Giá cả là công cụ cạnh tranh có hiệu quả, nó có vị trí đặc biệt quan trọngtrong hệ thống Marketing hỗn hợp của doanh nghiệp Dù được gọi dưới nhiềutên gọi khác nhau nhưng giá cả luôn thể hiện lợi ích giữa người mua và ngườibán trong trao đổi Đối với doanh nghiệp thì giá cả là yếu tố tác động trực tiếptới các chỉ tiêu như: doanh thu, lợi nhuận, thị phần…

Tuy nhiên, các quyết định về giá của doanh nghiệp không thể chỉ phụ thuộcvào ý muốn chủ quan mà cần cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố khácnhư nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các quy địnhcủa nhà nước…Doanh nghiệp sẽ phải đánh giá những ảnh hưởng có thể có củacác quyết định giá cạnh tranh của doanh nghiệp tới khả năng thực hiện các mụctiêu trong dài hạn và cả hành vi của các đối thủ cạnh tranh Đồng thời, doanh

Trang 9

nghiệp cũng phải đảm bảo mối liên hệ tác động qua lại giữa giá cả với các yếu

tố khác của hệ thống marketing hỗn hợp

Trong hệ thống các công cụ marketing hỗn hợp mà doanh nghiệp có thể sửdụng, giá cả có vai trò đặc biệt so với các yếu tố còn lại Nhận thức đúng đắn vaitrò của giá cả và bản chất của cạnh tranh qua giá có ý nghĩa quan trọng đối vớiviệc sử dụng giá cả vào mục đích cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động trongđiều kiện cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng

 Chất lượng sản phẩm

Ngày nay, chất lượng sản phẩm đã trở thành một công cụ cạnh tranh quantrọng của các doanh nghiệp trên thị trường Chất lượng sản phẩm càng cao tức làmức độ thỏa mãn nhu cầu càng cao, dẫn tới đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm tăngkhả năng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp Trong điều kiện này,mức sống của người dân ngày càng nâng cao tức là nhu cầu có khả năng thanhtoán của người tiêu dùng tăng lên thì sự cạnh tranh bằng giá cả đã và sẽ có xuhướng đổi vị trí cho sự cạnh tranh bằng chất lượng

 Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Đây là một công cụ hữu hiệu để tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp vàcác đối thủ cạnh tranh, là thế mạnh của doanh nghiệp Nếu dịch vụ chăm sóckhách hàng tốt, chu đáo thì doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các doanhnghiệp lớn hơn cho dù họ có sản phẩm đa dạng, chào giá thấp hơn và sử dụngcác hình thức khuyến mại khác mà doanh nghiệp không có khả năng làm nhưhọ

 Chương trình khuyến mại của doanh nghiệp

Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúctiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàngnhững lợi ích nhất định

Doanh nghiệp có rất nhiều hình thức khuyến mại như: thử dùng hàng mẫumiễn phí, tặng quà, giảm giá, tặng phiếu mua hàng…

Trang 10

1.2.2 Phương thức cạnh tranh của doanh nghiệp

Hợp tác, liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế các doanhnghiệp là đòi hỏi khách quan của hoạt động kinh tế xã hội, hơn nữa còn là điềukiện hàng đầu để tăng cường sức cạnh tranh thị trường của mỗi doanh nghiệpcũng như là toàn bộ nền kinh tế trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Cùng với sự cạnh tranh thị trường lành mạnh, quá trình hợp tác, liên kết và

hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp còn cho phép nâng cao hiệu quả kinh tếtheo nguyên lý đôi bên cùng có lợi

Sự hợp tác, liên kết được doanh nghiệp thực hiện dưới nhiều hình thức:

- Thứ nhất, góp vốn cùng kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Thứ hai, tái cơ cấu về tổ chức doanh nghiệp tạo ra các tập đoàn kinhdoanh, các công ty mẹ - con, các hình thức nhận thầu gia công, đại lý, chi nhánhhoặc đơn giản hơn là phân công sản xuất – kinh doanh theo công đoạn, sảnphẩm trung gian của một quy trình công nghệ khép kín hoặc trong chu trình táisản xuất xã hội Trong cơ cấu này, mỗi thành phần kinh tế có thể giữ nguyên100% vốn, tính chất sở hữu hay có thể có sự đầu tư xâm nhập lẫn nhau

- Thứ ba, tổ chức phân chia thị trường, phối hợp vận chuyển cung cấp sảnphẩm theo những nguyên tắc thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật

- Thứ tư, tổ chức hỗ trợ nhau trong đào tạo, bao tiêu sản phẩm hay cungứng bán thành phẩm và các nguyên vật liệu đầu vào

- Thứ năm, phối hợp, huy động hoặc tham khảo kinh nghiệm tổ chức cáchiệp hội, đoàn thể nghề nghiệp trong các doanh nghiệp thuộc thành phần, lĩnhvực kinh tế mình hoặc chung cho tất cả các thành phần kinh tế

1.3 Một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.1 Danh tiếng và thương hiệu

Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp được phản ánh chủ yếu ở văn hóadoanh nghiệp, bao gồm: sản phẩm, văn hóa ứng xử, hoàn thành nghĩa vụ đối vớiNhà nước, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch…Đối với những nhãn hiệulâu đời, có uy tín cao thì doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo cho chất

Trang 11

lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cáchcung cấp sản phẩm.

Danh tiếng và thương hiệu chính là những giá trị vô hình của doanh nghiệp.Giá trị vô hình này có được là do quá trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng vàchiến lược phát triển của doanh nghiệp được xã hội, cộng đồng trong và ngoàinước biết đến

Một vấn đề quan trọng liên quan đến nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp

là khả năng doanh nghiệp phát triển thành công các thương hiệu mạnh Nếu sảnphẩm của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanhchóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp tăng lênđáng kể Nhưng đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ ở số lượngcác thương hiệu mạnh hiện có mà quan trọng phải đánh giá được khả năng pháttriển thương hiệu của doanh nghiệp Khả năng đó cho thấy sự thành công tiềmtàng của doanh nghiệp trong tương lai Nếu doanh nghiệp có khả năng phát triểnthương hiệu thành công thì các sản phẩm mới trong tương lai sẽ có khả năngthành công lớn hơn trên thương trường

1.3.2 Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường

Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường là tiêu chí quan trọng trong việcđánh giá năng lực cạnh tranh Thị phần là thị trường mà doanh nghiệp bán đượcsản phẩm của mình một cách thường xuyên và có xu hướng phát triển Thị phầncàng lớn càng chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng, ngườitiêu dùng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh cao nên doanh nghiệp hoàn toàn cóthể chiếm lĩnh thị trường Để phát triển thị phần, ngoài chất lượng, giá cả, doanhnghiệp còn phải tiến hành công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vụ đikèm, cung cấp sản phẩm kịp thời, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp Nhưvậy, ta thấy rằng thị phần là một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp

1.3.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh

 Năng suất lao động của doanh nghiệp

Trang 12

Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp của mọi yếu tố: con người, côngnghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức phối hợp…Năng suất của máy móc, thiết

bị, công nghệ được đo bằng lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian.Ngoài ra, năng suất lao động còn được đo bằng lượng sản phẩm đảm bảo chấtlượng trên một đơn vị lao động Năng suất này có thể tính bằng hiện vật hoặc bằnggiá trị theo công thức:

Năng

Đầu ra (hàng hóa và dịch vụ) Đầu vào (lao động, vốn, công nghệ…)

Năng suất lao động của một doanh nghiệp càng cao bao nhiêu thì năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp càng cao bấy nhiêu với các doanh nghiệp cùngloại Có năng suất cao là nhờ tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, sử dụng tối ưu cácnguồn lực, giảm tối đa các chi phí Vì vậy, năng suất là tiêu chí quan trọng đểxem xét, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

 Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu của năng lựccạnh tranh của sản phẩm mà năng lực cạnh tranh của sản phẩm lại là yếu tố cấuthành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nếu một doanh nghiệp kinh doanh

10 mặt hàng đều không có năng lực cạnh tranh thì chắc chắn doanh nghiệp đókhông thể có năng lực cạnh tranh Tiêu chí chất lượng sản phẩm được chia thành

4 nhóm chỉ tiêu là: nhóm chỉ tiêu thẩm mỹ, nhóm an toàn - vệ sinh, nhóm kỹthuật và nhóm kinh tế Doanh nghiệp nào có cùng sản phẩm đạt mức chất lượngtốt nhất, doanh nghiệp đó sẽ có năng lực cạnh tranh cao nhất

1.3.4 Trách nhiệm xã hội:

 Tham gia bảo vệ môi trường

Đây là vấn đề nóng hổi, cấp bách và mang tính toàn cầu Thế giới đánh giácao tiêu chí này đối với các doanh nghiệp Để có năng lực cạnh tranh cao, sảnphẩm làm ra không được gây ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm không khí,

ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm sự yên tĩnh Các sản phẩm của doanh nghiệpphải có chứng chỉ an toàn môi trường theo ISO.14000 hoặc theo tiêu chuẩn khu

Trang 13

vực hoặc tiêu chuẩn Việt Nam Việc đánh giá tiêu chí này phức tạp vì nó baohàm nhiều chỉ tiêu mà phạm vi ảnh hưởng của nó đôi khi khó xác định Tuy vậy,phần lớn các chỉ tiêu đều là chỉ tiêu hóa, lý, sinh, đều lượng hóa được bằng cácdụng cụ đo chính xác.

Tóm lại, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là yêu cầu tất yếu Bởi vì, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đẩy doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nếu năng lực cạnh tranh thấp, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bị loại khỏi sân chơi chung Vì thế mà bản thân mỗi doanh nghiệp và Chính phủ các nước đều quan tâm vấn đề đẩy mạnh năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Trang 14

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DNNN VIỆT NAM

2.1 Phân tích năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam

Theo luật doanh nghiệp của Việt Nam năm 1995 thì DNNN là tổ chức kinh

tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanhhoặc công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao.DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu tráchnhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi doanh nghiệp quản lý.DNNN là bộ phận chủ yếu của khu vực kinh tế nhà nước - một lực lượng vậtchất cơ bản, đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước

2.1.1. Công cụ cạnh tranh của DNNN Việt Nam

 Giá cả

Để tồn tại và phát triển, DNNN luôn luôn theo khuynh hướng tăng giá sảnphẩm và dịch vụ do DNNN hoạt động theo cơ chế độc quyền Các mặt hàngtăng giá của DNNN hoạt động độc quyền đều ở trong lĩnh vực đặc biệt thiết yếucủa đời sống và nền kinh tế quốc dân như: điện nước, xăng dầu, vận tải hàngkhông, đường biển…Một số mặt hàng như phân bón, sắt, thép, xi măng…cómức giá cao hơn các mặt hàng cũng loại nhập khẩu từ nước ngoài khoảng 20% -40%, riêng giá đường thô cao gấp 70% - 80% so với giá đường thô thế giới.Điều này hoàn toàn ngược lại đối với DNTN, sự giảm giá sản phẩm, dịch vụchính là sự tồn tại, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp này

 Chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, bao bì

Vượt qua khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm

2009, DNNN đã cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để đạt đượchàng Việt Nam chất lượng cao Hầu hết các DNNN đều chọn chất lượng sảnphẩm làm công cụ cạnh tranh, bên cạnh đó, mẫu mã, kiểu dáng, bao bì cũng đápứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Điển hình là ngành da giày vàngành dệt may Việt Nam

Trang 15

Trong những năm gần đây, ngành da giày VN được mở rộng và ngày càngphát triển với quy mô lớn, là một nước xuất khẩu đứng thứ tư thế giới với kimngạnh 2,5 tỷ USD mỗi năm Tuy nhiên, việc cạnh tranh với hàng xuất khẩu làmột thách thức lớn, vì ta còn nhiều điểm yếu như da giày Việt Nam chủ yếu làgia công, giày tự sản xuất thì mẫu mã nghèo nàn, giá cả lại cao Trong khi đóTrung Quốc có những ưu điểm này lại không phải áp dụng hạn ngạch khi xuấtkhẩu ra thế giới Ngay cả thị trường trong nước cũng phải cạnh tranh, vì hiệnnay Trung Quốc cũng đã đưa sang Việt Nam một lượng không nhỏ Đứng trướctình hình đó, hiện nay, ngành da giày Việt Nam đã được hỗ trợ rất lớn về côngnghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, làm đa dạng mẫu mã và tìm cách hạ giáthành sản xuất sản phẩm.

Thị trường dệt may Việt Nam cũng không ngừng phát triển và tính đến đầunăm 2010 thì con số kim ngạch xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD/năm, thị trường xuấtkhẩu mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới Từ những mẫu mã đơn giản đếnphức tạp, các sản phẩm của dệt may Việt Nam đều được làm một cách cẩn thận

và có uy tín Sản phẩm của dệt may Việt Nam có mẫu mã, kiểu dáng rất đa dạng

và phong phú:sơmi (sơ mi nam và sơ mi nữ), đồng phục (bảo hộ lao động, công

sở, đồng phục học sinh), veston nam, quần nam (quần âu nam, quần sooc nam),quần nữ (quần dài, quần lửng, váy), veston nữ (cleopatre), jacket nữ…

Bên cạnh đó thì không thể không kể đến Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam(Vinamilk), để có được sức cạnh tranh lớn trên thị trường thì Công ty đã đa dạnghóa sản phẩm với hơn 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa gồm: Sữa đặc,sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, kem, sữa chua, Phô-mai và các sản phẩm khácnhư: sữa đậu nành, nước ép trái cây, bánh, cà phê hòa tan, nước uống đóng chai,trà, chocalate hòa tan…

 Thương hiệu

Những thương hiệu lớn trên thị trường Việt Nam hầu hết là thương hiệu củaDNNN như: Công ty cổ phần May 10, Công ty cổ phần giày Việt – Vina giày,Công ty Cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk, Công ty cổ phần Thăng Long, Công

ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – Vifon, Công ty Ajinomoto Việt

Trang 16

Nam…Những thương hiệu này sản xuất ra những sản phẩm được người tiêudùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao và nhiều DNNN đã đoạt giải

“Chất lượng vàng Việt Nam”, sản phẩm đạt tiêu chuẩn Quốc tế như ISO 9002,ISO 14001, IQNET Những doanh nghiệp có chất lượng sản phẩm tốt, cóthương hiệu, có uy tín đã được thị trường thế giới hợp tác sản xuất như Công ty

cổ phần May 10 được các hãng lớn Pierre Cardin, GuyLaroche, Maxim, JacquesBritt, Dornbusch, C&A, Seidensticker,…hợp tác

 Các chương trình khuyến mại

Nhằm quảng bá sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, thu hút và khuyến khíchngười tiêu dùng sử dụng hàng Việt Nam, các doanh nghiệp còn đưa ra cácchương trình khuyến mãi như: hàng giảm giá, hàng có quà tặng đính kèm, tặngquà cho mỗi hóa đơn thanh toán trị giá từ 50.000 đồng trở lên…DNNN đưa rachương trình khuyến mại là nhằm chủ yếu đánh vào sở thích của người tiêudùng Người tiêu dùng chủ yếu có sở thích là mua ít, được nhiều

2.1.2. Phương thức cạnh tranh của DNNN Việt Nam

Đối với DNNN thì phương thức cạnh tranh cũng rất đa dạng, ta có thể kể

ra một số phương thức như sau:

 Thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sáp nhập, giải thể, phá sản DNNN làm ăn thua lỗ kéo dài

Chúng ta phải sắp xếp và kiện toàn hoạt động của các công ty 91, lực lượngchủ đạo của kinh tế đất nước nắm giữ hơn 80% tổng số vốn của Nhà nước trongDoanh nghiệp Với việc nắm giữ những ngành sản xuất quan trọng, sản phẩmcủa các tổng công ty 91 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các DNNN nóiriêng và của cả nền kinh tế bởi vì đó chính là những yếu tố đầu vào như: viễnthông, vận tải đường sắt, xi măng, xăng dầu, sắt thép, điện…Vì vậy, muốn nângcao năng lực cạnh tranh của các DNNN thì trước hết cần nâng cao khả năng hoạtđộng của các tổng Công ty 91 bằng nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó trọng tâm

là phải phá thế độc quyền định giá của các tổng công ty bằng kiểm soát giá củaNhà nước, tôn trọng quan hệ cung - cầu về các sản phẩm chiến lược đó trên thị

Trang 17

trường trong nước và quốc tế để giá cả của các mặt hàng này phải phù hợp vớimặt bằng giá trong khu vực quốc tế.

Từ năm 2001, Nhà nước chuyển các tổng công ty 90, 91 sang hoạt độngtheo mô hình công ty mẹ - con, trong đó công ty mẹ do các công ty tự đầu tưthành lập và đồng thời công ty mẹ đầu tư bằng tài chính vào các công ty con Cóthể nói, mô hình công ty mẹ - con đã tạo ra một bước tiến mới trong quá trìnhđổi mới, sắp xếp lại khu vực DNNN Các tổng công ty 90, 91 từ phương thứcquản lý theo kiểu hành chính (cấp trên - cấp dưới) và cơ chế vốn đã chuyển sangmối quan hệ bình đẳng, tự nguyện và cơ chế đầu tư vốn Với mục tiêu tạo ranhững doanh nghiệp “xương sống” của nền kinh tế, đủ sức cạnh tranh trong thời

kỳ hội nhập, năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thành lập thí điểmtám tập đoàn kinh tế nhà nước Những tập đoàn này lấy nòng cốt là các tổngcông ty nhà nước hoạt động trong các ngành kinh tế trọng điểm có tính chất chiphối tới nền kinh tế, bao gồm tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn Điện lựcViệt Nam, tập đoàn Bưu chính-Viễn thông, tập đoàn Dệt may Việt Nam, tậpđoàn Cao su Việt Nam, tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, tập đoànThan-Khoáng sản Việt Nam và tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam

Đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng, nhà nước không cầnnắm giữ và không cổ phần hóa được, tùy thực tế của từng doanh nghiệp, cơ quannhà nước có thẩm quyền quyết định một trong các hình thức: giao, bán, khoánkinh doanh, cho thuê Khuyến khích DNNN đã giao, bán được chuyển thànhcông ty cổ phần của người lao động Sáp nhập, giải thể, phá sản của nhữngDNNN hoạt động không hiệu quả

 Cổ phần hóa DNNN

Báo cáo về kết quả sắp xếp, đổi mới, phát triển DNNN tính đến hết năm

2006 thì cả nước đã sắp xếp được 4.447 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóađược 3.060 doanh nghiệp Riêng từ năm 2001 đến 2006 đã sắp xếp được 3.830DNNN, bằng gần 68% số DNNN đầu năm 2001

Tính đến đầu tháng 7 năm 2010 thì cả nước đã thực hiện sắp xếp được5.615 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, trong đó cổ phần hoá được 3.932

Trang 18

doanh nghiệp (chiếm 70,02%) Trong số các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa

có 2.288 doanh nghiệp thuộc địa phương (chiếm 58,19%); 1.192 doanh nghiệpthuộc khối bộ, ngành (chiếm 30,31%) và 452 doanh nghiệp thuộc khối tập đoàn,tổng công ty (chiếm 11,5%) Số liệu DNNN đã cổ phần hóa qua các năm nhưsau:

Hình 2.1 Số lượng DNNN cổ phần hóa các năm

(Nguồn: Theo số liệu của Bộ Tài Chính)

DNNN cần tiến hành cổ phần hóa còn rất nhiều nhưng số liệu qua các nămcho thấy số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa giảm dần Tất cả DNNN phải cổphần hóa đến 1/7/2010 Sau thời điểm đó, những doanh nghiệp nào chưa cổphần hóa sẽ chuyển thành Công ty TNHH một thành viên

 Chuyển đổi công ty nhà nước thành Công ty TNHH một thành viên.

Tính đến tháng 6 năm 2010 thì có 3 công ty mẹ tại 3 tập đoàn, tổng công tylà: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), Tổng công ty Hàng không ViệtNam (Vietnam Airlines) và Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) chuyểnsang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên Riêng 6 tháng đầunăm 2010, cả nước đã có 57 DNNN chuyển sang Công ty TNHH một thành viên

Trang 19

Sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên, công ty mẹ PetroVietnam sẽ kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đềtồn tại và phát sinh của tập đoàn này trước khi chuyển đổi.

Petro Vietnam có 11 ngành nghề kinh doanh chính gồm: nghiên cứu, tìmkiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, khí hóa than,làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước; xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầukhí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu; khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữacác công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng; đầu tư, khai thác than vàcác khoáng sản khác tại nước ngoài, ký kết hợp đồng nhập khẩu, cung ứng than;đầu tư và sản xuất kinh doanh năng lượng tái tạo

Ngoài những ngành nghề chính trên, Petro Vietnam còn hoạt động trongcác ngành, nghề khác có liên quan như: hoạt động tài chính, chứng khoán, ngânhàng, bảo hiểm; đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí, xuất khẩu lao động; đầu tư,kinh doanh bất động sản; đầu tư, khai thác phát triển cảng, kinh doanh vận tảibiển, vận tải đường thủy, đường không và đường bộ, đại lý tàu biển

Đối với Vietnam Airlines, đây là doanh nghiệp vận chuyển hàng không,được cấp thương quyền vận chuyển hành khách, hàng hóa, bưu kiện; được cấpchứng chỉ khai thác tàu bay, đồng thời thực hiện chức năng đầu tư ra ngoàidoanh nghiệp theo quy định của pháp luật Ngành nghề kinh doanh chính là vậnchuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm,thư; hoạt động hàng không chung Vietnam Airline còn có nhiệm vụ bảo dưỡngtàu bay, động cơ, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật khác, cũng như sảnxuất linh kiện, phụ tùng trang thiết bị kỹ thuật và các nội dung khác thuộc lĩnhvực công nghiệp hàng không Ngoài ra, Vietnam Airlines còn hoạt động trêncác lĩnh vực như vận tải đa phương thức, cung ứng các dịch vụ kỹ thuật thươngmại mặt đất, các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa và các dịch vụ phuc

vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay…

Với Vinataba, doanh nghiệp này được phép hoạt động trong 2 ngành nghềkinh doanh chính gồm đầu tư, sản xuất kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam vànước ngoài; trồng cây nguyên liệu thuốc lá; thực hiện dạy nghề thuộc lĩnh vực

Trang 20

trồng, chế biến nguyên liệu thuốc lá và sản xuất thuốc lá điếu, công nghiệp thựcphẩm

Doanh nghiệp này gần đây cũng mở rộng kinh doanh đa ngành nghề sangcác lĩnh vực công nghiệp tiêu dùng, đầu tư tài chính, bất động sản…, thông quahợp tác với nhiều doanh nghiệp khác như Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà,Vietnam Airlines, Công ty rượu bia nước giải khát Lâm Ðồng, Tập đoànSapporo Holdings Limited Sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH một thànhviên, Vietnam Airlines và Vinataba kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợppháp và xử lý những vấn đề tồn tại, phát sinh của hai tổng công ty trước khichuyển đổi

Sau đó, hai công ty mẹ là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam(VNPT) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cũng được chuyển thànhcông ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

VNPT kinh doanh trên 2 lĩnh vực chính gồm dịch vụ và sản phẩm viễnthông, công nghệ thông tin; dịch vụ và sản phẩm truyền thông Đồng thời cònhoạt động trong các ngành, nghề kinh doanh khác như khảo sát, tư vấn, thiết kế,xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông, công nghệ thông tin vàtruyền thông; sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễnthông, công nghệ thông tin và truyền thông

Vinachem có ngành nghề kinh doanh chính là: sản xuất, kinh doanh phânbón, thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất cơ bản; hóa chất tiêu dùng; công nghiệphóa chất, hóa dược, hóa dầu; công nghiệp chế biến cao su; công nghiệp khai thác

và chế biến khoáng sản; đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước Ngoài ra,Vinachem còn kinh doanh một số ngành nghề khác như kinh doanh máy mócthiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp hóa chất; đào tạo nguồnnhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp hóa chất và các ngành nghềkhác

Ngày đăng: 08/04/2015, 15:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Vũ Trọng Lâm (2006), “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”
Tác giả: TS. Vũ Trọng Lâm
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia
Năm: 2006
2. Võ Đại Lược (2007), “Kinh tế Việt Nam đổi mới và hội nhập”, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh tế Việt Nam đổi mới và hội nhập”
Tác giả: Võ Đại Lược
Nhà XB: Nhà xuất bản thế giới
Năm: 2007
3. Đặng Thị Nhã (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN”, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN”
Tác giả: Đặng Thị Nhã
Năm: 2008
4. Dương Thị Hồng Nhung (2002), “DNNN Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “DNNN Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”
Tác giả: Dương Thị Hồng Nhung
Năm: 2002
5. Ngân hàng thế giới (2001), “Việt Nam năm 2010: Tiến vào thế kỷ 21”, Báo cáo phát triển Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam năm 2010: Tiến vào thế kỷ 21”
Tác giả: Ngân hàng thế giới
Năm: 2001
6. Hà Phương (2008), “Để DNNN thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Kinh tế & dự báo (Số 9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Để DNNN thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”
Tác giả: Hà Phương
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w