Về phía nhà nước:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (Trang 32 - 33)

- Cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn chính sách ưu đãi, hỗ trợ dưới dạng bao cấp hoặc bảo hộ, cần tính toán thời gian và phương pháp hợp lý. Cần tập trung xây dựng chính sách tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, tạo môi trường phù hợp, tự chủ, minh bạch cho hoạt động của doanh nghiệp. Trên thực tế đã chứng minh cho thấy, trong quá trình đổi mới thì những chính sách thành công nhất không phải là ưu tiên, ưu đãi mà là tạo môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển.

- Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách đầy đủ và đồng bộ, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho DNNN hoạt động, đồng thời tạo sự cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với DNNN và đổi mới hoạt động của bản thân DNNN.

- Đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; sớm hoàn thành việc đánh giá lại giá trị vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và việc xử lý nợ trong khu vực DNNN, có biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp.

- Từng bước giảm giá các hàng hóa và dịch vụ công, ổn định giá các hàng hóa đầu vào có tác động làm tăng chi phí sản xuất như giá điện, nước, bưu chính viễn thông, năng lượng, cước phí vận tải, phí dịch vụ bến cảng, sân bay, dịch vụ hành chính.

- Chăm lo việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giỏi ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Có cơ chế đãi ngộ, thu hút những người quản lý giỏi tham gia điều hành doanh nghiệp; mở rộng các hình thức hợp đồng thuê các cán bộ quản lý giỏi đã nghỉ hưu; nghiên cứu chế độ kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với một số cán bộ quản lý giỏi ở một số lĩnh vực quan trọng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy nhanh cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam (Trang 32 - 33)