Quản trị DNNN theo hướng hiện đại:
- Tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát nhiệm vụ bảo vệ lợi ích chủ sở hữu vốn nhà nước đối với người đại diện theo uỷ quyền tại các Công ty cổ phần, Công ty TNHH. Khắc phục sự tuỳ tiện trong việc cử người đại diện tại các doanh nghiệp bằng mối quan hệ hợp đồng, ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm pháp lý. Xác định rõ những quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu do người đại diện trực tiếp thực hiện, quyền và nghĩa vụ cần phải thông qua ý kiến của chủ sở hữu trước khi biểu quyết hoặc bỏ phiếu hoặc quyết định ở Công ty cũng như cơ chế xử lý hậu quả khi đại diện theo uỷ quyền thực hiện không đúng ràng buộc, tổn hại đến lợi ích của cổ đông nhà nước. Người đại diện theo uỷ quyền tại doanh nghiệp không thực hiện bất kỳ công tác nào thuộc chức năng quản lý
hành chính nhà nước. Tiếp tục giảm thiểu hoạt động đầu tư vốn trực tiếp của Nhà nước vào các doanh nghiệp. Minh bạch hoá thông tin hàng năm về đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp...Thiết lập hệ thống thông tin quản lý vốn chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, kết nối từ Ban chỉ đạo trung ương, các bộ, UBND cấp tỉnh, mà trực tiếp là bộ phận chuyên trách và các doanh nghiệp trong đó cổ phần, phần vốn nhà nước.
- Trách nhiệm của người đứng đầu: DNNN là “xương sống” của nền kinh tế quốc dân vì vậy người đứng đầu DNNN phải là người thật sự tài năng và đức độ. Để có được người tài năng, đức độ thì người đứng đầu DNNN cần tổ chức thi tuyển công khai thay cho xét tuyển hoặc cử tuyển như đã làm.
- Khai thác hiệu quả tài sản hiện có tránh tình trạng sử dụng vốn lãng phí, xây dựng các chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, thương hiệu…từng bước nâng cao năng lực quản trị trong các DNNN. Bên cạnh đó, các DNNN cũng cần đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đi đôi với cắt giảm chi phí nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng nhiều biện pháp là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của mỗi DNNN.
Nghiên cứu thị trường để cung ứng hàng hóa theo nhu cầu thị trường:
Người tiêu dùng trước thách thức của cuộc suy thoái kinh tế đang có xu hướng mua ít đi, tìm kiếm các cuộc thương lượng giá cả, chuyển đổi sang sử dụng nhiều nhãn hiệu, các danh mục sản phẩm và cửa hàng khác nhau. Do vậy, nhiều doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để cung ứng hàng hóa theo nhu cầu của thị trường. Có những loại sản phẩm vào thời điểm này bán chạy, nhưng thời điểm khác thì nhu cầu giảm, vì vậy nếu có các sản phẩm khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh thị trường, đẩy mạnh kinh doanh mặt hàng đang ăn khách và giảm mặt hàng đang có nhu cầu giảm, sẽ luôn đảm bảo việc làm cho người lao động và doanh số của doanh nghiệp.
Mỗi người một sở thích và mọi người đều thích được thỏa mãn nhu cầu của mình, vì thế muốn thu hút nhiều người tiêu dùng đến với doanh nghiệp thì phải có mức giá hợp lý. Những người tiêu dùng khác nhau thì sẽ có những mức giá khác nhau, những nơi khác nhau sẽ có những mức giá khác nhau như giá sản phẩm ở thành thị sẽ cao hơn ở nông thôn, bởi vì thu nhập của người tiêu dùng ở thành thị cao hơn. Quan trọng hơn cả là phải đa dạng hóa bao bì, mẫu mã. Bao bì và mẫu mã phải bắt mắt, mang tính thẩm mỹ cao và phải làm nổi bật được thương hiệu. Trên bao bì phải nêu rõ tính năng sử dụng. Nếu sản phẩm hoàn toàn mới thì chính những thông tin cô đọng, rõ ràng thể hiện đặc tính và giá trị sản phẩm có trên bao bì sẽ phát huy tác dụng, giải đáp thắc mắc của khách hàng.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Năng lực cạnh tranh là hiệu quả của các yếu tố cấu thành về chất tạo nên sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh.
Sau quá trình sắp xếp đổi mới, DNNN cũng đã có những bước phát triển như tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả hoạt động được cải thiện. Công nghệ và trình độ quản lý cũng được nâng lên nhờ đó mà năng suất lao động có những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên năng lực cạnh tranh của DNNN vẫn còn hạn chế, chưa bắt kịp với yêu cầu hội nhập. Khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực chưa cao. DNNN còn chậm đổi mới, không chú trọng mở rộng thị phần. Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém của DNNN chủ yếu là do sự ưu ái của Nhà nước cho DNNN còn lớn, trình độ quản lý thấp, DNNN hiện nay sử dụng vốn quá lãng phí và đầu tư còn dàn trải, không tập trung vào một lĩnh vực cụ thể của chính doanh nghiệp. Đó cũng chính là những nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh của DNNN Việt Nam trên thị trường.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN, Việt Nam thì cần phải có các giải pháp thiết thực cả về phía Nhà nước lẫn doanh nghiệp. Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, đặc biệt là cần tạo ra khung pháp lý phù hợp với yêu cầu hội nhập. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý cũng cần dịch chuyển theo xu hướng giành quyền tự chủ cho doanh nghiệp. Còn đối với doanh nghiệp thì cần phải nâng cao trình độ quản lý và phải quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại, phải biết khai thác tài sản hiện có và cần chú ý hơn đến hoạt động marketing.
Qua đây ta cũng có thể khẳng định được rằng: Vai trò của DNNN là then chốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. DNNN vừa hộ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển vừa góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. DNNN là cánh của mở ra cho chúng ta - nền kinh tế xã hội chủ nghĩa một triển vọng xã hội xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN Việt Nam hiện nay là một nhiệm vụ cấp bách đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi tổ chức phải có trách nhiệm.
1. TS. Vũ Trọng Lâm (2006), “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia,
Hà Nội.
2. Võ Đại Lược (2007), “Kinh tế Việt Nam đổi mới và hội nhập”, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội.
3. Đặng Thị Nhã (2008), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN”, Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
4. Dương Thị Hồng Nhung (2002), “DNNN Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế”, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia
Hà Nội.
5. Ngân hàng thế giới (2001), “Việt Nam năm 2010: Tiến vào thế kỷ 21”, Báo cáo phát triển Việt Nam.
6. Hà Phương (2008), “Để DNNN thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Kinh tế & dự báo (Số 9).
7. Tài liệu trên các tờ báo, website:
- “Cổ phần hóa: Bất khả thi trước hạn chót” - http://www.tuanvietnam.net và
các bài liên quan đến cổ phần hóa DNNN trong website này
- “Chiến lược cho Doanh nghiệp nhà nước” – www.tapchitaichinh.vn
- “DNNN chuyển đổi được giữ nguyên tên” - http://www.tinmoi.vn và các bài
có liên quan đến DNNN trong website này.
- “DNNN làm tốt vai trò bình ổn giá” - http://vnexpress.net
- “Giữ vừng vai trò nòng cốt của DNNN” – Báo Nhân dân ra ngày
13/08/2010.
- “Hàng Việt Nam chất lượng cao: Chuyện 10 năm hợp tác” –
www.sggp.org.vn và một số bài viết liên quan đến sản phẩm của DNNN Việt Nam.
- “Năng lực cạnh tranh - yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp nhà nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” - Ths. Bùi Văn Huyền – http://ajc.edu.vn
- “Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu mới: nắm bắt cơ hội” -
http://ukinvietnam.fco.gov.uk
- “Thủ tướng: Đặt DNNN vào môi trường cạnh tranh bình đẳng” –
http://vietnamvet.vn và các bài viết có liên quan đến DNNN trong website này. 8. PGS.TS. Lê Văn Tâm (2004), “Cổ phần hóa và quản lý DNNN sau cổ phần
hóa”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
9. PGS.TS. Phạm Quang Trung (2009), “Tăng cường năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân Hà
Nội, Hà Nội.
10. Trần Sửu (2006), “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện
Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Ngày 02 tháng 09 năm 2010
Sinh viên thực hiện