1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Co.opMart - Bạn của mọi nhà

31 1.6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam được biết đến là một quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao, chính trị ổn định, thu hút sự chú ý của không ít các nhà đầu tư nước ngoài, với đặc điểm là một trong những thị trường đông dân, với kết cấu dân số trẻ và nhu cầu mua sắm ngày càng tăng thì lĩnh vực phân phối bán lẻ dường như trở thành một miếng bánh béo bở cho các nhà kinh doanh trong và ngoài nước. Đặc biệt, sau khi trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới - WTO, Việt Nam đã tiến hành gỡ bỏ dần rào cản về thuế quan, đưa ra các chính sách đãi ngộ với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tiến hành xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi theo đúng với những nguyên tắc đã cam kết khi gia nhập vào tổ chức này. Điều này đem lại lợi ích hay thách thức như thế nào? Ảnh hướng đến sự phát triển của hệ thống phân phối bán lẻ ở Việt Nam mà cụ thể là Saigon Co.op ra sao, làm thế nào để Co.opMart sẽ luôn là “Bạn của mọi nhà” chính là vấn đề mà nhóm chúng em đã tiến hành tìm hiểu và đưa ra nhận định trong bài tiểu luận này. Vì hạn chế về thời gian và kiến thức nên trong bài nghiên cứu này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong thầy góp ý để chúng em có thể hoàn thiện. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 1 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” I. NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI BÁN LẺ 1. Khái niệm và vai trò của thương mại bán lẻ 1.1 Khái niệm Bán lẻ bao gồm tất cả những hoạt động liên quan đến bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh. 1.2Đặc điểm và vai trò của thương mại bán lẻ Thương mại bán lẻ đã có mặt cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, nó mang những đặc điểm: - Bán lẻ là thành viên cuối cùng trong kênh phân phối hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp, do vậy người bán lẻ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. - Vốn lưu động của doanh nghiệp luân chuyển liên tục, do các hoạt động mua bán hàng hoá trong doanh nghiệp diễn ra thường xuyên và liên tục. - Các doanh nghiệp bán lẻ thường chọn vị trí đặt cửa hàng ở các khu vực dân cư những địa điểm dễ dàng nhìn thấy và cũng được bày biện khoa học, trang trí rất hấp dẫn để khách hàng dễ nhớ. - Hệ thống kho hàng của doanh nghiệp bán lẻ cũng được thiết kế đặc biệt đảm bảo tuôn đủ hàng để cung cấp cho khách hàng, bảo đảm chất lượng hàng hoá. Đội ngũ nhân viên bán hàng cũng được đào tạo rất chuyên nghiệp, có đầy đủ các kỹ năng bán hàng. Trong nền kinh tế thị trường, bán lẻ là hoạt động không thể thiếu, điều đó được thể hiện ở vai trò của nó như: - Các doanh nghiệp bán lẻ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành và cả nền kinh tế. Là mắt xích cuối cùng trong kênh phân phối, do vậy nó cũng đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. - Những người bán lẻ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên họ là người trực tiếp nắm được những thông tin phản hồi từ khách hàng, nắm được những thông tin từ đối thủ cạnh tranh. Do vậy nó là nguồn cung cấp Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 2 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” thông tin đáng tin cậy cho các doanh nghiệp, từ đó đưa ra các kế hoạch sản xuất nhằm thu được lợi ích cao nhất. - Các doanh nghiệp bán lẻ cũng góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội như: tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, làm giảm các tệ nạn xã hội (do không có việc làm), đóng góp vào ngân sách Nhà nước sách nhà nước và tham gia vào các hoạt động văn hoá xã hội. - Các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động và phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp thương mại, các doanh nghiệp sản xuất góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá dịch vụ trên thị trường. 2 Các hình thức bán lẻ phổ biến 2.1.Các kênh phân phối từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng Hệ thống phân phối sản phẩm hay dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ có thể là trực tiếp hay gián tiếp, đi qua các kênh phân phối dài hay ngắn như sau: Sơ đồ: Các kênh phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ cuối cùng Kênh trực tiếp: nhà sản xuất trực tiếp đưa sản phẩm của mình đến người tiêu dùng, không qua trung gian nào cả. Việc bán hàng diễn ra tại các cửa hàng giới thiệu Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 3 Người Sản Xuất Người Bán lẻ Người Tiêu dùng Người Sản Xuất Người Bán buôn Người Bán lẻ Người Tiêu dùng Người Sản Xuất Đại lí môi giới Người Bán Buôn Người Bán lẻ Người Tiêu dùng Người Sản Xuất Người Tiêu dùng Kênh trực tiếp Kênh ngắn Kênh trung bình Kênh dài Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” sản phẩm của công ty hay bán qua điện thoại, qua catalo… chính là những kênh phân phối trực tiếp. Kênh ngắn: nhà sản xuất đưa hàng hoá đến nhà bán lẻ và từ đó đưa hàng hoá đến người tiêu dùng thông qua vai trò trung gian của những người bán lẻ. Kênh trung bình: hàng hoá qua hai cấp độ trung gian là nhà sản xuất, nhà bán buôn, người bán lẻ, người tiêu dùng. Kênh dài: hàng hoá đi từ nhà sản xuất đến các đại lí hoặc môi giới rồi đến người bán buôn và người bán lẻ để đến được người tiêu dùng cuối cùng. 2.2 Các hình thức bán lẻ 2.2.1 Các hình thức bán lẻ thông qua cửa hàng a. Cửa hàng chuyên doanh Cửa hàng chuyên doanh bán một chủng loại hẹp sản phẩm, nhưng rất đa dạng, ví dụ như các cửa hàng quần áo, cửa hàng dụng cụ thể thao, cửa hàng đồ gỗ, cửa hàng hoa, cửa hàng sách… Các cửa hàng chuyên doanh còn có thể phân loại nhỏ hơn nữa theo mức độ chuyên hẹp của cửa hàng. Một cửa hàng quần áo có thể là cửa hàng một chủng loại, cửa hàng quần áo nam là cửa hàng chủng loại hạn chế, còn cửa hàng may đo sơ mi nam là cửa hàng chuyên doanh hẹp. Một số nhà phân tích cho rằng trong tương lai những cửa hàng chuyên doanh sẽ phát triển nhanh nhất để lợi dụng những cơ hội ngày càng nhiều để phân khúc thị trường, xác đinh thị trường mục tiêu và chuyên môn hoá sản phẩm. b. Cửa hàng bách hoá tổng hợp Cửa hàng bách hoá tổng hợp là những cửa hàng bán một số chủng loại sản phẩm, thường là quần áo, đồ gia dụng và đồ đạc, trang thiết bị nội thất, trong đó mỗi chủng loại được bán tại những gian hàng riêng biệt do chuyên gia thu mua hay buôn bán quản lý. c. Siêu thị Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 4 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” Siêu thị là một cửa hàng tự phục vụ, tương đối lớn, chi phí thấp, mức lợi thấp, khối lượng lớn, được thiết kế để phục vụ tất cả những nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, hàng tiêu dùng và các sản phẩm trang trí nội thất. Ngày nay với xu thế cạnh tranh ngày càng mạnh giữa các siêu thị với các cửa hàng chuyên doanh, nhiều doanh nghiệp đã mở các siêu thị chuyên doanh như: siêu thị điện tử điện lạnh, siêu thị quần áo hoặc chia diện tích siêu thị thành các toa khác nhau để hấp dẫn khách hàng, lôi kéo khách hàng về với mình. d. Cửa hàng thực phẩm làm sẵn Các cửa hàng thực phẩm làm sẵn là những cửa hàng tương đối nhỏ được bố trí ở gần khu nhà ở, mở cửa thêm giờ và mở bảy ngày trong tuần, bán một số chủng loại hạn chế sản phẩm thông dụng có tốc độ vòng quay cao. Các cửa hàng này mở cửa thêm giờ và chủ yếu phục vụ người tiêu dùng trong những trường hợp “chữa cháy” nên thường bán với giá cao. Nhiều cửa hàng còn bán thêm cà phê, bánh ngọt…những cửa hàng này đáp ứng được một nhu cầu quan trọng của người tiêu dùng và công chúng dường như sẵn sang trả giá cho sự thuận tiện đó. e. Siêu thị bách hoá, siêu thị tổng hợp, và tổ hợp thương mại Siêu thị bách hoá là có mặt bằng khoảng 35.000 foot vuông và nhằm mục đích thoả mãn đầy đủ các nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm mua hàng ngày và những mặt hàng không phải thực phẩm, có thể nó cũng đảm bảo cả dịch vụ như giặt là, sửa chữa giày dép, đổi séc ra tiền mặt và thanh toán hoá đơn, các quầy điểm tâm rẻ tiền. Siêu thị tổng hợp là một dạng siêu thị đa dạng hoá các mặt hàng, có bán cả thực phẩm và dược phẩm, có mặt bằng trung bình khoảng 55.000 foot vuông. Tổ hợp thương mại có diện tích lớn hơn nữa, khoảng 80.000 đến 220.000 foot vuông. Tổ hợp thương mại kết hợp siêu thị và các nguyên tắc bán lẻ có chiết khấu và bán lẻ tại kho. Danh mục sản phẩm của nó vượt ra ngoài phạm vi những hàng hoá thông thường bao gồm cả đồ gỗ, các thiết bị lớn và nhỏ, quần áo, và rất nhiều những mặt hàng khác. Nguyên tắc cơ bản là xếp hàng thành đống và giảm đến mức tối thiểu Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 5 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” công việc bốc xếp cho nhân viên bán hàng, có đảm bảo chiết giá cho những khách hàng sẵn sàng chuyên chở lấy những thiết bị và đồ gỗ nặng từ cửa hàng về nhà. f. Cửa hàng hạ giá Cửa hàng hạ giá bán những hàng hoá tiêu chuẩn với giá thấp do chấp nhận mức giá thấp và bán với khối lượng lớn hơn. Việc sử dụng biện pháp giảm giá từng đợt hay vào những dịp đặc biệt không phải là cửa hàng hạ giá. Cửa hàng hạ giá đích thực thường xuyên bán hàng với giá thấp hơn, bán phần lớn là những nhãn hiệu toàn quốc chứ không phải kém phẩm chất. Những cửa hàng hạ giá đầu tiên cắt giảm chi phí bằng cách sử dụng những cơ sở giống như nhà kho ở những khu vực tiền thuê nhà rẻ, nhưng đông người qua lại. Họ cắt giảm mạnh giá cả, quảng cáo rộng rãi và bán các chủng loại sản phẩm với bề rộng và bề sâu vừa phải. Những năm gần đây nhiều người bán lẻ hạ giá đã ăn nên làm ra. Họ đã cải thiện trang trí nội thất, bổ sung thêm các loại hàng hoá và dịch vụ mới, mở những chi nhánh ở vùng ven đô. Tất cả những điều đó đã dẫn đến chi phí và giá cả cao hơn, và khi các cửa hàng bách hoá tổng hợp cắt giảm giá của mình để cạnh tranh với những người bán hạ giá, thì sự khác biệt giữa những cửa hàng hạ giá và các cửa hàng bách hoá tổng hợp đã bị xoá nhoà đi. Khu vực bán lẻ cũng phát triển ra ngoài phạm vi cửa hàng bán nhiều chủng loại hỗn hợp thành những cửa hàng chuyên doanh như: cửa hàng đồ dùng thể thao hạ giá, cửa hàng quần áo hạ giá, cửa hàng sách hạ giá, cửa hàng điện tử hạ giá. g. Những người bán lẻ lộng giá Khi những cửa hàng hạ giá chủ yếu đã tăng giá, đã xuất hiện một làn sóng mới của những người bán lẻ lộng giá để lấp đầy chổ trống giá thấp. Những người bán hạ giá thông thường mua hàng với giá bán sỉ thường xuyên và chấp nhận mức lợi nhuận thấp để bán với mức giá bán thấp. Còn những ngươi bán lẻ lộng giá thường mua hàng với mức giá bán thấp hơn giá bán sỉ và bán cho người tiêu dùng với giá thấp hơn giá bán lẻ. Họ có xu hương bán một số hàng hoá có chất lượng tương đối cao, luôn thay đổi và không ổn định. Thường là những hàng hoá còn dư, những lượng hàng sản xuất vượt quá đơn đặt hàng và hàng sai quy cách, được người sản xuất hay người bán lẻ Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 6 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” khác giảm giá. Người bán lẻ lộng giá đã xâm nhập mạnh nhất vào lĩnh vực quần áo, phụ tùng và giày dép. Có ba kiểu bán lẻ lộng giá chính là các cửa hàng của nhà máy, người bán lẻ độc lập và hội kho. Cửa hàng của nhà máy thuộc quyền sở hữu của nhà sản xuất và do người sản xuất điều hành, thường bán những hàng hoá dư thừa, chấm dứt sản xuất hay sai quy cách. Hội kho bán hàng chỉ bán một số hạn chế những mặt hàng tạp phẩm, thiết bị có tên nhãn và nhiều hàng hoá khác với mức chiết khấu cao cho những hội viên đóng phí tham gia hội. h. Phòng trưng bày catalog Phòng trưng bày catalog bán với giá hạ rất nhiều các chủng loại hàng hóa có tên nhãn, lưu thông nhanh, giá cao. Trong số đó có đồ kim hoàn, dụng cụ điện, máy ảnh, túi sách, đồ chơi và đồ thể thao. Phong trưng bày catalog kiếm tiền bằng cách cắt giảm chi phí và mức lời để đảm bảo giá thấp nhằm tăng khối lượng bán ra. Các phòng trưng bày catalog trong những năm gần đây đã phải đấu tranh để giữ vững thị phần của mình trên thị trường bán lẻ. i. Chợ phiên Chợ phiên nói chính xác là chợ họp theo phiên. Chợ phiên đã hình thành rất sớm ở châu Âu, gắn liền với các lễ hội tôn giáo thời xưa. Những phiên chợ này có thời kì họp khá đều đặn, nhưng dần dần chợ chỉ họp vào những ngày nhất định. Hàng hoá bán ở chợ phiên thường là những hàng hoá chất lượng thấp, hàng không có nhãn mác và hàng đã qua sử dụng ngoài ra những thương nhân bán ở chợ phiên thường được coi là những kẻ lừa gạt, chợ phiên còn gắn với những tật xấu như nạn ăn cắp vặt, móc túi vì vậy chợ phiên còn được coi là “chợ trời”. Ngày nay những chợ phiên vẫn còn tồn tại và hoạt động ở khắp nơi trên thế giới. Chợ phiên gồm tập hợp cá nhà bán lẻ độc lập, bán nhiều hàng hoá khác nhau, cả cũ và mới và cũng có thể mặc cả được .Số lượng chủng loại hàng hoá bán ở chợ phiên là không giới hạn và người mua có thể thấy bất kì hàng hoá gì ở đây. Chợ phiên có thể họp thường xuyên hay chỉ họp vào những ngày cuối tuần có thể có những quầy hàng bán trong nhà hoặc Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 7 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” bày bán ngoài trời, những nhà bán lẻ thuê không gian bán hàng và tự lo những gì cần thiết cho việc bày bán hàng. 2.2.2 Các kiểu chính của hoạt động bán hàng không qua cửa hàng a. Bán hàng trực tiếp Bán hàng trực tiếp đã có cách đây nhiều thế kỷ, do những người bán rong thực hiện và phát triển thành một ngành. Theo phương pháp này hàng hóa chủ yếu được bán ở nhà người tiêu dùng hoặc tại các buổi họp mặt, người bán hàng sẻ giới thiệu và bán hàng cho những người thân, bạn bè và những người khách khác .Một phương án bán hàng trực tiếp được gọi là Marteting nhiều cấp, theo đó các công ty tuyển mộ những người bán lẻ độc lập làm người phân phối các sản phẩm của mình những người này lại tuyển mộ và bán hàng cho những người phân phối phụ, rồi những người này cuối cùng sẽ tuyển mộ những người khác để bán sản phẩm của mình, thường là tại nhà khách hàng. Tiền thù lao của người phân phối bao gồm một tỷ lệ phần trăm doanh số bán của toàn bộ nhóm bán hàng do người phân phối tuyển mộ cũng như số tiền kiếm được trong mọi trường hợp bán trực tiếp cho các khách hàng bán lẻ. Hệ thống bán hàng này còn gọi là phương thức bán hàng “hình tháp”. Nhiều người cho rằng phương thức bán hàng này mô tả những thủ đoạn lừa đảo trong đó những người khởi xướng thủ đoạn kiếm được tiền còn sản phẩm thì ít khi đến tay và thoả mãn được người tiêu dùng cuối cùng. b. Marteting trực tiếp Marteting trực tiếp bắt nguồn từ Marteting đơn hàng qua bưu điện, nhưng ngày nay cách tiếp cận công chúng đã khác đi chứ không phải viếng thăm tại nhà hay cơ quan của họ và bao gồm Marteting qua điện thoại, Marteting giải đáp trực tiếp trên truyền hình, và mua hàng qua hệ thống điện tử. c. Bán hàng tự động Phương thức bán hàng tự động đã được áp dụng cho rất nhiều hàng hoá khác nhau, bao gồm những hàng hoá mua ngẫu hứng có giá trị thông dụng cao ( thuốc lá, nước ngọt, kẹo, báo chí, đồ uống nóng) và những sản phẩm khác (đồ lót, mỹ phẩm, bánh lót dạ, súp nóng,…). Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 8 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” Các máy bán hàng được lắp đặt ở nhà máy, cơ quan, các cửa hàng bán lẻ lớn, cây xăng, khách sạn, nhà hàng và nhiều nơi gặp gỡ khác. Ưu điểm của bán hàng tự động qua máy là đảm bảo cho khách hàng những lợi thế như bán hàng 24 giờ, tự phục vụ và hàng không bị nhiều người sờ tay vào. Song, bán hàng theo phương pháp này tương đối tốn kém và giá hàng thường cao hơn từ 15 đến 20%. Chi phí bán hàng cao vì thường xuyên phải nạp hàng ở nhiều điểm phân tán, máy hay hỏng hóc và ở một số địa điểm tỷ lệ mất cắp cao. Đối với khách hàng, những chuyện bực mình nhất là lúc máy hư, hết hàng và đặc biệt là không thể đổi hàng. Máy bán hàng ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ giải trí như máy bật bóng, máy đánh bạc, máy hát tự động và những trò trơi điện tử trên máy tính. Những máy bán hàng chuyên dụng là máy rút tiền tự động (ATM) cho phép ngân hàng phục vụ phục vụ khách hàng 24 giờ về viêc thanh toán séc, gửi tiền tiết kiệm, rút tiền và chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác. Những xu hướng công nghiệp hoá còn bao gồm việc bán “thẻ ghi nợ”, trên đó tài khoản cá nhân được ghi nợ ngay khi mua hàng, và bán “thẻ trả trước”, trên đó giá trị của thẻ cá nhân được trừ dần mỗi khi mua hàng cho đến khi hết tiền. d. Dịch vụ mua hàng Dịch vụ mua hàng là một hình thức người bán lẻ không có kho hàng phục vụ những khách hàng đặc biệt, thường là nhân viên của các tổ chức lớn như: trường học, bệnh viện, bệnh viện công đoàn và các cơ quan nhà nước. Những người thuộc tổ chức đó khi trở thành viên của dịch vụ mua hàng sẽ được mua hàng trong bản danh sách lựa chọn của người bán lẻ và người bán lẻ đồng ý dành cho những thành viên của dịch vụ mua hàng những khoản chiết khấu. Chẳng hạn như một khách hàng đang tìm mua một máy quay video sẽ nhận được một phiếu của dịch vụ mua hàng và đem nó đến một người bán lẻ đã chỉ định để mua thiết bị và hưởng chiết giá. Sau đó người bán lẻ sẻ chi một khoản lệ phí nhỏ cho dịch vụ mua hàng. Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 9 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÁN LẺ TẠI SIÊU THỊ VIỆT NAM - SAIGON CO.OPMART 1. Môi trường bên ngoài 1.1Môi trường kinh tế Việt Nam, thế giới Kinh tế Việt Nam được đánh giá là phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. GDP năm 2006 là 8,23% và tăng lên 8,46% vào năm 2007. Cuối năm 2008 suy thoái kinh tế kéo theo sự sụt giảm về mức tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới. Tuy vậy, kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng vượt qua khủng hoảng với con số khá ấn tượng 6.31% trong năm 2008 và 5.32% năm 2009 , 6.78% năm 2010, 9 tháng đầu năm 2011 đạt 5.76%. Theo Báo cáo về Kinh tế Vĩ mô châu Á quý I/2012 của Ngân hàng HSBC, Việt Nam thuộc nhóm 26 nước tăng trưởng mạnh thuộc 100 nền kinh tế lớn nhất về quy mô vào năm 2050. Kinh tế phát triển nhanh và ổn định là yếu tố thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và là điều kiện giúp mở rộng thị trường bán lẻ. Đồng thời, thu nhập quốc dân tăng lên là điều kiện để người dân tăng thu nhập khả dụng, từ đó tăng chi tiêu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp. Ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa của nước ta đã có rất nhiều tiến bộ như sự ra đời của các khu công nghiệp, các nhà máy có quy mô sản xuất lớn, hay tập đoàn lớn trong ngành Hòa phát, gạch Đồng Tâm, Duy Lợi, Việt Tiến hay các hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm sạch, nước giải khát… Việc xuất hiện các sản phẩm mang thương hiệu nội đang dần lấy được niềm tin của người dân đã tạo ra nhu cầu đòi hỏi một kênh phân phối hàng hóa bán lẻ tiện dụng là rất lớn. Mà các nhà đầu tư vào lĩnh vực này cũng sẽ không phải lo lắng về việc cung cấp hàng hóa đầu vào. Tuy vậy, năm 2011 vừa qua, bóng ma suy thoái toàn cầu từ khủng hoảng nợ công tại Mỹ và Châu Âu đến thiên tai nặng nề tại Nhật Bản, Mỹ, Braxin, Philippin… đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước. Giá hàng hoá trong nước tăng vọt, giá xăng Ron92 tăng 26,83%, dầu diesel 0,5S tăng 38,3%, dầu hoả tăng gần 33,8%, giá điện tăng 2 lần (lần 1 tăng 15,8%, lần 2 tăng gần 5%), giá than tăng 20- Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 10 [...]... Kotler - Nhà xuất bản thống kê Sách nghệ thuật kinh doanh bán lẻ hiện đại - Nhà xuất bản thống kê -2 002 Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 30 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” Tạp trí thương mại Tạp chí kinh tế phát triển www.saigonco-op.com.vn www.gso.gov.vn www.vnexpress.net www.tuoitre.com.vn www.cafef.vn Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 31 ... nhiều dự án lớn tại Hưng yên, Long An, Đà Nẵng mang lại hiểu quả cao Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 18 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” 2.3 Marketing Định vị của Co.opMart là trở thành người bạn thân thiết của người tiêu dùng, và phân khúc thị trường mà họ nhắm đến là các khách hàng đã lập gia đình là chủ yếu Các siêu thị Co.opMart có đặc điểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang... trên thị trường như Vissan, trái cây 4-1 -4 ,… Các nhân viên cung ứng phải thường xuyên tiến hành, nghiên cứu, lựa chọn nhà cung cấp và những nguồn cung ứng tiềm năng thông qua 4 giai đoạn: khảo sát, lựa Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 24 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” chọn, đàm phán, thử nghiệm Trải qua 4 giai đoạn trên, có thể gạn lọc được cho mình những nhà cung cấp cung cấp hàng chất lượng... hàng Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 16 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” bán lẻ, Louis Vuiton chỉ bán sản phẩm mang nhãn hiệu của họ Các nhà kinh doanh này đã có mặt ở các đô thị chính của nước ta như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng… qua việc mở các siêu thị có quy mô lớn, có sức hút mạnh với khách hàng cả trong bán buôn và bán lẻ Tuy đã có sự tăng trưởng đáng kể song thị phần của hệ thống... hàng ngoại nhưng lại phải chịu lép vế trước hàng ngoại Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 14 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” Thời gian vừa qua thế giới đã chứng kiến sự sụp đổ của hàng loạt thể chế kinh tế lớn Chính điều này đã tạo nên tâm lý lo ngại, hành động thắt chặt chi tiêu của không chỉ người dân Việt Nam mà đó là xu hướng chung của người tiêu dùng trên toàn thế giới khiến cho thị trường... dựng, hàng hóa trên 58 tỷ đồng, diện tích 4.000 m2 Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 19 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH BÁN LẺ CỦA SAIGON CO.OP Giai đoạn 2011 – 2015 được xác định là một giai đoạn nhiều cơ hội và thách thức, Saigon Co.op sẽ phải đối mặt trực tiếp với “làn sóng” cạnh tranh ồ ạt của các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới, đồng thời tiếp tục tăng tốc... nên tìm mọi cách để gia tăng các dịch vụ trong và sau khi bán hàng Hầu hết các siêu thị hiện nay đều đã áp dụng rất nhiều dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng như gói quà miễn phí, vận chuyển hàng tận nhà, lắp đạt khu vui chới Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 22 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” giải trí trong siêu thị Để tạo ra sự khác biệt, Co.op phải đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu đi kèm của người... "Quyền phân phối của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) gắn với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất" Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khi nhà ĐTNN đã được cấp phép thực hiện quyền phân phối sẽ đương nhiên được mở cơ sở bán lẻ ở bất cứ đâu trên địa bàn địa phương Khi lập cơ sở bán lẻ thứ hai được xem xét dựa trên Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 11 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” cơ sở kiểm... toàn, mang tính tiện lợi cao; đáp ứng nhu cầu riêng của khách hàng trong địa bàn - nguồn dân cư tại chỗ; phong cách phục vụ quan tâm, thấu hiểu, chu đáo và thân thiện 6 Kết hợp bán lẻ truyền thống và hiện đại Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 25 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” Các trung tâm thương mại lớn đã và đang dần thay đổi thói quen mua sắm của người Việt Nam từ các chợ truyền thống, cửa... chỉ hữu ích trong công tác Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 26 Tiểu luận Quản trị học: CO.OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” định vị và quảng bá thương hiệu, mà còn giúp thương hiệu có sức mạnh quy mô Thông thường, nhà sản xuất hoạch định kênh phân phối, bán lẻ cho các sản phẩm Họ quyết định các thương hiệu của mình bán ở đâu, chính sách lợi nhuận bán lẻ như thế nào? Tuy nhiên, một khi nhà bán lẻ đã đủ mạnh về quy mô và . lại hiểu quả cao. Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 18 Tiểu luận Quản trị học: CO. OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” 2.3 Marketing Định vị của Co. opMart là trở thành người bạn thân thiết của người tiêu dùng, và phân. hàng Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 16 Tiểu luận Quản trị học: CO. OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” bán lẻ, Louis Vuiton chỉ bán sản phẩm mang nhãn hiệu của họ. Các nhà kinh doanh này đã có mặt ở các đô thị chính của. nóng,…). Nhóm 3 - K21 - Đêm 2 8 Tiểu luận Quản trị học: CO. OPMART – “BẠN CỦA MỌI NHÀ” Các máy bán hàng được lắp đặt ở nhà máy, cơ quan, các cửa hàng bán lẻ lớn, cây xăng, khách sạn, nhà hàng và nhiều

Ngày đăng: 08/04/2015, 09:52

Xem thêm: Tiểu luận Co.opMart - Bạn của mọi nhà

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w