Phân phối – thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Tiểu luận Co.opMart - Bạn của mọi nhà (Trang 26)

Hầu hết các thương hiệu bán lẻ thành công đều có quy mô lớn với mạng lưới bán lẻ rộng khắp. Hoạch định mạng lưới bán lẻ vì thế là công tác chiến lược của ngành kinh doanh này.Việc hình thành mạng lưới không chỉ hữu ích trong công tác

định vị và quảng bá thương hiệu, mà còn giúp thương hiệu có sức mạnh quy mô. Thông thường, nhà sản xuất hoạch định kênh phân phối, bán lẻ cho các sản phẩm. Họ quyết định các thương hiệu của mình bán ở đâu, chính sách lợi nhuận bán lẻ như thế nào? Tuy nhiên, một khi nhà bán lẻ đã đủ mạnh về quy mô và mạng lưới, thì người bán lẻ lại là người quyết định cuộc chơi.

Bạn có thể hình dung như thế nào nếu Wal- Mart đưa ra yêu sách cho một nhà sản xuất mà không được đáp ứng. Rất có thể họ sẽ ưu tiên kinh doanh các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Lúc đó nhà sản xuất này chắn chắn phải “xuống nước” vì không thể đứng nhìn đối thủ của mình được nhà bán lẻ khổng lồ Wal-Mart với mạng lưới toàn cầu ưu ái. Các nhà kinh doanh bán lẻ vì thế rất hiểu lợi thế quy mô. Nó giúp họ tạo áp lực lên nhà cung ứng nhờ sản lượng bán lẻ khổng lồ, gia tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh. Trong khi đó, các nhà bán lẻ đơn độc chắc chắn sẽ tìm cách liên kết hoặc phá sản một khi các đại gia tăng áp lực.

Saigon Co.op cần xác định rõ tiêu chí là: Xây dựng hệ thống phân phối từ nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, đã lên tới 55 siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ, trong thời gian tới cần tập trung mở rộng mạng lưới các siêu thị bảo phủ toàn bộ thị trường các quận, huyện và các tỉnh. Cần xây dựng hệ thống quản lý theo mô hình chuỗi bắt đầu từ những thắc mắc của khách hàng như: Tại sao mặt hàng này có ở Co.op này mà ở Co.op kia lại không; giá của các mặt hàng có bằng nhau... Bên cạnh đó, nhà cung cấp cũng yêu cầu hàng của họ phải có mặt ở tất cả các siêu thị thuộc Saigon Co.op. Chính từ nhu cầu khách hàng, Saigon Co.op cần nghiên cứu mô hình chuỗi để áp dụng. Mô hình chuỗi triển khai theo hướng chuyên môn hóa: bộ phận chuyên mua hàng, chuyên bán hàng, chuyên dịch vụ hậu mãi, chuyên kho... Việc áp dụng mô hình chuỗi sẽ giúp nâng cao hiệu quả của toàn hệ thống, tiết kiệm chi phí, từ đó giảm giá thành sản phẩm, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng..

Thực hiện chiến lược “địa ốc đến đâu, bán lẻ đến đó”, Saigon Co.op cần kết hợp với Công ty VLXD và xây lắp thương mại, sử dụng mặt bằng tại các dự án cao ốc để mở siêu thị.

Khi đã hình thành chuỗi siêu thị, Co.opMart cần tiếp tục thiết lập trung tâm phân phối gồm một tổng kho, một kho mát, một kho lạnh, ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động tập trung nhập trữ hàng và phân phối đến hệ thống siêu thị Co.opMart và các HTX thành viên; đồng thời giúp nhà cung cấp cũng thuận lợi do đơn giản hóa khâu logistics cho các siêu thị của Co.opMart. Sử dụng hệ thống logistics với tổng kho phân phối, Co.opMart có thể lấn sang kênh bán lẻ truyền thống, với vai trò như là nhà phân phối cho các nhà cung cấp. Hợp nhất hoạt động quản lý hai kênh bán hàng truyền thống (Traditional) và hiện đại (Modern Trade) sẽ giúp Co.opMart mở rộng ảnh hưởng của mình đối với hệ thống phân phối Việt Nam. Việc mở rộng hoạt động bán lẻ ngoài hệ thống siêu thị Co.opMart sẽ thành công nếu họ giải quyết được mâu thuẫn bộ tam “Nhà sản xuất – Co.opMart – Nhà phân phối khác”.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Co.opMart - Bạn của mọi nhà (Trang 26)