1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường nhật bản (hậu)

45 611 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CỬU LONG 1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CỬU LONG 1.1.1 Vị trí địa lý Công ty Cổ phần Thủy Sản Cửu Long Trụ sở của Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long được đặt ở số 36 đường Bạch Đằng – Phường 4 Thị Xã Trà Vinh – Tỉnh Trà Vinh. Điện thoại: +84(74)852321, 852465, 852390 Mã số thuế: 2100307704 Fax: +84(74)852078 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long có tiền thân là công ty Hải sản tỉnh Cửu Long. Qua nhiều lần đổi tên, đến năm 1992, công ty chính thức được mang tên công ty Thủy sản Cửu Long tỉnh Trà Vinh. Khi đó, công ty có 1 phân xưởng chế biến thủy hải sản với năng lực sản xuất 1.500 tấn sản phẩm/năm. Năm 2000, xây dựng mới và đưa vào hoạt động phân xưởng chế biến II, nâng năng lực sản xuất lên 4.000 tấn sản phẩm/năm. Năm 2003, xây dựng và đưa vào hoạt động kho trữ đông 300 tấn, đồng thời cải tạo nhà xưởng và nâng cấp máy móc thiết bị của phân xưởng chế biến I. Năng lực sản xuất của Công ty tăng lên 6.000 tấn sản phẩm/năm. Công ty cũng đã xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu thực phẩm quốc tế như HACCP, GMP, BRC (Global Standard for Food Safety), ISO 9001:2000. Tháng 07/2003 đến tháng 2/2005, công ty Thủy sản Cửu Long tỉnh Trà Vinh hoàn tất quá trình cổ phần hóa. Năm 2007, nâng tổng công suất kho lạnh 1.500 tấn. Hệ thống kho trữ đong luôn bảo đảm chất lượng thành phẩm theo đúng tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Năm 2008, đưa vào hoạt động phân xưởng chế biến III, chuyên chế biến các mặt hàng thủy sản giá trị gia tăng, nâng năng lực sản xuất lên 10.000 tấn sản phẩm/năm. Năm 2009, nâng cấp phòng thí nghiệm và được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (mã số: VILAS 365), đồng thời nâng cấp phiên bản ISO 9001:2000 lên 9001:2008. 15/11/2012 chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao Dịch Chứng khoán Tp.HCM với mã chứng khoán là CLP 1.1.3 Lĩnh vực hoạt động Hình thức sỡ hữu vốn: là loại hình Công ty cổ phần. - Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và chế biến thuỷ hải sản. - Ngành nghề kinh doanh: + Thu mua, nuôi trồng và chế biến các mặt hàng thuỷ sản, nông súc sản đông lạnh. + Kinh doanh trong nước và ngoài nước các mặt hàng thuỷ hải sản. + Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư máy móc thiết bị và thức ăn tôm cá phục vụ nuôi trồng, chế biến hàng xuất khẩu. 1.1.4 Các giải thưởng tiêu biểu 1.1.5 Các sản phẩm tiêu biểu Tôm Sushi Tôm Nguyên Con Tôm Bỏ Đầu Tôm Luộc Tôm NoBashi Tôm Xiên Que Tôm Cuộn Khoai Tây Tôm Tẩm Bột 1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY Cơ cấu tổ chức Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Ban Giám Đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các phòng ban vừa làm tham mưu cho Ban Giám Đốc, vừa thực hiện nghiệp vụ cấp trên giao phó. Bộ máy gọn nhẹ, cơ cấu hợp lý, giữa các phòng ban có sự phối hợp chặt chẽ với nhau làm cho hoạt động của công ty nề nếp và đồng bộ. Nhà Tập thể Nhà ăn Tổ Bảo vệ Phòng Y tế Phân xưởng III Phân xưởng II Phân xưởng I Xuất nhập khẩu Vận tải Kho hàng Mua hàng Bán hàng Marketing Nhà máyP. Công nghệ. Kiểm Nghiệm P. Hành chánh. Nhân sự P. Kế toánP. Kinh doanh Ban Kiểm Soát Ban Tổng Giám Đốc Hội Đồng Quản Trị Đại Hội Đồng Cổ Đông Hình 1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long 1.3 CHỨC NĂNG CỦA CÁC PHÒNG BAN 1.3.1 Chức năng nhiệm vụ của Ban Giám Đốc và kế toán Trưởng 1.3.1.1 Ban Giám Đốc (gồm một Giám Đốc và hai phó Giám Đốc) - Quản lý, điều hành và quyết định toàn bộ hoạt động hàng ngày của công ty, chuyên sâu công tác tổ chức, bảo vệ nội bộ, thi đua khen thưởng, tiền lương và quan hệ đối ngoại. - Quyết định giá cả và ký kết các hợp đồng quan trọng, xét duyệt các khoản thu, chi tài chính thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. - Tổ chức thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội đồng Quản Trị theo điều lệ của công ty. - Giám Đốc điều hành công việc theo chế độ thủ trưởng, trường hợp có bất đồng ý kiến trong Ban Giám Đốc thì quyết định sau cùng thuộc về Giám Đốc, các phó Giám Đốc phải thi hành. Giám Đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản Trị về thực hiện nhiệm vụ được giao và kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm. 1.3.1.2 Phó Giám Đốc phụ trách sản xuất kinh doanh - Tham mưu giúp việc cho Giám Đốc trong lĩnh vực thu mua nguyên liệu và kinh doanh nhập khẩu. - Quyết định giá cả và ký kết hợp đồng khi được uỷ quyền của Giám Đốc. Xét duyệt các khoản thu, chi tài chính trong phạm vi cho phép. - Theo dõi đôn đốc nhà máy đông lạnh sản xuất đúng tiến độ và yêu cầu của các hợp đồng đã ký. - Thay mặt Giám Đốc xử lý các công việc khi Giám Đốc đi vắng. Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về kết quả công việc được phân công và được uỷ quyền thực hiện. 1.3.1.3 Phó Giám Đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất - Tham mưu và giúp việc cho Giám Đốc trong lĩnh vực vận hành và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng. - Giúp việc cho Giám Đốc trong việc vận hành bảo dưỡng, bảo trì, sữa chữa hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. - Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật vào quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. - Nghiên cứu và cải tiến quy trình sản xuất trên cơ sở điều kiện sản xuất hiện tại của công ty để đạt hiệu quả cao nhất. - Xét duyệt các khoản thu, chi tài chính trong phạm vi cho phép, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về kết quả công việc được phân công và được uỷ quyền thực hiện. 1.3.1.4 Kế toán Trưởng - Tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc trong lĩnh vực tài chính và kế toán. - Lãnh đạo bộ phận kế toán, phân công phân nhiệm từng cán bộ nhân viên thuộc quyền phù hợp chức năng chuyên môn, phát huy hiệu quả nguồn nhân lực để đảm bảo hoàn thành công việc. - Chịu trách nhiệm chỉ đạo bộ phận kế toán thực hiện đúng nguyên tắc tài chính Doanh nghiệp, kiểm tra giám sát đề xuất thu chi, thanh quyết toán, hạch toán kế toán đúng quy định hiện hành. - Theo dõi các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Tham mưu và đề xuất cho Giám Đốc các biện pháp thu đối với các khoản thu, và cân đối nguồn vốn để trả đối với các khoản phải trả. - Cân đối nguồn vốn, đảm bảo khả năng huy động và chuyển đủ vốn cho việc thu mua nguyên liệu phục vụ chế biến hàng xuất khẩu, tham mưu đề xuất cho Giám Đốc trong vệc sử dụng vốn đúng mục đích. - Theo dõi nguồn tiền thanh toán từ các hợp đồng xuất khẩu, chỉ đạo bộ phận xuất nhập khẩu về thủ tục tạm nhập tái xuất của các lô hàng nhập khẩu từ lúc nộp hồ sơ cho tới lúc hoàn tất. 1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chánh - Giúp việc cho Ban Giám Đốc về: công tác tổ chức và quản lý nhân sự; bảo vệ nội bộ; lao động và tiền lương; công tác tuyển, đào tạo và qui hoạch cán bộ; công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật theo đúng quy định của pháp luật và của công ty; công tác lao động chính trị tư tưởng đối với cán bộ, công nhân viên. - Thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự nội bộ; đề xuất giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công nhân viên và quần chúng nhân dân có liên quan; đề xuất các biện pháp nhằm ngăn chặn những tiêu cực trong quản lý, bảo vệ tài sản Công ty và giải quyết các vụ việc tiêu cực phát sinh. - Xây dựng nội quy cơ quan, nội quy lao động. Thực hiện các quy định về bảo hộ lao động, giải quyết các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động. Quản lý khu tập thể và lực lượng bảo vệ cơ quan, dân quân tự vệ, tổ tự quản; tổ chức thực hiện công tác phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão. - Kết hợp với các phòng ban kiểm tra và cải thiện điều kiện làm việc; môi trường lao động trong toàn công ty. - Tiếp nhận công văn đến và trình công văn, phát hành công văn đi, bảo quản và lưu trữ tài liệu, hồ sơ. Tổng hợp báo cáo tình hình trong tuần. - Chịu trách nhiệm về công tác quản trị, quản lý tái sản chung của văn phòng. - Thực hiện các nghiệp vụ khác theo yêu cầu của Ban Giám Đốc Công ty. 1.3.3 Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh - Giúp việc cho Ban Giám Đốc về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh (bao gồm kế hoạch ngắn – trung và dài hạn), kế hoạch sửa chữa lớn hoặc đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư mở rộng và đầu tư mới. - Tham mưu đề xuất cho Ban Giám Đốc giá mua nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, theo dõi tiến bộ sản xuất kinh doanh (tháng, quý, năm), tiến độ thực hiện các hợp đồng kinh tế, chỉ đạo thực hiện công tác xuất – nhập khẩu hàng hoá. - Lập và đề xuất mức nguyên, nhiên, vật liệu, cung ứng vật tư, bao bì và hoá chất cho sản xuất. Quản lý kho, điều vận thông dịch, phiên dịch, fax, email. Truy cập thông tin phục vụ yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh - Kết hợp với phòng kỹ thuật và kiểm nghiệm thiết kế in ấn, kiểm tra các thông tin trên bao bì và đặt bao bì phục vụ sản xuất. Kết hợp với nhà máy đông lạnh để nắm tiến độ sản xuất hàng theo hợp đồng nhằm tham mưu cho Ban Giám Đốc ra quyết định thu mua nguyên liệu, đảm bảo chuyển đầy đủ và kịp thời cho sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. - Chỉ đạo tổ thu mua nguyên liệu hoạt động theo đúng quy chế hoạt động đã ban hành. - Chịu trách nhiệm thống kê số liệu sản xuất kinh doanh hàng ngày để tổng hợp báo cáo theo từng tháng, quý năm cho cấp trên và các ngành có liên quan. Theo dõi tiến độ sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản để phân tích và báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Nghiên cứu đề xuất và xây dựng các phương án chiến lược và hoạch định sách lược kinh doanh cho Doanh nghiệp. - Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về việc thực hiện nghiệp vụ hạch toán, các chế độ chính sách về quản lý tài chính, pháp lệnh thống kê kế toán,… tổ chức kiểm tra và điều hành bộ phận nghiệp vụ kế toán, báo cáo quyết toán đúng, đầy đủ theo quy định, chịu trách nhiệm cân đối nguồn vốn, chủ động tìm kiếm và lập kế hoạch, huy động vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh, cân đối vòng quay vốn và báo cáo kết quả kinh doanh cho từng kỳ và từng thương vụ. 1.3.4 Chức năng nhiệm vụ của phòng kỹ thuật và kiểm nghiệm - Xây dựng, biên soạn các tài liệu hướng dẫn công việc, tài liệu đào tạo, các phương pháp kiểm tra, kiểm soát quy trình. Thu thập xây dựng các tiêu chuẩn, quá trình, quy định liên quan đế hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm theo luật định. - Xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng sản phẩm, giám sát việc thực hiện và tuân thủ tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu của khách hàng. Giám sát hoạt động kiểm soát chất lượng tại nhà máy đông lạnh và tổ chức quản lý chất lượng để đạt được hiệu quả cao nhất trong quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tiến hành nghiên cứu thử nghiệm những vấn liên quan đến chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình công nghệ. Phát hiện và phân tích các vấn đề phát sinh trong quá trính sản xuất, đề xuất cải tiến các biện pháp khắc phục phòng ngừa nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất. - Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, xây dựng quy trình, làm hàng mẫu đáp ứng theo yêu cầu của Công ty và khách hàng, sau đó chuyển giao công nghệ cho nhà máy đông lạnh. - Kiểm tra giám sát điều kiện an toàn vệ sinh của nhà máy đông lạnh, các đại lý chuyển nguyên liệu cho Công ty và những nơi Công ty gởi hàng gia công. - Biên soạn tài liệu, bổ sung hiệu chỉnh các tài liệu, tiêu chuẩn quy trình, quy định hướng dẫn công việc và điều kiện thực tế sản xuất của Công ty. - Tham gia kiểm hàng ở nơi khác khi Công ty có yêu cầu mua hàng ở các Công ty .khác. - Lấy mẫu phân tích kiểm nghiệm vi sinh, kháng sinh đối với các công đoạn trong quy trình sản xuất và mẫu vệ sinh công nghiệp, nước sử dụng của nhà máy đông lạnh. - Kiểm soát vi sinh 100% các lô hàng do nhà máy sản xuất. - phối hợp các phòng kinh doanh và nhà máy chuẩn bị cho việc kiểm định lô hàng trước khi xuất theo quy định đối với cơ quan chức năng. - Báo cáo kết quả kiểm nghiệm đến Ban Giám Đốc và các phòng ban có liên quan. - Giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà máy đông lạnh và những nơi Công ty gửi hàng gia công. Kết hợp với các bộ phận liên quan, xác định, phân tích tìm nguyên nhân gây mất an toàn cho sản phẩm và báo cáo Ban Giám Đốc. Trưởng phòng có trách nhiệm xin ý kiến chỉ đạo và tổ chức thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa khi các tiêu chuẩn về vi sinh/kháng sinh vượt quá giới hạn cho phép. - Xác định các nguyên nhân đề xuất hành động khắc phục, phòng ngừa đế Ban Giám Đốc và các bộ phận có liên quan khi phát hiện sản phẩm có nguy cơ mất an toàn yêu cầu vệ sinh thực phẩm. - Bảo mật thông tin theo quy định hiện hành của Công ty. - Cập nhật thẩm tra hồ sơ theo quy định cung cấp các hồ sơ kết quả kiểm nghiệm đến các bộ phận liên quan và cho khách hàng theo yêu cầu. Truy xuất nguồn gốc xuất lô hàng sản xuất. - Tham gia vào các chương trình đánh giá từ các đoàn đánh giá bên ngoài và đánh giá nội bộ theo hệ thống quản lý chất lượng chung của Công ty. 1.3.5 Chức năng nhiệm vụ của nhà máy Đông lạnh - Sản xuất, chế biến các mặt hàng thuỷ hải sản theo hợp đồng sản xuất được triển khai theo chỉ đạo của Ban Giám Đốc, theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành và tiêu chuẩn của từng khách hàng. [...]... trọng xuất khẩu thủy sản từ năm 2012, 2013, 2014 - Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường từ năm 2012, 2013, 2014 3.2.3 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp phân tích số liệu 3.3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.3.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long tại thị trường Nhật Bản 3.3.1.1 Tổng quan thị trường Nhật Bản  Tình hình thị trường Thị trường Nhật. .. đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp 3.1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3.1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long thị trường Nhật Bản; từ đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn của Công ty và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giúp... của khách hàng tại thị trường trọng điểm; từ đó đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty ở thị trường Nhật Bản a) Đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường nghiên cứu phát triển sản phẩm mới Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long ở thị trường Nhật Bản thì yếu tố sản phẩm là yếu tố hết sức quan trọng Ngoài việc giữ nguyên thế mạnh xuất khẩu sản phẩm chủ... thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long tại thị trường Nhật Bản - Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thủy Sản Cửu Long - Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long tại thị trường Nhật Bản 3.1.3 Đối tượng nghiên cứu Mặt hàng thủy sản, cụ thể là tôm của Công ty cổ phần... giá sản phẩm của công ty tại thị trường rất thấp Sản lượng tiêu thụ và kim ngạch xuất khẩu tại thị trường EU từ năm 20122014 có chiều hướng giảm mạnh Nguyên nhân chủ yếu là do suy thoái kinh tế kéo dài đã làm giảm sức mua của thị trường, đây là thị trường rất nhạy cảm về giá 3.3.2 Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long tại thị trường Nhật Bản 3.3.2.1 Những thành tựu... năng nghiên cứu và tiếp cận thị trường còn yếu Quá trình nắm bắt các thông tin biến động của thị trường chưa kịp thời, dẫn đến bị động, không linh hoạt ứng phó với sự thay đổi của thị trường, khiến khả năng tiếp cận thị trường của công ty không thật sự hiệu quả 3.3.3 Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long tại thị trường Nhật Bản 3.3.3.1 Xây dựng chính... tế thị trường hiện nay, với xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng, việc xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu thủy sản: một thế mạnh xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng trở nên khó khăn khi thị trường luôn tiềm ẩn những cơ hội và thách thức khó lường Vì vậy, vấn đề đã và đang được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đặt ra lúc này là: làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu. .. hướng phát tiển trong tương lai Tiếp tục duy trì thị trường truyền thống: Mỹ, Pháp, Nhật, EU, Châu Á và mở rộng sang thị trường khác Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tốt để nâng cao giá trị của thủy sản xuất khẩu. Từng bước đa dạng hóa các chủng loại hàng xuất khẩu có thế mạnh của Tỉnh Tăng cường kiểm tra vệ sinh trong quá trình tổ chức và tiến hành sản xuất Thường xuyên kiểm tra, tân trang các máy móc... Giải thích: Sản lượng tiêu thụ và kim ngạch xuất khẩu từ năm 2012-2014 công ty tại thị trường Nhật, Thị trường khác có sự biến đổi tăng dần Đây là nhóm thị trường rất tiềm năng, tiêu chuẩn chất lượng không quá khắt khe Nhóm thị trường này đặt hàng quanh năm, mẫu mã bao bì tương đối với đơn giản Tại thị trường Mỹ: sản lượng tiêu thụ tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu lại giảm Nguyên nhân là do Mỹ thực hiện... nước - Đẩy mạnh xuất khẩu làm tăng sản lượng sản xuất của quốc gia thông qua việc mở rộng thị trường quốc tế - Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để đưa đất nước 3.2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu . Á và mở rộng sang thị trường khác. Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tốt để nâng cao giá trị của thủy sản xuất khẩu. Từng bước đa dạng hóa các chủng loại hàng xuất khẩu có thế mạnh của Tỉnh. . chưa tiếp cận được công việc thực tế. CHƯƠNG 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu long” 3.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 3.1.1 Lý do chọn. hiện mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Chính vì thế, tôi chọn đề tài: Đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Ngày đăng: 07/04/2015, 16:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Thanh Hà (2010), Quản trị kinh doanh Quốc tế, Nxb. Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh Quốc tế
Tác giả: Bùi Thanh Hà
Nhà XB: Nxb. Lao động – Xã hội
Năm: 2010
2. Bùi Xuân Lưu (2006), Giáo trình kinh tế ngoại thương, Nxb. Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế ngoại thương
Tác giả: Bùi Xuân Lưu
Nhà XB: Nxb. Lao động – Xã hội
Năm: 2006
3. Dương Hữu Hạnh (2003), Quản trị doanh nghiệp, Nxb. Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp
Tác giả: Dương Hữu Hạnh
Nhà XB: Nxb. Thống Kê
Năm: 2003
7. Võ Thị Thanh Lộc (2000), Thống kê ứng dụng và dự báo, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ứng dụng và dự báo
Tác giả: Võ Thị Thanh Lộc
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2000
8. Võ Thanh Thu (2004), Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam, Nxb Thống kê.9. Các website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam
Tác giả: Võ Thanh Thu
Nhà XB: Nxb Thống kê. 9. Các website
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w