Long tại thị trường Nhật Bản
3.3.1.1Tổng quan thị trường Nhật Bản
Tình hình thị trường
Thị trường Nhật Bản là thị trường tiềm năng và là thị trường mà Việt Nam đã và đang là nhà cung cấp tôm số một với sản lượng 39.000 – 43.000 tấn/năm, thu về giá trị trên 607,2 triệu USD. Là một thị trường với khả năng tiêu dùng lớn, gần gũi về địa lí, có văn hóa và phong tục tập quán riêng biệt…, tạo rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho bất cứ doanh nghiệp nào tham gia hoạt động vào thị trường. Nói cách khác, đây là cơ hội lớn đối với ngành thủy sản Việt Nam cũng như Công Ty Cổ Phần Thủy Sản cửu Long
Trong các mặt hàng thủy sản, hiện tôm đang là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao và được người tiêu dùng Nhật Bản đặc biệt ưa chuộng. Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế nước này chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong năm 2011, do ảnh hưởng nặng nề sau thảm họa động đất, song thần vào ngày 11/3 dẫn đến kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn. GDP năm 2011 chỉ ở mức 0,5%, làm khả năng nhập khẩu nước này sụt giảm trong ngắn hạn. Sau đó, tăng trở lại do: nhu cầu nhập khẩu thủy sản của nước là khá lớn (tăng cao) khi người dân Nhật Bản chuyển hướng sang tiêu dùng hàng hoá an toàn nhằm tránh rủi ro từ hàng có xuất xứ trong khu vực bị nhiễm xạ; một số loài thủy sản có thể bị cấm khai thác tại nước này do nhiễm phóng xạ, và các nhà máy chế biến thủy sản vùng phía Bắc Tokyo phải đóng cửa, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Đặc điểm về xu hướng tiêu dùng
Nhu cầu thủy sản ở thị trường Nhật có xu hướng tăng tiếp tục trong thời gian tới. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của sóng thần, vụ nổ nhà máy điện hạt nhân, và tình hình suy thoái toàn cầu. Bên cạnh đó, cũng vì nguyên nhân này, dẫn đến khách hàng Nhật rất cận trọng trong chi tiêu, tiêu dùng đặc biệt là quan tâm nhiều đến giá cả, mua nhiều khi khuyến mãi và chỉ mua các loại hàng cần thiết.
Nhật Bản là một thị trường tiềm năng, với xu hướng tiêu thụ thủy sản, đặc biệt là sản phẩm tôm, cá ngừ lớn nhất thế giới. Món ăn truyền thống mà thị trường này ưa chuộng nhất là tôm “sushi” và cá ngừ “sashimi”. Thời điểm mà khách hàng Nhật Bản tiêu thụ nhiều sản phẩm là vào dịp Tuần lễ Vàng vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, dịp lễ hội Bon tháng 8, và dịp tết cuối năm.
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống từ tôm và cá ngừ thì người dân Nhật Bản còn đặc biệt ưa thích các sản phẩm từ “sirimi”. Sirimi là các mặt hàng: giả tôm, giả cá, giả cua và nhiều loại bánh cá khác được chế biến từ thịt tôm xay hoặc cá xay, cua xay...
Các chính sách mà chính phủ Nhật Bản qui định đối với thủy sản nhập khẩu
Theo quy định của Luật thương mại Nhật Bản, bất cứ loại thực phẩm nào cũng được phép nhập khẩu vào thị trường này với điều kiện đảm bảo qui định về an toàn thực phẩm, không gây hại đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc nhập khẩu cần phải tuân thủ theo các luật sau: Luật thương mại quốc tế và trao đổi ngoại hối, Luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, và Luật hải quan. Đây là thị trường có nhiều qui định khắc khe về tiêu chuẩn chất lượng, và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với từng mặt hàng cụ thể. Các sản phẩm tôm đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật phải có nhãn mác, xuất xứ thành phẩm rõ ràng, đảm bảo tuân thủ đúng quy định về dư lượng hoạt chất và các chất cấm như: Trifluralin hàm lượng cho phép là 0,001ppm, đối với chất enrofloxacin là 0,1ppm,... Các chất cấm trong sản phẩm tôm nhập khẩu của thị trường này là Chloramphenicol, nitrofurans,... Theo quy định của Nhật Bản, nếu phát hiện một lô chứa chất cấm và các chất có dư lượng vượt mức cho phép thì sẽ nâng mức kiểm tra các lô hàng tôm lên 30% (ba lô kiểm tra một lô) dựa theo mục 3 Điều 26 Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật về việc tăng cường kiểm tra các lô hàng nhập khẩu”, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cảnh báo. Nếu tiếp tục phát hiện các vụ vi phạm tương tự thì sẽ thực hiện lệnh kiểm tra 100% các lô hàng thủy sản nhập khẩu.
Trong một số trường hợp, đối với một số mặt hàng nằm trong diện quản lý nhập khẩu thì phải theo Luật Ngoại hối và Ngoại thương, yêu cầu quota nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, hoặc được sự đồng ý trước của bộ ngoại trưởng chuyên ngành.
Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức ký Hiệp định VJEPA (Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản), có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. Hiệp định này cùng với các thoả thuận kinh tế đã ký trước
đó, đã tạo thành một khuôn khổ pháp lý ổn định, thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước. Lĩnh vực đem lại lợi ích xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam từ việc thực hiện VJEPA là thủy sản. Nhật Bản sẽ giảm thuế suất đối với hàng thủy sản của Việt Nam từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống còn 1,31% năm 2019. Đối với mặt hàng thủy sản, trong số 330 mặt hàng có 64 mặt hàng được giảm thuế ngay khi hiệp định được thực thi, chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Đặc biệt, tôm, cua, ghẹ và một số sản phẩm cá sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với việc Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam thì cam kết này thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CỬU LONG 2012-2014
Đvt:VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.171.801.301.816 894.545.055.851 948.349.479.397 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 18.832.37.510 21.304.692.238 18.191.246.240 3 Doanh thu thuần từ bán
hàng và cung cấp dịch
vụ 1.152.968.984.306 873.240.363.613 930.158.233.157
4 Giá vốn hàng bán 1.079.249.985.563 808.249.456.127 924.768.312.145