Ổn định nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường nhật bản (hậu) (Trang 38)

c) Xây dựng chính sách giá phù hợp

3.3.3.3 Ổn định nguồn nguyên liệu

Công ty nên quan tâm nhiều đến yếu tố nguyên liệu đầu vào, đây là một trong ba yếu tố mà Công ty cần ưu tiên hàng đầu. Vì chủ động nguồn nguyên liệu, ổn định chất lượng và số lượng nguồn tôm đầu vào sẽ giúp quá trình sản xuất - kinh doanh xuất khẩu Công ty không bị gián đoạn. Các giải pháp về nguyên liệu là:

- Đẩy mạnh quy hoạch và tổ chức lại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung với xu hướng liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà sản xuất, nhà khoa học, nhà nuôi trồng để có thể hỗ trợ lẫn nhau tạo ra sản lượng lớn, ổn định, sạch bệnh đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Nhà nước có các chính sách hỗ trợ về vốn, môi trường pháp luật; nhà khoa học hướng dẫn khoa học kỹ thuật, đưa ra các khuyến cáo, dự báo tình hình thời tiết cũng như các dịch bệnh và đưa ra các biện pháp giúp các hộ nuôi tôm có thể phòng ngừa, hạn chế tối thiểu các tổn thất trong quá trình nuôi. Các hộ nuôi có đầu ra ổn định, nhà sản xuất có nguồn nguyên liệu sạch đảm bảo an toàn vệ sinh, không sợ thiếu nguyên liệu theo mùa. Bên cạnh đó quy hoạch vùng thủy sản phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Duy trì và phát triển tốt các mối quan hệ với nhà cung ứng dựa trên nguyên tắc bình đẳng đôi bên cùng có lợi, để ký kết các hợp đồng cung ứng nguyên liệu tôm đầu vào lâu dài. Đây là vấn đề chiến lược giúp Công ty có nguồn nguyên liệu ổn định về số lượng, chất lượng, giá cả, tốc độ cung ứng hàng. Các chính sách cụ

thể là hỗ trợ về tài chính đối với các cơ sở thu mua, hợp đồng kỹ thuật, mua hàng tận nơi dễ thỏa thuận giá… nhằm chủ động nguồn hàng.

- Quản lý thu mua của Tổ thu mua ở Công ty để kịp thời phát hiện sự thay đổi doanh số, và điều chỉnh lại để quá trình thu mua được thực hiện một cách đồng bộ có hệ thống.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường nhật bản (hậu) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w