BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG DOANH THU, LỢI NHUẬN NĂM 2012-2014 Đơn vị: tỷ đồng

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường nhật bản (hậu) (Trang 28)

13 Tổng lợi nhuận trước

BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG DOANH THU, LỢI NHUẬN NĂM 2012-2014 Đơn vị: tỷ đồng

Đơn vị: tỷ đồng

Hình 2: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận năm 2012-2014 Nhận xét:

- Doanh thu và lợi nhuận của công ty Cổ phần Thủy sản Cửu Long qua 3 năm có sự biến động mạnh. Năm 2013, doanh thu giảm còn 895 tỷ đồng chiếm 76,4% so với năm 2012 là 1.171 tỷ đồng. Đồng thời lợi nhuận sau thuế cũng giảm theo: năm 2012 đạt 23.183 tỷ đồng đến năm 2013 lợi nhuận âm 5 tỷ đồng. Đến năm 2014, doanh thu có sự tăng nhẹ đạt 948 tỷ đồng tương đương tăng 5,9% so với năm 2013. Mặc dù doanh thu có chiều hướng tăng nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn giảm âm 61 tỷ đồng so với năm 2013, 2012.

- Doanh thu năm 2012 đạt cao nhất, doanh thu năm 2013 là thấp nhất.

- Chỉ có năm 2012 đạt lợi nhuận dương, năm 2013 và năm 2014 lợi nhuận âm trong đó năm 2014 có mức lợi nhuận âm cao.

Giải thích:

Năm 2013 là năm thật sự khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tính đến hết quý 3 doanh thu đạt khoảng 64% so với kế hoạch, nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và đến nay công ty rất khó thực hiện được những chỉ tiêu đã đề ra trong năm.

Tình hình nguyên liệu: Theo thông lệ, hàng năm, nguồn nguyên liệu thu mua từ tháng 6 đến tháng 10, đây là thời điểm tốt nhất để mua nguyên liệu và tập trung sản xuất, tuy nhiên tình hình năm 2013 hoàn toàn trái ngược: vào mùa vụ chính giá nguyên liệu ngày càng tăng cao với đỉnh điểm là tháng 8 đến tháng 10.

Tại địa phương, đã xảy ra hiện tượng tôm chết hàng loạt nên sản lượng thu hoạch giảm, ngoài sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất trong nước cho việc hoàn tất các hợp đồng đã ký, công ty còn phải đối mặt với việc thu mua tôm ào ạt của các thương

nhân nước ngoài tạo nên sự cạnh tranh về giá mua và sản lượng đã làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Tình hình xuất khẩu vào các thị trường chính:Một trong những thị trường chính của công ty là Nhật Bản đã liên tục áp dụng nhiều quy định nhằm hạn chế sản lượng tôm nhập khẩu từ Việt Nam: nhóm kháng sinh Enrofloxacin/ Ciprofloxacin, chất chống oxi hóa Ethoxyquin. Việc này đã làm tăng chi phí kiểm nghiệm và giảm kiêm ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này. Hiện tại, thị trường Nhật của công ty chiếm khoảng 10% trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là một trở ngại lớn cho công ty vì thị trường này hằng năm luôn ổn định về sản lượng, vòng quay vốn nhanh, mặt hàng sản xuất cho thị trường này có giá trị và hiệu quả tương đối cao.

Thị trường Mỹ: chiếm trên 33% kim ngạch của công ty trong 3 quý đầu năm 2013, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế sức mua giảm. Trong năm 2013, các nhà nhập khẩu Mỹ tìm nguồn hàng rất mạnh do tình trạng thiếu nguyên liệu từ nhiều nước, nhưng do giá nguyên liệu tăng quá cao công ty không nắm bắt được cơ hội cho nên phần lớn các đơn hàng cho thị trường này không hiệu quả.

Thị trường EU: suy thoái kinh tế kéo dài làm giảm sức mua của thị trường, nhưng công ty vẫn duy trì được khách hàng truyền thống và phát triển thêm nhiều khách hàng mới. Vấn đề thiếu nguyên liệu đặc biệt là Tôm sú cũng làm giảm sức cạnh tranh của công ty tại thị trường này.

Công ty đã và đang tìm những thị trường thay thế như Hàn Quốc, Hồng Kong,… nhưng hiện tại thị phần quá nhỏ, manh mún, chưa tạo được sự bền vững như các thị trường chính nêu trên.

Giá xuất khẩu: về mặt bằng giá bán năm 2013 đã tăng lên khoảng 20% so với năm 2012, nhưng chưa bù đắp được việc tăng giá nguyên liệu trên 50-70% ở thời điểm chính vụ của năm 2013.

Tình hình lao động: Ngày càng có sức cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động tại địa phương đã tạo nên sự khan hiếm lao động vào những thời điểm chính vụ dẫn đến việc giảm sản lượng đáng kể. Mặc dù công ty có nhiều chính sách giữ chân người lao động nhưng đặc thù sản xuất của ngành không hấp dẫn phần lớn lao động trẻ hiện nay, xu hướng chuyển sang ngành nghề khác ngày càng cao.

Đa dạng hóa mặt hàng: việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của công ty còn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường đặc biệt là các sản phẩm giá trị gia

tăng. Điều này mất nhiều cơ hội cạnh tranh của công ty so với các nhà sản xuất trong nước.

Mặc dù lợi nhuận âm qua 2 năm 2013, và 2014 nhưng mức thu nhập của người lao động vẫn được đảm bảo: Năm 2013, tổng số lao động: 933 người; thu nhập bình quân: 3.333.000 đồng/tháng; Năm 2014, tổng số lao động: 824 người; Thu nhập bình quân: 3.947.000 đồng/tháng.

Bảng 2: CƠ CẤU SẢN LƯỢNG SẢN PHẨM XUẤT KHO TIÊU THỤ

Đơn vị: tấn

Chỉ tiêu Sản lượng Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2013/2012

Năm 2014 2013 2012 lượngSản Tỉ trọng (%) Sản lượng trọng Tỉ

(%)Xuất Xuất

khẩu 12.440 4.846,41 4.221 7.593,59 156,7 625,41 14,8

Nội địa 556,9 442,94 986,63 113,96 25,7 (543,69) 44,9

Tổng 12.996,9 5.289,35 5.207,63 7.707,55 145,7 81,72 1,6

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường nhật bản (hậu) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w