PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRI PHƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Phong Chương, ngày 12 tháng 4 năm 2014 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC Đề nghị công nhận danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" năm học 2013 - 2014 Tên đề tài: Một số biện pháp để xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh ở trường THCS Nguyễn Tri Phương I. Sơ lược lý lịch: - Họ và tên: Nguyễn Văn Dự Bí danh: ( Không). Nam, Nữ: Nam. - Ngày, tháng, năm sinh: 12-3-1978 - Quê quán: Phong Chương, Phong Điền, Thừa Thiên- Huế. - Nơi thường trú: Phong Chương, Phong Điền, Thừa Thiên –Huế. - Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Phong Điền. - Chức vụ hiện nay: Phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm địa lý. - Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ: + Khó khăn: - Trường học đóng trên địa bàn khó khăn, là vùng bãi ngang, thấp trủng, đường sá đi lại còn khó khăn nhất là về mùa mưa lũ - Đoàn viên đa số ở các địa phương khác đến công tác, thiếu nhà công vụ, các điều kiện sinh hoạt nên cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ. - Các thành viên trong Ban chấp hành đều kiêm nhiệm nên thời gian dành cho hoạt động công đoàn còn hạn chế. - Công tác khen thưởng chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa thoả mãn công sức và thành tích hoạt động của đoàn viên. - Kinh phí hoạt động còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến 1 việc tổ chức các hoạt động. - Đoàn viên còn nặng về chuyên môn; đa số là nữ nên ít có thời gian để tham gia các hoạt động phong trào. + Thuận lợi: - Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Công đoàn giáo dục Phong Điền, chi bộ trường THCS Nguyễn Tri Phương. Đặc biệt sự phối hợp nhịp nhàng giữa công đoàn với nhà trường và các tổ chức khác trong nhà trường. - Đội ngũ cán bộ, đoàn viên đa số nhiệt tình, năng nỗ, có ý thức xây dựng khối đoàn kết nội bộ, không ngừng học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và có tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. - Thông tin hai chiều từ BCH đến các tổ công đoàn, đoàn viên khá kịp thời; được đông đảo cán bộ, đoàn viên ủng hộ tạo sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ chung. II. Sơ lược những đặc điểm, tình hình đơn vị: Trong những năm học qua, đặc biệt là năm học 2013- 2014 công đoàn cùng với nhà trường với những đổi mới, những cải tiến trong công tác quản lý giảng dạy đặc biệt đã phát huy được vai trò tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, và tham gia các hoạt động nhà trường đã gặt hái những thành tích cơ bản như sau: - Thực hiện tốt kế hoạch phát triển giáo dục. - Có biện pháp, giải pháp để phát huy sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến phương pháp giảng dạy, thực hiện tốt đổi mới công tác quản lý. - Có 03 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh - Đã xây dựng tập thể giáo viên đoàn kết, yêu nghề, thương yêu học sinh từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ, giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định hiện hành. 2.1. Thuận lợi: - Trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu kế hoạch đào tạo. - Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đoàn kết, có ý thức trách nhiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. - Xây dựng cơ sở vật chất, môi trường giáo dục, cảnh quan sư phạm, đáp ứng yêu cầu giáo dục cho học sinh. - Cán bộ giáo viên, nhân viên gương mẫu, chấp hành đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, về tổ chức quản lý nhà trường, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, vững mạnh. - Trong năm học vừa qua chất lượng giảng dạy và kết quả học tập của học sinh tăng lên rõ rệt. Cụ thể là tỷ lệ học sinh khá giỏi và chất lượng đại trà tăng lên so với các năm học trước. -Trường THCS Nguyễn Tri Phương đang từng bước xây dựng để được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. 2 - Điều kiện, phương tiện dạy học của nhà trường ngày càng được cải thiện theo hướng hiện đại phục vụ tốt cho việc dạy và học. - Qua nhiều năm phấn đấu, đội ngũ giáo viên và học sinh đã xây dựng được phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Chất lượng giáo dục ngày càng được ổn định và nâng cao. - Trường đạt nhiều thành tích trong các hội thi chung của toàn ngành như hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, Bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, thi học sinh giỏi Huyện, thi viết chữ đẹp của giáo viên và học sinh … Đó là nền tảng vững chắc mà mỗi một thành viên trong nhà trường kế tục, phát huy và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thành tích của trường trong năm học 2013- 2014: Đã tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn của Phòng GD-ĐT Phong Điền và đã đạt được nhiều thành tích trong các hội thi như: Giải nhì môn Âm nhac cấp tỉnh và hai giáo viên được công nhận giáo viên giỏi cấp tỉnh, giải khuyến khích viết chữ đẹp của giáo viên cấp huyện , giải nhì môn sinh 9, giải ba môn sử 9, giải ba địa 8, giải khuyến khích vật lí 8, giải ba và hai giải khuyến khích viết chữ đẹp của học sinh cấp huyện đặc biệt là có hai học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh giải ba bộ môn sinh 9, giải khuyến khích sử 9 đó là nỗ lực phấn đấu không ngừng của thầy trò trường THCS Nguyễn Tri Phương. 2.2. Khó khăn: - Trường đóng trên địa bàn thấp trủng nên gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại vào mùa mưa lũ. - Đời sống đại đa số phụ huynh khó khăn, học sinh con hộ nghèo khá đông nên thiếu sự phối hợp với nhà trường trong việc chăm lo giáo dục học sinh. Nhiều học sinh còn phải phụ giúp công việc gia đình ít có cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, giao lưu tiếp xúc với bạn bè nên khả năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. - Cơ sở vật chất của nhà trường, đặc biệt là sân chơi, bãi tập, hệ thống tường rào, nhà vệ sinh đang cải thiện dần nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ . - Giáo viên đa số ở xa nên vấn đề nơi ăn chốn ở còn gặp nhiều khó khăn ,đội ngũ giáo viên thường xuyên biến động nên ảnh hưởng đến công tác dạy và học. III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm: Thực hiện mục tiêu, phương hướng Đại hội XI Công đoàn Việt Nam “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn theo hướng vì đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước; tập trung hướng về cơ sở, thực hiện tốt chức năng chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập 3 công đoàn cơ sở, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Và chương trình hành động của Công đoàn giáo dục Phong Điền nhiệm kỳ 2013-2018 “ Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động Công đoàn; vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động ; vì sự phát triển nhanh, bền vững của sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Phong Điền trong giai đoạn mới” Với thực tiễn của hoạt động công đoàn cơ sở trường THCS Nguyễn Tri Phương, với vai trò là chủ tịch Công đoàn bản thân luôn trăn trở làm thế nào để xây dựng công đoàn trở thành một công đoàn cơ sở vững mạnh nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong thời kỳ mới và ngang tầm với các công đoàn trên địa bàn huyện nhà nên bản thân đã chọn đề tài “Một số biện pháp để xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh ở trường THCS Nguyễn Tri Phương” IV. Những giải pháp chính của sáng kiến sáng kiến kinh nghiệm. 4.1. Nâng cao chất lượng sinh hoạt công đoàn - Công đoàn cơ sở có vững mạnh thì tổ chức công đoàn mới mạnh.Vị trí, vai trò của công đoàn cao hay thấp là phụ thuộc vào những gì công đoàn đem lại cho đoàn viên. Để phát huy được vai trò đó, việc tổ chức sinh hoạt thường xuyên là yếu tố rất cần thiết. Và đó cũng là một trong các điều kiện để đánh giá công đoàn vững mạnh. Thực tế cho thấy, công đoàn cơ sở nào có nội dung sinh hoạt đa dạng, hấp dẫn thì công đoàn nơi đó có phong trào CNVC-LĐ sôi nổi, phong phú, tinh thần dân chủ được phát huy. Ngược lại, những Công đoàn cơ sở tổ chức sinh hoạt lấy lệ qua loa đại khái, ít người quan tâm bàn bạc, thảo luận đến nội dung sinh hoạt thì ở những nơi đó, hoạt động công đoàn rất mờ nhạt và kém hiệu quả. - Để nâng cao chất lượng sinh hoạt, trước hết công đoàn cơ sở phải gắn việc đổi mới nội dung với phương thức hoạt động. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức công đoàn, vào các chương trình hoạt động của công đoàn cấp trên bám sát vào nhiệm vụ chính trị của cơ quan để xây dựng nội dung, phương thức hoạt động. Định kì, công đoàn đã đánh giá kết quả hoạt động công đoàn, tổng kết công tác thi đua khen thưởng, xây dựng chương trình nhiệm vụ cho từng tháng, năm cụ thể. Trên cơ sở đó, chọn những việc trọng tâm cần tổ chức triển khai trong từng tháng, từng quý hoặc vào dịp các ngày kỉ niệm lịch sử của đất nước, của ngành, của địa phương mình. Công đoàn nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tìm hiểu hoàn cảnh của đoàn viên, nhắc nhở đoàn viên 4 thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm trong công tác, cải tiến lề lối làm việc, xây dựng nếp sống văn minh nơi công sở, chấp hành nghiêm túc nội qui kỉ luật của ngành, phát huy sáng kiến về kinh nghiệm dạy học để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc. - Nội dung sinh hoạt đã đề cập đến các vấn đề thiết thực như các quyền lợi cơ bản, hợp pháp, chính đáng về tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT chế độ làm việc thêm giờ… - Mỗi kì sinh hoạt, công đoàn đã tập trung vào một số nội dung cơ bản, không dàn trãi nhiều hoặc rập khuôn cứng nhắc. Trong sinh hoạt lấy đoàn viên làm trung tâm nhằm phát huy trí tuệ cá nhân thành sức mạnh tập thể. Đó là điều cốt lõi trong nâng cao chất lượng sinh hoạt công đoàn cơ sở. Trước khi tổ chức sinh hoạt, BCH công đoàn phải họp trước để bàn bạc kĩ lưỡng nội dung của cuộc họp. Trong sinh hoạt điều hành linh hoạt, rõ ràng; tạo không khí cởi mở, dân chủ để đoàn viên gắn kết với tổ chức công đoàn. 4.2. Phối hợp với nhà trường, chi đoàn và ban đại diện cha mẹ học sinh. - Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của giáo viên, công nhân viên lao động.Vào đầu năm học, công đoàn phối hợp với nhà trường tổ chức Hội nghị CBCC theo sự chỉ đạo của cấp trên; tham gia xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ của cơ quan đơn vị; xây dựng các tiêu chí thi đua và vận động CBCC đăng kí các danh hiệu thi đua của cá nhân, tập thể; ký kết quy chế phối hợp giữa Hiệu trưởng với Ban Chấp hành công đoàn nhà trường. Các nội dung quy định đều được nhất trí thông qua tại Hội nghị CBCC và tổ chức thực hiện một cách nghiêm chỉnh. - Ngoài việc phối hợp với nhà trường, công đoàn đã cùng với chi đoàn thanh niên và ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động thi đua nhằm chào mừng các ngày lễ lớn như: ngày nhà giáo Việt Nam ( 20/11), ngày phụ nữ Việt Nam ( 20/10), ngày quốc tế phụ nữ ( 08/3)… 4.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục - Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên được tổ chức nghiêm túc. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những quy định của ngành và tổ chức công đoàn các cấp đều được thông tin kịp thời đến đoàn viên; những thông tin được phổ biến lồng ghép thông qua cuộc họp của Hội đồng sư phạm hoặc tại mỗi kỳ sinh hoạt công đoàn. Đây là nơi trao đổi thông tin, phục vụ thiết thực trong việc nâng cao những hiểu biết cho người lao động về quyền và nghĩa vụ chính đáng của mình. Công đoàn cũng đã từng bước xây dựng tủ sách riêng, mặc dù số bản sách còn ít nhưng bước đầu phục vụ nhu cầu thông tin về những kiến thức công đoàn cho đoàn viên. Từ đó, nhận thức xã hội của nhà giáo và người lao động trong cơ quan đơn vị ngày một nâng cao. Trong nhiều năm liền, nhà trường không có đoàn viên vi phạm khuyết điểm, bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; không có 5 đoàn viên nào vi phạm đạo đức nhàgiáo. - Công đoàn cũng đã quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục trong nữ đoàn viên. Đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức cho nữ đoàn viên về bình đẳng giới, về hôn nhân gia đình, dân số kế hoạch hóa gia đình, thực hiện các phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”… Đồng thời hưởng ứng các cuộc vận động “Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở”, nhất là tinh thần “tương thân tương ái”, chương trình xây dựng “Mái ấm Công đoàn”… Thực hiện có hiệu quả chủ trương xoá đói giảm nghèo của Đảng, khơi dậy truyền thống tương thân tương ái, qua đó nâng cao vị thế của Công đoàn. 4.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn vững mạnh. - Công tác xây dựng tổ chức công đoàn được quan tâm thường xuyên. Qua kỳ đại hội, công tác nhân sự và bầu cử được cấp ủy và chi bộ Đảng lãnh đạo sâu sát, chặt chẽ trên tinh thần dân chủ, tôn trọng biểu quyết đúng đắn của quần chúng. Do đó, công đoàn cơ sở đã bầu chọn ra Ban chấp hành là những thành viên có năng lực kiêm nhiệm công tác công đoàn, có nhiệt huyết với phong trào và tổ chức hiệu quả các chương trình hoạt động. Mạng lưới tổ công đoàn được tổ chức rộng khắp ở các tổ chuyên môn và hoạt động khá hiệu quả. Những tâm tư, nguyện vọng của quần chúng được Ban chấp hành nắm bắt kịp thời thông qua đội ngũ tổ trưởng công đoàn và mang tính tập thể, phát huy được tinh thần dân chủ thực sự của nhà giáo và người lao động. Chủ tịch và phó chủ tịch công đoàn được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn công tác công đoàn do công đoàn cấp trên triệu tập. Ban chấp hành công đoàn, ủy ban kiểm tra, nữ công và ban thanh tra nhân dân đều có quy chế hoạt động cụ thể. Việc sinh hoạt được tổ chức đều đặn, định kỳ theo quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam. - Công tác phát triển đoàn viên cũng được chú trọng đúng mức. Những giáo viên, nhân viên mới về nhận công tác, công đoàn tổ chức tuyên truyền, vận động. Trên cơ sở đó, người lao động tự nguyện viết đơn gia nhập công đoàn, Ban chấp hành họp thống nhất ra quyết định kết nạp. Công tác quản lí đoàn viên, hồ sơ sổ sách công đoàn, thu chi tài chính được thực hiện theo quy định của Điều lệ công đoàn và các quy định khác về công tác quản lý tài chính của Nhà nước. - Công tác xây dựng Đảng luôn được chú trọng. Hàng năm, Ban chấp hành công đoàn đã nghiêm túc tham gia góp ý xây dựng các thành viên trong Cấp ủy chi bộ, đảng viên một cách thẳng thắn, chân thành. Công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho chi bộ bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới đạt tỉ lệ cao. Trong năm học này đã kết nạp 03 đảng viên mới và 03 đoàn viên đang làm hồ sơ. - Ban chấp hành công đoàn căn cứ vào năng lực của các thành viên để phân công ủy viên phụ trách và chịu trách nhiệm về những công việc được phân công. Tổ chức và tham gia đầy đủ các hoạt động văn nghệ, thể thao, các hội thi của ngành và địa phương tổ chức. 6 - Công tác nữ công được Ban chấp hành đặc biệt chú trọng, đã phân công 01 ủy viên phụ trách công tác này, đã thành lập Ban nữ công. Hàng năm đã căn cứ vào kế hoạch hoạt động của Tổng liên đoàn, Công đoàn Giáo dục Ban nữ công đã xây dựng kế hoạch của mình. Trong các hoạt động đã có tổng kết, đánh giá phong trào và tổng kế công tác nữ công vào dịp 08/03. 4. 5. Làm tốt công tác thi đua – khen thưởng - Hằng năm, vào đầu năm học, căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ công tác công đoàn của ngành Giáo dục, những nội dung, nhiệm vụ công tác của cơ quan đơn vị, Ban chấp hành công đoàn cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động, trình Cấp ủy phê duyệt, lấy ý kiến thống nhất của đoàn viên công đoàn sau đó tổ chức thực hiện. Các chương trình được lồng ghép hài hòa với các cuộc vận động lớn của ngành và được xây dựng cụ thể ở mỗi tháng, mỗi đợt thi đua, Ban chấp hành công đoàn đều trình Cấp ủy phê duyệt, xin ý kiến chỉ đạo thống nhất; sau đó phát động, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cụ thể, đầy đủ; tuyên dương, khen thưởng công minh, kịp thời động viên phong trào thi đua yêu nước. - Công đoàn cử người tham gia vào Hội đồng thi đua, ban “Vì sự tiến bộ phụ nữ” và các hội đồng nhà trường liên quan đến quyền, lợi ích của nhà giáo và người lao động; chủ động đề xuất với Hiệu trưởng có những biện pháp chăm lo cải thiện đời sống và điều kiện làm việc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Công đoàn đã xây dựng quỹ khuyến học để nhằm động viện cho con của đoàn viên có thành tích trong học tập. Bên cạnh đó, công đoàn cơ sở còn tham gia và chỉ đạo Ban thanh tra nhân dân nhà trường tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước, Ngành và địa phương liên quan đến quyền và lợi ích của nhà giáo. Đặc biệt, Ban chấp hành công đoàn gần gũi, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhà giáo và người lao động, phối kết hợp cùng lãnh đạo nhà trường giải quyết thỏa đáng những băn khoăn của quần chúng. Ban chấp hành công đoàn cùng với Hiệu trưởng trực tiếp trả lời chất vấn những thắc mắc của đoàn viên trong Hội nghị CBCC, trong một số phiên họp Hội đồng sư phạm hoặc trong một số buổi sinh hoạt chuyên đề, lễ kỷ niệm…Do vậy, trong nhiều năm qua, toàn trường không có đơn thư khiếu nại, tố cáo của đoàn viên. Cơ quan đơn vị có sự đoàn kết, thống nhất. V. Dự đoán, kết quả và ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm vi toàn huyện mà sáng kiến có thể mang lại: 5.1. Dự đoán : Với các biện pháp nêu trên, tôi nghỉ rằng, đó là các biện pháp vừa mang tính lý luận, vừa có giá trị thực tiễn cao, và đây là vấn đề tuy là không mới nhưng vẫn mang tính thời sự hiện nay trong hoạt động để nhằm xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. Với các biện pháp nêu 7 trên, nếu vận dụng tốt trong thực tiễn công tác ở các công đoàn cơ sở hy vọng sẽ mang lại một kết quả khả quan trong việc các hoạt động của công đoàn. Riêng bản thân tôi qua một năm thực hiện các biện pháp nêu trên, mặc dù thực tế chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp, hoặc thực hiện chưa đồng bộ, chưa thường xuyên nhưng đã đem lại một số kết quả. 5.2. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các giải pháp : - Với vai trò là tổ chức đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn cơ sở trường THCS Nguyễn Tri Phương đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, thường xuyên quan tâm chăm lo đến quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên. Quan tâm và kịp thời thăm hỏi các trường hợp ốm đau của bản thân đoàn viên, bố mẹ và con; tặng quà Trung thu cho con của đoàn viên, quà Tết nguyên đán cho đoàn viên. Các quyền lợi của đoàn viên như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nâng lương định kỳ, nâng lương trước thời hạn, nghỉ dưỡng và các quyền lợi khác được thực hiện đầy đủ chế độ Nhà nước qui định. - Thường xuyên tổ chức vận động cán bộ, đoàn viên tích cực tham gia các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, các hoạt động xã hội, từ thiện do các ngành, các cấp phát động. Năm học 2013 - 2014, tiếp tục chăm sóc 01 địa chỉ nhân đạo với số tiền 450.000 đồng/Quý. Vận động đóng góp, ủng hộ quỹ người nghèo, nạn nhân chất độc da cam/Dioxin… Tham gia đóng góp các quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ mái ấm công đoàn và các quỹ xã hội khác đều đạt chỉ tiêu quy định. Tổng số tiền ủng hộ, đóng góp trên 11.242.965 đồng. Năm 2014, có 06 đoàn viên đã tham gia hiến máu nhân đạo. - Các phong trào thi đua yêu nước do ngành phát động cũng được công đoàn triển khai thực hiện có hiệu quả. Toàn thể cán bộ, đoàn viên đều đăng ký thi đua ngay từ đầu năm và thực hiện tốt trong năm với những nội dung thi đua thiết thực, cụ thể. Đến nay, các tổ công đoàn thể và đoàn viên đều đã có nhiều cố gắng hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua đã đề ra. Thông qua phong trào thi đua yêu nước tạo ra được khí thế lao động sôi nổi, phấn khởi trong toàn cơ quan. Một số phong trào đã được tổ chức thực hiện có hiệu quả như phong trào: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Tham gia các Hội thi do Phòng tổ chức với kết quả đạt 01 giải ba về Hồ sơ tổ chuyên môn, 01 hồ sơ cá nhân được công nhận và 01 giải khuyến khích viết chữ đẹp giáo viên. Có 03 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI trong đó có 01 đạt giải nhì môn Âm nhạc. Các nội dung thi đua đều gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra. 8 - Đã tổng kết phong trào thi đua phụ nữ 2 giỏi “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đạt kết quả tốt; tổ chức tọa đàm gặp mặt nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), ngày Quốc tế phụ nữ ( 08/3) thưởng cho các cháu đạt thành tích cao trong học tập, tặng quà cho các cháu nhân Tết trung thu. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, không có trường hợp đoàn viên sinh con thứ 3. Năm 2013, có 17/19 ( 89,5%) nữ đoàn viên đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, 100% gia đình đạt gia đình văn hoá, 100% đoàn viên đăng ký danh hiệu đoàn viên công đoàn xuất sắc, trong đó có 01 đoàn viên xuất sắc tiêu biểu đề nghị LĐLĐ huyện khen thưởng và 12 đoàn viên đề nghị Công đoàn Giáo dục huyện khen thưởng. 5.3. Ảnh hưởng có sức lan toả: Mặc dù đã có những kết quả nhưng vẫn chưa như sự mong muốn, mới chỉ dừng lại ở mức độ đạt kế hoạch đã đề ra, nhưng nhìn chung qua việc thực hiện các biện pháp nêu trên, bước đầu cũng đã có những kết quả đáng ghi nhận. VI. Kết luận Qua một năm thực hiện đề tài tôi thiết nghĩ để xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh thì Ban chấp hành trong đó đặc biệt là chủ tịch phải hết lòng vì công việc, luôn luôn trăn trở, tìm ra các biện pháp tối ưu và biết kết hợp, tổng hợp các biện pháp, phát huy mặt mạnh của đoàn viên, tranh thủ sự ủng hộ của xã hội. Trên đây là đề tài “Một số biện pháp để xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh ở trường THCS Nguyễn Tri Phương” mà bản thân đã lập và thực hiện trong năm học này. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng chắc rằng còn có nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy giáo, cô giáo và các đồng nghiệp để tôi hoàn thành tốt công việc của mình. XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH TRƯỜNG Xếp loại:…………… TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH HIỆU TRƯỞNG Lê Thông NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN 9 XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH HUYỆN: Xếp loại:……. TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH 10 . đến nội dung sinh hoạt thì ở những nơi đó, hoạt động công đoàn rất mờ nhạt và kém hiệu quả. - Để nâng cao chất lượng sinh hoạt, trước hết công đoàn cơ sở phải gắn việc đổi mới nội dung với. đoàn của ngành Giáo dục, những nội dung, nhiệm vụ công tác của cơ quan đơn vị, Ban chấp hành công đoàn cơ sở xây dựng kế hoạch hoạt động, trình Cấp ủy phê duyệt, lấy ý kiến thống nhất của đoàn. nghiệm: Thực hiện mục tiêu, phương hướng Đại hội XI Công đoàn Việt Nam “Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn theo hướng vì đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển