HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VỚI VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC.

10 419 0
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VỚI VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VỚI VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ VÀ LỚP VỚI VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ VÀ NÂNG CAO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC. CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC.  I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sơ khoa học: Xuất phát từ mục tiêu chung của giáo dục THCS là củng cố và phát triển những kết quả giáo dục Tiểu học, tiếp tục phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN có trình độ học vấn, có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học PTTH, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.Bắt đầu từ năm học 2001-2002, với chủ trương thay sách giáo khoa , đổi mới nội dung, phương pháp dạy học của Bộ GD&ĐT; hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được xem như một bộ môn chính khoá trong nhà trường ở cấp học THCS với những mục tiêu cụ thể sau: - Củng cố, bổ sung những kiến thức đã học ở trên lớp; tạo điều kiện thuận lợi để các em làm quen với những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; giúp các em có cơ hội liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống. - Làm quen và luyện tập những kĩ năng cơ bản, cần thiết của học sinh THCS như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể một cách chủ động và có trách nhiệm, kĩ năng giải quyết các tình huống, sự việc nảy sinh trong hoạt động tập thể nhà trường, gia đình và cộng đồng. - Có thái độ đúng đắn, có tình cảm tích cực thể hiện sự hứng thú đối với hoạt động, phấn khởi khi được góp sức lực và khả năng của mình vào hoạt động tập thể. Hơn nữa, hoạt động ngoài giờ (HĐNG) là một hoạt động nối tiếp hoạt động, dạy học trên lớp là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh. Nội dung của HĐNG khá phong phú ; vừa liên quan đến nội dung của các môn học, vừa liên quan đến các lĩnh vực giáo dục đạo đức, lao động, giáo dục thể chất, giáo dục pháp luật, giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dục dân số, giáo dục môi trường 2. Cơ sở thực tiễn: Từ thực tiễn công tác dạy học và công tác quản lí chuyên môn trong những năm qua. Bản thân tôi nhận thấy rằng, công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp nếu được quan tâm đứng mức và thực hiện phù hợp với điều kiện thưc tế của từng đơn vị; không những thực hiện việc giảng dạy đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT mà còn góp phần vận động duy trì sĩ số học sinh và nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên trong những năm qua, do nhiều nguyên khách 1 quan khác nhau mà công tác hoạt động giáo dục NGLL chưa được quan tâm đúng mức, chưa có những đánh giá tổng kết cũng như chưa đưa ra được những biện pháp thựuc hiện phù hợp với vùng miền. Xuất phát từ cơ sở khoa học và cơ sở thực tiển trên, qua quá trình giảng dạy và công tác tại trường THCS BTCX Trà Don, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài: Hoạt động ngoài giờ lên lớp với việc duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy học. II. THỰC TRẠNG. 1.Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Phòng GD &ĐT, lãnh đạo nhà trường và ý thức cao của tập thể giáo viên. - Đa số giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình và có tâm huyết với nghề nghiệp. - Học sinh bước đầu có những hứng thú và tích cực trong các hoạt động tập thể. - Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học tương đối đảm bảo. 2. Khó khăn: - Trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu của học sinh chưa cao; học sinh chưa dạn dĩ trong giao tiếp hằng ngày, yếu khả năng diễn đạt trước tập thể. - Tài liệu để tra cứu phục vụ cho các hoạt động dạy học hầu như không có ngoài sách giáo khoa,sách giáo viên về hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp còn thiếu và chưa đồng bộ. - Một số giáo viên mới vào nghề chưa được tập huấn về công tác hoạt động NGLL. III/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Từ những thuận lợi và khó khăn trên, để hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao. Chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp sau: 1. Đối với lãnh đạo nhà trường, phụ trách công tác chuyên môn: - Nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí, ý nghĩa, tác dụng của công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Chỉ đạo sâu sát, thường xuyên và hỗ trợ kinh phí kịp thời cho những hoạt động NGLL cần số kinh phí lớn. - Tập huấn lại công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp cho những giáo mới vào nghề. - Xây dựng và thành lập được Ban Hoạt động NGLL với những thành viên có kinh nghiệm và tâm huyết; có kế hoạch công tác Hoạt động NGLL cụ thể cho từng khối lớp, từng năm học. 2. Đối với tổ, nhóm chuyên môn: - Tổ, nhóm chuyên môn phân công giáo viên nghiên cứu kỹ chương trình giảng dạy để lựa chọn những chủ điểm phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh cũng như điều kiện thưc tế của đơn vị đê lên một PPCT chung cho toàn cấp học - Phân công giáo viên phối hợp soạn hệ thống câu hỏi, tình huống, lựa chọn nội dung cho từng hoạt động lớn. 2 3. Đối với giáo viên: - Cần nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí, ý nghĩa, tác dụng của công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Thường xuyên cập nhật kiến thức, nắm bắt tin tức thời sự, đường lối chủ trương chính sách của Đảng , Nhà nước có liên quan đến nội dung bộ môn giảng dạy, lồng ghép các chuyên đề sinh động thu hút tính hiếu kỳ, ham hiểu biết của học sinh các khối lớp. - Xây dựng được kế hoạch và thiết kế được các hoạt động NGLL một cách cụ thể và rõ rang. Chuẩn bị đầy đủ các nội dung, các điều kiện cần thiêt cho một hoạt động NGLL. - Giáo viên sưu tập tư liệu ,soạn câu hỏi phù hợp với nội dung của từng hoạt động, từng chủ điểm. Yêu cầu câu hỏi và câu trả lời nhanh, ngắn gọn, đảm bảo thời gian. - Phân công cho các tổ, từng học sinh chuẩn bị tốt các nội dung, các diều kiện thiết yếu. 4. Đối với học sinh: - Tự chuẩn bị các nội dung giáo viên đã yêu cầu. - Hình thành thói quen biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, nâng cao nhận thức hiểu biết về chính trị, xã hội trong nước và thế giới. - Khơi dậy ý thức ham học tập, ham hiểu biết, hình thành thói quen đọc báo, đọc sách, xem tivi, nghe thời sự- cập nhật kiến thức hàng ngày qua những hình thức thông tin đại chúng. Hoạt động giáo dục NGLL với nội dung và hình thức khá phong phú và đa dạng.Tôi xin được đưa ra một hoạt động giáo dục NGLL để tham khảo. Hoạt động NGLL : “ Hội vui học tập” Khối lớp 9 Trường THCS BTCX Trà Don, năm học 2008-2009. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Yêu cầu giáo dục: - Ôn tập, củng cố, mở rộng, bổ sung kiến thức đã học trên lớp, cùng trao đổi kinh nghiệm, phương pháp học tập. - Tạo hứng thú, ý thức tự giác học tập cho học sinh, tạo khả năng tự tin trước tập thể. - Rèn luyện tác phong chửng chạc, tư duy mạch lạch, sang tạo; rèn luyện trí thông minh, khả năng nhớ của học sinh. 2. Nội dung và hình thức hoạt động: a. Nội dung: - Câu hỏi ôn tập một số bộ môn đã học( có lựa chọn, ngắn gọn, súc tích và thiết thực) - Các bài toán vui, các câu đố, các tình huống. - Trao đổi kinh nghiệm, phương pháp học tập. b. Hình thức hoạt động: - Thi trả lời câu hỏi, câu đố, giải quyết các tình huống kết hợp với văn nghệ trao đổi kinh nghiệm. 3. Chuẩn bị hoạt động: 3 a. Về phương tiện hoạt động; - Nội dung: các câu hỏi, câu đố, tình huống và các đáp án. - Quy ước và hướng dẫn chấm cho từng câu hỏi, thể lệ hội thi. - Các phương tiện về âm thanh, ánh sang, phần thưởng b. Về tổ chức: + Giáo viên chủ nhiệm đề nghị với giáo viên bộ môn có liên quan giúp đỡ chuẩn bị câu hỏi, câu đố, bài toán vui, các tình huống VD: **ĐỐI VỚI CÁC BỘ MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI: - Yêu cầu học sinh có kiến thức phổ thông cơ bản, bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, biết vận dụng những kiêïn thức về văn học, lịch sử dân tộc và thế giới, hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các quan hệ bản thân với người khác, với công việc và với môi trường sống xung quanh các em. - Học sinh biết đánh giá hành vi của bản thân, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, hướng đến những giá trị xã hội tốt đẹp, tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội tích cực. *Câu hỏi: Môn Lịch sử , Địa lí, GDCD, Thể dục: 1) Tỉnh Quảng Nam có 1 huyện mới chia tách thành 2 huyện mới. Đó là những huyện nào? -Đáp án: Quế Sơn. Chia thành 2 huyện : Quế Sơn, Nông Sơn. 2) Huyện Nam Trà My hiện có bao nhiêu xã? Kể tên các xã đó? -Đáp án: 10 xã : Trà Linh, Trà Nam, Trà Cang, Trà Don, Trà Vân, Trà Vinh, Trà Mai, Trà Tập, Trà Dơn, Trà Leng. 3) Bao nhiêu tuổi được đi xe đạp? Bao nhiêu tuổi được đi xe máy? -Đáp án: Xe đạp : 12 tuổi, xe máy: 16 tuổi. 4) Trong bóng đá Mini, chấm phạt đền cách khung thành bao nhiêu mét? - Đáp án: 5,30mét . 5) Hãy cho biết ngày lễ trọng đại của dân tộc ta trong tháng 3 âm lịch hàng năm? Em biết gì về ngày đó? - Đáp án: Ngày 10 tháng 3 - Giỗ tổ Hùng Vương. 6) Nêu tên 3 quốc gia có số núi lửa hoạt động mạnh nhất trong lịch sử thế giới? - Đáp án: Nhật Bản, Hoa kỳ, Inđônesia. 7) Kể tên 9 hành tinh trong hệ mặt trời. Trái đất là hành tinh ở vị trí thứ mấy? - Đáp án: Sao Thuỷ, sao Kim, T.Đất, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương, Diêm Vương. *Câu hỏi Môn Văn - Tiếng Việt: 1) Truyện Kiều có bao nhiêu câu? Đọc một câu trong truyện Kiều? - Đáp án: Có 3 254 câu. 4 2) Nhà văn người Nga Mác Xim Ki đã cho ta biết mục đích việc học văn. Theo em học văn để làm gì? Ô chữ có 8 chữ cái: Học văn để : L À M N G Ư Ờ I 3)Hãy đọc những câu ca dao nói về MẸ . Đáp án: -Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa. Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương. -Đói lòng ăn hột chà là Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng. -Mẹ già như mít chín cây. Gió đông tôi cũng sợ, gió tây tôi cũng buồn. 4)Tìm từ Hán Việt có nghĩa là mẹ con: - Đáp án: Mẫu tử. 5) Cho biết 3 câu sau đây đã dùng”Biện pháp TT” gì? Miệng nam mô bồ dao găm. Làm thì nhát, ăn thì siêng. Dốt nát mà kiêu ngạo. - Đáp án: dùng biện pháp “Đối ngữ tương phản “. 6) Gái một con trông mòn con mắt. Gái hai con, con mắt liếc ngang. Ba con : Cổ gẳng, răng vàng. Bốn con: Quần áo đi ngang khét mùi. Năm con:Tóc rối tổ cu. Bài ca dao trên khuyên mọi người phải thực hiện điều gì? - Đáp án: Sinh đẻ có kế hoạch. 7) Dốc gì anh vệ quốc quân. Dô hò kéo pháo vang ngân núi rừng. Làm nên chiến thắng oai hùng. Điện Biên sử sách vang lừng khắp nơi. - Đáp án: Dốc Pha Đin - Lai Châu. *Môn Anh Văn: 1) How do people grret each other for the first meeting? what do people say each other for the first meeting? - Đáp án: Nice to meet you Glad to see you Pleased to meet you 2) How often do you go to school? - Đáp án: Evety morning 5 **Ở BỘ MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN: Yêu cầu học sinh có kiến thức phổ thông cơ bản bước đầu hình thành thế giới quan khoa học, biết vận dụng những kiến thức khoa học đã học để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên , phù hợp với yêu cầu của xã hội, của đất nước, của xu thế thời đại mới. - Học sinh biết sử dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng tự nhiên thường xảy ra trong môi trường các em đang sống, vận dụng kiến thức đã học ứng dụng vào cuộc sống sản xuất ở gia đình và địa phương. - Hình thành và rèn luyện khả năng thu thập, xử lí, tổng hợp và trình bày những thông tin bằng hiểu biết của các em. - Xây dựng tình yêu thiên nhiên và con người lao động, có niền tin vào thành tựu khoa học, có ý thức tìm hiểu giải thích khoa học về các hiện tượng tự nhiên xung quanh. *Câu hỏi Hoá Học: 1)Hiện tượng nhà kính là gì? - Đáp án: Là sự tích tụ khí Cacbonic trong khí quyển. 2) Nguyên tố nào có nhiều nhất trong không khí? - Đáp án: Nguyên tố Nitơ 3) Bằng kiến thức hoá học hãy giải thích làm thế nào để biến chìa khoá đồng thành chìa khoá vàng? - Đáp án: Bỏ chìa khoá đồng vào dung dịch muối vàng . Đồng có tính chất hoá học mạnh hơn vàng nên đẩy vàng ra khỏi hợp chất của nó mà bám vào bề mặt của chìa khoá đồng. *Môn Sinh Vật: 1)Vì sao nói HIV / AIDS là mối hiểm hoạ của loài người? - Đáp án: Vì mọi người, mọi lứa tuổi, mọi dân tộc đều có thể bị nhiễm bệnh. 2)Vì sao phải tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em? Hiện nay nhà nước ta đang đầu tư để tiêm chủng phòng những bệnh nào ở trẻ em? - Đáp án: Trẻ mới ra đời đến 6 tháng tuổi có kháng thể từ sữa mẹ truyền sang nên được miễn dịch tự nhiên. Từ 6 tháng tuổi trở đi, do cơ thể còn yếu ớt nên dễ nhiễm bệnh- Vì vậy cần phải tiêm chủng phòng 6 bệnh ở trẻ: Lao, sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. 3) Vì sao trong ao cá chỉ thả cá mà lại có cả trai? - Đáp án: Vì ấu trùng trai bám vào da cá và nó sẽ phát triển trong ao thả cá. *Môn Toán: 1) Có 9 tấm bìa có 9 số. Hãy đặt các tấm bìa vào chỗ thích hợp để có phép tính đúng. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 3 x 5 8 = 1 7 4 = 2 9 x 6 6 Hay : 4 x 39 = 156 = 78 x 2. 2) Tính nhanh và so sánh A, B?. A = 1999 . 2001 B = 2000 2 . - Đáp án: Giải: A = 1999 . 2001. =(2000 - 1 ) (2000 + 1) = 2000 2 - 1 2 < 2000 2 = B Vậy : A < B. *Môn Vật lý: 1)Các loài cây trong sa mạc thường có lá nhỏ, lông dày hoặc có gai- Chọn câu đúng? a- Hạn chế bốc hơi. b- Đỡ tốn dinh dưỡng nuôi lá. c- Vì thiếu nước. d- Vì đất khô cằn. - Đáp án: Câu a đúng. + Học sinh suy nghĩ tìm hướng giải quyết các câu hỏi, câu đố, bài toán theo nội dung trên. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. + Phân công các học sinh khá, giỏi chuẩn bị trình bày kinh nghiệm, phương pháp để học tập tốt để trao đổi trong hội thi. + Cử BGK, BTK gồm lớp phó học tập và một số các sự môn học có liên quan. + Mời thầy cô giáo bộ môn có liên quan làm cố vấn cho chương trình. + Phân công người dẫn chương trình, phân công các đội chơi(nên phân theo tổ). + Phân công trang trí, chuẩn bị âm thanh , ánh sang, phần thưởng 4. Tiến hành hoạt động: a. Khởi động: - Hát tập thể. - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, BGK, BTK, các đội chơi. b. Cuộc thi: - Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi, câu đố, bài toàn vui - Các đội chơi trả lời, BGK nhận xét và cho điểm. - Trong quá trình hoạt động người dẫn chương trình linh động xen kẻ các tiết mục văn nghệ hoặc mời các bạn đã chuẩn bị nội dung về kinh nghiệm học tập lên phát biểu, trao đổi với lớp. - Những vấn đề nào chưa rõ, người dẫn chương trình mời Ban cố vấn giải đáp. 5. Kết thúc hoạt động: - BTK công bố điểm của từng đội chơi. - Mời GV CN, Ban cố vấn phát thưởng. - GVCN nhận xét, dặn dò. 7 IV. KẾT QUẢ: Quá quá trình áp dụng từ năm học 2007-2008 đến năm học 2008-2009. Bản thân nhận thấy có những chuyển biến và kết quả cụ thể như sau: - Công tác hoạt động NGLL ở đơn vị được quan tâm và đầu tư đúng mức.Các hoạt động được tổ chức thường xuyên và hiệu quả ngày càng cao.Hoạt động NGLL cấp khối lớp, cấp trường 1 lần/ 1 tháng; hoạt động ở các lớp 1 lần /1 tháng với nhiều hoạt động thiết thực và bổ ích như: Hội thi : “ An toàn giao thông và bạn”, Hội thi: “ Chúng em nhớ ơn thầy cô”, Hội thi: “ Bác Hồ với chúng em”, Hội thi: “ Hát về quê hương”, Hội vui học tập - Giáo viên có những nhận thức đúng đắn và có sự đầu tư cao cho các hoạt động NGLL. - Học sinh bước đầu có những chuyển biến tích cực như: tham gia đông đủ và tích cực trong các hoạt động, tự tin, dạn dĩ trước tập thể.Cá biệt có học sinh lười học, ham chơi không khép mình vào tập thể.Sau các hoạt động NGLL đã thu hút được sự tham gia tích cực ,hưng phấn , ham hiểu biết của các em và kết quả chất lượng đạo đức học sinh nhà trường cũng được nâng lên rõ rệt . - Tỉ lệ vận động và duy trì sĩ số ngày càng nâng cao hơn, chất lượng học tập ngày càng nâng cao và bền vững hơn. Cụ thể: 1. Vận động và duy trì sĩ số học sinh: + Năm học 2007-2008: Tổng số học sinh đầu năm: 192/ 106 nữ Tổng số học sinh cuối năm: 174/ 92 nữ Tỉ lệ duy trì: 90.6 %. + Năm học 2008-2009:( Tính đến thời điểm tháng 4/2009) Số học sinh đầu năm: 201/ 101 nữ. Chuyển đi: 7/2 nữ. Bỏ học ; 01/01 nữ. Duy trì : 193/ 98 nữ.Tỉ lệ duy trì: 99.5 %. 2. Chất lượng học tập: 8 Năm học 2007- 2008 TSHS đầu năm TSHS cuối năm Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL TL % SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 65 59 1 1.7 7 11.7 33 55.9 18 30.5 0 0 69 59 2 3.4 11 18.6 34 57.6 5 8.5 7 11.7 33 32 0 0 3 9.37 25 78.1 4 12.5 0 0 25 24 0 0 7 29.1 16 66.6 1 4.2 0 0 192 174 3 1.7 28 16.1 10 8 62.2 28 16.1 7 4.0 Kì I Năm học 2008- 200 63 60 0 0 6 9.5 38 60.3 11 17.5 5 7.9 56 53 0 0 8 15.1 35 66.0 8 15.1 2 3.8 52 50 1 2.0 8 16.0 34 68.0 6 12.0 1 2.0 30 30 0 0 4 13.3 22 73.3 4 13.3 0 0 201 193 1 1.1 26 13.5 12 9 66.8 39 20.2 8 4.1 V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Phải nhận thức một cách đúng đắn, vị trí, vai trò, tác dụng của bộ môn Hoạt động NGLL trong việc giáo dục toàn diện học sinh đặc biệt là công tác duy trì sĩ số học sinh. - Công tác Hoạt động NGLL phải được quan tâm đầu tư đúng mức, không sợ tốn công, tốn của và phải áp dụng một cách thường xuyên và triệt để.Khi nào và ở đâu có sự quan tâm và đầu tư đúng mức thì ở đó sẽ có hiệu quả cao. - Công tác hoạt động NGLL phải đưa vào công tác trọng tâm của mỗi đơn vị và là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua của giáo viên và học sinh các khối lớp. - Phải tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết hằng năm để rút kinh nghiệm và hoàn thiện cho những năm tiếp theo. VI. KẾT LUẬN: Trường THCS BTCX Trà Don cũng là một trong những xã vùng cao của huyện Nam Trà My với những thuận lợi và khó khăn đặc thù như đã nêu ở phần đầu.Tuy nhiên trong những năm qua, đặc biệt là năm học 2007-2008, 2008-2009, chúng tôi áp dụng những kinh nghiệm về công tác hoạt động NGLL được đúc rút từ quá trình thực tế của đơn vị và đã thu được những kêt quả tốt đẹp như đã nêu.Tôi hy vọng rằng, với những kinh nghiệm về công tác quản lí và tổ chức các hoạt động NGLL tôi đã trình bày, nếu được đông đảo các giáo viên nghiên cứu và và áp dụng một cách linh hoạt vào điều kiện cụ thể của từng lớp , từng đơn vị thì hiệu quả của công tác NGLL với việc duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy học sẽ được nâng lên và ngày càng bền vững.Mong nhận được nhiều sự đóng góp và chia sẽ của quý đồng nghiệp gần xa. 9 10 . TÀI: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VỚI VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ VÀ LỚP VỚI VIỆC DUY TRÌ SĨ SỐ VÀ NÂNG CAO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC. CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC. . lệ vận động và duy trì sĩ số ngày càng nâng cao hơn, chất lượng học tập ngày càng nâng cao và bền vững hơn. Cụ thể: 1. Vận động và duy trì sĩ số học sinh: + Năm học 2007-2008: Tổng số học sinh. trên, qua quá trình giảng dạy và công tác tại trường THCS BTCX Trà Don, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài: Hoạt động ngoài giờ lên lớp với việc duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy học. II. THỰC

Ngày đăng: 07/04/2015, 15:20