1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐƯA TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO CẢI TẠO VƯỜN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

11 3,3K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 70,5 KB

Nội dung

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ***-*** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐƯA TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO CẢI TẠO VƯỜN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Người viết sáng kiến: Vũ Văn Tuấn. Đơn vị công tác: UBND huyện Bảo Thắng. Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện. Bảo Thắng, ngày tháng 10 năm 2013 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bảo Thắng, ngày tháng 10 năm 2013 Kính gửi: - Uỷ ban nhân dân huyện; - Hội đồng sáng kiến cấp huyện; - Thường trực Hội đồng TĐKT huyện. Họ và tên: Vũ Văn Tuấn. Sinh ngày 04 tháng 05 năm 1964. Chức vụ: Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện. Đơ vị công tác: UBND huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai Trình độ chuyên môn: Đại học nông lâm Thái Niên. 1. Tên sáng kiến: Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào vườn cải tạo vườn cây ăn quả trên địa bàn huyện. 2. Nội dung sáng kiến, kinh nghiêm Bảo Thắng là một huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai, có mật độ dân cư đông, nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông và phát triển thương mại - dịch vụ. Đặc biệt có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất Nông lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản; đặc biệt là đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất; nâng cao thu nhập cho nhân dân. Căn cứ các Đề án, chương trình phát triển kinh tế nông lâm nghiệp và Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Chương trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp nông thôn huyện 2 Bảo Thắng giai đoạn 2011- 2015; Căn cứ vào nhiệm vụ được Ban chấp hành đảng bộ, UBND huyện phân công và kết quả điều tra, thống kê, đánh giá chất lượng vườn cây ăn quả trên địa bàn huyện. Theo số liệu thống kê năm 2012, diện tích cây ăn quả toàn huyện là 2.252 ha, trong đó các loài cây có diện tích lớn như nhãn là 705,6 ha, vải là 373,4ha; na 24,5 ha, chiếm khoảng 50 % tổng diện tích và tập trung chủ yếu trên địa bàn 2 xã Xuân Quang, Phong Niên. Các loài cây ăn quả trên địa bàn góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế hộ, tạo việc làm, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái…Tuy nhiên những năm qua do phát triển cây ăn quả một cách ồ ạt, công tác quản lý giống cây trồng chưa chặt chẽ, một số giống kém chất lượng không rõ nguồn gốc do người dân tự phát đưa vào địa bàn cùng với đầu tư chăm sóc và thực hiện quy trình kỹ thuật canh tác của người dân thiếu và chưa đúng kỹ thuật nên đã làm cho năng suất, chất lượng quả không cao, giá trị hàng hoá giảm sút, một vài nơi người dân đã chặt phá cây nhãn vải để thay trồng cây khác, cũng có nơi bỏ mặc không chăm sóc vì không có hiệu quả. Xác định rõ tầm quan trọng và yêu cầu, nhiệm vụ và từ những định hướng, chỉ đạo phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của tỉnh, của huyện. Với cương vị là Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban Nhân dân huyện được phân công phụ trách Khối Nông lâm nghiệp qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công, Tôi đã chỉ đạo các cơ quan Khối kinh tế nông lâm nghiệp “Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cải tạo vườn cây ăn quả trên địa bàn huyện” bằng việc xây dựng 02 dự án: Dự án cải tạo giống và phát triển vùng sản xuất hàng hóa các cây nhãn, na ở xã Xuân Quang, Phong Niên; dự án Phát triển vùng trồng cam không hạt chất lượng cao, giai đoạn 2013-2015. Với mục đích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cải tạo vườn cây ăn quả, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị kinh tế; tạo thành vùng sản xuất hoàng hóa chất lượng cao; nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vũng. 3. Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm: 3 Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào cải tạo vườn cây ăn quả trên địa bàn huyện bằng việc ghép cải tạo Nhãn bằng việc đưa giống nhãn chất lượng và chín muộn vào trồng; Quy hoạch trồng mới cây Na, Cây Cam không hạt chất lượng cao với kỹ thuật trồng, chăm sóc được áp dụng kỹ thuật, quy trình trồng, chăm sóc loài cây nhãn, cây na, ghép cải tạo cây nhãn của Viện nghiên cứu rau quả. Trọng tâm của quy trình ghép cải tạo cây nhãn là đốn, ghép, tạo bộ tán thấp, rộng, tiếp nhận chiếu sáng cao dễ chăm sóc, thu hoạch kết hợp với kỹ thuật bón phân hợp lỹ ( Đối với phân vi sinh và phân lân super ta xới xung quanh tán cây xong cho phân vào vào lấp đấp lại rồi tưới, còn phân đạm urê và phân kali ta hòa ra nước tưới vào xunh quanh tán cây hoặc ta rắc phân vào xung quanh tán cây rồi tưới nước. Ghép cải tạo vườn Nhãn kèm hiệu quả bằng giống Nhãn chín muộn PHM99-11, giống Nhãn được ghép có năng suất, chất lượng cao, rải vụ chín để nâng cao thu nhập ( Kỹ thuật đốn, chăm sóc, ghép cải tạo Nhãn được áp dụng theo quy trình kỹ thuật của Viện nghiên cứu Rau quả); Đồng thời trồng mới, thay thể bổ sung 4.766 cây Nhãn vào các điêm, vị trí chưa đảm bảo mật độ bằng giống từ cây đầu dòng mã hiệu PHM99-11; HTM1 và Nhãn linh chi đã được Viện nghiên cứu cây ăn quả thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tuyển chọn và cung ứng. Giống nhãn đưa vào ghép và trồng bổ sung có nguồn gốc xuất sứ từ Phố Hiến - tỉnh Hưng Yên (các giống nhãn ghéo đã được tuyển chọn tại Viện nghiên cứu rau quả Quy hoạch trồng mới tạo vùng Na dai tập trung với quy mô diện tích 90 ha cây Na chất lượng cao trên địa bàn hai xã Xuân Quang, Phong Niên. Giống na được Viện nghiên cứu Rau quả tuyển chọn từ những cây đầu dòng tại Lặng sơn và được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp phép sản xuất giống. Quy hoạch trồng mới tạo vùng trồng cam không hạt chất lượng cao (Cam Valencia-2) với quy mô diện tích 200 ha (phấn đấu năm hết năm 2015 trồng 25 ha) tại địa bàn các xã dọc 02 bên sông Hồng. Giống Cam V2 4 được sản xuất bằng phương pháp ghép mắt, mắt ghép được khai thác từ vườn cam V2 đầu dòng đã được Bộ NN&PTNT cấp phép. Giống cam V2(Valencia-2) Là giống cam ngọt mới, được Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo từ giống Valencia Olinda, làm sạch bệnh qua vi ghép, giống cam này có những đặc tính ưu việt hơn so với các giống đang trồng ở nước ta như cây khoẻ, thích nghi rộng với vùng sinh thái, chống chịu sâu bệnh và khô hạn khá, năng suất cao, chín muộn, gần như không hạt, chất lượng nước quả cao phù hợp cho ăn tươi và chế biến. Giống này có thể chiếm vị trí đứng đầu trong cơ cấu giống cam chín muộn, thu hoạch vào dịp trước và sau tết âm lịch, có thể mở rộng trên hàng ngàn ha phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. 4. Hữu ích của giải pháp. Sau khi thực hiện dự án, trên địa bàn hai xã Xuân Quang, Phong Niên sẽ đạt 710 ha cây ăn quả (diện tích hiện có và diện tích cải tạo, trồng bổ sung). trong đó, nhãn chính vụ có chất lượng là khoảng 300ha. giống chín muộn 100 ha. Diện tích cây na được nâng lên 112,5 ha. Với các giống mới được đưa vào thực hiện, chi phí sản xuất không thay đổi nhiều giữa các giống trong cùng một chủng loại. Chỉ tính đến việc giá thành của các giống mới cao hơn gấp 3 - 5 lần giá các giống hiện chưa cải tạo và trồng mới thì hiệu quả sản xuất đã tăng lên rất nhiều chưa kể áp dụng các biện pháp thâm canh tiên tiến làm tăng cả về năng suất lẫn chất lượng quả. Đối với việc ghép cải tạo giống nhãn, năm thứ hai sau ghép đã cho năng suất bình quân 1 cây khoảng 30kg thì 1 ha cho thu hoạch từ 4,5 đến 5 tấn/ha nhãn. Với giá bình quân 15000đ/kg nhãn thì lãi thuần tính cho 1 ha nhãn bình quân đạt 22,5 triệu đồng, Các năm tiếp theo, năng suất sẽ tăng theo thời gian. Năm thứ 5 sau ghép, cây nhãn có thể cho năng suất 150kg/cây, sản lượng có thể đạt 22,5tấn/ha, giá trị sản xuất đạt 337 triệu đồng/ha. Dự án trồng Cam không hạt chất lượng cao (Cam V2) dọc các xã Sông Hồng sẽ hình thành các vùng trọng điểm trồng cam không hạt chất 5 lượng cao góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và kinh tế hộ gia đình của các xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Dự án sẽ là động lực thúc đẩy người dân tích cực đầu tư chuyển đổi phương thức sản xuất từ tự phát nhỏ lẻ manh mún sang sản xuất hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích canh tác. Sau hơn 30 tháng trồng giống cam V2 đã có thể cho quả. Từ năm thứ 4 trở đi, cam V2 cho thu hoạch quả (40 quả/cây, 04 quả/kg), giá bán quả trung bình khoảng 40.000 đồng/kg. Nếu năng suất đạt trung bình 8.000 kg/ha, thì 01 ha người dân có thể cho thu hoạch bình quân 320 triệu đồng/năm. Sản lượng sẽ tăng dần ở những năm tiếp theo. Dự án cải tạo phát triển vùng cây ăn quả nhiệt đới huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013-2015 tập trung cho việc nâng cấp hệ thống vườn cây ăn quả nhãn, na trên địa bàn hai xã Xuân Quang, Phong Niên sẽ góp phần làm thay đổi tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp nông thôn huyện Bảo thắng giai đoạn 2011- 2015. 5. Khả năng phổ biến và nhân rộng. Đứng trước tình hình kinh tế thị trường và xu thế hội nhập, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp; đặc biệt là áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đưa các giống mới vào sản xuất, thâm canh nhằm nâng cao chất lượng và gía trị sản phẩm. Khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh về đất đai, thời tiết khí hậu nhằm phục hồi, phát triển vùng cây ăn trên địa bàn huyện để hình thành vùng sản xuất hàng hóa, tập trung. Thông qua dự án làm thay đổi được phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, chuyên canh có hàm lượng kỹ thuật cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Việc đưa các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào thực hiện 02 dự án sẽ tạo tiền đề cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; đặc biệt là việc ghép cải tạo vườn Nhãn bằng các giống mới và có thời gian cho thu hoạch sản phẩm khác nhau sẽ được nhân 6 dân ủng hộ và áp dụng trong những năm tiếp theo và là cơ sở để khai thác tốt điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện. Thông qua dự án, hình thành vùng sản xuất cây ăn quả chất lượng cao, tạo ra hàng hóa có hiệu quả kinh tế của huyện, có tính cạnh tranh trên thị trường trong nước góp phần nâng cao thu nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn vùng cao theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước. Dự án phát triển và nhân rộng sẽ là biện pháp tích cực góp phần điều tiết lao động, tăng thu nhập cho người dân ở vùng nông thôn, miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống, an ninh xã hội cho địa phương. Đây là dự án có tính khả thi cao khi thành công sẽ là tiền đề cho việc phát triển cây ăn quả có múi tại tỉnh Lào Cai nói chung và huyện Bảo Thắng nói riêng. Khai thác được thế mạnh về điều kiện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm nâng cao thu nhập của nông dân, tạo ra sản phẩm hàng hóa, góp phần phát triển nông thôn. Thông qua dự án, nâng cao được trình độ kỹ thuật cho cán bộ và nông dân trong việc thâm canh cây ăn quả cũng như bảo quản và tiêu thụ sản phẩm quả. Từ những nội dung hữu ích trên, tôi đề nghị Hội đồng thi đua khen thường; Hội đồng sáng kiến xem xét phê duyệt. Trên đây là sáng kiến của bản thân tôi trong công tác tham mưu, giúp việc và thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch UBND huyện phân công phụ trách. XN CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Vũ Văn Tuấn 7 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bảo Thắng, ngày 15 tháng 10 năm 2013 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp huyện; TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Nơi công tác Chức vụ Trình độ chuyên môn Tỷ lệ % đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến Ký tên Vũ Văn Tuấn 04/05 1964 UBND huyện Bảo Thắng UV BTV Huyện ủy, P.Chủ tịch UBND Đại học 8 huyện 1. Tên sáng kiến: Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cải tạo vườn cây ăn quả trên địa bàn huyện. 2. Mô tả được giải pháp. Căn cứ vào nhiệm vụ được Ban chấp hành đảng bộ, UBND huyện phân công và kết quả điều tra, thống kê, đánh giá chất lượng vườn cây ăn quả trên địa bàn huyện. Theo số liệu thống kê diện tích cây ăn quả toàn huyện là 2.252 ha, Song diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện còn kém về chất lượng chưa đủ sức cạnh tranh với thi trường. Từ những định hướng, chỉ đạo phát triển kinh tế nông lâm nghiệp của tỉnh, của huyện. Với cương vị công tác Tôi đã chỉ đạo các cơ quan Khối kinh tế nông lâm nghiệp “Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cải tạo vườn cây ăn quả trên địa bàn huyện” Với mục đích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cải tạo vườn cây ăn quả, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giá trị kinh tế; tạo thành vùng sản xuất hoàng hóa chất lượng cao; nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vũng. 3. Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm: Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào cải tạo vườn cây ăn quả trên địa bàn huyện bằng việc ghép cải tạo Nhãn bằng việc đưa giống nhãn chất lượng và chín muộn vào trồng; Quy hoạch trồng mới cây Na, Cây Cam không hạt chất lượng cao. Về giống nhẵn đưa vào ghép và trồng bổ sung là giống nhãn đã đươc tuyển chọn (giống PHM99-11; HTM1 và Nhãn Hương Chi); về giống na là giống đã được tuyển chọn từ cây đầu dòng tại Lặng sơn; về giống Cam V2(Valencia-2) Là giống cam ngọt mới, được Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo từ giống Valencia Olinda, làm sạch bệnh qua vi ghép. Về kỹ thuật trồng, chăm sóc được áp dụng kỹ thuật, quy trình trồng, chăm sóc loài cây nhãn, cây na, ghép cải tạo cây nhãn của Viện 9 nghiên cứu rau quả và kỹ thuật trồng, chăm sóc Cam v2 của Viên di truyền nông nghiệp. 4. Hữu ích của giải pháp. Sau khi thực hiện dự án, trên địa bàn hai xã Xuân Quang, Phong Niên sẽ đạt 710 ha cây ăn quả; trong đó, nhãn chính vụ có chất lượng là khoảng 300ha. giống chín muộn 100 ha. Diện tích cây na được nâng lên 112,5 ha. Với các giống mới được đưa vào thực hiện, chi phí sản xuất không thay đổi nhiều giữa các giống trong cùng một chủng loại. Đối với việc ghép cải tạo giống nhãn, năm thứ hai sau ghép đã cho năng suất bình quân 1 cây khoảng 30kg thì 1 ha cho thu hoạch từ 4,5 đến 5 tấn/ha nhãn. Với giá bình quân 15000đ/kg nhãn thì lãi thuần tính cho 1 ha nhãn bình quân đạt 22,5 triệu đồng, Các năm tiếp theo, năng suất sẽ tăng theo thời gian. Năm thứ 5 sau ghép, cây nhãn có thể cho năng suất 150kg/cây, sản lượng có thể đạt 22,5tấn/ha, giá trị sản xuất đạt 337 triệu đồng/ha. Dự án trồng Cam không hạt chất lượng cao (Cam V2) . Sau hơn 30 tháng trồng giống cam V2 đã có thể cho quả. Từ năm thứ 4 trở đi, cam V2 cho thu hoạch quả (40 quả/cây, 04 quả/kg), giá bán quả trung bình khoảng 40.000 đồng/kg. Nếu năng suất đạt trung bình 8.000 kg/ha, thì 01 ha người dân có thể cho thu hoạch bình quân 320 triệu đồng/năm. Sản lượng sẽ tăng dần ở những năm tiếp theo. 5. Khả năng phổ biến và nhân rộng. Đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giống mới vào sản xuất, thâm canh nhằm nâng cao chất lượng và gía trị sản phẩm. Khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh về đất đai, thời tiết khí hậu nhằm phục hồi, phát triển vùng cây ăn trên địa bàn huyện để hình thành vùng sản xuất hàng hóa, tập trung. Thông qua dự án làm thay đổi được phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, chuyên canh có hàm lượng kỹ thuật cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Dự án cải tạo phát triển vùng cây ăn quả nhiệt đới huyện Bảo Thắng giai đoạn 2013-2015 sẽ góp phần làm 10 [...]...thay đổi tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình phát triển KT-XH NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Vũ Văn Tuấn 11 . quan Khối kinh tế nông lâm nghiệp Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cải tạo vườn cây ăn quả trên địa bàn huyện Với mục đích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cải tạo vườn cây ăn quả, nhằm. môn: Đại học nông lâm Thái Niên. 1. Tên sáng kiến: Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào vườn cải tạo vườn cây ăn quả trên địa bàn huyện. 2. Nội dung sáng kiến, kinh nghiêm Bảo Thắng là một huyện vùng. Hạnh phúc ***-*** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐƯA TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO CẢI TẠO VƯỜN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN Người viết sáng kiến: Vũ Văn Tuấn. Đơn vị công tác: UBND huyện Bảo Thắng. Chức

Ngày đăng: 07/04/2015, 10:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w