sáng kiến Đổi mới trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Bảo Thắng

10 9.6K 168
sáng kiến Đổi mới trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Bảo Thắng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mẫu số 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bảo Thắng, ngày 15 tháng 10 năm 2013 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bảo Thắng Họ tên tác giả: Lê Duy Hiếu Ngày, tháng, năm sinh: 04/4/1982 Chức vụ: Phó Trưởng phòng Đơn vị công tác: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bảo Thắng Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Đề nghị công nhận sáng kiến, kinh nghiệm: Đổi mới trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Bảo Thắng XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Lê Duy Hiếu 1 I TÊN SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM: Đổi mới trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Bảo Thắng II NỘI DUNG SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM: 1 Khái niệm về dự án: Dự án là đối tượng của quản lý và là một nhiệm vụ mang tính chất 1 lần, có mục tiêu rõ ràng trong đó bao gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng, yêu cầu phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ trước và nói chung không được vuợt qua dự toán đó Dự án là một quá trình mang đặc thù riêng bao gồm một loạt các hoạt động được phối hợp và kiểm soát, có định ngày khởi đầu và kết thúc, được thực hiện với những hạn chế về thời gian, chi phí và nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu phù hợp với những yêu cầu cụ thể, nhằm thực hiện một mục đích hay nhiệm vụ công việc nào đó dưới sự ràng buộc về yêu cầu và nguồn lực đã định Thông qua việc thực hiện dự án để cuối cùng đạt được mục tiêu nhất định đã dề ra và kết quả của nó có thể là một sản phẩm hay một dịch vụ mong muốn 2 Những đặc điểm chủ yếu của dự án: 2.1 Nhiệm vụ có tính đặc thù riêng, có tính một lần: không có nhiệm vụ nào khác có thể giống hoàn toàn với nhiệm vụ này Điểm khác biệt của nó được thể hiện trên bản thân nhiệm vụ và trên thành quả cuối cùng 2.2 Phải đáp ứng những mục tiêu rõ ràng Mục tiêu của dự án bao gồm hai loại: - Mục tiêu mang tính thành quả là yêu cầu mang tính chức năng của dự án như công suất, chỉ tiêu kỹ thuật - Mục tiêu mang tính ràng buộc như thời hạn hoàn thành, chi phí, chất lượng 2.3 Mang những yếu tố không chắc chắn và rủi ro 2 2.4 Chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định 2.5 Yêu cầu có sự kết hợp nhiều nguồn lực đa dạng 2.6 Là đối tượng mang tính tổng thể 2.7 Một dự án cá biệt có thể là một phần của một dự án lớn 2.8 Trong quá trình triển khai thực hiện, các mục tiêu và đặc điểm kết quả một số dự án sẽ được xác định lại 2.9 Kết quả của dự án có thể là một sản phẩm hoặc một số đơn vị của sản phẩm 2.10 Bộ máy tổ chức chỉ là tạm thời và được thành lập trong thời gian thực hiện dự án 2.11 Sự tương tác giữa các hoạt động dự án có thể phức tạp Qua các thông tin đại chúng, tình trạng công trình kém chất lượng, công trình dở dang, không đảm bảo chất lượng làm giảm hiệu quả đầu tư Nếu các nhà quản lý hiểu rõ được kiến thức quản lý dự án, nắm vững được quy luật vận động của dự án thi sẽ tránh được thất thoát trong đầu tư xây dựng Vì vậy, quản lý dự án trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của dự án Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và định giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án Trong năm tôi được giao nhiệm vụ thẩm tra trình phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình do UBND huyện quyết định đầu tư Trong bản báo cáo này tôi xin đưa ra vấn đề Đổi mới trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư dự án 3 Đối tượng áp dụng: Các chủ đầu tư trên địa bàn huyện 4 Nội dung của sáng kiến: Tập trung vào đổi mới phương thức, nội dung quản lý dự án để khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí, hiệu quả thấp, đồng thời tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động xây dựng Bên cạnh đó phải đổi mới cơ chế 3 quản lý đầu tư xây dựng trên cơ sở quản lý chặt chẽ chi phí đầu tư xây dựng, nhất là những khoản chi phí từ nguồn vốn ngân sách cũng như khoản đầu tư không dùng vốn ngân sách nhưng thuộc những nguồn vốn hợp pháp của ngân sách Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với 4 giai đoạn của vòng đời dự án trong khi thực hiện dự án (giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn kết thúc) Mục đích của nó là từ góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu dự án như mục tiêu về giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng Vì thế, làm tốt công tác quản lý là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng a) Quản lý phạm vi dự án Tiến hành khống chế quá trình quản lý đối với nội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án Nó bao gồm việc phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án … b) Quản lý thời gian dự án Quản lý thời gian dự án là quá trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra Nó bao gồm các công việc như xác định hoạt động cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian khống chế thời gian và tiến độ dự án c) Quản lý chi phí dự án Quản lý chi phí dự án là quá trình quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà chi phí không vượt quá mức trù bị ban đầu Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí d) Quản lý chất lượng dự án Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất l ượng mà khách hàng đặt ra Nó bao gồm việc quy hoạch chất l ượng khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng … đ) Quản lý nguồn nhân lực 4 Quản lý nguồn nhân lực là ph ương pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi nguời trong dự án và tận dụng nó một cách có hiệu quả nhất Nó bao gồm các việc như quy hoạch tổ chức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban quản lý dự án e) Quản lý việc trao đổi thông tin dự án Quản lý việc trao đổi thông tin dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đổi một cách hợp lý các tin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như việc truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ dự án g) Quản lý rủi ro trong dự án Khi thực hiện dự án sẽ gặp phải những nhân tố rủi ro mà chúng ta không lường trước được Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm tận dụng tối đa những nhân tố có lợi không xác định và giảm thiểu tối đa những nhân tố bất lợi không xác định cho dự án Nó bao gồm việc nhận biết phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro h) Quản lý việc thu mua của dự án Quản lý việc thu mua của dự án là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm sử dụng những hàng hóa, vật liệu thu mua được từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu mua lựa chọn việc thu mua và trưng thu các nguồn vật liệu i) Quản lý việc giao nhận dự án Đây là một nội dung quản lý dự án mới dựa vào tình hình phát triển của quản lý dự án Một số dự án tương đối độc lập nên sau khi thực hiện hoàn thành dự án, hợp đồng cũng kết thúc cùng với sự chuyển giao kết quả Nhưng một số dự án lại khác, san khi dự án hoàn thành thì khách hàng lập tức sử dụng kết quả dự án này vào việc vận hành sản xuất Dự án vừa bước vào giai đoạn đầu vận hành sản xuất nên khách hàng (người tiếp nhận dự án) có thể thiếu nhân tài quản lý kinh doanh hoặc chưa nắm vững được tính năng, kỹ thuật của dự án Vì thế cần có sự giúp đỡ của đơn vị thi công dự án giúp đơn vị tiếp nhận dự án giải quyết vấn đề này, từ đó mà xuất hiện khâu quản lý việc giao nhận dự án Quản 5 lý việc giao - nhận dự án cần có sự tham gia của đơn vị thi công dự án và đơn vị tiếp nhận dự án, tức là cần có sự phối hợp chặt chẽ gian hai bên giao và nhận, như vậy mới tránh được tình trạng dự án tốt nhưng hiệu quả kém, đầu tư cao nhưng lợi nhuận thấp Trong rất nhiều dự án đầu tư quốc tế đã gặp phải trường hợp này, do đó quản lý việc giao - nhận dự án là vô cùng quan trọng và phải coi đó là một nội dung chính trong việc quản lý dự án 5 Cơ sở lý luận: - Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; - Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005; - Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009; - Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; - Căn cứ Quyết định số: 47/2012/QĐ-UBND, ngày 10/10/2012 của UBND tỉnh Lào cai về việc ban hành quy định một số điểm cụ thể về quản lý quy hoạch, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Lào cai; 6 Các biện pháp để giải quyết vấn đề: 6.1 Giải pháp trước mắt Trong khi chờ đợi một mô hình và hệ thống được thiết kế, các giải pháp trước mắt vừa phải đáp ứng nhiệm vụ cấp thời song cũng cần phải nhằm tới định hướng lâu dài Đổi mới công tác đấu thầu, chọn thầu và giám sát chế tài các nhà thầu Những công trình quan trọng hay phức tạp cần ưu tiên lựa chọn theo các tiêu chí kỹ thuật Năng lực nhà thầu xây dựng cũng không nên chỉ xét trên Hồ sơ dự thầu như hiện nay Nên thuê tổ chức Tư vấn đấu thầu chuyên nghiệp ( không thuộc chủ đầu tư) thực hiện các dịch vụ từ chuẩn bị hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự 6 thầu (tất nhiên lựa chọn cuối cùng là quyền của chủ đầu tư nhưng không thể chọn 1 nhà thầu ngoài danh sách đề nghị của Tư vấn đấu thầu) Chúng ta cũng nên khuyến khích các tổ chức Tư vấn đấu thầu chuyên nghiệp Họ không chỉ chấm thầu trên cơ sở Hồ sơ dự thầu mà còn phải thẩm tra thực tế năng lực của các nhà thầu Sự sơ suất hoặc cố tình gian lận của cán bộ đấu thầu có thể dẫn đến phá sản của doanh nghiệp tham gia dự thầu, ngoài vấn đề liên quan đến cơ quan bảo vệ pháp luật Hiện nay nếu cán bộ của Chủ đầu tư có vi phạm thì chỉ có thể xử lý kỷ luật mà không thể chế tài cơ quan thực hiện Cũng có tình trạng các chủ đầu tư, tuy không tin tưởng năng lực nhà thầu nhưng lại vẫn phải chọn nhà thầu đó nếu họ đạt điểm cao nhất trong bài dự thầu Nếu Tư vấn đấu thầu chuyên nghiệp không lựa chọn nhà thầu đó vào danh sách cuối cùng (có lý do) chủ đầu tư sẽ không phải bất đắc dĩ chấp nhận nhà thầu này trúng thầu Công tác Thông tin về đầu tư cần được quan tâm hơn Website của UBND huyện cần bổ sung thêm mục về Quản lý dự án đầu tư ( hoặc Thông tin của dự án) mục này liên kết với các thôn tin cần thiết của các dự án Các thông tin về dự án (mục tiêu, nhiệm vụ, quy mô, giá thành…), những vấn đề nảy sinh sẽ được các chủ đầu tư cập nhật hàng ngày Truy cập trang web UBND huyện ( vào mục thông tin dự án) ai cũng có những thông tin mới nhất về dự án, các cán bộ lãnh đạo và những đối tác tham gia dự án có thể biết rất rõ tình hình thực hiện dự án Công đồng dân cư có thể thông qua mục “Ý kiến người dân” để phản hồi, hỏi những vấn đề mà dự án tác động vào cộng đồng Thông qua trang thông tin này Giám sát của công đồng cũng được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng 6.2 Giải pháp lâu dài Cần thiết kế một mô hình quản lý đầu tư xây dựng dự án theo hướng tích cực và năng động hơn Mô hình mới không chỉ quan tâm đến đầu tư xây dựng mà cần quản lý khai thác công trình một cách hiệu quả nhất Mô hình là sự liên kết hữu cơ (có thực hiện, có phản hồi, điều chỉnh hoàn thiện) giữa các vấn đề QUY HOẠCH - ĐẦU TƯ XÂY DỰNG - QUẢN LÝ KHAI THÁC Từ mô hình tổng thể, căn cứ vào Luật xây dựng và các văn bản dưới luật để thiết kế 7 một hệ thống thực hiện Hệ thống này cần thể hiện rõ các công đoạn của công việc, chỉ ra ai (hay cơ quan nào) có trách nhiệm giải quyết, nội dung, phạm vi , thời gian của mỗi công đoạn cần được chỉ ra rõ ràng và yêu cầu về cán bộ, trang thiết bị để hoàn thành nhiệm vụ; khi vận hành hệ thống sẽ bộc lộ các khâu yếu, các cán bộ không đủ năng lực Hệ thống này cần được thiết lập với các yêu cầu và tiêu chuẩn hoá như ISO Mô hình quản lý sẽ bao gồm cả các dự án ODA Trong mô hình, hệ thống như đã nêu các quy định, cơ chế về các chủ thể tham gia xây dựng công trình như Chủ đầu tư, Tư vấn, Nhà thầu xây dựng, Gíam sát đầu tư sẽ được quy định rất rõ ràng Công tác lựa chọn cán bộ giám sát của Chủ đầu tư cũng được lựa chọn nhằm đáp ứng việc vận hành hệ thống đã được thiết kế III TÍNH MỚI CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM: - Giúp cho các chủ đầu tư trên địa bàn huyện quản lý dự án công trình khi được UBND huyện giao làm chủ đầu tư tốt hơn, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư - Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng - Kiểm soát tốt tình hình thực hiện đầu tư trên địa bàn theo thẩm quyền - Thực hiện và quản lý chặt chẽ Tổng mức đầu tư và kế hoạch đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt - Tăng cường công tác kiểm soát tiến độ và chất lượng công trình; theo dõi, kiểm tra việc giám sát kỹ thuật hàng ngày của các Giám sát của Chủ đầu tư IV TÍNH HỮU ÍCH CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM: a) Thông qua quản lý dự án có thể tránh được những sai sót trong những công trình lớn, phức tạp + Ví dụ, công trình xây dựng sử dụng vốn lớn: các công trình thủy lợi ( Thủy lợi Trì Hạ xã Phố Lu có Tổng mức đầu tư hơn 18,2 tỷ), các trạm điện ( Cấp điện Quy Ke thị trấn Phong Hải đi Khe Dùng xã Thái Niên có Tổng mức đầu tư 9,7 tỷ), đường giao thông ( Đường Làng Ẻn - Nhò Trong có Tổng mức đầu tư 11,3 tỷ), công trình quy hoạch ( Quy hoạch hạ tầng sau kè bờ tả Sông 8 Hồng khu vực cầu phố lu) Thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dự án khoa học hiện đại giúp việc thực hiện các dự án công trình lớn phức tạp đạt được mục tiêu đề ra một cách thuận lợi b) Áp dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống chế, điều tiết hệ thống mục tiêu dự án Đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước luôn có rất nhiều mục tiêu đối với một dự án công trình, những mục tiêu này tạo thành hệ thống mục tiêu của dự án Trong đó, một sổ mục tiêu có thể phân tích định lượng, một số lại không thể phân tích định lượng Trong quá trình thực hiện dự án, chúng ta thường chú trọng đến một số mục tiêu định lượng mà coi nhẹ những mục tiêu định tính Chỉ khi áp dụng phương pháp quản lý dự án trong quá trình thực hiện dự án mới có thể tiến hành điều tiết, phối hợp, khống chế giám sát hệ thống mục tiêu tổng thể một cách có hiệu quả Một dự án sẽ liên quan đến rất nhiều bên tham gia dự án như người tiếp quản lý dự án, đơn vị thiết kế, nhà thầu thi công, các ban ngành chủ quản nhà nước, người dân được hưởng lợi từ dự án Chỉ khi điều tiết tốt các mối quan hệ này mới có thể tiến hành thực hiện công trình dự án một cách thuận lợi V KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN VÀ NHÂN RỘNG: Có khả năng phổ biến rộng rãi và thực hiện đối với các chủ đầu tư trên địa bàn huyện./ PHẦN CHẤM SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM 1.Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 1: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 2.Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 2: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 3.Thành viên hội đồng sáng kiến, kinh nghiệm chấm lần 3: 9 ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 10 ...I TÊN SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM: Đổi công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng địa bàn huyện Bảo Thắng II NỘI DUNG SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM: Khái niệm dự án: Dự án đối tư? ??ng quản lý nhiệm vụ mang... hiểu rõ kiến thức quản lý dự án, nắm vững quy luật vận động dự án thi tránh thất đầu tư xây dựng Vì vậy, quản lý dự án trở thành yếu tố quan trọng định tồn dự án Quản lý dự án vận dụng lý luận,... quản lý dự án đầu tư xây dựng nhằm nâng cao hiệu đầu tư dự án Đối tư? ??ng áp dụng: Các chủ đầu tư địa bàn huyện Nội dung sáng kiến: Tập trung vào đổi phương thức, nội dung quản lý dự án để khắc phục

Ngày đăng: 07/04/2015, 10:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan