BÀI TẬP MÔN MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

63 1.5K 13
BÀI TẬP MÔN MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ***** BÀI TẬP MÔN MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Đề tài SỞ HỮU TRÍ TUỆ Giáo viên hướng dẫn: Trần Doãn Vinh Nhóm Sinh viên thực hiện: Trần Xuân Đặng Trần Hùng Trường Nguyễn Ngọc Tùng Lớp K54B HÀ NỘI 09/2007 Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 1 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ MỤC LỤC trang Lời mở đầu 3 PHẦN I – TỔNG QUAN 4 1.1 Sở hữu trí tuệ là gì ? 4 1.2 Các loại hình SHTT 7 Các loại hình SHTT chủ yếu 7 Các loại hình sở hữu trí tuệ khác 13 1.3 Các Công ước và Hiệp ước Quốc tế về SHTT mà Việt Nam tham gia 14 1.4Thực thi và bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế 17 Bối cảnh quốc tế 17 SHTT ở Việt Nam 20 1.5 Vấn đề bảo hộ và thực thi quyền SHTT ở Việt Nam 23 1.5.1 Sự cần thiết của vấn đề thực thi và bảo hộ quyền SHTT 23 1.5.2 Những thách thức và đòi hỏi đối với hệ thống bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam 24 1.6 Thừa nhận và bảo vệ quyền SHTT có ý nghĩa gì? 28 PHẦN II – SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG LĨNH VỰC 30 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 30 2.1 Thực trạng của tình hình vi phạm bản quyền CNTT 31 Vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu 31 Vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam 35 2.2 Những nguyên nhân chính của tình trạng vi phạm quyền SHTT ở Việt Nam 41 2.3 Những hậu quả nghiêm trọng gây ra cho nền kinh tế - xã hội 46 2.4 Mặt “tích cực” của vi phạm SHTT 49 PHẦN III – GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ SHTT TRONG LĨNH VỰC CNTT Ở VIỆT NAM 51 3.1 Đánh giá chung 51 3.2 Giải pháp 51 3.3 Một số thành tựu đã đạt được 57 References 61 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 62 Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 2 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ Lời mở đầu Trong khoản hơn chục năm gần đây, quyền SHTT đã trở thành một vấn đề kinh tế và pháp lý trọng tâm trong nội bố của nhiều nước, cũng như trong các thương lượng, tranh chấp quốc tế. Trên tầm nhìn vĩ mô, những đòi hỏi thắt chặt quyền SHTT trong thực tế thi hành cùng với sự kháng cự lại ý định lạm dụng ý niệm SHTT đã đặt quyền SHTT vào trung tâm của những liên hệ kinh tế song phương và đa phương, biểu hiện thành hai xu hướng hiện đại, thứ nhất là sự phát triển mang tính khống chế của một nền Kinh tế Tri thức có nhân tố cốt lõi là trí tuệ và thứ hai là trào lưu toàn cầu hóa. Thế giới mà chúng ta đang sống đang thay đổi ngày càng mạnh mẽ. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không chỉ là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm - những khái niệm hoàn toàn mới. Và CNTT không thể nằm ngoài guồng quay đó, SHTT trong lĩnh vực CNTT đang là một trong các vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, đặc biệt với những nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập, hứa hẹn những thời cơ và thách thức lớn. Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 3 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ PHẦN I – TỔNG QUAN Trí tuệ là thứ tài sản vô hình của con người, vì cũng tài sản nên trí tuệ cũng cần được bảo vệ như những tài sản hữu hình khác… 1.1 Sở hữu trí tuệ là gì ? Các tác phẩm nghệ thuật và văn học; các biểu tượng, hình ảnh, tên, thiết kế dùng trong thương mại: thông tin và lời nói được dùng lần đầu của những cá nhân sáng tạo ra chúng được gọi là sở hữu trí tuệ (IP - Intellectual Property). Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Tác phẩm phát sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm cải biên, chuyển thể Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả. Quyền tác giả (Copyright) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản: Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 4 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ • Quyền nhân thân bao gồm các quyền: đặt tên cho tác phẩm, đứng tên trên tác phẩm, được nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng, công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm • Quyền tài sản gồm các quyền: làm tác phẩm phái sinh, sao chép, phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điên tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Quyền sở hữu trí tuệ (IPR- Intellectual Property Right) là thuật ngữ chỉ việc bảo vệ sự sáng tạo của con người và trách nhiệm giải trình đối với sản phẩm thông qua các cơ chế luật pháp như bản quyền, bằng sáng chế, thương hiệu… Nói một cách đơn giản, bảo vệ quyền SHTT là hình thức đảm bảo rằng người khác sẽ không thể đòi quyền sở hữu các ý tưởng do người khác khởi phát. Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Chủ thể quyền SHTT là chủ sở hữu quyền SHTT hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền SHTT. Vi phạm bản quyền là sao chép lại tác phẩm của người khác mà không xin phép, thậm chí công bố công trình đó là của mình sáng tạo ra: • Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử. • Vi phạm về bản quyền một tác phẩm là sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 5 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ người hay giới có bản quyền hay không sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu. • Vi phạm bản quyền của một sáng chế là sử dụng lại ý tưởng đã được công bố là sáng chế và bằng sáng chế nguyên thủy vẫn còn đang trong vòng hiệu lực của luật pháp. Cần lưu ý, một bằng sáng chế tại một quốc gia hay địa phương này khó có thể dùng để chứng minh rằng: một ứng dụng dựa trên sáng chế đó tại một quốc gia khác là vi phạm bản quyền, trừ khi bằng sáng chế đó có sự công nhận của quốc tế. Mô phỏng lại, hay viết lại (bằng một ngôn ngữ khác hay cách viết khác) miêu tả của một ý kiến sáng tạo đã được công nhận là một sáng chế còn trong thời hạn định nghĩa bởi chủ quyền cũng là một dạng vi phạm bản quyền. Dạng này tương đối khó phát hiện nhưng những dấu tích về cấu trúc ý tưởng hay phương cách dàn dựng kỹ thuật sẽ có thể là những dấu tích chứng minh rằng một sáng chế đã bị đánh cắp hay không. Thí dụ: việc sao chép lại các sáng chế trong phần mềm bằng cách dùng ngôn ngữ lập trình khác ngôn ngữ của sáng chế nguyên thuỷ vẩn thường bị xem là vi phạm bản quyền nếu người viết lại đó mô phỏng theo ý tưởng đã được cấp bằng sáng chế. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 6 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ Trong rất nhiều các nghành nghề của CNTT thì việc đăng ký nhãn hiệu là vấn đề quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp máy tính. Những quyền lợi gắn liền với SHTT Do SHTT cũng có nhiều đặc tính của sở hữu cá nhân và sở hữu tài sản thực sự nên những quyền lợi gắn liền với DHTT cho phép chúng ta có thể mua, bán, cấp phép hay thậm chí là cho không SHTT của chúng ta như tài sản thông thường. Luật về SHTT cho phép chủ sở hữu, người phát minh và tác giả bảo vệ tài sản của mình trước việc sử dụng trái phép. 1.2 Các loại hình SHTT • Các loại hình SHTT chủ yếu SHTT bao gồm các loại cơ bản: Bản quyền, nhãn hiệu, bằng sáng chế, bí mật kinh doanh với những đặc tính khác nhau: Bản quyền (Copyrights) Bản quyền là một thuật ngữ pháp lý mô tả quyền lợi kinh tế của người sáng tác ra các tác phẩm văn học và nghệ thuật, trong đó bao gồm quyền tái bản, in ấn và trình diễn hay trưng bày tác phẩm của mình trước công chúng. Bản quyền chủ yếu nhằm bảo vệ âm nhạc, phim ảnh, tiểu thuyết, thơ ca, kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị văn hóa khác. Các chương trình máy tính và ghi âm giờ đây cũng được bảo vệ. Bản quyền cũng được bảo vệ lâu hơn nhiều so với một số hình thức sở hữu trí tuệ khác (Công ước Berne, công ước quốc tế được ký năm 1886, theo đó các nước tham gia công ước công nhận các tác phẩm được bảo hộ bản quyền của các nước thành viên, Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 7 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ quy định rằng thời gian bảo hộ bản quyền là 50 năm kể từ khi tác giả qua đời. Theo Công ước Berne thì các tác phẩm văn học, nghệ thuật và các tác phẩm có giá trị khác được bảo hộ bản quyền ngay từ khi ra đời. Tác giả không cần phải đăng ký chính thức quyền bảo hộ cho tác phẩm của mình tại những quốc gia là thành viên của Công ước đó. Tuy nhiên, Công ước Berne cho phép cấp bản quyền có điều kiện, chẳng hạn như trường hợp của Hoa Kỳ chỉ bảo hộ bản quyền đối với những tác phẩm được sáng tác theo những hình thức nhất định). Nhiều nước cũng có các trung tâm bản quyền quốc gia để quản lý hệ thống bản quyền (Chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, Hiến pháp cho phép Quốc hội ban hành luật để thiết lập hệ thống bản quyền và hệ thống này do Phòng Bản quyền thuộc Thư viện Quốc hội quản lý.  Khả năng nhanh chóng đăng ký quyền bảo hộ bản quyền đã làm cho các ngành công nghiệp giải trí khổng lồ của Hoa Kỳ phát triển mạnh mẽ, đóng góp 6% vào GDP năm 2002 của Hoa Kỳ, tương đương 626,2 tỷ đô-la Mỹ (báo cáo năm 2004 của Stephen Siwek). Báo cáo cũng định nghĩa các ngành công nghiệp được bảo hộ bản quyền “chủ yếu” là ngành báo chí, xuất bản sách, ghi âm, âm nhạc, tạp chí thường kỳ, phim ảnh, chương trình truyền hình và phát thanh, phần mềm máy tính. Chỉ tác giả hay những người được tác giả trao quyền - chẳng hạn như nhà xuất bản, mới có toàn quyền khiếu nại về bản quyền. Tuy nhiên cho dù là ai đang sở hữu bản quyền đi chăng nữa thì quyền đó cũng có giới hạn. Ví dụ như ở Hoa Kỳ người ta có thể sao chép lại một phần tác phẩm với mục đích học tập, phê bình, đưa tin hay giảng dạy. Những quy định tương tự về “sử dụng hợp lý” cũng có ở những quốc gia khác. Bản quyền không bảo vệ ý tưởng hay quy trình mới; nếu ý tưởng hay quy trình được bảo hộ thì sẽ được bảo hộ trong bằng sáng chế. Bằng sáng chế (Patent) Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 8 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy định nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Nếu có tính mới và có khả năng áp dung công nghiệp, có thể đăng ký để được cấp "Bằng độc quyền giải pháp hữu ích" với thời hạn độc quyền là 10 năm, nếu thỏa mãn thêm điều kiện "có trình độ sáng tạo", có thể đăng ký đế được cấp "Bằng độc quyền sáng chế" với thời hạn độc quyền là 20 năm. Người ta có thể nói rằng bằng sáng chế là hợp đồng giữa một bên là toàn thể xã hội và một bên là cá nhân nhà phát minh. Theo các điều khoản của hợp đồng này, nhà phát minh được toàn quyền ngăn chặn người khác không được áp dụng, sử dụng và bán một phát minh đã được cấp bằng sáng chế trong một khoảng thời gian nhất định - hầu hết các nước quy định là 20 năm - để đổi lại việc nhà phát minh phải công bố chi tiết phát minh của mình cho công chúng. Nếu không có sự bảo hộ của bằng sáng chế thì nhiều sản phẩm đã không bao giờ xuất hiện, đặc biệt là những sản phẩm cần vốn đầu tư lớn nhưng một khi đã bán ra thị trường thì dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước làm theo. Nếu không có bằng sáng chế thì sẽ không thể có sự phát triển công nghệ (ít nhất là kể từ năm 1474 khi nước Cộng hòa Venice lần đầu tiên cấp bằng sáng chế thì việc bảo hộ bằng sáng chế đã thúc đẩy sự phát triển và phổ biến những công nghệ mới). Nếu các nhà sáng chế phải bảo vệ sáng chế của mình bằng cách giữ bí mật về những sáng chế đó thì điều quan trọng hơn là những sáng chế không được công bố này sẽ bị mai một đi. Tuy nhiên, việc xin cấp bằng sáng chế không hề đơn giản. Bằng sáng chế không được cấp cho những ý tưởng mơ hồ mà chỉ được cấp cho những đơn xin cấp bằng được trình bày một cách cụ thể và cẩn thận. Nhằm tránh việc bảo hộ cho những công nghệ đã được phổ biến hay công nghệ mà đến thợ thủ công bình thường cũng dễ dàng làm được, những đơn xin cấp bằng sáng chế phải được các chuyên gia xem Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 9 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ xét. Do đơn xin cấp bằng sáng chế khác nhau rất nhiều về giá trị của công nghệ mà đơn đòi bảo hộ, người xin cấp bằng sáng chế phải nói rõ phạm vi bảo hộ hợp lý. (Phạm vi bảo hộ buộc người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế phải rất thận trọng trong việc đưa ra giới hạn về phát minh của mình và những gì sẽ được bảo hộ khỏi sự xâm phạm). Việc này thường mất hai năm hoặc lâu hơn và rất tốn kém. Nhiều tập đoàn công nghiệp quốc tế đã xúc tiến việc đăng ký các sáng chế liên quan đến PM của họ tại Việt Nam. Trên con đường hội nhập, có thể nói các sáng chế mới thực sự là hệ xương sống của ngành công nghiệp PM. Bí mật kinh doanh (Trade secret) Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh; mang lại giá trị và lợi ích kinh tế lớn trong thực tại hay tương lai. Bí mật kinh doanh sẽ được báo hộ nếu đáp ứng đồng thời 3 điều kiên: không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được, khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế cạnh tranh so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó và, được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ tiếp cận được. Ví dụ về bí mật kinh doanh có thể là công thức sản xuất ra các sản phẩm, chẳng hạn như công thức sản xuất Coca-Cola, cơ sở dữ liệu về danh sách khách hàng, bí mật kinh doanh thậm chí gồm cả chiến lược quảng cáo và quy trình phân phối. Khác với bằng sáng chế, bí mật thương mại về lý thuyết được bảo vệ vô thời hạn và không cần thủ tục đăng ký gì. Tuy nhiên, bí mật thương mại thường dễ bị lộ và việc bảo vệ bí mật thương mại thì phải trả tiền. Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 10 [...]... viên của WIPO từ ngày 02.07.1976 Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 14 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ  Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp Công ước này được ký tại Paris năm 1883, những điều khoản của Công ước này tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: - Đối xử quốc gia: Mỗi nước thành viên của Công ước phải bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho công dân của. .. ngành giao thông, truyền thông, nông nghiệp và chăm sóc y tế nếu không bảo vệ mạnh mẽ quyền SHTT Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 29 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ PHẦN II – SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Sự bùng nổ của Thời đại CNTT hiện nay đã góp phần rất lớn thúc đẩy nhiều nghành nghề khác phát triển, đồng thời, vấn đề liên quan đến quyền SHTT... ĐHSPHN 21 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ Một só vụ vi phạm bản quyền điển hình trong thời gian qua: Xâm phạm bản quyền tác phẩm ảnh, tác phẩm hội họa: sử dụng ngay tác phẩm đoạt giải thưởng quốc gia và quốc tế để biến thành tác phẩm của mình: tác phẩm “Bình minh trên công trường” của Lương Văn Trung sao chép từ một tác phẩm của họa sĩ Nga nhưng vẫn đoạt huy chương đồng của Hội Mỹ thuật... quy định của Luật SHTT, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý chỉ được xác lập trên cơ sở quyết Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 27 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục SHTT) hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế Tuy vậy, nếu... của WIPO ở Geneva Theo Thoả ước này thì công dân của một nước thành viên muốn bảo hộ một nhãn hiệu của mình tại nhiều nước thành viên khác, trước tiên phải đăng ký nhãn hiệu của mình tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia, sau đó thông qua Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia có thể nộp đơn đăng ký quốc tế cho Văn phòng quốc Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 15 Một số vấn đề xã. .. yêu cầu của thực tế  Phương thức tổ chức các hoạt động và sự phối hợp của các thiết chế trong hệ thống bảo đảm thực thi chưa thực sự hiệu quả  Sự hiểu biết và ý thức pháp luật của cộng đồng xã hội đối với vấn đề của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều hạn chế  Bản thân các chủ thể hưởng quyền sở hữu trí tuệ chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình Một vài... định về SHTT rải rác trong các văn bản trước đây trong một luật chung với sự phân định rõ ràng thành 3 lĩnh vực: bản quyền, sở hữu công nghiệp (SHCN) và giống cây trồng Xuân Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 24 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ + Nghị định l00/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự và Luật SHTT về quyền tác giả và quyền... Đặng, Hùng Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 28 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ Theo ước tính thì 70% giá trị đầu ra của kinh tế toàn cầu ngày nay do khu vực dịch vụ đem lại, rất nhiều trong số đó phụ thuộc vào sự tiến bộ của công nghệ Tính riêng ở Hoa Kỳ, các nghiên cứu trong thập kỷ vừa qua cho biết hơn 50% lượng hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ hiện nay phụ thuộc vào việc bảo vệ các loại... ĐHSPHN 32 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ quyền của Microsoft trên các trang web đấu giá nổi tiếng Trong tổng số 50 vụ kiện vi phạm bản quyền lần này, Mỹ có 15 vụ, Đức và Hà Lan 10 vụ, Pháp 6 vụ và Anh 5 vụ Bên cạnh đó là những vụ kiện tương tự tại Argentina, Úc, Bỉ, Hàn Quốc và Ba Lan Phần lớn các đối tượng bị kiện trong đợt này đều là những đối tượng đã sử dụng eBay hoặc một số trang... ĐHSPHN 33 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ - Chẳng riêng Microsoft mà các hãng phần mềm lớn khác cũng gặp rắc rối với quyền sở hữu phát minh AT&T từng cảnh cáo Apple, CyberLink, DivX, InterVideo và Sonic Solutions vì tội dùng trái phép công nghệ MPEG-4 Trong khi đó, Forgent nhận bồi thường trên 100 triệu USD từ 35 công ty nhờ định dạng JPEG + Google bị Rates Technology kiện vì ứng dụng một phát . Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ***** BÀI TẬP MÔN MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Đề tài SỞ HỮU TRÍ TUỆ . ĐHSPHN 3 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ PHẦN I – TỔNG QUAN Trí tuệ là thứ tài sản vô hình của con người, vì cũng tài sản nên trí tuệ cũng cần được bảo vệ như những tài sản hữu hình. Trường, Ngọc Tùng - 54B - CNTT - ĐHSPHN 1 Một số vấn đề xã hội của CNTT Sở hữu trí tuệ MỤC LỤC trang Lời mở đầu 3 PHẦN I – TỔNG QUAN 4 1.1 Sở hữu trí tuệ là gì ? 4 1.2 Các loại hình SHTT 7 Các

Ngày đăng: 07/04/2015, 09:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời mở đầu

  • PHẦN I – TỔNG QUAN

    • 1.1 Sở hữu trí tuệ là gì ?

    • 1.2 Các loại hình SHTT

      • Các loại hình SHTT chủ yếu

      • Các loại hình sở hữu trí tuệ khác

      • 1.3 Các Công ước và Hiệp ước Quốc tế về SHTT mà Việt Nam tham gia

      • 1.4 Thực thi và bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế

        • Bối cảnh quốc tế

        • SHTT ở Việt Nam

        • 1.5 Vấn đề bảo hộ và thực thi quyền SHTT ở Việt Nam

          • 1.5.1 Sự cần thiết của vấn đề thực thi và bảo hộ quyền SHTT

          • 1.5.2 Những thách thức và đòi hỏi đối với hệ thống bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam

          • 1.6 Thừa nhận và bảo vệ quyền SHTT có ý nghĩa gì?

          • PHẦN II – SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG LĨNH VỰC

          • CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

            • 2.1 Thực trạng của tình hình vi phạm bản quyền CNTT

              • Vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu

              • Vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam

              • 2.2 Những nguyên nhân chính của tình trạng vi phạm quyền SHTT ở Việt Nam

              • 2.3 Những hậu quả nghiêm trọng gây ra cho nền kinh tế - xã hội

              • 2.4 Mặt “tích cực” của vi phạm SHTT

              • PHẦN III – GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ SHTT TRONG LĨNH VỰC CNTT Ở VIỆT NAM

                • 3.1 Đánh giá chung

                • 3.2 Giải pháp

                • 3.3 Một số thành tựu đã đạt được

                • References

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan