Sự vi phạm SHTT về phần mềm tràn lan cả trong các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và cân bằng xã hội, cản trở bước tiến của nhân loại.
• Các công ty PM thua lỗ
Tỷ lệ vi phạm bản quyền cao làm nhiều công ty phần mềm bị thua lỗ, điều này làm cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước không muốn đầu tư vào CNPM tại Việt Nam, hậu quả là CNPM không thể phát triển được.
• Nhà nước thất thu thuế
Ngoài ra, việc mua bán các phần mềm lậu với giá rất “bèo bọt” còn làm cho nhà nước thất thu một khoản thuế lớn từ hoạt động kinh doanh phần mềm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế.
• Cản trở sự sáng tạo, đổi mới
Sự vi phạm SHTT phần mềm quá cao làm các nhà sản xuất phần mềm không muốn nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong hoàn cảnh vi phạm bản quyền tràn lan, hậu quả là người dùng không có nhiều sản phẩm tốt để sử dụng, xã hội không được hưởng những thành quả lẽ ra phải có của CNPM.
Sự nghèo nàn về các sản phẩm phần mềm nội dung giáo dục ở Việt Nam là một minh chứng cho điều này.
• Người dùng mất đi cơ hội nhận được hỗ trợ của nhà sản xuất
Không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, bản thân người dùng cũng bị thiệt hại do sự vi phạm SHTT phần mềm quá cao. Các nhà sản xuất phần mềm không muốn nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong hoàn cảnh vi phạm bản quyền tràn lan, hậu quả là người dùng không có nhiều sản phẩm tốt để sử dụng, xã hội không được hưởng những thành quả lẽ ra phải có của CNPM. Sự nghèo nàn về các sản phẩm phần mềm nội dung giáo dục ở Việt Nam là một minh chứng cho điều này.
Việc dùng các phần mềm lậu cũng làm cho người dùng mất đi cơ hội nhận được sự hỗ trợ từ nhà sản xuất (sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, khả năng nâng cấp cập nhật…) cũng như việc thảo luận với họ để phát triển tiếp các sản phẩm mà mình yêu thích. Đó là chưa kể các phần mềm lậu thường là những phần mềm bẻ khóa không đầy đủ, chép thiếu file và hay chứa virus, do vậy tiềm ẩn những nguy cơ có thể dẫn đến những sự cố gây thiệt hại khó lường cho người sử dụng.
Chính vì vậy, việc thực thi luật SHTT là hết sức cần thiết nhằm tận hưởng những lợi ích của phần mềm có bản quyền, và quan trọng nhất là tránh được các rắc rối về mặt pháp lý, cũng như ảnh hưởng xấu đến uy tín và thương hiệu công ty.
•Gây ra tâm lý coi thường giá trị sáng tạo và thói quen không tuân thủ pháp luật
Sự tự do vi phạm bản quyền còn gây ra ý thức coi thường giá trị sáng tạo trí tuệ trong giới trẻ, nhất là trong tầng lớp sinh viên học sinh, điều này có thể làm nhụt chí các tài năng trẻ không muốn nỗ lực sáng tạo và do vậy kìm hãm quá trình phát triển xã hội.
Sự tự do vi phạm SHTT cũng có thể gây nên một thói quen không tuân thủ pháp luật trong công dân, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh xã hội.
Ngoài ra, lợi nhuận từ việc vi phạm bản quyền sẽ tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật khác như trốn thuế, rửa tiền, trộm cắp...
• Ảnh hưởng tới uy tín quốc gia và tác động tiêu cực đối với nhiều lĩnh vực
Tỷ lệ vi phạm bản quyền cao còn làm ảnh hưởng đến uy tín quốc gia trên trường quốc tế, làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp của nền văn hoá của Việt Nam, đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Ngoài ra sự vi phạm bản quyền phần mềm cao có thể làm chậm quá trình hội nhập quốc tế của đất nước. Nặng hơn nữa, sự vi phạm SHTT quá cao có thể đặt đất nước trước nguy cơ phải đối đầu với sự trừng phạt kinh tế khi các hiệp định thương mại song phương và đa phương có hiệu lực thực thi.
Việc Vi phạm bản quyền phần mềm ở VN là một trong các nguyên nhân khiến các nhà đầu tư CNTT trên thế giới còn chưa mặn mà với thị trường chúng ta. Hiệp hội Phần mềm Thế giới BSA đã nhiều lần lên tiếng như vậy, nhưng thực tế, để giải quyết vấn nạn chung này của các nước đang phát triển không phải là chuyện dễ dàng gì.