Những nguyên nhân chính của tình trạng vi phạm quyền SHTT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 41)

đang rất phổ biến làm hạn chế các hoạt động kinh doanh của các công ty và làm thế nào để có thể đưa ra những giải pháp mà thị trường một đất nước đang phát triển có thể chấp nhận được.

"Tôi tin rằng các nhà sản xuất phần mềm khác cũng gặp phải những thách thức như vậy. Tuy nhiên, trong chiến lược lâu dài, chứng tôi lạc quan về hoạt động tại Việt Nam với nhiều thay đổi trong vài năm gần đây, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO, đang trên đà hội nhập và cố gắng trở thành điểm thu hút đầu tư quốc tế, trong đó có nhiều Tập đoàn viễn thông và CNTT hàng đầu thế giới. Luật Sở hữu trí tuệ đã được áp dụng, việc sử dụng phần mềm có bản quyền đang được thúc đẩy và chúng tôi tin tưởng rằng với những quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, chắc chắn sẽ có nhiều biến chuyển trong thời gian tới” ông Christophe Desriac, Tổng Giám đốc Microsoft VietNam, thừa nhận.

2.2 Những nguyên nhân chính của tình trạng vi phạm quyền SHTT ở Việt Nam Việt Nam

Thói quen tiêu dùng

Việc thay đổi thói quen tiêu dùng lâu nay vẫn còn rất nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện người tiêu dùng đã quen mua máy tính nhưng rất ít người chịu bó tiền mua phần mềm.

Giá bản quyền

Một nguyên nhân được nhiều người nói đến, đó là giá bản quyền phần mềm quá cao so với mức thu nhập còn khá khiêm tốn của người dân Việt Nam.

Một bản WindowXP giá khoảng 560USDhay gần 5.000 USD cho bộ phần mềm Autocad nếu đem so sánh với mức thu nhập đầu người hơn 400USD/năm thì chúng ta có thể thấy việc vi phạm bản quyền là điều có thể hiểu được và vấn đề chống vi phạm quả còn rất gian nan.

Trong khi đó, phần mềm lậu với giá “bèo bọt” lại rất sẵn, chỉ bằng 1-5 % giá trị thật (thậm chí có thể yêu cầu nhà cung cấp máy tính cài thêm miễm phí) cũng là một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng chuộng hàng lậu.

Tuy nhiên thực tế những phần mềm do Việt Nam sản xuất với giá tương đối hợp lý cũng bị vi phạm: Ông Hà Thân, GĐ Công ty Lạc Việt cho biết trong khi công ty chỉ bán được khoảng 10.000 sản phẩm (với giá 300.000đ/bản) thì con số phần mềm bị sao chép lậu của công ty lên tới 500.000 bản với giá chỉ khoảng 10.000đ/bản.

Như vậy thực chất của vấn đề không chỉ nằm ở giá mà còn nhiều nguyên nhân khác, đặc biệt do việc nhà nước chưa có các quy định, chế tài cụ thể về việc bắt buộc phải dùng phần mềm có bản quyền.

Không thể lấy giá cá để biện hộ cho việc vi phạm vì sử dụng phần mềm có bản quyền đồng nghĩa với việc thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm trong nước phát triển, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng để khuyến khích cứu và phát triển, tái đầu tư trong doanh nghiệp.

Chạy theo lợi nhuận

Có một nguyên nhân rất đáng bị lên án là có một số tổ chức, cá nhân như các cơ sở in sao băng đĩa trái phép và các cửa hàng kinh doanh băng đĩa lậu cố tình vi phạm SHTT để trục lợi. Hoạt động bẻ khóa, sao chép các phần mềm lậu nhằm mục đích kiếm lời bất chính là một hoạt động kinh doanh bất hợp pháp cần bị xã hội lên án và luật pháp nghiêm trị. tuy nhiên do nhiều lý do nên các chiến dịch này chủ yếu

mới chỉ nhắm vào các tác phẩm văn hóa mà chưa thực sự hiệu quả trong lĩnh vực CNTT

Các nhà lắp ráp máy tính trong nước thường cài đặt sẵn nhiều phần mềm lậu nhằm giảm giá thành máy bán ra cũng như để gia tăng giá trị máy tính (nếu tất cả các phần mềm cài trên máy đều được mua bản quyền thì giá máy có thể tăng thêm đến hàng trăm USD). Chỉ có một vài nhà lắp ráp máy tính thương hiệu lớn là có tuân thủ luật bản quyền, còn đại đa số các đơn vị lắp ráp máy tính thủ công (chiếm hơn 75% thị trường) thì hầu như hoàn toàn cài phần mềm lậu cho máy tính của họ. Việc chưa có các biện pháp mạnh để xử lý sự vi phạm SHTTcủa các đơn vị lắp ráp cung cấp máy tính loại này làm cho tỷ lệ vi phạm bản quyền lại càng cao.

Sự thụ động và thiếu tôn trọng của các DNPM

Bên cạnh đó các doanh nghiệp phần mềm vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các biện pháp của nhà nước; chưa thực sự chủ động có các biện pháp phòng, chống, phát hiện xâm phạm bản quyền và khiếu kiện yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền can thiệp khi cần.

Theo ông Tô Văn Long, trưởng phòng bảo vệ quyền tác giả, Cục bảo vệ bản quyền, Bộ Văn hoá Thông tin thì cho đến nay chưa có nhiều đơn khiếu kiện của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam gửi đến cơ quan chức năng về việc vi phạm bản quyền phần mềm - nếu người bị vi phạm không kêu thì ai xử?

Mặt khác, chính bản thân các doanh nghiệp phần mềm cũng chưa thực sự tôn trọng quyền SHTT, nhiều công cụ dùng để phát triển phần mềm vẫn bị sử dụng trái phép trong các doanh nghiệp sản xuất phần mềm. Rõ ràng, người dùng bình thường không thể nào dùng được các phần mềm lậu nếu chúng chưa được bẻ khoá, và người bẻ khoá chính là các chuyên gia phát triển phần mềm.

Sự chua thống nhất trong quyết tâm bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực CNPM, việc tổ chức quản lý nhà nước cũng như khung pháp lý cho vâbs đề này còn nhiều ooir cộm

- Các cơ quan chức năng cũng đang chần chừ trong việc quyết tâm bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực phần mềm.

Theo luật sư Đào Anh Tuấn, Văn phòng luật sư Phạm và liên danh, hầu như cho đến nay chưa có một hoạt động “mạnh” nào được các cơ quan có chức năng thực hiện. Nhà nước cũng chưa có một văn bản hay một chế tài nào chỉ đạo bắt buộc các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp phải sử dụng phần mềm có bản quyền.

- Hiện chưa có một văn bản pháp luật cụ thể nào cho riêng vấn đề bảo hộ SHTT về phần mềm được ban hành. Việc bảo hộ phần mềm hiện căn cứ vào nhiều phần khác nhau tại nhiều bộ luật riêng rẽ, và phần nội dung liên quan đến phần mềm khá sơ sài.

Ví dụ:

Theo luật về bảo hộ quyền tác giả, sản phẩm phần mềm được bảo hộ như một tác phẩm văn học, được quy định trong phần 6, bộ luật dân sự

Theo luật về sáng chế, giải pháp hữu ích, tuy không bảo hộ bản thân phần mềm nhưng vẫn bảo hộ các quy trình, thiết bị được điều khiển bởi máy tính có cài đặt phần mềm

Luật về bí mật kinh doanh bảo hộ phần mềm đang được bảo mật

Luật về nhãn hiệu hàng hoá hoặc tên thương mại bảo hộ uy tín của phần mềm hoặc của doanh nghiệp

Do vậy, rất khó có thể hiểu được một cách rõ ràng và thống nhất các vấn đề liên quan đến SHTT phần mềm như: Phần mềm được bảo hộ gồm những gì? Ai có

quyền gì đối với phần mềm? Chủ phần mềm có những quyền gì? Chế tài nào cho từng loại vi phạm quyền SHTT phần mềm? Vi phạm nào thuộc phạm vi quản lý hành chính? Vi phạm nào thuộc phạm vi xử lý của chế tài dân sự? v.v… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến quyền SHTT cũng đang ở trong giai đoạn chuyển đổi và cơ cấu lại. Hiện có đến 3 cơ quan có chức năng quản lý về SHTT, đó là:

+ Cục bản quyền tác giả - Bộ Văn hoá thông tin: nhiệm vụ được giới hạn trong phạm vi các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

+ Cơ quan quản lý nhãn hiệu hàng hoá thuộc Bộ thương mại.

+ Cục SHTT- Bộ KHCN: nhiệm vụ được mở rộng thêm cả quyền tác giả (nhưng không bao gồm quyền tác giả về văn học, nghệ thuật và nhãn hiệu hàng hóa).

Như vậy, chức năng bảo hộ bản quyền tác giả trong lĩnh vực phần mềm được chuyển giao từ Cục Bản quyền tác giả sang Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Bản quyền tác giả đã dừng mọi công việc liên quan tới việc đăng ký bản quyền các tác phẩm khoa học. Tuy nhiên cơ cấu này cũng chưa hoàn toàn ổn định và đang tạo ra những khoảng trống trong hoạt động bảo vệ quyền SHTT.

Gây ra những ách tắc trong việc đăng ký bảo hộ cho sản phẩm phần mềm trong giai đoạn vừa qua (trường hợp phần mềm ATPOS V.31 của Công ty Tin học An Thịnh là một ví dụ cho vấn đề này).

- Ngoài những bất cập trong tổ chức và hoạt động đăng ký bảo hộ quyền SHTT như trên, việc giám sát thực thi bảo vệ quyền SHTTcũng liên quan đến nhiều cơ quan như Bộ Công an, Tổng cục Hải quan, Các Ban quản lý thị trường và Bộ Bưu chính Viễn thông (với vai trò quản lý nhà nước về CNTT) v.v. Nhiều cơ quan như vậy nhưng việc phân định phạm vi thẩm quyền và quan hệ phối hợp giữa các cơ

có những quan điểm xử lý trái ngược nhau, do vậy dễ xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, không chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra trong lĩnh vực mình phụ trách.

Bên cạnh đó Việt Nam còn thiếu các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện việc bảo hộ SHTT, quy trình chứng minh vi phạm chưa có; các hình phạt đưa ra không mang tính răn đe, không có khả năng ngăn chặn, mà thường chỉ phạt cho tồn tại, chỉ phạt hành chính mà không truy cứu hình sự Điều này cùng với việc thiếu một quyết tâm cao của các cán bộ có trách nhiệm làm cho vấn đề bảo vệ bản quyền phần mềm hầu như không có tiến triển.

Bên cạnh dó, trình độ năng lực nghiệp vụ về SHTT phần mềm của các cán bộ thực thi cũng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc

Một phần của tài liệu BÀI TẬP MÔN MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỞ HỮU TRÍ TUỆ (Trang 41)