Hiện nay toàn thế giới đang báo động về sự bùng nổ về vi phạm quyền SHTT, nhất là trong lĩnh vực CNTT với những biểu hiện cơ bản là sử dụng trái phép các phần mềm, sản xuất hàng lậu, hàng nhái tung ra thị trưòng…
• Vi phạm bản quyền phần mềm toàn cầu
Theo nghiên cứu của Liên minh phần mềm doanh nghiệp (Bussiness Software Alliance - BSA) và công ty chuyên dự báo và nghiên cứu thị trường CNTT thế giới
IDC thì trong những năm gần đây tỉ lệ vi phạm bản quyền tại các quốc gia đã gia tăng đáng kể, trong đó Việt Nam và Zimbabwe, Ukraine là ba quốc gia có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thể giới, lên tới 90%. Indonesia đứng ở vị trí tiếp theo với 87%, sau đó là Pakistan với 86%, của Trung Quốc là 86%, Thái Lan và Malayxia là 80%, Ấn Độ 72%, Hàn Quốc 46%, Singapore 40%,, Nhật Bản 28%, …(năm 2005).
Riêng ở Trung Quốc, bốn trong năm chương trình phần mềm được lắp đặt trong năm ngoái là vi phạm bản quyền. Mặc dù vậy, tỷ lệ vi phạm bản quyền ở nước này đã giảm trong 2 năm liên tiếp xuống 82% trong năm 2006 và đã tiết kiệm được 64 triệu USD. Thị trường phần mềm hợp pháp ở Trung Quốc đã lên gần 1,22 tỷ USD, tăng 88% so với năm trước đó.
Trong khi đó, các quốc gia có tỉ lệ vi phạm bản quyền thấp nhất gồm có Mỹ với 21%, NewZealand (23%), Áo và Phần Lan (26%).
• Thiệt hại
- Trong năm 2004, mặc dù số phần mềm sao chép trái phép giảm 1% so với 36% của năm 2003, tổng giá trị phần mềm lậu lại tăng từ 29 tỷ USD lên tới 33 tỷ
Cảnh sát Trung Quốc tiêu hủy phần mềm lậu.
USD. Với tổng giá trị phần mềm toàn cầu là 90 tỷ USD năm 2004, so sánh doanh thu 59 tỷ USD từ kinh doanh hợp pháp phần mềm máy tính với gần 33 tỷ USD thất thu do ăn cắp bản quyền sẽ thấy ảnh hưởng nghiêm trọng của tệ nạn này tới nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới.
- 35% chương trình phần mềm được lắp đặt trong máy tính cá nhân trên thế giới trong năm 2006 là vi phạm bản quyền, gây thiệt hại ước khoảng 40 tỷ USD
- Liên minh kinh doanh phần mềm BSA cho biết, hơn 1/2 chương trình phần mềm được cài đặt tại khu vực Đông Nam Á là sản phẩm sao chép bất hợp pháp, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây tổn thất khoảng 8 tỷ USD cho các nhà sản xuất.
- Còn khoảng 66% các phần mềm cài đặt trong máy tính cá nhân tại Mỹ Latinh năm 2006 vi phạm bản quyền, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình trên thế giới và gây thiệt hại ước tính khoảng 3 tỷ USD. Các nước bị thiệt hại nhiều nhất do sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền tại Mỹ Latinh là Braxin với khoảng 1,1 tỷ USD, Mêhicô - 748 triệu USD, Vênêxuêla - 307 triệu USD - và Achentina - 303 triệu USD.
- Tuy Mỹ có tỉ lệ vi phạm bản quyền thấp nhất nhưng tổng mức thiệt hại ở Mỹ lại lớn nhất thế giới là 7,3 tỷ USD. Đứng thứ hai là Trung Quốc với tổng số tiền thiệt hại ở mức 5,4 tỷ USD, tiếp sau là Pháp với khoảng 2,7 tỷ USD.
"Mỗi bản copy không đăng ký bản quyền đã tác động không nhỏ đến nguồn thu thuế, việc làm và cơ hội phát triển thị trường phần mềm"
(Robert Holleyman, Giám đốc điều hành của BSA)
• Các vụ kiện và nghi vấn vi phạm Sở hữu trí tuệ
- Năm 2006, Microsoft đã khởi kiện các đối tượng kinh doanh trực tuyến trên toàn cầu bị cáo buộc là đang rao bán các phần mềm vi phạm bản
quyền của Microsoft trên các trang web đấu giá nổi tiếng. Trong tổng số 50 vụ kiện vi phạm bản quyền lần này, Mỹ có 15 vụ, Đức và Hà Lan 10 vụ, Pháp 6 vụ và Anh 5 vụ. Bên cạnh đó là những vụ kiện tương tự tại Argentina, Úc, Bỉ, Hàn Quốc và Ba Lan.
Phần lớn các đối tượng bị kiện trong đợt này đều là những đối tượng đã sử dụng eBay hoặc một số trang web đấu giá trực tuyến nổi tiếng khác để bán phần mềm vi phạm bản quyền cho cá nhân tổ chức trên toàn cầu. Microsoft và eBay đã phối hợp với nhau để điều tra và đã phát hiện hơn 50.000 vụ đấu giá phần mềm vi phạm bản quyền mỗi năm. Microsoft khẳng định. Trong hơn 500 triệu PC có cài đặt và sử dụng WGA tính đến thời điểm tháng 7/2005 thì có tới 21% là sử dụng phiên bản Windows vi phạm bản quyền.
- Các hãng lớn bao giờ cũng sở hữu nhiều bằng sáng chế hơn các hãng nhỏ nhưng số lần... ra tòa của họ cũng nhiều hơn:
+ Microsoft có lẽ là hãng bị kiện nhiều nhất. Công nghệ ActiveX hỗ trợ đa phương tiện trong Internet Explorer đã khiến hãng hãng phần mềm lớn nhất thế giới phaỉ bồi thường 520 triệu USD sau khi tòa Chicago tuyên Eolas Technologies và Đại học California thắng kiện vào ngày 29-9-2005.
+ Burst.com từng thắng Microsoft hồi năm 2005 trong một vụ kiện tương tự. Khi đó Microsoft cũng phải “hòa giải” bằng 60 triệu USD.
+ Ngày 23-8-2006, Microsoft lại phải bồi thường cho z4 Technologies 140 triệu USD vì vi phạm bằng sáng chế công nghệ kích hoạt sản phẩm (Product Activation).
+ Tuy nhiên, những khoản bồi thường đó chưa thể so sánh được với khoản tiền Microsoft phải trả cho Sun Microsystem tháng 4-2004. Sau 10 năm đeo đuổi vụ kiện, hai bên “hòa giải” và bắt đầu hợp tác, đổi lại Sun nhận được gần 2 tỉ USD.
- Chẳng riêng Microsoft mà các hãng phần mềm lớn khác cũng gặp rắc rối với quyền sở hữu phát minh. AT&T từng cảnh cáo Apple, CyberLink, DivX, InterVideo và Sonic Solutions vì tội dùng trái phép công nghệ MPEG-4. Trong khi đó, Forgent nhận bồi thường trên 100 triệu USD từ 35 công ty nhờ định dạng JPEG.
+ Google bị Rates Technology kiện vì ứng dụng một phát minh của hãng này
trong phần mềm Google Talk, còn McAfee thì gặp rắc rối với DeepNines.
+ Ngay cả những hãng phần mềm mã mở như Red Hat cũng không thoát: FireStar buộc tội họ vi phạm một phát minh liên quan đến các phần mềm hướng đối tượng.
- Trong khi đó, thế giới phần cứng cũng không hề “êm ả”. Nhà sản xuất chip xử lý hàng đầu thế giới Intel vừa quay lại tòa hôm 12-10 sau khi bị Transmeta buộc tội ăn cắp phát minh và gây thiệt hại 100 tỉ USD. Trước đó, ít nhất Intel cũng có hai lần phải nộp phạt vào tháng 7-2001 và tháng 3-2004 với tổng số tiền phạt lên đến gần 1 tỉ USD.
Phần lớn các vụ kiện vi phạm bằng sáng chế xâm hại quyền sở hữu phát minh được pháp luật bảo vệ là do các công ty nhỏ khởi xướng và bên bị kiện là các hãng lớn. Đặc biệt hơn, theo thống kê của Wikipedia thì có tới 99% số vụ kiện vi phạm bằng sáng chế kết thúc bằng con đường hòa giải. Tất nhiên là không có sự hòa giải nào miễn phí!
Nhìn lại những vụ hòa giải tốn kém của Microsoft (2 tỉ USD để hòa giải với Sun) hay Intel (1 tỉ USD để hòa giải với Intergraph và MicroUnity), có thể kết luận rằng tranh chấp thị trường mới là nguyên nhân chính dẫn đến “phong trào” khởi kiện do vi phạm bằng sáng chế hiện nay.
• Vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam
Ở Việt Nam, dù Nhà Nước đã có chính sách và nhiều biện pháp bảo vệ quyền SHTT nhưng tình trạng vi phạm SHTT và vi phạm bản quyền phần mềm tin học vẫn phổ biến gây thiệt hại đáng kể đối với nền kinh tế. Chỉ một số ít công ty liên doanh, công ty nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam lớn tuân thủ quy định BQPM.
• Tỉ lệ
Theo thống kê của Liên minh Phần mềm doanh nghiệp BSA và Công ty nghiên cứu IDC, tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam đã giảm dần trong những năm gần đây: Năm 2002 là 94 %, 2004 : 92 %, 2005 : 90 %, tuy nhiên Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ vi phạm cao nhất.
Vì thế, trong những năm qua các cơ quan chức năng đã vào cuộc với hàng loạt cuộc thanh tra, xử phạt tại các cửa hàng băng đĩa, Công ty kinh doanh sản phẩm CNTT, phân phối máy tính... Đối tượng thanh tra tiếp theo sẽ là các doanh nghiệp ứng dụng, dịch vụ viễn thông, ngân hàng và các cơ quan quản lý Nhà nước.
Mức vi phạm thực tế đã giám được vài phần trăm so với nhiều năm trước. Dù còn rất cao, tỉ lệ này vẫn được coi là bước chuyển biến tích cực.
• Phạm vi:
Sự vi phạm SHTT xảy ra trong hầu hết các môi trường, từ người dùng cá nhân, doanh nghiệp và thậm chí cả trong các cơ quan nhà nước.
Vi phạm SHTT không chỉ xảy ra đối với các phần mềm nước ngoài có giá bản quyền khá cao so với thu nhập bình quân của Việt Nam, mà cũng xảy ra đối với các sản phẩm trong nước với mức giá khá giá hợp lý.
Theo công ty Lạc Việt, sản phẩm nào cũng có thể bị vi phạm, nhất là khi sản phẩm đó được khách hàng ưa chuộng, có thể bán, có thể sao chép dễ dàng. Sản
phẩm từ điển mtd của Lạc Việt hội đủ các yếu tố đó nên bị vi phạm nhiều nhất. Theo Lạc Việt ước tính, hiện nay có khoảng 1,5 triệu máy tính dùng từ điển mtd không có bản quyền. Với giá của mỗi bản mtd là 10 USD, Lạc Việt đã bị thiệt hại khoảng 15 triệu USD, tương đương 230 tỉ đồng!
Sự vi phạm SHTT về phần mềm gây ra nhiều tác động xấu về mặt kinh tế cũng như xã hội, tuy nhiên cho đến nay tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. Các doanh nghiệp phần mềm nội phải hết sức vất vả “giữ vững tay chèo” trước cơn “sóng cả” vi phạm bản quyền phần mềm (VPBQPM). Nhiều lúc họ thấy nản vì không biết trông cậy vào đâu. Tình trạng VPBQPM vô tội vạ ở Việt Nam là nguyên nhân khiến thị trường phần mềm èo uột không lớn được.
Các doanh nghiệp phần mềm làm ăn nghiêm túc ở Việt Nam hầu như đều bị VPBQPM. Cho đến thời điểm này, các DN vẫn buộc phải “sống chung” với tình trạng đó chứ chưa có lựa chọn nào khác tốt hơn.
• Vấn nạn sao chép, buôn lậu phần mềm: Việt Nam vẫn là nước đứng đầu thế giới
Đây là hiện tượng phổ biến nhất hiện nay, các phần mềm được sao chép và tung ra sử dụng trên thị trường một cách “lộ liễu”, phổ biến.
Theo thống kê và báo cáo của lực lượng quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 7.000 đĩa CD phần mềm sao chép trái phép. Tuy nhiên, sau các đợt kiểm tra, tình hình vi phạm vẫn không giảm đi mà chỉ "rút vào hoạt động bí
mật". Biển quảng cáo là bán các phần mềm có bản quyền giá khoảng 300.000 VNĐ đến 900.000 VNĐ, nhưng thực tế, khách hàng vẫn có thể mua những CD sao chép "lậu" với giá 8.000 - 10.000 VNĐ.
Thống kê báo cáo của liên đoàn thanh tra liên ngành phát hiện công ty Trần Anh (tại 95 Lý Nam Đế) hiện là công ty lớn, uy tín bị thu giữ 65 đĩa CD ROM và 30 chiếc CPU, trong đó có 2 màn hình và 2 chiếc CPU là phương tiện sao chép phần mềm bất hợp pháp. Chương trình phần mềm vi phạm bản quyền trong các đĩa CD ROM bao gồm: Microsoft Windows XP, Microsoft Office 2003, bộ Từ điển Lạc Việt, Vietkey và Norton Antivirus.
Căn cứ vào Nghị định số 31/2001/NĐ-CP, mức phạt tiền cho những vi phạm kiểu này là từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Tổng giá trị các phần mềm bất hợp pháp bị phát hiện tại doanh nghiệp này ước tính hơn 200 triệu đồng.
Ông Phan An Sa, quyền Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thông tin, cho biết: "Công ty này đã cài đặt trước phần mềm không có bản quyền vào máy tính để bán
như là một lợi ích khuyến khích người mua hàng. Điều đó đã tạo sự cạnh tranh không công bằng với các doanh nghiệp chỉ bán PC cùng với phần mềm hợp pháp".
• Hình thức
Vi phạm SHTT biểu hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Với sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của công nghệ hiện đại cộng với sự nhanh nhạy, mánh khóe thì việc có được PM không bản quyền vẫn đang “dễ như trở bàn tay”.
Gần đây, số vụ vi phạm bản quyền phần mềm được đưa ra xử phạt ngày càng tăng. Điều này cho thấy Chính phủ đã mạnh tay hơn trong việc xử lý vi phạm và thực thi Luật Sở hữu trí tuệ.
Có những vi phạm trước đây chỉ phạt 30 triệu đồng thì theo quy định mới sẽ là 100 triệu đồng hoặc khi phát hiện sẽ xử phạt gấp ba lần giá trị hàng hóa vi phạm.
Vấn đề SHTT đang nổi lên: Tên miền trên Internet
Cho tới nay vẫn chưa có các thư mục hữu dụng nên hầu hết các địa chỉ đều có kiểu kết hợp cả chữ lẫn số như “BBC.uk”, “BBC.com”, hay ‘yale.edu”. Phần đặc trưng của mỗi địa chỉ (“BBC” hoặc “Yale”) được đăng ký là “tên miền”. Cũng giống như địa chỉ thư báo xác định địa điểm duy nhất trên thực tế, tên miền xác định địa điểm duy nhất trong “không gian mạng”.
Một vài tổ chức quản lý việc đăng ký, gia hạn và chuyển nhượng tên miền tùy theo phần cuối của các địa chỉ gồm chữ và số. Những địa chỉ kết thúc bằng mã quốc gia là “fr” hay “uk” sẽ chịu sự điều chỉnh tương ứng của luật Pháp và luật Anh. Những địa chỉ kết thúc bằng “edu” theo thỏa thuận với Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ do Educause, một tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ, quản lý. Những địa chỉ kết thúc bằng “com” và một số chữ khác sẽ được truy cập toàn cầu. Những địa chỉ này, cũng theo thỏa thuận với Bộ Thương mại Hoa Kỳ, được điều chỉnh bằng quy định của Công ty Internet chỉ định Tên và Số (ICANN).
Do tên miền thường chứa tên, nhãn hiệu và những thứ tương tự của các công ty hay các danh nhân nên ít người coi tên miền là địa chỉ thuần túy. Người sở hữu các tên miền có ý định chọn tên miền với mục đích gây liên tưởng trái phép bị kết tội “chiếm dụng không gian mạng trái phép”.
Nhiều địa chỉ cũng có thể do cùng một người hay công ty gợi ý tài trợ một cách sai trái. Kinh nghiệm cho thấy rằng hủy bỏ những tên miền này là chưa đủ nếu như những người khác lại có thể tiếp tục đăng ký tên miền đó. Nhưng duy trì việc đăng ký hàng trăm các địa chỉ giả mạo cũng rất tốn kém.
Nhiều chiêu thức vi phạm thường được sử dụng: Cố tình chiếm dụng bất hợp pháp tên miền - sử dụng bất hợp pháp một nhãn hiệu hàng hoá trong một tên miền; Cố tình viết sai chính tả nhãn hiệu hàng hoá trong tên miền nhằm tránh bị kiện về chiếm dụng bất hợp pháp tên miền; Bán hàng không nhãn mác, sử dụng ảnh không rõ ràng trên trang web bán đấu giá.
Hướng đi nào cho Việt Nam ?
- Giữa được và mất:
Kinh nghiệm của nhiều nước thành công về Công nghiệp CNTT trên thế giới cho thấy họ đều rất nỗ lực trong việc giảm tỷ lệ vi phạm SHTT phần mềm.
Theo nghiên cứu của BSA và IDC, nếu tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam giảm khoảng 10 % vào năm 2009 (từ 92% xuống còn 82%) thì mức tăng trưởng của ngành CNTT ở Việt Nam sẽ là 170%, đóng góp trực tiếp 1 tỷ USD vào nền kinh tế, tạo thêm 4.000 việc làm mới, tăng doanh thu ngành CNTT lên khoảng 727 triệu USD, thêm nguồn thu thuế cho Chính phủ thêm khoảng 43 triệu USD.
Theo tính toán của Viện Chiến lược BCVT và CNTT, nếu Nhà nước mua bản quyền cho các cơ quan (hiện với khoảng 2 triệu công chức) thì chi phí ước tính khoảng 1 tỷ USD Mỹ. Trong vòng năm năm tới, ước tính lượng máy tính sử dụng đạt 6 triệu thì chi phỉ sẽ tăng lên khoảng 3 tỷ USD.